Người dân Hy Lạp nay chỉ được rút tối đa 60 euro từ các máy rút tiền tự động. Ảnh chụp ngày 30/06/2015 tại Athens.Reuters
Hy Lạp một chân đã ra khỏi vùng euro bước vào tương lai u ám : ngân hàng đóng cửa, người dân xếp hàng trước các máy tự động để rút tiền không được quá 60 euro. Hình ảnh hoảng loạn này đã từng xảy ra cách nay 15 năm về trước tại Achentina khi quốc gia Nam Mỹ này bị phá sản. Liệu Hy Lạp có cơ may nào để hồi sinh như Achentina ?
Kể từ tuần này, Hy Lạp phải làm quen với trải nghiệm của Achentina sau khi chính phủ Alexis Tsipras ban hành chính sách kiểm soát nguồn tiền tệ, để tránh cho hệ thống ngân hàng và tài chính sụp đổ. Người dân đổ xô rút tiền, bị giới hạn 60 euro mỗi ngày và mua nhu yếu phẩm tích trữ, hy vọng qua được ngày nào đỡ ngày nấy.
Nếu vào ngày trưng cầu dân ý 05/07 tới đây, đa số cử tri Hy Lạp bỏ phiếu chống các đề nghị của các định chế tài chính quốc tế gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban châu Âu, thì Athens gần như chỉ còn con đường duy nhất là bỏ đồng euro và khẩn cấp thay thế bằng đồng nội tệ trước đây, mà nay bị mất giá so với euro.
Theo chuyên gia kinh tế Achentina Roberto Lavagna, đặc trách tái cấu trúc nợ của Achentina sau năm 2001, thì giữa Achentina và Hy Lạp có nhiều điểm tương đồng : suy thoái kinh tế trong nhiều năm liên tiếp, thâm thủng ngân sách, thất thu thuế, thiếu tiền mặt…
Nếu Achentina gắn kết đồng peso với đô la Mỹ thì Hy Lạp ôm chặt đồng euro ; cả hai không thể phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu. Vì chính phủ thiếu ngân sách, công chức không được trả lương. Để sống còn, người dân phải « trao đổi mậu dịch » : sửa ống nước cho tiệm bánh đổi lấy ổ bánh mì.Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, tỷ lệ nghèo khó 65%.Năm 2002, đồng peso bị phá giá 70%.
Vào thời điểm đó, Achentina thi hành các biện pháp « trị liệu » của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Tân bộ trưởng kinh tế Roberto Lavagna tung ra lá bài thấu cáy đầu tiên đối với IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề nghị toàn là những biện pháp tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng làm giảm khả năng mua sắm của người dân. Mà nếu muốn vực dậy nền kinh tế thì phải làm ngược lại, tức là kích thích tiêu dùng. Achentina đã chọn thái độ can đảm nói « không » với IMF.
Nếu Hy Lạp chọn giải pháp như Achentina, từ chối liều thuốc tăng thu giảm chi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thì sẽ phải chấp nhận hệ quả tương tự trước mắt. Theo giới chuyên gia, đồng tiền mới có thể bị mất giá đến 70%, nhất là khi gia nhập vùng euro vào năm 2001, đồng drakma của Hy Lạp đã được « nâng giá » rất cao. Những món nợ khổng lồ của Hy Lạp, hơn 300 tỷ euro hiện nay, sẽ nhân lên gấn gắp đôi.
Hy Lạp có cơ may hồi sinh như Achentina ?
Lá chủ bài đầu tiên của Hy Lạp là chỉ vướng nợ bằng euro, trong khi Achentina vay tiền của 8 chủ nợ khác nhau qua những quỹ được gọi là « kênh kênh », với lãi suất nặng.
Nhược điểm của Hy Lạp là không có tài nguyên thiên nhiên như Achentina. Du khách, nguồn ngoại tệ chính, không cho phép Hy Lạp hồi sinh nếu không có dưỡng khí euro. Mà không trả nợ thì IMF khóa « rô-bi-nê ».
Thế nhưng, liệu IMF có dám bỏ rơi Hy Lạp như nhiều lần đe dọa hay không ? Theo chuyên gia Peter Doyle, nếu IMF đặt Hy Lạp vào thế không trả được nợ, thì cả thế giới thấy rõ toa thuốc đắng của định chế tài chính này không hiệu nghiệm.
