1* Mở bài
Hun Sen yêu cầu Liên Hiệp Quốc và các cường quốc cung cấp bản đồ và tài liệu về biên giới để làm gì?
Xin trả lời ngay là có thể để chuẩn bị hồ sơ kiện Việt Nam ra tòa án quốc tế, mục đích dựng lên một vụ kiện để hóa giải một vụ kiện.
Bản đồ mà Campuchia đang xử dụng hiện nay đã được Việt Nam và Campuchia ký trong hiệp ước mang tên “Hiệp ước Hoạch định Biên giới Quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”, ký ngày 27-12-1985 tại Phnom Penh, bởi Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Hun Sen. Đó là thời gian mà Việt Nam đang chiếm đóng Campuchia (1979-1989) và dựng lên chính phủ bù nhìn của nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch nước và Hun Sen làm Bộ trưởng Ngoại giao.
Thế nhưng vừa qua Hun Sen tuyên bố, những cột mốc đã bị cắm sai vào bên trong lãnh thổ Campuchia.
Hun Sen muốn xét lại bản đồ.
Ngày 6-7-2015, Thủ tướng Campuchia gởi công hàm tới ông Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon, xin cho mượn bản đồ gốc, còn gọi là bản đồ Bonne, 26 mảnh, mà cố quốc vương Norodom Sihanouk đã đăng ký tại LHQ vào năm 1964.
Sau đó ngày 15-7-2015, Hun Sen lại gởi thơ tới Tổng thống Pháp, François Hollande, Thủ tướng Anh, David Cameron, và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, yêu cầu cung cấp những bản đồ, tài liệu và cả chuyên viên giúp làm sáng tỏ đường ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia (CPC).
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nêu nhận định: “Hun Sen muốn xét lại bản đồ không đáng ngại, nhưng đó là con dao hai lưỡi cần phải đặc biệt cảnh giác “bên thứ ba”. Thời gian qua những căng thẳng nổi lên ở biên giới Tây Nam giáp với Campuchia khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm đến ba nhóm đối tượng đã tác động trực tiếp tới vấn đề biên giới nầy.
Ba nhóm đó là:
Thứ nhất. Phe đối lập thuộc đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP=Cambodia National Rescue Party) do dân biểu Sam Rainsy lãnh đạo, đã chống Việt Nam cực đoan bằng cách dùng vấn đề biên giới để kích động, lôi kéo người Khmer kịch liệt đánh phá Việt Nam.
Thứ hai. Hun Sen muốn xét lại bản đồ sẽ nguy hiểm cho đảng Nhân dân Campuchia (CPP=Cambodian Peoples Party) và cả Hun Sen, trước thủ đoạn nham hiểm của đảng đối lập do Sam Rainsy lãnh đạo, và bàn tay vô hình ở Bắc Kinh.
Thứ ba. Là người “anh em đồng chí” đã từng thọc vào sườn chúng ta ở biên giới Tây Nam, thông qua lực lượng Khmer Đỏ. Hậu quả của nó vẫn chưa được khắc phục xong”. (TS Trần Công Trục)
TS Vannarith Chheang, dạy ở Đại học Leeds (Anh Quốc) cho biết: “Campuchia đang chuyển quan hệ, từ liên minh truyền thống bạn bè với Việt Nam, chuyển sang liên minh với Trung Quốc”.
Báo chí Việt Nam gọi đó là “động thái lạ” của Hun Sen.
Tóm lại, đó là đòn độc của Tập Cận Bình, đưa Việt Nam vào tình trạng tứ bề thọ địch. Phía Bắc và phía Đông (đảo nhân tạo Đá Chữ Thập) của VN là lực lượng quân sự Trung Cộng. Phía Tây là Campuchia và trong nội địa ở Nam Bộ VN là người Khmer Krom do Thạch Setha lãnh đạo, đang hợp tác với Sam Rainsy tổ chức biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng chống phá VN ở Phnom Penh.
Căng thẳng biên giới vừa qua chỉ là bước mở màn cho một kịch bản mà đạo diễn là Tập Cận Bình. Không dễ gì ông Tập chịu ngừng lại ở đó, mà chiều hướng gia tăng đã được Hun Sen chuẩn bị đưa lên chính trường quốc tế. Đó là lôi kéo Anh, Pháp, Mỹ và LHQ vào một mưu đồ là kiện VN ra tòa án quốc tế về biên giới. Vì những bản đồ và tài liệu đó không thể để cho Hun Sen bàn cãi tay đôi với VN. Hun Sen không đủ khả năng và vị thế để đòi đất, cho nên phải đưa ra quốc tế xét xử.
Có thể dự đoán rằng Trung Quốc tạo ra một vụ kiện để trao đổi một vụ kiện. Tức là dùng vụ kiện của Hun Sen để mặc cả, ngăn chặn VN kiện Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là mặt trận chính trị chống VN.
Campuchia đã có kinh nghiệm trong vụ kiện ra Tòa Công Lý Quốc Tế (ICJ=The International Court of Justice) giành chủ quyền với Thái Lan về ngôi đền Preah Vihear từ năm 1962.
Nội dung tranh chấp biên giới nầy có liên quan đến quan hệ Trung Quốc-Campuchia, Việt Nam, đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc của Sam Rainsy và người Khmer Krom ở Tây Nam Bộ VN.
Hun Sen yêu cầu Liên Hiệp Quốc và các cường quốc cung cấp bản đồ và tài liệu về biên giới để làm gì?
Xin trả lời ngay là có thể để chuẩn bị hồ sơ kiện Việt Nam ra tòa án quốc tế, mục đích dựng lên một vụ kiện để hóa giải một vụ kiện.
