Sunday, 12 July 2015

Đại Sứ Mỹ Tới Quận Cam - Trần Khải




Một cách lặng lẽ, ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã đóng vai “cầu nối” tuyệt vời cho TT Barack Obama và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Và bất kể những lời tuyên bố rằng nhân quyền là ưu tiên, ông Đại sứ Ted Osius đã ẩn hiện giữa những thương lượng lớn về thương mại, về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, về hợp tác quân sự và cứu hộ, về hỗ trợ giáo dục đaị học... và vân vân. Dĩ nhiên, kể cả chuyện đời thường trong xã hội Việt Nam, như lễ hội đồng tính... ông Đại sứ Ted Osius đã hoàn thành xuất sắc vai trò “làm mai” cho 2 nền kinh tế, 2 hệ thống giáo dục, 2 guồng máy vận hành rất mực dị biệt để từ từ hỗ trợ cho Việt Nam.

Và trong vài ngày nữa, ông sẽ tơi thăm cộng đồng Mỹ gốc Việt tại Quận Cam.

Có thể hiểu rằng, ông đang du thuyết.

Phải chăng, ông đại sứ Ted Osius muốn kêu gọi cộng đồng hải ngoại hãy “hòa hợp hòa giải với CSVN” để xây dựng, thay vì chống đối?

Để chờ xem, ông sẽ nói gì.

Theo lịch trình, ông sẽ tới Little Saigon vào chiều Chủ Nhật này.

Ted Osius nhậm chức Đại sứ Mỹ ở VN vào tháng 12-2015, sẽ nói chuyện trong một buổi họp phố ở Westminster tổ chức bởi các vị dân cử địa phương và bởi đại học Coastline Community College.

Cuộc nói chuyện khởis ự lúc 1:30PM chiều Chủ Nhật, sẽ bán về nhân quyền và về phát triển dân chủ tại VN, về quan hệ Mỹ-Việt sau khi bang giao được 20 năm và về Hiệp định Thương mại TPP giữa 12 quốc gia nhằm làm giảm ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á. Và sẽ có vấn đáp.

Trong nhóm tổ chức sẽ có các dân biểu liên bang như Alan Lowenthal, Loretta Sanchez, Dana Rohrabacher và Ed Royce.

Tại hội trường:

Le-Jao Community Center,
14120 All American Way, Westminster

Little Saigon là thủ đô người Việt tỵ nạn -- nhưng cũng là nơi bùng nổ thương mai hai chiều với Việt Nam -- từ dịch vụ đổi tiền, gửi hàng, băng đĩa nhạc, ảnh tượng tôn giáo, áo dài may sẵn, sản phẩm nông nghiệp trong các siêu thị Việt Nam... và vân vân.

Hoàn toàn khác hẳn với thời của 10 năm trưoơc, hay 20 năm trưóớc.

Khi bạn đi dọc phố Bolsa, ghé vào một tiệm ăn, có thể sẽ gặp những giọng nói Bắc Kỳ 75, hoặc là từ các du học sinh mới sang, hay từ du khách Hà Nội sang thăm.

Dân Việt tại Quận Cam vẫn thân thiện với mọi thành phần, nhưng lại dị ứng với chính phủ CSVN...

Chính thức, nhiều thành phố đã có nghị quyết vinh danh cờ vàng VNCH, và ngăn cấm qua hình thức hạn chế tiếp đón công khai các cán bộ CSVN, nếu họ muôn tới đây công khai, không phải kiểu lặng lẽ giả dạng thường dân.

Dĩ nhiên, ông Đaị sứ Ted Osius sẽ bàn về Biển Đông, về quan hệ quân sự Mỹ-Việt, về Hải quân Mỹ yểm trợ Hải quân CSVN ra sao... và có thể sẽ nói về việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho VN với điều kiện cởi mở nhân quyền.

Bạn cũng có thể hình dung trước, rằng nhiều nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo sẽ dự buổi nói chuyện này, sẽ chất vấn ông Đại sứ Ted Osius rằng tại sao Mỹ chuư áp lực buộc CSVN trả tự do cho tù nhân lương tâm, hay tại sao vẫn bao vây các lãnh tụ tôn giáo độc lập như HT Thích Quảng Độ, MS Nguyễn Hồng Quang, và vân vân.

Dĩ nhiên, muốn thì muôn rất nhiều... nhưng có vẻ như ông Đaị sứ Ted Osius không có chung một nghị trình ưu tiên như các nhà hoạt động gốc Việt.

Đối với ông Đại sứ Ted Osius, có vẻ như nhân quyền là chuyện nhỏ, chuyện phụ, chuyện bên lề, so với chuyện thiết lập một liên minh Biển Đông...

Bạn có thể bực dọc về ông Đại sứ Ted Osius... hãy hìnhd ung rằng, nhiều nhà dân cử Hoa Kỳ cũng bực dọc như bạn.

Thí dụ, mới đây thôi, nhiều Dân biểu Liên bang -- trong đó có Alan Lowenthal (Dân Chủ-Long Beach) và Loretta Sanchez (Dân chủ-Santa Ana) -- kêu gọi TT Obama chớ có nhắm mắt bỏ lơ nhân quyền tại Việt Nam, và họ chỉ trích việc TT Obama đón Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng ở Tòa Bạch Ốc.

Thậm chí, TT Obama còn cam kết tôn trọng chính thể CS tại Việt Nam, và xem đó là chuyện nội bộ VN... bất kể rằng cả thế giới đã giựt sập hàng chuc chế độ CS ở Nga và Đông Âu.