Thêm vào đó, IMF, tháng ba vừa qua, đã tiếp tục bơm tiền cho Kiev mặc dù tương lai Ukraina đầy bất trắc.
Trong quá khứ, IMF nhiều lần xóa nợ cho các nước nghèo như Haiti sau động đất hoặc cho ba nước tây Phi bị dịch Ebola vài chục triệu đôla. Nhưng Hy Lạp là trường hợp khác biệt. Mất khách hàng Hy Lạp là mất 32 tỷ euro cho vay từ năm 2010 và sẽ làm uy tín IMF suy giảm thêm sau vụ Achentina năm 2002.
Trong quá khứ, IMF nhiều lần xóa nợ cho các nước nghèo như Haiti sau động đất hoặc cho ba nước tây Phi bị dịch Ebola vài chục triệu đôla. Nhưng Hy Lạp là trường hợp khác biệt. Mất khách hàng Hy Lạp là mất 32 tỷ euro cho vay từ năm 2010 và sẽ làm uy tín IMF suy giảm thêm sau vụ Achentina năm 2002.
Mà vai trò của ban lãnh đạo định chế tài chính này là bảo vệ chặt chẽ nguồn tiền mà 188 thành viên giao phó.
Theo Esward Prasad, một cựu chuyên gia của IMF, Quỹ Tiền tệ Quốc tế không có nhiều lá bài trong tay. Vấn đề là làm sau thuyết phục được Hy Lạp « đồng thuận » với các nhà tài trợ khác.
Theo Esward Prasad, một cựu chuyên gia của IMF, Quỹ Tiền tệ Quốc tế không có nhiều lá bài trong tay. Vấn đề là làm sau thuyết phục được Hy Lạp « đồng thuận » với các nhà tài trợ khác.
Có lẽ bà Tổng giám đốc Christine Lagarde đã hiểu rõ. Sau những lời lẽ dứt khoát như đổ dầu vào lửa, chủ nhật vừa qua, nhân vật nắm trong tay một phần dưỡng khí của Hy Lạp tuyên bố : IMF tiếp tục sát cánh với người Hy Lạp.
Thế nào là một quốc gia vỡ nợ
Khi một Chính phủ không thể trả tiền vay đúng hạn, nước đó sẽ được gọi là "vỡ nợ", bị hạn chế khả năng vay vốn quốc tế và sẽ phải tái cấu trúc nợ nếu muốn quay lại thị trường.
Từ hàng thế kỷ trước, nhiều quốc gia đã phải lâm vào cảnh chật vật trả nợ. Vua Tây Ban Nha – Philip II từ thế kỷ 16 đã chứng kiến nước mình vỡ nợ 4 lần trong giai đoạn trị vì. Hy Lạp và Argentina cũng đã thất hẹn với các chủ nợ lần lượt 7 và 8 lần trong 200 năm qua. Theo số liệu của Economist, hầu hết các nước đều từng vỡ nợ ít nhất một lần trong lịch sử.
Nói một cách chính xác, các quốc gia không vỡ nợ, mà là các Chính phủ. Khi một Chính phủ không thể trả tiền cho các chủ nợ đúng hạn, nước đó sẽ được gọi là “vỡ nợ”. Tuy nhiên, kiểu vỡ nợ này khác với các doanh nghiệp. Do các chủ nợ khó thu hồi tài sản quốc gia, hơn là tài sản các công ty thông thường.
Vỡ nợ có thể là thời kỳ rất đau đớn với các quốc gia, đặc biệt nếu việc này ngoài dự đoán và không theo trật tự. Người gửi tiền và nhà đầu tư trong nước lo ngại nội tệ mất giá sẽ đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng và chuyển chúng ra nước ngoài. Để ngăn chặn tình trạng này và chống nội tệ mất giá, các Chính phủ sẽ đóng cửa ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Như trong trường hợp mới nhất của Hy Lạp, nước này hôm qua đã quyết định đóng cửa thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trong một tuần, đồng thời hạn chế lượng tiền mặt rút ra mỗi ngày và các giao dịch thanh toán với nước ngoài.
Người dân Hy Lạp xếp hàng chờ rút tiền tại các ATM hôm qua. Ảnh: Reuters
|
Một hậu quả thường thấy nhất sau khi vỡ nợ là khó tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Vì họ sẽ một là tăng mạnh lãi suất cho vay, hai là từ chối cho vay các nước đang gặp rắc rối. Trầm trọng hơn, các doanh nghiệp và cá nhân cũng khó vay vốn nước ngoài. Khi một nền kinh tế vỡ nợ, tức là họ đã đóng cửa và phải dựa vào bản thân. Vai trò của ngân hàng trung ương lúc này trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo dòng tiền trong nước, dù cơ quan này thường có xu hướng in thêm tiền và tạo ra lạm phát. Nếu hệ thống ngân hàng quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, đất nước đó sẽ gặp rắc rối. Vì khi ngân hàng bất chợt hết tiền, cả nền kinh tế sẽ lao đao.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng sẽ không ngần ngại cảnh báo về khả năng đầu tư vào quốc gia vỡ nợ. Hôm qua, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm trái phiếu Chính phủ của Hy Lạp từ CCC xuống CCC- với triển vọng tiêu cực. Hãng này cũng cảnh báo có thể đưa Hy Lạp xuống mức "vỡ nợ một phần" (selective default) trong 6 tháng tới.
Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh những người thích cho vay lãi suất cao cuối cùng vẫn mở hầu bao với các nước vỡ nợ. Miễn là sau này họ nhận được khoản trả tương xứng với hành động chấp nhận rủi ro này.
Ngoài ra, các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) - công cụ đóng vai trò bảo hiểm trong trường hợp vỡ nợ Chính phủ và doanh nghiệp, cũng cho phép các chủ nợ trái phiếu hạn chế rủi ro. Dù vậy, không phải tất cả các vụ vỡ nợ đều như nhau. Argentina năm ngoái lại vỡ nợ vì từ chối trả 1,3 tỷ USD kèm lãi vay cho nhóm chủ nợ từ năm 2001.
Sau khi vỡ nợ, để lôi kéo sự ủng hộ của thị trường quốc tế, các quốc gia thường có xu hướng tái cấu trúc nợ hơn là chỉ đơn giản từ chối thanh toán. Tuy nhiên, biện pháp giảm giá trái phiếu này có thể còn mang lại kết quả đau đớn hơn với người nắm trái phiếu Chính phủ. Ví dụ, sau khi vỡ nợ 81 tỷ USD năm 2001, Argentina đã đề nghị trả các chủ nợ một phần ba số tiền.
Dù vậy, sau đó, nước này cũng đã cố gắng đạt thỏa thuận hoán đổi 93% khoản vay với các chủ nợ trong các đợt năm 2005 và 2010. Nhưng phần còn lại, hiện được nắm giữ bởi các quỹ đầu tư Mỹ, vẫn còn đang gây tranh cãi. Những người này đang chờ được trả 1,3 tỷ USD cộng tiền lãi. Khi Hy Lạp vỡ nợ năm 2012, các chủ nợ trái phiếu cũng bị buộc chỉ nhận tối đa 50%.
Trong trường hợp ít đau đớn hơn, các nước có thể lựa chọn tái cấu trúc bằng cách đề nghị kéo dài thời gian trả nợ. Nhưng việc này cũng có nghĩa giá trị trái phiếu sẽ bị giảm đi, và không phải phương án hoàn toàn không đau đớn với nhóm chủ nợ.
Hiện tại, chưa có bộ luật hay tòa án quốc tế nào cho việc giải quyết các vụ vỡ nợ Chính phủ. Điều này phần nào giải thích cho sự khác biệt trong thời gian giải quyết và mức độ trầm trọng của các vụ vỡ nợ từ trước đến nay. Nhiều điều luật đã được đề xuất, nhưng điều kiện áp dụng còn tùy thuộc từng quốc gia phát hành nợ. Cũng như một cuộc ly hôn rắc rối, đàm phán quanh việc vỡ nợ có thể khiến tất cả các bên tham gia phải trả giá đắt.
Hà Thu (tổng hợp)