Bản đồ mà Campuchia đang xử dụng hiện nay đã được Việt Nam và Campuchia ký trong hiệp ước mang tên “Hiệp ước Hoạch định Biên giới Quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”, ký ngày 27-12-1985 tại Phnom Penh, bởi Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Hun Sen. Đó là thời gian mà Việt Nam đang chiếm đóng Campuchia (1979-1989) và dựng lên chính phủ bù nhìn của nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch nước và Hun Sen làm Bộ trưởng Ngoại giao.
Thế nhưng vừa qua Hun Sen tuyên bố, những cột mốc đã bị cắm sai vào bên trong lãnh thổ Campuchia.
Hun Sen muốn xét lại bản đồ.
Ngày 6-7-2015, Thủ tướng Campuchia gởi công hàm tới ông Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon, xin cho mượn bản đồ gốc, còn gọi là bản đồ Bonne, 26 mảnh, mà cố quốc vương Norodom Sihanouk đã đăng ký tại LHQ vào năm 1964.
Sau đó ngày 15-7-2015, Hun Sen lại gởi thơ tới Tổng thống Pháp, François Hollande, Thủ tướng Anh, David Cameron, và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, yêu cầu cung cấp những bản đồ, tài liệu và cả chuyên viên giúp làm sáng tỏ đường ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia (CPC).
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nêu nhận định: “Hun Sen muốn xét lại bản đồ không đáng ngại, nhưng đó là con dao hai lưỡi cần phải đặc biệt cảnh giác “bên thứ ba”. Thời gian qua những căng thẳng nổi lên ở biên giới Tây Nam giáp với Campuchia khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm đến ba nhóm đối tượng đã tác động trực tiếp tới vấn đề biên giới nầy.
Ba nhóm đó là:
Thứ nhất. Phe đối lập thuộc đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP=Cambodia National Rescue Party) do dân biểu Sam Rainsy lãnh đạo, đã chống Việt Nam cực đoan bằng cách dùng vấn đề biên giới để kích động, lôi kéo người Khmer kịch liệt đánh phá Việt Nam.
Thứ hai. Hun Sen muốn xét lại bản đồ sẽ nguy hiểm cho đảng Nhân dân Campuchia (CPP=Cambodian Peoples Party) và cả Hun Sen, trước thủ đoạn nham hiểm của đảng đối lập do Sam Rainsy lãnh đạo, và bàn tay vô hình ở Bắc Kinh.
Thứ ba. Là người “anh em đồng chí” đã từng thọc vào sườn chúng ta ở biên giới Tây Nam, thông qua lực lượng Khmer Đỏ. Hậu quả của nó vẫn chưa được khắc phục xong”. (TS Trần Công Trục)
TS Vannarith Chheang, dạy ở Đại học Leeds (Anh Quốc) cho biết: “Campuchia đang chuyển quan hệ, từ liên minh truyền thống bạn bè với Việt Nam, chuyển sang liên minh với Trung Quốc”.
Báo chí Việt Nam gọi đó là “động thái lạ” của Hun Sen.
Tóm lại, đó là đòn độc của Tập Cận Bình, đưa Việt Nam vào tình trạng tứ bề thọ địch. Phía Bắc và phía Đông (đảo nhân tạo Đá Chữ Thập) của VN là lực lượng quân sự Trung Cộng. Phía Tây là Campuchia và trong nội địa ở Nam Bộ VN là người Khmer Krom do Thạch Setha lãnh đạo, đang hợp tác với Sam Rainsy tổ chức biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng chống phá VN ở Phnom Penh.
Căng thẳng biên giới vừa qua chỉ là bước mở màn cho một kịch bản mà đạo diễn là Tập Cận Bình. Không dễ gì ông Tập chịu ngừng lại ở đó, mà chiều hướng gia tăng đã được Hun Sen chuẩn bị đưa lên chính trường quốc tế. Đó là lôi kéo Anh, Pháp, Mỹ và LHQ vào một mưu đồ là kiện VN ra tòa án quốc tế về biên giới. Vì những bản đồ và tài liệu đó không thể để cho Hun Sen bàn cãi tay đôi với VN. Hun Sen không đủ khả năng và vị thế để đòi đất, cho nên phải đưa ra quốc tế xét xử.
Có thể dự đoán rằng Trung Quốc tạo ra một vụ kiện để trao đổi một vụ kiện. Tức là dùng vụ kiện của Hun Sen để mặc cả, ngăn chặn VN kiện Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là mặt trận chính trị chống VN.
Campuchia đã có kinh nghiệm trong vụ kiện ra Tòa Công Lý Quốc Tế (ICJ=The International Court of Justice) giành chủ quyền với Thái Lan về ngôi đền Preah Vihear từ năm 1962.
Nội dung tranh chấp biên giới nầy có liên quan đến quan hệ Trung Quốc-Campuchia, Việt Nam, đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc của Sam Rainsy và người Khmer Krom ở Tây Nam Bộ VN.
2* Tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia
Campuchia có đường biên giới chung với Việt Nam dài 1,270km. Từ năm 2006 đến nay hai bên đã phân định và cắm mốc được 920km (83%). Phần còn lại 350km chưa giải quyết được vì do Campuchia không thỏa thuận.
Hun Sen tuyên bố: “Tôi đã nói với các nhà đàm phán, nếu các cuộc đàm phán không đi đến thỏa thuận thì cần phải rút ra khỏi đàm phán, còn hơn là để bị mất đất”.
2.1. Căng thẳng ở biên giới Việt Nam-Campuchia
TS Vannarith Chheang trả lời phỏng vấn đài BBC, cho biết nguyên do của vụ việc như sau:
- Do thiếu minh bạch trong việc đàm phán biên giới giữa hai chính phủ.
- Do người dân sống dọc theo biên giới không được thông báo đầy đủ về việc đàm phán và cắm mốc trên đường biên giới.
TS Chheang cho rằng đây là lần đầu tiên chính quyền CPC có lập trường mạnh mẽ chống lại Việt Nam vì có sự thúc đẩy và hậu thuẩn của Trung Quốc.
1). Xô xát ngày 28-6-2015 tại cột mốc 203
Dân biểu Real Camerin nói ông bị dân Việt Nam đánh gây thương tích
Cột mốc 203 phía Việt Nam là ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây (Mộc Hóa-Long An) là khu vực biên giới giữa Long An và tỉnh Svay Rieng của CPC.
Ngày 28-6-2015, một nhóm khoảng 250 người Campuchia do dân biểu Real Camerin thuộc đảng đối lập, dẫn đầu đến cột mốc 203 để kiểm tra việc cắm cột mốc.
Cuộc xô xát xảy ra. Ông Camerin cho biết một nhóm người Việt mặc thường phục, trang bị gậy gộc đã tấn công, làm ông và 20 người khác bị thương. Ông nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, thật sự là người Việt đã đánh chúng ta ngay trên lãnh thổ của chúng ta”.
Dân biểu Real Camerin và dân biểu Um Sam An cho biết: “Chúng tôi sẽ viết thơ gởi cho Bộ Ngoại giao Campuchia yêu cầu triệu tập Đại sứ VN đến để làm sáng tỏ vấn đề và cảnh cáo họ về bạo lực nầy”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, lực lượng chức năng VN và một số “người dân địa phương” (mặc thường phục) đã giải thích cho nhóm Cam Bốt nhưng một thành phần quá khích đã tấn công làm cho 7 người VN bị thương.
2). Căng thẳng ngày 19-7-2015 tại cột mốc 203
Khoảng 2,000 người Campuchia biểu tình mang khẩu hiệu VN chiếm đất CPC* Dân biểu Sam Rainsy cho nhổ cột mốc ở biên giới Việt Miên
1. Lực lượng biên phòng tỉnh Long An được biểu dương xuất sắc
Lực lượng biên phòng tỉnh Long An được biểu dương đột xuất về thành tích đã ngăn chặn thành công 2,000 người Cam Bốt để bảo đảm an ninh tại cột mốc 203.
Thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến, Tham mưu trưởng bộ đội biên phòng, là người trực tiếp chỉ huy lực lượng biên phòng ở cột mốc 203, tường thật như sau: “Do tin tình báo, chúng tôi đã nắm được thông tin từ đầu cho nên đã chủ động phối hợp với phía Campuchia ngăn chặn thành công một đoàn khoảng 2,000 người CPC, không cho đến cột mốc 203.
Sáng ngày 19-7-2015, khoảng 2,000 người tụ tập biểu tình tại quảng trường Tự Do ở Phnom Penh mang những khẩu hiệu” Người Việt Nam cướp đất của người CPC”, đã xuất phát vào lúc 6:30 sáng, đi trên 80 xe do dân biểu Real Camerin hướng dẫn, tiến về tỉnh Svay Rieng. Hun Sen đã không ngăn chặn 2,000 người biểu tình đó.
Thành phần biểu tình gồm có: các sư sải, thanh niên, sinh viên và các tầng lớp nhân dân CPC.
Phía Campuchia, dân biểu Camerin cho biết, đến tỉnh Svay Rieng nhóm của ông đã bị một lực lượng mặc thường phục mang gậy gộc khí thế hung hăng đã chặn lại, không cho đến cột mốc đã định.
Sau một lúc giằng co, lực lượng an ninh CPC chỉ cho phép 100 người gồm các nhà báo và một số người khác được đến cột mốc 203.
2. Lực lượng “người dân địa phương” của Việt Nam
Thành tích của biên phòng Long An là xử dụng “người dân địa phương” ngăn chặn người dân Cam Bốt. Đó là tuyệt chiêu, là ngón đòn ruột mà CSVN đã từng xử dụng trong những vụ đàn áp, khủng bố các tôn giáo và những nhà hoạt động nhân quyền.
Vụ trục xuất các tu sinh Làng Mai tại tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đó là vào ngày 20-9-2009, một đám thanh niên đến đập phá nhà cửa, bàn ghế và các dụng cụ điện tử…Đến ngày 27-9-2009, một đám đông người được cho là người dân địa phương đến đập phá, đánh người trong mưu đồ trục xuất các tu sinh ra khỏi chùa Bát Nhã.
Tuyệt chiêu nầy cũng được triển khai trong vụ khủng bố nhà thờ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội ngày 3-11-2011. Blogger Người Buôn Gió mô tả lại như sau: “Chiều ngày 3-11-2011 một nhóm côn đồ dùng búa tạ đập nát cửa nhà thờ Thái Hà”.
Ngày 25-1-2015, trong cuộc Hội Luận Bàn Tròn của đài BBC, các nhà báo độc lập khẳng định rằng họ đã chứng kiến người của chính quyền đội lốt lưu manh, côn đồ để phá đám, hành hung những nhà hoạt động nhân quyền.
Một nhà báo độc lập nói: “Mà thậm chí họ còn sử dụng một số thành phần bất hảo để gây rối chúng tôi. Nhà nước cho rằng đó là quần chúng tự phát. Họ bố trí những kẻ lưu manh ấy, họ không dám ra mặt nhưng họ đứng sau một cách lộ liễu”.
Việc công an giả dạng côn đồ, lưu manh ra tay khủng bố, đánh đập gây thương tích, ném đồ dơ bẩn như phân tươi trộn dầu nhớt, xác chuột chết vào nhà thờ, vào chùa, vào nhà những người đấu tranh nhân quyền như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và nhiều nhà dân chủ khác là chuyện có thật.
Một chính quyền quốc gia hiện đại mà dùng bọn đầu gấu, bọn lưu manh, xã hội đen, xì ke ma túy khủng bố người dân thì chỉ có chế độ cộng sản hiện nay trong nước mới dám làm mà thôi.
Các lãnh đạo VN có ngon lành thì hãy thành thật trả lời cho người dân được rõ. Đó có phải là chủ trương của Đảng hay không?
2.2. Lãnh thổ Việt Nam bao trùm một nghĩa địa người Campuchia
Dân biểu Nuth Rumdoul cho biết, các chuyên gia về biên giới đã tháp tùng đoàn 100 người đến cột mốc ngày 19-7-2015 đã khẳng định, cột mốc 203 đã lấn sâu vào đất CPC, tuy nhiên diện tích bao nhiêu thì chưa tính toán được.
Bà Seoung Phearum là người dân ở ấp Thlok Thmey, xã Thnaot, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng nói với báo chí, nơi bà đang sống là xóm mới của họ, còn xóm cũ thì hiện đang nằm trong đất mà người Việt Nam sinh sống.
Bà nói: “Cha tôi sống ở gò Thlok. Ông bà tổ tiên tôi cũng ở đó. Người thời trước sống ở đó, chết đi thì cũng chôn cất ở đó. Khu đó đã có hàng trăm tháp cốt của tổ tiên ngay tại nơi mà người Việt đang cắm cờ. Họ không cho chúng tôi vào thăm mồ mả ông bà, cha mẹ”.
Bà Seoung Phearum kể lại: “Phía VN đã nhiều lần yêu cầu các gia đình CPC có mồ mả của thân nhân ở khu vực đó, phải bốc mộ ngay và phía VN sẽ hỗ trợ bất cứ giá tiền là bao nhiêu. Nhưng tôi không dời mộ đâu. Dù có cho vàng tôi cũng không dời. Ý nguyện của ông bà là con cháu không được động mồ động mả. Nếu chúng tôi dời mộ thì sẽ bị nguyền rủa, không thể sống yên ổn, làm ăn không khá được. Hơn nữa đó là đất của người Khmer vậy mồ mả của người Khmer phải ở đó”.
2.3.Việt Nam bị tố cáo đã dùng vũ khí sinh học trên đất Campuchia
Ngày 26-5-2015, tờ Phnom Penh Post dẫn nội dung một đơn khiếu nại của nhóm bảo vệ nhân quyền người Mỹ gốc Campuchia do luật sư Morton Sklar ở Mỹ, đã đệ nạp lên Cơ quan Cấm xử dụng Vũ khí hóa học OPCW (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons-OPCW) có trụ sở ở The Hage (Netherlands-Hà Lan). Đơn tố cáo chính phủ Việt Nam đã ghi, vào ngày 19-4-2015 VN phun chất hóa học diệt cỏ đã phá hủy hơn 10 hecta rau của người CPC tại huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum, giáp ranh với huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh (xã Tân Châu thuộc An Giang) để cưỡng chế và chiếm đất bất hợp pháp.
Đơn tố cáo nhấn mạnh: “Việt Nam vi phạm các điều khoản của Công ước về Vũ khí hóa học CWC (Chemical Weapons Convention-CWC) năm 1993”.
Đơn cũng kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và độc lập để ngăn chặn hành động nêu trên, đồng thời phải bồi thường cho người Campuchia (CPC) ở địa phương.
3* Dựng lên một vụ kiện để hóa giải một vụ kiện
Việt Nam đã không trực tiếp kiện Trung Quốc nhưng đã tham gia vụ kiện bằng cách ký một hiệp định công nhận thẩm quyền pháp lý của Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA=The Permanent Court of Arbitration) do Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ký ngày 23-6-2014.
Trước đó ngày 22-5-2014, Nguyễn Tấn Dũng đã tham khảo với Tổng thống Philippines về vụ kiện.
Việt Nam chưa chính thức đâm đơn kiện nhưng đã thể hiện ý định đi kiện.
Theo tôi nghĩ, Trung Quốc giật dây Hun Sen chuẩn bị hồ sơ đưa tranh chấp lãnh thổ VN-CPC ra tòa án quốc tế.
Mặc dù hai vụ kiện chưa được hình thành nhưng có thể dùng hồ sơ vụ kiện của Hun Sen để hóa giải vụ kiện của VN, nếu Việt Nam dám kiện.
Không dễ gì Tập Cân Bình chịu dừng lại ở những cây cột mốc trên đường biên giới còn lại 350km đang tranh chấp.
4* Campuchia trở thành tiền đồn của Trung Cộng ở Đông Nam Á
Giới quan sát nêu nhận xét, Trung Quốc đã bỏ tiền ra mua chuộc Hun Sen, và qua những thỏa thuận hợp tác chiến lược, đầu tư và viện trợ kinh tế, viện trợ quân sự, đã làm cho CPC trở thành một tiền đồn của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
4.1. Phát biểu của TS Trần Công Trục
“Ngày trước Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ, ngày nay TQ dùng tiền để thao túng, giật dây các thế lực chính trị CPC cũng không phải là chuyện gì lạ cả. Truyền thông quốc tế đều biết những việc như: chu cấp tiền thuê nhà, tiền nước uống cho các thành viên của đảng chính trị, cho đến việc xây dựng trụ sở cho cảnh sát CPC, cấp điện thoại di động và xe ôtô cho các quan chức ngành ngoại giao CPC. Cho đến việc nắm hồ sơ từng học viên sĩ quan quân đội CPC. (Trung Quốc lập trung tâm huấn luyện sinh viên sĩ quan CPC)
Do đó chúng ta phải hết sức cảnh giác và phải có đối sách thích hợp” (TS Trần Công Trục)
4.2. Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Campuchia
Sức mạnh quân đội Hoàng gia Campuchia gia tăng nhanh chóng
Mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc ngày càng thắt chặt hơn nhờ những khoản viện trợ ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức-Official Development Assistance-ODA), đầu tư và viện trợ quân sự.
Ngày 25-5-2015 tờ The Cambodia Daily đưa tin, Trung Quốc vừa chuyển giao một loạt vũ khí hạng nặng và các thiết bị quân sự cho Bộ Quốc phòng Campuchia.
Gói viện trợ có 44 xe gồm xe jeep, xe mang bệ phóng hỏa tiễn, hàng chục giàn súng máy phòng không, 20 xe nâng hàng, 4 khu bếp dã chiến lưu động, 2,000kg hóa chất không ghi tên, 10,000 linh kiện dự phòng. Đồng thời CPC cũng tiếp nhận 26 xe tải và 30,000 bộ quân phục từ TQ. Một trung tâm huấn luyện 500m2 cũng nằm trong gói viện trợ đó.
Trước đó, năm 2013 CPC cũng đã nhận 12 trực thăng Harbin Z-9 do TQ chế tạo, với khoản cho vay là 195 triệu USD.
Trung Quốc trợ cấp 100 triệu USD để xây sân vận động cho Thế Vận Hội Đông Nam Á năm 2023.
Trung Quốc cấp 100 triệu USD để xây sân vận động Moroket Decho dùng cho Thế Vận Hội Đông Nam Á ở CPC vào năm 2023.
Bà Bố Kiến Quốc (Bu Jianguo), đại sứ TQ ở CPC nói rằng: “Tôi tin tưởng rằng hai nước sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau trên các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu khu”.
Việc nầy Hun Sen đã làm theo yêu cầu của TQ là dứt khoát không đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào chương trình nghị sự trong phiên họp ASEAN năm 2012 khi Hun Sen làm chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á nầy. Đồng thời Hun Sen cũng công khai tuyên bố là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được trên vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông. Nhất trí ủng hộ giải pháp song phương trong việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời cũng xác định chỉ có một nước Trung Quốc. (Không có Trung Hoa Dân Quốc của Đài Loan)
4.3. Bắc Kinh đã trói Campuchia như thế nào?
Trong một bài viết tựa đề: “Vì sao Trung Quốc quyến rũ Campuchia”, GS Heidi Dahles cho rằng do CPC là một trong những vị trí địa chính trị trong chiến lược “Xâu chuỗi ngọc trai” (String of Pearls-Nhất xuyến trân châu) của TQ.
Khâu Lâm, biên tập viên của tờ báo Tự Cống của thành ủy Tứ Xuyên bình luận rằng, Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc Phòng CPC đã dẫn một đoàn 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh, cầu xin viện trợ quân sự để chống lại Việt Nam.
Khâu Lâm nói tiếp: “Xem ra đầu tư cho một người hay một chính đảng ở CPC thì lời lãi rất hạn chế. Chỉ có cách dùng thủ đoạn kinh tế để khống chế họ thì mới đúng cách. TQ nên thuận thế mà làm. Hun Sen hay Sam Rainsy gì cũng phải chịu thôi.
Ông Khâu nầy kết luận: “Một khi Việt Nam đã vì lợi ích của mình mà muốn ôm chân đế quốc Mỹ để đối phó với TQ thì TQ cũng nên kéo CPC về phía mình để liên thủ đối phó với Việt Nam”. (Khâu Lâm)
Bản tuyên bố chung của Tea Banh và người đồng nhiệm là Thường Vạn Toàn có ghi như sau: “Hai bên kiên định trước sau như một ủng hộ lợi ích cốt lõi của nhau trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh và phát triển”.
Rõ ràng là Hun Sen đã thật sự ngã về phía Trung Quốc rồi. Còn đâu 16 chữ cam kết:”Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
4.4. Campuchia lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế
1. Lệ thuộc kinh tế và văn hóa
Tờ Le Figaro đưa tin: “Trung Quốc đã đầu tư 11 tỷ USD cho nên CPC là sân sau của nước nầy”.
Hàng chục công trình mọc lên như nấm, rõ rệt nhất là ngành dệt may. Ở đất nước 14 triệu dân nầy, dệt may cung cấp 300,000 công nhân giá rẻ, luật lệ đầu tư đơn giản và dễ dàng đã hấp dẫn các nhà đầu tư TQ. Người Trung Hoa làm chủ, quản lý 80% nhà máy dệt may.
Sáu con đập thủy điện, hàng chục khu mỏ do người Hoa nắm giữ. Người ta còn thấy quân đội Trung Quốc canh giữ các khu khai thác mỏ. Cấm người lạ vào. “Đây là Trung Quốc”.
Ngoài kinh tế, CPC còn chịu ảnh hưởng về văn hoá của TQ. Tiếng Hoa là ngoại ngữ thứ hai sau tiếng Anh. Trong 70 kênh truyền hình ở CPC có 50 kênh tiếng Hoa, vì CPC có 700,000 người gốc Hoa. Tại CPC, từ thành thị đến những nơi hẻo lánh xa xôi, tại các xưởng may, các nhà máy, nhan nhản những hàng chữ tiếng Tàu ở khắp nơi.
2. Xây dựng “Angkor Wat trên biển”
Công ty Union Group Thiên Tân của Trung Quốc đã thuê 45,000 hecta đất ở Botum Sakor trong thời gian 99 năm để mở một thành phố du lịch xem như một “Angkor Wat trên biển”. Khu giải trí nầy bao gồm một hệ thống xa lộ, sân bay quốc tế, hải cảng cho du thuyền cở lớn, các khách sạn, bịnh viện, sân golf, sòng bạc, các khu chung cư hiện đại.
“Angkor Wat trên biển” còn là một vị trí chiến lược vì nó dễ dàng tiếp cận với Vịnh Thái Lan. Vị trí chiến lược nầy là một trong những địa điểm của Chiến lược Chuỗi Ngọc trai (Nhất xuyến trân châu-String of Pearls) là một vòng đai từ đảo Hải Nam xuống Hoàng Sa, Trường Sa, CPC, Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka (Tích Lan), quần đảo Maldives và Pakistan.
5* Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa ở Lào và Campuchia
Lào và Campuchia là bạn bè truyền thống của Việt Nam. Trong những năm gần đây TQ tăng cường sự hiện diện của họ ở Lào và Campuchia với những khoản đầu tư hàng tỷ đô la.
Uy thế ngày càng lớn của TQ ở hai nước đó rõ ràng là một gọng kềm khống chế VN.
Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Lào và có trong tay khoảng 10,000km2 ( 4% diện tích Lào) đất dự án, từ khai mỏ, thủy điện, cao su và cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn nữa.
Thông qua Lào và CPC khống chế VN và tác động gây chia rẻ khối ASEAN.
Năm 2012, theo yêu cầu của TQ, Hun Sen là chủ tịch luân phiên của ASEAN đã cương quyết không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị mặc dù đã có 5 dự thảo của 5 quốc gia đệ nạp. Cuối cùng hội nghị kết thúc mà không đưa ra được một tuyên bố chung. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN.
6* Liệu có chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia không?
TS Trần Công Trục cho rằng nếu hai bên không kềm chế thì xung đột biên giới có thể xảy ra bởi vì giữa hai nước đã từng có như vậy.
TS Phạm Chí Dũng nêu nhận xét, TQ tự tin là có khả năng kềm chế được VN nên chưa cần tới lá bài quân sự. TQ có nhiều mối lợi về kinh tế và thương mại với VN, mỗi năm xuất siêu 30 tỷ USD vào VN.
Ông nói: “Nếu có xảy ra chiến tranh thì tôi không cho phần thắng nghiêng về phía VN như hồi năm 1979, mà sẽ là một cuộc xung đột biên giới giằng co và kéo dài”.
Về phía Việt Nam, đảng Cộng Sản VN đã lệ thuộc vào Trung Cộng quá nhiều. Hơn nữa, Trung Cộng đã đưa VN vào tình trạng bị bao vây. Chủ trương ngoại giao ba không đưa VN vào tình trạng tứ bề thọ địch và bị cô lập.
Nhớ lại hồi năm 1979, VN đánh chiếm CPC ở phía Nam thì Đặng Tiểu Bình dạy cho VN một bài học cũng vào năm 1979 ở biên giới phía Bắc.
Nếu lịch sử lập lại thì kịch bản biên giới lần nầy cũng không khác gì năm 1979. Chỉ khác một điều là bài học sau nầy gây thiệt hại gấp cả ngàn lần vì chiến tranh hỏa tiễn.
Đó là VN lạnh cẳng trước thằng nhóc tỳ độc nhản long thủ lãnh xứ Chùa Tháp nhưng có thế lực của Bắc Kinh đứng sau.
Biên giới VN-CPC dài 1,270km trải qua 10 tỉnh VN và 9 tỉnh CPC.
Được Trung Cộng chống lưng, CPC nay chọc chỗ nầy, mai chọc chỗ kia, mốt chọc chỗ nọ ở biên giới phía nam thì ở phía bắc, Trung Cộng nay dời giàn khoan chỗ nầy, mai đưa giàn khoan đến chỗ khác trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN, nay tập trận bắn đạn thật ở Hải Nam, mai tập trận ở Hoàng Sa, mốt tập trận ở đảo nhân tạo Đá Chữ Thập (Trường Sa)…làm cho VN phân tán lực lượng trong ngón đòn chiến tranh cân não đối với người “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt đối tác tốt” Việt Nam.
Về lâu về dài, Lào có thể ngăn dòng nước sông Mekong tại đập thủy điện Xayaburi và CPC cũng có thể điều khiển dòng nước nầy từ Biển Hồ (Tonlé Sap) như thả chất độc xuống hạ nguồn Sông Cửu Long…
7* Thành lập lữ đoàn phòng vệ đảo Phú Quốc
7.1. Lữ đoàn 950
Ngày 5-9-2014, Bộ Tư lịnh Quân khu 9 làm lễ ra mắt lữ đoàn 950 “để bảo vệ đảo Phú Quốc trong tình hình mới”. Mục đích là chống lại lực lượng tấn công từ Campuchia. Lữ đoàn gồm có 1 tiểu đòan xe tăng, một đại đội pháo binh, công binh…Chỉ huy trưởng là đại tá Nguyễn Trung Kiên.
7.2. Khmer Đỏ đã từng tấn công Phú Quốc tiêu diệt người Việt Nam
Trước kia, 4 ngày sau khi CSBV chiếm được miền Nam (30-4-1975) thì ngày 4-5-1975 quân Khmer Đỏ đã đánh chiếm đảo Phú Quốc. 6 ngày sau chiếm đảo Thổ Châu. Đem ra hành quyết trên 500 thường dân trên đảo, sự kiện to lớn như thế mà nhà nước bưng bít khiến người dân Sài Gòn và các nơi khác không hay biết gì cả, và cho đến nay cũng còn có rất nhiều người không biết gì về biến cố lịch sử đó cả.
Sau vụ Phú Quốc Thổ Châu, quân Cộng Sản Miên thực hiện những cuộc tấn công lẻ tẻ ở một số vùng thuộc tỉnh An Giang để giết hại người Việt Nam.
Tháng 4 năm 1977, quân chính quy Khmer Đỏ tiến sâu 10km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang, sát hại một số lớn thường dân. Gặp đâu giết đó, gặp ai cũng giết, già trẻ bé lớn, đàn ông đàn bà gì cũng không tha. Hễ người Việt thì phải chết.
Ngày 25-9-1977, Pol Pot đưa 4 sư đoàn đánh chiếm nhiều điểm ở huyện Tân Biên (Châu Đốc), Bến Cầu và quận châu thành tỉnh Tây Ninh.
- Đốt phá 471 ngôi nhà
- Giết chết hơn 800 thường dân
Ngày 1-2-1978, Nghị quyết Cộng Sản Khmer Đỏ có ghi như sau: “Chỉ cần một ngày tiêu diệt vài chục Việt Nam. Mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì đánh tới 10, 15 hoặc 20 năm để tiêu diệt hết người Việt Nam.
Thực hiện công thức 1 đổi 30, như vậy hy sinh 2 triệu người Khmer để diệt 50 triệu người Việt Nam.
Từ tháng 12 năm 1977 đến 14-6-1978, một thống kê cho biết:
- 30,642 thường dân Việt Nam bị thương.
- 6,902 thường dân VN bị giết.
- 30 vạn người Việt phải di tản ra phía sau.
- 6 vạn hecta đất bị bỏ hoang.
Được Trung Cộng chống lưng, Pol Pot đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (Khoảng 60,000) tấn công trên toàn biên giới Việt Nam.
- 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi (Tây Ninh)
- 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp)
- 2 sư đoàn đánh vào Thất Sơn (7 núi) An Giang
- 1 sư đoàn đánh vào Trà Phố, Trà Tiên, Kiên Giang
Thực tế tranh chấp biên giới Việt-Miên như thế thì làm sao mà không cảnh giác?
Ngày 16-7-2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Hải Bình, lên tiếng bác bỏ những hình ảnh và tin tức trên các trang mạng, cho rằng VN đang chuyển vũ khí về biên giới Tây Nam.
Ông Bình khẳng định: “Thông tin về việc Việt Nam chuyển vũ khí vào Nam là không xác thực”.
8* Hun Sen chơi đòn độc, quyết hạ Việt Nam
8.1. Hun Sen xây 25 sòng bạc ở biên giới Miên-Việt
Casino Titan là sòng bạc lớn nhất gần cửa khẩu Mộc Bài
Hun Sen cho xây một loạt các sòng bài dọc theo biên giới Miên-Việt, cho đó là một phần trong chiến lược bí mật bảo vệ lãnh thổ chống lại VN.
Hảng AFP dẫn lời của Hun Sen: “Tôi không thích sòng bạc nhưng mục tiêu lớn nhất là bảo vệ biên giới. Người ta có thể tháo gỡ cột móc biên giới nhưng không thể phá hủy một khách sạn 5 tầng”.
Hàng chục sòng bạc phục vụ cho con bạc VN, trong khi đó, người dân CPC bị cấm cờ bạc một cách nghiêm nhặt.
Ngày 6-4-2012, Cục Cảnh sát Hình sự VN cho biết, ước tính trung bình mỗi ngày có trên 3,000 người Việt sang CPC đánh bạc, phần lớn đều thua cháy túi, đưa đến những hệ lụy nhức nhối cho gia đình và xã hội.
8.2. Vừa bảo vệ biên giới vừa phá hoại xã hội Việt Nam
Hun Sen tung ra một chiêu mà đạt được hai mục đích: bảo vệ biên giới và phá hoại văn hoá, xã hội, gia đình và cả kinh tế VN nữa.
25 sòng bạc, khách sạn, mãi dâm phục vụ cho con bạc VN, mỗi năm thu vào 20 triệu đô la tiền thuế cho nhà nước. Nhiều con bạc thua cháy túi, thế thân từ 3,000 đến 5,000 đô la để gỡ vốn, nhưng rồi cũng sạch túi, phải chịu giam cầm và hành hạ, khủng khiếp nhất và chặt ngón tay, chụp hình gởi về thân nhân đòi tiền chuộc mạng. Nhiều cha mẹ phải bán nhà, chịu cảnh màn trời chiếu đất, đem tiền chuộc con.
Thảm kịch xúc động nhất là người cha lừa đem con gái 13 tuổi để gán nợ cho chủ sòng. Ông Nguyễn Văn Lâm, 41 tuổi ở Củ Chi, sau nhiều ngày xả láng ở casino, đã sạch túi, nợ chủ sòng 110 triệu đồng, bị bắt giam trong “phòng chết” hành hạ, chờ tiền chuộc mạng.
Con gái 13 tuổi tên Nguyễn Thị Thúy Kiều thuật lại như sau, em đang ở trường thì nhận được điện thoại của cha. Cha em khóc nức nở yêu cầu em đem cầm chiếc xe đạp, mang tiền sang chuộc cha.
Ông Lâm hướng dẫn cặn kẽ đường đi nước bước đến sòng bạc. Tuy nhiên, trên đường đi, em Thúy Kiều bị người lái xe ôm và một thanh niên của casino lừa gạt lấy 300,000 đồng.
Khi Thúy Kiều bị giam giữ, thì người cha biệt vô âm tín.
Ngày 28-12-2012, bà Đinh Thị Hoa, 42 tuổi, mẹ của em Thúy Kiều cho biết, nhiều cú điện thoại của sòng bạc hối thúc đem tiền chuộc con, nếu chậm trễ thì con bà sẽ bị đem bán vào động mãi dâm ở Thái Lan.
Bà Hoa vay nợ 30 triệu đồng với tiền lời 10%, mượn khắp nơi đem tiền đến chuộc con.
Sòng bạc Hun Sen gây biết bao thảm cảnh cho gia đình và xã hội VN. Thua bạc giết người cướp xe ôtô, con giết cha mẹ lấy tiền trả nợ và đánh bạc, trộm cắp, cướp giật do cờ bạc.
Độc nhản long Hun Sen lợi hại thật. Chơi cạn tàu ráo máng với quan thầy VN đã dựng ông lên cầm quyền mới có ngày nay.
9* Tổng quát về nước Campuchia và nhà nước độc tài của Hun Sen
9.1. Nước Campuchia
Quốc vương Norodom Sihamoni * Cung điện Hoàng Gia ở Phnompenh
Di sản của thế giới “Điệu múa Hoàng gia
Vương quốc Campuchia diện tích 181,040km2. Dân số 14,805,385 (2011). Thủ đô là Phnom Penh. Theo chế độ quân chủ lập hiến, nhà vua giữ chức vụ tượng trưng. Quốc vương hiện nay là Norodom Sihamoni (Con của Norodom Sihanouk). Thủ tướng là Hun Sen.
Campuchia (CPC) có biên giới chung với các quốc gia: Với Thái Lan (800km) ở phía Bắc. Với Lào 541 km ở phía Tây. Với Việt Nam 1,270km ở phía Đông. Phía Nam CPC là Vịnh Thái Lan
Quốc hội lưỡng viện: Hạ Viện và Thượng Viện. Hạ Viện có 123 đại biểu do dân bầu. Thượng Viện 61 đại biểu do Quốc vương bổ nhiệm theo đề cử của Hạ Viện.
Đảng Nhân Dân Campuchia CPP (Cambodian Peoples Party) của Hun Sen bị mất nhiều ghế trong cuộc bầu cử ngày 28-7-2013. Hồi năm 2008 đảng CPP của Hun Sen chiếm 90 ghế. Bầu cử năm 2013 CPP chiếm 68 ghế. Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia CNRP (Cambodia National Rescue Party-CNRP) của Sam Rainsy chiếm 55 ghế. Hun Sen bị các đảng đối lập tố cáo là gian lận trong bầu cử
9.2. Nhà nước độc tài của Hun Sen
Trên danh nghĩa Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến. Đa nguyên đa đảng nhưng thực chất hiện tại thì CPC là một nhà nước độc tài. Hun Sen nắm tất cả quyền lực nhà nước trong tay ông ta.
Bộ máy nhà nước CPC do CSVN lập ra trước kia, từ trung ương đến địa phương đều do đảng viên Cộng sản nắm giữ.
Hiện tại, Hun Sen nắm giữ tất cả những cơ quan trọng yếu, từ quân đội đến truyền thông, công an, mật vụ. Hun Sen giữ chức thủ tướng đã 27 năm và còn tuyên bố muốn tại vị cho đến năm 74 tuổi.
Đồng thời chuẩn bị cho ba người con kế vị.
- Hun Manet (22-10-1977) tốt nghiệp West Point Hoa Kỳ, trung tướng giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng Gia. Chỉ huy trưởng cơ quan chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.
- Hun Manith (17-10-1981) thiếu tướng giữ chức Phó Giám đốc Tình báo Quân đội.
- Hun Many (27-11-1982) chính trị gia, đại biểu quốc hội. Đứng đầu Tổ chức Thanh niên trong đảng Nhân Dân Campuchia (CPP). Du học Mỹ, Pháp, Úc. Vợ là con gái của Phó Thủ tướng Yim Chay Li.
Gia đình, bà con dòng họ 4 bên, vợ chồng, nội ngoại, sui gia chồng chéo, bao thầu các chức vụ quan trọng của quyền lực. Độc tài là thế.
9.3. Vài nét về Hun Sen
Hun Sen sinh ngày 4-4-1951 (61 tuổi). Lãnh đạo đảng Nhân Dân Campuchia. Mang cấp bậc thống tướng (5 sao).
Gia nhập Khmer Đỏ của Pol Pot năm 1967, giữ chức trung đoàn phó. 5 lần bị thương, hư con mắt bên trái.
Tháng 5 năm 1977, Hun Sen sống ở Hà Nội. Nói thông thạo tiếng Việt. Tên VN là May Phước. Được CSVN huấn luyện, đào tạo để lãnh đạo chính phủ bù nhìn do VN dựng lên trong thời giam chiếm đóng 10 năm ở CPC.
10* Kết luận
Căng thẳng biên giới Việt-Miên vừa qua được cho là có bàn tay của Bắc Kinh giật dây khiến cho của Hun Sen có thái độ mạnh mẽ hơn đối với VN. Hun Sen do CSVN dựng lên nên muốn ngoại giao đi dây giữa VN và TQ. Nhưng tình thế buộc Hun Sen phải ngã về phía Trung Quốc vì TQ giàu, mạnh và hơn nữa, CPC đã bị lệ thuộc vào TQ về quân sự, kinh tế, chính trị… nên buộc phải lừa thầy, phản bạn thôi.
Vì sao Hun Sen phải tìm kiếm bản đồ cũ?
Vì bản đồ cũ khác với bản đồ thỏa thuận Việt-Miên năm 1985. Không phải để chống lại cáo buộc của Sam Rainsy, vì Hun Sen đã công nhận một số cột mốc bị cắm sai vào lãnh thổ CPC khiến cho nước nầy bị mất đất.
Hun Sen kéo LHQ, Pháp, Anh và Mỹ vào tranh chấp lãnh thổ với VN, chuẩn bị đưa hồ sơ biên giới ra quốc tế, hay nói khác đi là chuẩn bị kiện VN ra tòa án quốc tế.
Chuẩn bị hồ sơ không phải là mục đích để kiện mà để hóa giải, chận đứng ý định của VN đi kiện Trung Quốc, nếu có.
Trung Cộng giật dây CPC để đưa VN vào tình trạng tứ bề thọ địch, kềm chế CSVN tiếp tục truyền thống làm tay sai của Trung Cộng.
Nếu Việt Nam muốn “thoát Trung” thì chỉ có con đường duy nhất là liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ. Xin mượn lời của Thiếu Tướng Lê Văn Cương công khai kêu gọi: “Duy nhất trên hành tinh nầy chỉ có Mỹ mà thôi. Phải tiến tới quan hệ Việt Mỹ mà trên là bạn bè dưới là liên minh. Trên hành tinh nầy Trung Quốc chỉ sợ có Mỹ mà thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Trung Quốc cũng không dám đụng tới Mỹ vì đụng tới Mỹ là tự sát. Bản chất của Trung Quốc là chỉ bắt nạt, cưỡng bức những kẻ hèn nhát mà thôi”. (Lê Văn Cương)
Trúc Giang