DB Sanchez trong bản văn hôm Thứ Tư viết, “Tôi thất vọng rằng chính phủ Obama đã tiếp đón Nguyễn Phú Trọng. Chúng at cần gửi thông điệp rằng tôn trọng nhân quyền phải đi trước quan hệ kinh tế và an ninh.”

Bộ Ngoaị Giao Mỹ không bàn luận chuyện gì, chỉ nói rằng ông Đại sứ Ted Osius sẽ nói về mọi chuyện ở Quận Cam.


10.07.2015
Tin cho hay Đại sứ Mỹ ở Việt Nam sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới khu Little Saigon vào chiều Chủ nhật để thảo luận về tương lai của mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
Theo tờ báo, buổi nói chuyện diễn ra vào lúc 1 giờ 30 phút sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền và sự phát triển dân chủ tại Việt Nam, mối quan hệ đang tiến triển giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 20 năm, và các cuộc đàm phán hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sẽ có thời gian cho cử tọa đặt câu hỏi.
“Tôi hy vọng ông ta sẽ nhân cơ hội này lắng nghe tất cả những mối lo ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam,” Thị trưởng thành phố Westminster Trí Tạ nói, “vì thế khi ông ấy quay trở về [Việt Nam] ông ấy có thể chia sẻ những mối lo ngại đó với chính quyền Cộng sản.”
Chuyến thăm của Đại sứ Osius đến Little Saigon, nơi tập trung đông người gốc Việt nhất ngoài Đông Nam Á, diễn ra sau khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến công du Hoa Kỳ và có cuộc hội kiến lịch sử với Tổng thống Barack Obama.
Nữ dân biểu Loretta Sanchez, một trong những nghị sĩ đồng tổ chức buổi nói chuyện của ông Osius, hôm thứ Tư ra thông cáo bày tỏ sự thất vọng về việc chính quyền Obama tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng. Bà nói rằng việc tôn trọng nhân quyền là điều kiện tiên quyết cho quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ hơn.
Nhiều người ở Little Saigon, đặc biệt là những người tỵ nạn năm 1975, nói rằng Mỹ nên hạn chế ngoại giao với Việt Nam cho đến khi thành tích nhân quyền được cải thiện.
Nguồn: Orange County Register, Office of Congreswoman Loretta Sanchez

Đại sứ Mỹ sẽ thăm "Little Saigon"

9 tháng 7 2015
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.
Một số Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ đang lên kế hoạch tổ chức một buổi gặp gỡ với cộng đồng và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vào cuối tuần này.
Thông cáo của Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal gửi tới BBC cho hay buổi gặp gỡ và trao đổi này sẽ tập trung vào các chủ đề như đàm phán Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tình hình nhân quyền, và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
"Đây cũng là dịp để Đại Sứ Ted Osius và các Dân Biểu Hoa Kỳ lắng nghe ý kiến cộng đồng về sự bang giao Mỹ-Việt nhân 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước," thông cáo báo chí từ Văn phòng Dân biểu Lowenthal viết.
Được biết buổi gặp gỡ cộng đồng với ông Đại Sứ sẽ được tổ chức từ 13:30 tới 15:30 ngày Chủ nhật 12/07/2015 tại một địa điểm cạnh Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, California.
Thông cáo cho hay buổi gặp gỡ này do Dân Biểu Alan Lowenthal (CA-47), cùng tổ chức với các Dân Biểu Ed Royce (CA-39) là Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân Biểu Loretta Sanchez (CA-48) là Chủ Tịch Nhóm Quốc Hội Hoa Kỳ về Việt Nam, và Dân Biểu Dana Rohrabacher (CA-48) và được sự bảo trợ của Đại Học Cộng Đồng Coastline.
Khác với một số đại sứ Mỹ tiền nhiệm, dường như Đại sứ Ted Oisus chưa có buổi tiếp xúc có qui mô với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trước khi ông nhậm chức tại Hà Nội.
Little Saigon được xem là thủ đô của người Việt tị nạn với cả trăm ngàn người sống và làm việc tại đây kể từ khi kết thúc chiến tranh tại Việt Nam cách đây 40 năm.
Cuộc gặp của Đại sứ Ted Osius theo dự kiến với cộng đồng người Việt tại California diễn ra chưa đầy một tuần kể từ khi Tổng thống Obama tiếp đón Tổng bí thư Trọng tại Nhà Trắng.

'Đối thoại tích cực'

null
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hiện định cư tại Little Saigon, đã gặp Tổng thống Obama gần đây nhân ngày báo chí thế giới.
Hoa Kỳ và Việt Nam vào tuần này đưa ra cái gọi là Tuyên bố Tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam.
Tuyên bố khẳng định hai nước "Tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ sâu sắc, lâu bền và thực chất trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế, và hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
“Hoa Kỳ khen ngợi tiến bộ về cải cách kinh tế của Việt Nam và khẳng định tiếp tục ủng hộ và can dự có tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ lưu ý mối quan tâm của Việt Nam đối với việc đạt được sự công nhận về nền kinh tế thị trường.
“Cả hai nước cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và ủng hộ duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng về nhân quyền để cải thiện hiểu biết lẫn nhau, và giảm bớt sự khác biệt.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.
Phần về Việt Nam có đoạn nói: "Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.
"Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án.
"Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại."