Trong chế độ cộng sản, chúng ta chỉ nghe tiếng thét , it nghe những tiếng cười rộn rã. Thơ Bút Tre đã hòa mình với thi ca đại chúng. Thơ Nguyễn Duy là tiếng nói của lịch sử và xã hội. Thơ Xuân Sách và Nguyễn Khôi là cuộc phân chất toàn bộ văn học và văn nhân thi sĩ cộng sản... Thơ Bùi Chí Vinh không là tiếng cười mà biến thành tiếng kêu than xót xa, đau đớn...
I. BÚT TRE (1911-1987)
Bút Tre tên thật Đặng Văn Đăng, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông đỗ tú tài triết học dưới thời Phápthuộc, viết báo dưới thời đó
Bút Tre tên thật Đặng Văn Đăng, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông đỗ tú tài triết học dưới thời Phápthuộc, viết báo dưới thời đó
với bút danh Lục Y Lang. Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú Thọ. Thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì cách làm thơ, ngắt câu, gieo vần bất chấp văn phạm và chính tả của ông cho ta một ý nghĩa, một hình ảnh đặc biệt làm cho ta thich thú.
Ông là con người thực, thơ ông là thơ thực. Dường như lúc sinh thời, thơ ông chưa xuất bản, chỉ được sưu tầm và xuất bản khoảng 2000. Cũng như Hồ Xuân Hương, thơ ông gây nên một phong trào hưởng ứng, nhiều người sáng tác theo phong cách và nghệ thuật của ông cho nên chúng ta khó phân biết đâu là thơ Bút Tre, đâu là thơ phong trào.
Thơ Bút Tre có nhiều đề tài:
Ông là con người thực, thơ ông là thơ thực. Dường như lúc sinh thời, thơ ông chưa xuất bản, chỉ được sưu tầm và xuất bản khoảng 2000. Cũng như Hồ Xuân Hương, thơ ông gây nên một phong trào hưởng ứng, nhiều người sáng tác theo phong cách và nghệ thuật của ông cho nên chúng ta khó phân biết đâu là thơ Bút Tre, đâu là thơ phong trào.
Thơ Bút Tre có nhiều đề tài:
(1). Đời sống bình thường trong thành ngoài nội:
- Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai.
-Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông
Cấy lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân
Con gái giờ chẳng mặc quần...
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui...
-Chợ Đồng Xuân có tiếng đồnCó chị bán trứng vịt lộn rất to
-Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
-Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to
Ở dưới có nước trên trời có mây
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông
Cấy lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân
Con gái giờ chẳng mặc quần...
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui...
-Chợ Đồng Xuân có tiếng đồnCó chị bán trứng vịt lộn rất to
-Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
-Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to
-Mời anh vào quán kara-
OK em đã mở ra sẵn sang.
OK em đã mở ra sẵn sang.
-Hôm qua học tập chính tri (chính trị)
-Cán bộ ngồi ỳ, chẳng chịu phát biêu (phát biểu)
Cơm ăn chẳng được bao nhiêu
Đảng uỷ lại bắt phát biêu cả buồi (cả buổi).
-Cán bộ ngồi ỳ, chẳng chịu phát biêu (phát biểu)
Cơm ăn chẳng được bao nhiêu
Đảng uỷ lại bắt phát biêu cả buồi (cả buổi).
(2). Chuyện dâm và tục:
- Anh đi công tác Pơ - lây -cu dài dằng dặc biết ngày nào ra?
Còn em em vẫn ở nhà
Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào.
-Chị em nô nức đặt vòng
Hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.
Tại vì em chẳng có kinh
Nghiệm nên không thể một mình giúp anh.
-Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già ( hoặc : tuy rất tương cà )
Nhưng là đồ thật chẳng là đồ sơn.
-Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn tây
Đúng là họ thiếu vải may
Hai mảnh bé xíu làm vày làm ao.
-Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới biết không đâu bằng nhà
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng là cà chậm không là cà mau.
-Vào thăm lăng Bác âm u
Các chị bộ đội ngã mu ra chào!
(3). Châm biếm các nhân vật Cộng đảng
Hoan hô đại tướng Võ NguyênGiáp ta thắng trận Điện Biên trở về...
Trở về đại tướng oai ghê,
Đại tướng chuyển nghề cai đẻ, nạo thai
-"Hoan hô đồng chí Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa..."
- Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trụ một tuần về ngay
- Hoan hô đồng chí Trần Hoàn
Lên làm bộ trưởng chiếu toàn phim hay !
- Hoan hô bác Võ Chí Công
Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi.
-Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc phân xanh đầy đồng.
-Tổ cha cái bọn đười ươi
Ðỗ Tám, Ðỗ Chín, Ðỗ Mười ăn... "biu"
Giỏi a! Ðồng chí Ðỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư.
-Hoan hô đồng chí Goóc Ba
Chớp được chị vợ đàn bà Liên xô
-Trạch Dân có họ Giang mai
Này dân Trung Quốc đói dài vì ông .
-Thương nhớ bác Hồ Chí Minh
Dán hình bác trước cửa mình... khỏi quên!
-Bác Hồ sống rất thanh đàm
Heo gà dâng đến bác làm sạch trơn!
-Chị Ðịnh khen bác khiêm tồn,
Bác Hồ cảm động rờ ... chị Ðinh
-Mỗi khi muốn hút thuốc ngon
Bác kêu chị Ðịnh giở nòn chị ra.
-Mỗi khi buồn bực trong lòng
Bác kêu chị Ðịnh chổng mông bác nhìn!
-Bác Hồ có một con chim
Bác nhờ chị Ðịnh đi tìm cái lông.
-Bác Hồ làm sổng con chim
Chị Định hộc tốc đưa chim của mình
-Bác Hồ có một con cu
Ðứa nào động đến đi tù mọt gông.
4. Châm biếm các chính sách, các ngành nghề cộng sản
Thi đua ta quyết tiến lênTiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi .
Ngày nay khắc phục gian kho
Ngày mai mới có ấm no tương lài.
-Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thụt ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không có cấm thụt vào thụt ra
Chỉ riêng có Việt Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thụt ra thụt vào.
-Ðỗ Mười sang lạy Trung Hoa
Kính dâng quần đảo Trường Sa cho Tầu
- Ðảng thờ Lê, Mác quang vinh
Ðẩy cho Tổ Quốc xuống sình cũng vui.
- Cái tình hữu nghị Việt Trung
Bền chặt như sợi giây thung cột quần
- Nước ta bầu cử tự do
Lọc qua, lừa lại toàn lò Mác Lê
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tầu
-Chữa bệnh phải đến ngành y …
Tế cho mấy mũi, tức thì khỏe ngay
Thiếu chỗ ở gặp ngành xây…
Dựng liền mấy phố đủ đầy lầu cao
Tắc đường thì đến ngành giao…
Thông cho mấy tuyến xe vào xe ra
Ngành văn múa hát đàn ca
Hoá ra quần chúng cũng là … ta thôi
Muốn cho hoàn hảo cuộc đời
Phải đi tìm hiểu tức thời ngành thông…
Tin không được, tức tràn hông
Một lòng học hỏi mới hòng thông … manh
II. XUÂN SÁCH (1932-2008)
Tố Hữu
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây.
-“Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị gầy quá, tôi thì béo
Năm xưa tôi hát Vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát Đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối”
-Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm”
Có những ngày trốn học bị đòn roi”
Nay tôi yêu quê hương vì có ô che nắng
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.
Chế Lan Viên
Điêu tàn ư ? Chả phải điêu tàn đâu
Anh đã tính “Vàng Sao” từ độ ấy
Chim báo bão gió chiều nào che chiều nấy
Lựa ánh sáng trên đầu mà đổi sắc phù sa
Điêu tàn ư ? Chả phải điêu tàn đâu
Anh đã tính “Vàng Sao” từ độ ấy
Chim báo bão gió chiều nào che chiều nấy
Lựa ánh sáng trên đầu mà đổi sắc phù sa
Xuân DiệuHai đợt sóng dâng một khối hồng
Không làm trôi được chút phấn thông
Chao ơi ngói mới nhà không mới
Riêng còn chẳng có, có gì chung.
Không làm trôi được chút phấn thông
Chao ơi ngói mới nhà không mới
Riêng còn chẳng có, có gì chung.
Hoài Thanh
Vị nghệ thuật nửa đời người
Nửa đời sau lại vị người cấp trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thủa bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan.
Nửa đời sau lại vị người cấp trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thủa bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan.
Nguyễn Công HoanBác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chửa xong bác đã cười.
Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền.
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt
Trời phạt chửa xong bác đã cười.
Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền.
III . NGUYỄN DUY
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê Thanh Hóa. Ông vào bộ đội, từng vào chiến trường miền nam và Cao Miên. Ông làm thơ khoảng 1970, đăng trên các tạp chí miền Bắc. Ông đã xuất bản khoảng 13 tập thơ.
TÁC PHẨM. Thơ :
- Cát Trắng (1973); Ánh Trăng (1984);
- Đãi Cát Tìm Vàng (1987); - Mẹ và Em (1987)
Kịch thơ: Em Sóng (1983)
Tiểu thuyết: Khoảng Cách (1986)
Bút ký: Nhìn Ra Khoảng Rộng Trời Cao (1986).
Ông được giải nhất cuộc thi báo Văn Nghệ năm 1973, và giải thưởng thơ năm 1985 với tập thơ Ánh Trăng, là người đầu tiên ở Việt Nam phát hành thơ theo kiểu thi ca cụ thể (concrete verse), hay còn gọi là thị giác thi ca ( visual poetry) của Tây phương như là triển lãm thơ, viết thơ trên thúng, mủng, tranh giấy dó, lịch đề thơ. . .Tháng 7 năm 1995, ông sang Mỹ du lịch. Tháng 7 năm 200, ông sang Đức diễn thuyết về thơ.
Trong thơ, Nguyễn Duy trình bày một số suy tư về chiến tranh. Ông là bộ đội, sống trong chế độ cộng sản nhưng ông hơi xa cách với lý luận cộng sản. Ông không nuôi căm thù, ông không muốn giết người lập công:
Đứng lại!
nó vẫn chạy trước tôi ba bước
nó thằng biệt động quân non choẹt
ngón tay tôi căng thẳng trên nấc cò
băng đạn AK va bụng tôi tấm tức
chỉ cần nửa tích tắc không! Một phần mười tích tắc
ngón tay tôi tôi khẻ nhích nửa li
thì hắn không được làm người nữa
- Đứng lại!
hắn vẫn cắm cổ chạy. . .
băng đạn đập bụng tôi tấm tức
đập mạnh hơn là ý nghĩ trong tôi:
' Giết hắn dễ thôi
cứu hắn sống đời người - mới khó. . .'
nghĩ đó nâng tôi vượt lên
vượt lên. . .
vượt lên. . .
với tất cả sức mình
bắt được hắn
đứng lại . . .( Đứng lại)
Cộng sản dạy căm thù và chém giết. Bài này, Nguyễn Duy viết năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị, bày tỏ lòng nhân từ, không muốn giết người. Trong ba cách ở chiến trường, bắn hạ, thả hay bắt sống. Anh đã chọn bắt sống đối phương.
Bởi vậy, Hà Nguyên Trừng, trưởng ban tuyên huấn trung ương viết báo phê bình bài này là theo tinh thần chủ nghĩa nhân đạo chung chung. Nguyễn Duy cũng đã sang chiến trường Kampuchia, năm 1989, khi rút lui, ông viết:
Ta mặc niệm trước Ăng- co đổ nát
đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người
Đá ơi
xin tạc lại đây lời cầu chúc hòa bình!
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại. ( Đá ơi)
Nguyễn Duy là một trong số ít người nhận thức được cái phi lý của chiến tranh. Chiến tranh xâm lược cũng như chiến tranh giải phóng đếu tàn ác như nhau. Có lẽ Nguyễn Duy thuộc hạng người yêu hòa bình, không thích chém giết, và ông đã hiểu những tàn bạo, dã man của chiến tranh mà người ta dán nhãn hiệu giải phóng, tự do, nhiệm vụ quốc tế, và nỗi khổ của nhân dân dưới bom đạn và lừa dảo. Ý nghĩ của ông là hoàn toàn trái với quan điểm của đảng cộng sản về giải phóng miền Nam, giải phóng Kampuchia, vì ông không có cái vui mừng chiến thắng như những người khác. Ông cho rằng chiến tranh Trung Việt năm 1979 là một khôi hài đẫm lệ giữa A Qui và Chí Phèo:
Trớ trêu nỗi Hữu Nghị quan
Giá như máu chẳng lênh loang mặt đèo.
A Qui túm tóc Chí Phèo
Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua (Lạng Sơn 1989)
Ông cũng làm thơ hài hước để chỉ trích cuộc đời:
Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi
Người cười nói xúc phạm người ngậm tăm
Siêng làm xúc phạm phàm ăn
Kẻ đi xúc phạm người nằm dài lưng.( Xẫm ngọng )
Thơ Nguyễn Duy có cái cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh gần như ca dao hiện đại:
Từ trong chủ nghĩa chui ra
Vươn vai một cái đảng ta chui vào.
Bác Hồ nằm ở trong lăng
Nửa đêm thức dậy nghiến răng một mình
Cháu con ăn nói linh tinh
Đem cả tên mình gọi cá dưới ao ( Ao cá bác Hồ )
Chúng ta bắt gặp nụ cười hài hước của ông trong nhiều bài thơ. Nguyễn Duy làm thơ xã hội. Ông đã tả cuộc sống Việt Nam ở thành thị. Đó là cảnh cơm hàng quán chợ , mà ngày nay người ta gọi là 'cơm bụi'. Đây là một biến thái của xã hội chủ nghĩa đổi mới. Trước đây những hàng quán cá thể bị đuổi khỏi cuộc đời, nay với chủ trương mở cửa, các món ngon của 36 phố phường Hà Nội lại ào ào xuất hiện. Ông có cái giọng hài hước nằm sẵn bên trong:
Xa nhau cực nhớ cực thèm
Ai về Hà Nội gửi em đôi lời
Cô đầu thời các cụ chơi
Ta nay cơm bụi bia hơi tà tà
Lò mò Cẩm Chỉ, Bắc Qua
Mà coi giai gái vặt quà như điên
Tiết canh hàng Bút, hàng Phèn
Bún xuôi Tô Lịch, phở lên Hàng Đồng.( Cơm bụi ca)
Việt Nam trải qua nhiều cơn khủng hoảng. Trưóc 1985 là khủng hoảng thiếu. Sau 1985 là khủng hoảng thừa. Hàng quán nổi lên ào ào, phong trào thể thao cuồn cuộn, xuất bản sách tới tấp, xổ số mọi ngày mọi nơi và đặc biệt là thi hoa hậu mọi ngành mọi kiểu. Nguyễn Duy đã cười cợt:
Ta dán mắt vào lỗ lồi lõm mỹ học,
Nét đẹp sinh thành từ đường cong
Nhan sắc phô phang cái lý luận của nó
Tài năng đừng hòng mà chen ngang
Cả vô thức, ý thức đều bị loại
Cuộc thi dành cho những gì trời cho
Người thi người còn ta thi nhìn
Khán giả buông lơi cái nhìn thành thực
Ban giám khảo có vẻ nhìn nghiêm túc
Nhà giáo dục nhìn he hé mắt
Nhà chức sắc nhìn nghiêng
Nhà phê bình nhìn xiên. . (Hoa hậu vườn nhà ta)
Ông vạch ra những vấn đề của Việt Nam. Bài Kim mộc thủy hỏa thổ là những lời phê phán chế độ một cách kín đáo. Ở đâu, ông cũng thấy có nhiều vấn đề, nhất là vấn đề xã hội, về chế độ mà ông đang sống.
Nón hành khất ngã vấn đề xó chợ
trẻ lang thang vấn đề bụi đời
Lổn nhổn hành tinh vấn đề đẻ và đói. . .
. . Vấn đề nước cầm đầu lũ lụt
vấn đề lửa thủ phạm hỏa hoạn. . .
Ông là thơ, ông bất mãn chế độ kìm kẹp văn học nghệ thuật của cộng sản cho dù lúc này cộng sản đã có phần dễ dãi:
Ta khao khát tiếng hát dun dế
Không kiểm duyệt không biên tập
Rộng hơn nữa, ông mơ ước tự do:
Ta cần sống và cần đủ thứ
cần dinh dưỡng cần khí thở
cần giấc mơ nõn ngọn rau xanh..
. . ta ao ước cái bay chim chóc
không hộ chiếu không biên giới
Ông cho rằng Việt Nam là một nước có 'những bất ổn đầy rẫy', thiếu những lãnh đạo tài giỏi mà lại có quá nhiều kẻ gian tham, nhũng lạm:
Khủng hoảng thiếu thần linh
Khủng hoảng thừa yêu quái
Ông gọi cán bộ đảng là vĩ nhân tôm cá vì bọn họ đa số thiếu văn hóa, thường tuyên bố những lời thô bỉ và trắng trợn, và chuyên môn hành động gian dối:
Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá
Khạc đủ đồ nghề thằng nọ con kia
Ta mặc cảm cái đèn điện không có điện
Lủng lẳng trần nhà thường làm ta giật mình
Ta ngan ngán bóng quan hoạn giả thiến giả đạo
Vừa ăn hoa hồng vừa xơi hoa đào
Những phường buôn cứt bán chó
Nợ khó đòi thì làm gì nào. . .
Ông đã thẳng thắn phê bình đảng cộng sản đã tôn vinh những thần tượng giả:
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
ợ lên thum thủm cả tim gan
Thần tượng thì là thần tượng giả, xứ sở
thì nghèo nàn
mà khoe là xứ sở phì nhiêu:
Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày!
Cộng sản cũng như bọn tôi tớ hoan hô chính sách đổi mới của Nguyễn Văn Linh. Nguyễn Duy không còn tin ở cộng sản, ông nghi ngờ, đặt câu hỏi:
Đổi mới thật chăng hay giả vờ đổi mới
Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng ?
Thời Nguyễn Duy là thời mở cửa, tư bản vào đầu tư, người ta kinh doanh thân xác và bán tổ quốc từng phần:
Bước nhảy nảy tư duy thị trường
kinh doanh xác mình dù giá thậm rẻ mạt
quạ có mua ta bán trọn gói
hoặc bán từng phần trước khi thối rửa hết
cú có mua ta ta chấp nhận hạ giá
chấp nhận cho trả góp từng phần
như kiểu bán từng phần rừng bể núi sông
từng khúc ruột đất từng mẫu mặt bằng
từng miếng địa ốc
thời buổi thị trường mọi việc đều có thể
có thể nước này mua trọn nước kia
có thể lập những tập đoàn siêu quốc
những quốc gia mất nước từng phần
cái xác ta thì có nghĩa lý gì
ta tự tháo khớp và ta tự bán
Bài thơ này ông viết năm 1991, đăng Cửa Việt năm 1992. Vì bài Xông đất nhà thơ Tố Hữu của Phùng Quán, và có lẽ cũng vì bài này nữa, báo Cửa Việt bị đóng cửa như là một khuynh hướng muốn chấm dứt cởi trói cho văn nghệ.
Tuy nhiên, trong thơ Nguyễn Duy ta cũng thấy có những giọt nước mắt, những nỗi buồn cho ông và cho quê hương. Nguyễn Duy cũng viết về thôn quê, nơi ông đã từng sinh ra và trưởng thành. Chúng ta nên biết cộng sản đã từng tốn bao bút mực để tuyên truyền cho hợp tác xã, cho chính sách cải cách ruộng đất, chia đất cho dân nghèo, nào hứa hẹn sẽ tiến lên cày máy thay trâu, nào xóa đói giảm nghèo, nào tiến lên gấp năm gấp mười tư bản. Thắng giặc Mỹ ta xây dựng hơn mười lần xưa! Nhất là nghe những báo cáo hàng năm của tỉnh, của trung ương, ta cứ tưởng đất nước ta nay gần đụng nóc nhà trời! Thực tế thì sao? Cuối cùng thì được gì? Đổi mới chỉ có tác dụng ở Saigon, Hà Nội.Thân phận người nông dân có khá hơn thời trước không? Nguyễn Duy đã trả lời câu hỏi này qua thơ của ông. Bài thơVề Làng của Nguyễn Duy là một đặc khảo về nông thôn Việt Nam, là những bức tranh nhỏ về Thanh Hóa, quê hương ông. Thực tế vẫn là nghèo, cái nghèo muôn thuở :
- Gian ngoài thông thống gian trong
Suốt đời làm lụng sao không có gì?
- Đường làng cây cỏ lưa thưa
Thanh bình từ ấy sao chưa có gì?
- Mồ hôi đã chảy ròng ròng
Máu và nước mắt sao không có gì?
Sinh hoạt xã hội vẫn như xưa, không hề có tiến bộ, vẫn 'con trâu đi trước cái cày theo sau', và những lời hứa hẹn của đảng về một đất nước hiện đại chỉ là những truyện thần tiên cổ tích. Khi bước chân về đầu làng cho đến khi bước vào nhà, ở đâu cũng cũ càng như muôn năm trước:
- Gốc cây, hòn đá cũ càng
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm xưa
- Mẹ ta vo gạo thổi cơm
Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù
Nhà bên xay lúa ù ù
Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào
- Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa.
Trong chuyến về quê, tác giả cảm thấy buồn nhiêu hơn vui:
Ngọt ngào một chút men quê
Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng!
Nguyễn Duy buồn vì thấy mình bất lực, không làm gì cho gia đình:
Ta đi mơ mộng trên trời
Để cha cuốc đất một đời chưa xong.
Ngoài ra thơ Nguyễn Duy cũng biểu hiện tình gia đình là một tình cảm đã bị bỏ quên trong thi ca và cuộc đời, nhất là trong xã hội chủ nghĩa trung với đảng, hiếu với dân, yêu tập thể, từ bỏ cá nhân chủ nghĩa !
Nguyễn Duy khá thành thục thơ lục bát. Tình cảm của ông nhẹ nhàng. Thơ ông đặc sắc ở chỗ trào phúng. Lời thơ và hình ảnh không đẹp. Chùm thơ viết ở Hoa Kỳ là những bài thơ nhạt nhẽo:
Người xe như suối tuôn xe
Nhà khe như núi đá khe tầng tầng
Vĩa hè viễn xứ chồn chân
Leo lên vỗ vỗ tượng thần tự do ( Lục bát New York)
Nhong nhong ngựa ông lên trời
đánh đu mấy gã cô bồi chân mây
Vợ trời trắng nõn múa may
cúi trông miền hạ thương bầy bò hoang (Lục bát Texas)
Nguyễn Duy đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam đã trưởng thành trong giai doạn 1954-1975. Phần đông không xuất sắc. Nguyễn Duy cũng như các nhà thơ xưa nay thường viết về tình yêu nhưng thơ Nguyễn Duy loại này không nổi bật Thơ ông là thơ châm biếm nhẹ nhàng. Đây là một sắc thái đặc biệt của ông trong văn học hiện đại.
IV. BÙI CHÍ VINH
Nhà thơ Bùi Chí Vinh sinh năm 1954 tại Sài Gòn, sống và làm việc tại Saigon bằng nhuận bút viết truyện và kịch bản phim, không làm việc ở cơ quan nào. Tác phẩm: Thơ tình Bùi Chí Vinh ; Thơ đời Bùi Chí Vinh, Tiểu thuyết: Yểu điệu thục nữ; Tóc tiên, v.v..
LỜI AI ĐIẾU CHO CẦU CẦN THƠ
Cầu Cần Thơ không phải cầu sông Kwai
Không phải cây cầu xây trong thời chiến
Không bị dội bom, không có súng kề đầu
Chỉ có những bản hợp đồng khổng lồ tiền bảo hiểm
Không phải cây cầu xây trong thời chiến
Không bị dội bom, không có súng kề đầu
Chỉ có những bản hợp đồng khổng lồ tiền bảo hiểm
Khi tôi viết dòng chữ này thì người thứ 50 đã lìa đời ngay bệnh viện
Những người tiếp theo đang vật lộn với tử thần
Những nông dân ký giao kèo bằng miệng
Nuôi mẹ già, nuôi con dại, nuôi thân
Khi tôi viết dòng chữ này thì ruộng đất vẫn bỏ hoang
Con trâu buồn thiu, máy cày rêu bám
Tấc đất ngày nay không phải tấc vàng
Người trồng lúa thành công-nhân-ngoại-hạng
Khi tôi viết dòng chữ này thì ruộng đất vẫn bỏ hoang
Con trâu buồn thiu, máy cày rêu bám
Tấc đất ngày nay không phải tấc vàng
Người trồng lúa thành công-nhân-ngoại-hạng
Làm sao thống kê hết các thông tin choáng váng
“Kỹ sư Hiroshi Kudo từng khuyến cáo nhà thầu”
“Lạnh lùng thi công mà không thử qua trụ tạm”
Sinh mạng con người thử thách trước bể dâu
“Chín Con Rồng Cửu Long” chờ đợi một cây cầu
Không ai chờ đợi một lời xin lỗi
Không lời xin lỗi nào băng bó được cơn đau
Vợ góa, con côi, ngày ngày bụng đói
“Chín Con Rồng Cửu Long” chờ đợi một cây cầu
Không ai chờ đợi một lời xin lỗi
Không lời xin lỗi nào băng bó được cơn đau
Vợ góa, con côi, ngày ngày bụng đói
Máu đã chảy trên những lời nói dối
Trên quyền uy, trên những chiếc bàn tròn
50 người chết có cần ai sám hối
Có cần ai nhỏ lệ ban ơn? (02/10/2007)
- Chào một ngày giống hệt mọi ngày
Đọc báo thấy cha ông mất hút
Thấy thiên hạ quỳ mọp dưới tượng đài Binh Pháp Mặc Công, Ngọa Hổ Tàng Long, Họa Bì, Xích Bích…
Con nít thuộc lòng Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn, Diệp tùm lum hơn thuộc sử Tiên Rồng
Chào một ngày đất nước tự lưu vong
Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc
Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc
Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười
Chào một ngày phát triển giống đười ươi
Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ
Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ
Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì… tiền
Chào một ngày vong bản vì… hèn
Sống chết mặc bây, túi thầy vô cảm
Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm…
Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi ở tận… nước Tàu
Chào một ngày bãi biển hóa nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
Chào một ngày hình chữ S tong teo
Tài nguyên bôxit bị bới đào như… bọ xít
Nhôm và đô la chẳng thấy đâu, chỉ thấy đất Tây Nguyên rên xiết
Ô nhiễm mạch ngầm, nước sông làm nghẹt thở Chín Con Rồng..
. . . . . Chào một ngày soi rõ mặt anh em! (Một ngày phải khác mọi ngày)
21 – 4 - 2009
V. NGUYỄN KHÔI
Nguyễn Khôi sinh ngày 26-12-1938 tại thị xã Yên Bái. Quê quán: phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, hiện thường trú tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Ông học Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tốt nghiệp kĩ sư năm 1963 lên công tác tại Sơn La, Năm 1985 tốt nghiệp học viện hành chính Quốc gia Hà Nội; 1986 - 1987 tốt nghiệp quản lí kinh tế trên Đại học tại trường Đại học kinh tế tài chính Xanh-Petecbua (Cộng hòa liên bang Nga); chuyên viên cao cấp - Phó Vụ Trưởng Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam.
Tác phẩm
- Trai Đình Bảng (Nhà xuất bản Văn học – 1995)
- Gửi mường bản xa xăm (Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc 1998)
- Trưa rừng ấy (Nhà xuất bản VHDT - 2005)v.v..
Ông yêu sách, nhiều lần trăn trở về sách của quê hương và thời đại ông.
ĐÓI SÁCH
(Tặng: Ngộ Không) -----
"Vạn khoảnh lương điền
Thiên kim dụng tử
bất như nhất Kinh " (1)
- Gia ngữ
*
Đói Sách,
Mình mò lên Nguyễn Xí(2)
Sách chui, sách lậu bán vỉa hè
Sách chui, sách lậu bán vỉa hè
Bạn đùa:
-"Sách ai xuất bản, Người ấy đọc
Ai đứng giảng Đạo, Người ấy nghe"!
Này nhé:
-Sách Nga Xô Viết bày hoành tráng
thỏa mãn mấy Cụ nhớ Liên Xô,
Sách phía cụ Mao sao vắng hẳn?
toàn truyện Sử Tàu bán như cho,
Tử vi- Tướng số tha hồ mở
"Ngôn tình" câu bọn nhóc ngây thơ,
"Thơ mới" được phen đua tái bản
"Tự lực Văn đoàn" thỏa xuất kho,
"Kinh điển Mác- Lê" thành xưa- hiếm
dễ mua là "Nhật ký trong tù" v.v...
Nhơ mơ: sách đã thành hàng hóa
Nhơ mơ: sách đã thành hàng hóa
"Nhã Nam", "Nhà Trẻ" ...(3) phất ăn to
"Văn Hóa Thông Tin" (4) chừng đã chết?
"Đông Tây" (5) khôn khéo lựa ra lò...
Chao ôi,
Thời buổi "Thế giới phẳng"
Quá thừa "Dân chủ" với "Tự Do"
cứ vào @ là đủ thứ
Tây, Ta, Tàu ,Nhật ...ĐỌC tha hồ?!
Ấy thế,
xem ra còn ĐÓI SÁCH
-Sách "Dạy làm Người"
kiếm chẳng ra...
a , ha...!!!
Hà Nội 19-5-2015
----
(1)Vạn thửa ruộng tốt và nghìn vàng
để lại cho con,không bằng để lại một cuốn Sách.
(2)Phố sách Nguyễn Xí bên cạnh phố Tràng Tiền- Hà Nội.
(3) (4) (5) tên các Nhà Xuất bản Nhã Nam, Nxb Trẻ, nxb Văn Hóa Thông Tin,
nxb Đông Tây...
MAI TÔI CHẾT - SÁCH SẼ RA "ĐỒNG NÁT"
(Tặng : Thúy Toàn) *
Mai tôi chết - Sách sẽ ra "đồng nát"
Con cháu tôi : không đọc sách thời tôi
Sách Trung Quốc, sách Nga, sách Pháp
"Mác - Lê" ư ? - Chủ Nghĩa đã qua rồi.
*
Sách gối đầu giường "Thép đã tôi thế đấy"
Tuổi trẻ mình noi gương sáng Pavel
Chẳng sợ chết cứ xông vào cuộc chiến
ÔI Ukraina huynh đệ tương tàn.
*
Sách kinh điển : Lê-Nin toàn tập
"Những nguyên lý..." của Stalin (1)
"Bàn về mâu thuẫn..." đỏ ngời "Ngữ Lục"
Sách Mao - Lưu (2) học Trường Đảng phải ghiền.
*
Rồi "Những lời kêu gọi" của Hồ Chủ Tịch
"Nhật ký trong tù" luyện bút làm Thơ
"Những mẩu chuyện,,," (3) hay hơn cả thực
Lội suối, trèo non theo gót Bác Hồ.
*
ÔI chinh chiến trầm luân trong bom đạn
Mắt khói mịt mùng,bụng đói rã tay chân
Những trang sách thắp NIỀM TIN, tăng nghị lực
Máu, mồ hôi nhuốm những trang Văn.
*
Mai tôi chết đi "hóa thân hoàn vũ"
là lọ tro vùi vào đất quê nhà
Còn sách vở sẽ cho ra "đồng nát"
Con cháu mình chỉ thích Dollar (4).
---
(1)"Lê-Nin" của J. Stalin
(2)"Bàn về tu dưỡng của người cộng sản" của Lưu Thiếu Kỳ(3)"Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch".
(4) Dollar = Mỹ kim.
Trich VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ của Nguyễn Thiên Thụ, sẽ xuất bản