Có lẽ trong các bài thơ viết về thương binh liệt sĩ chưa có bài thơ nào lạ và đầy nước mắt căm hờn như bài thơ “Cái nhìn của các em tôi” được nhà thơ Hoàng Hưng sáng tác vào chính ngày Thương binh liệt sĩ. Trong những cái nhìn ấy tác giả bơm máu tươi vào cơ thể người đọc, những ai đã hay đang lạnh dần với thói quen vô cảm, ngay cả vô cảm với tổ quốc, vô cảm với sinh mệnh của chính quốc gia mình.
Bài thơ như một tiếng búa đập dữ dội trong tòa án lương tâm, tiếng phán quyết của quan tòa đất nước trước các âm mưu, phân xé, chia phần của bọn con buôn chính trị lấy đất đai tổ tiên làm quà tặng, lấy xương máu chiến sĩ làm bậc thang cho ngai vàng và trên hết cùng nhau im lặng hưởng thụ bổng lộc trên những đôi mắt chỉ biết nhìn trừng trừng vào chúng.
Cái nhìn của các em tôi
Theo tôi cái mảng viết về Trường Sa thì nhiều lắm, chúng như những cái cột mốc cắm cho chủ quyền của biển đảo chúng ta. Hiện nay ở cột mốc xác định chủ quyền Trường Sa thì ngoài bản đồ có giá trị lịch sử không thể bác bỏ được của cha ông chúng ta được người Pháp in cách đây đã mấy trăm năm rồi.
-Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Hoàng Hưng
Tôi có ba đứa em
Em ruột Lạng bị gọi đi “đánh Mỹ”
Mấy năm sau nhận tin báo tử
Không ngày tháng chết, không một mảnh di hài
Một chiếc ba lô mới tinh đem đến nhà giả làm “di vật”
Đến hôm nay manh mối vẫn không ra!
Em vợ Bình ngã xuống ngay trận đầu biên giới Tây Nam
Em vợ Bính phát điên mà chết vì đạn pháo quân thù chốt địa đầu phía Bắc
Một nhà góp ba mạng trai cho “Độc lập, Thống nhất”
Đã đủ hay chưa?
Những câu thơ ngày ấy:
“Các anh bảo chúng tôi
Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp
Chúng tôi đi
Vì không sợ chết
Chúng tôi chết
Vì sợ sống hèn
Nhưng sẽ ra sao cái Ngày Mai ấy?”
đã đưa người viết vào ngục tù
khi “cái Ngày Mai ấy” trở thành hiện thực!
“Cái Ngày Mai ấy” là chính Hôm Nay
Khi biên cương phía Bắc, phía Nam và biển Đông lại đen ngòm súng giặc.
Những chàng trai của mọi nhà lại chờ lệnh ra đi
Cho một Ngày Mai chưa biết sẽ ra sao
Khi mỗi người dân gánh trên đầu khoản nợ không biết đời nào trả hết
Để các anh xây biệt thự khắp năm châu
Khi những người viết lên những dấu hỏi những dấu than lại chuẩn bị vào tù
Để các anh yên tâm trên ngai rồng đỏ son vàng chóe!
“Chúng tôi đấy
Đều ngoan ngoãn cả
Anh vừa lòng chứ ạ?
Vâng.
Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn
Sự nặng nề ngu độn của các anh
Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển!”
Những câu thơ năm ấy
Giờ đây đã sai rồi
Chúng tôi không còn ngoan ngoãn
Không còn khoanh tay
Để các anh mặc sức đánh chìm con tàu Tổ quốc
Những đứa em tôi không thể chết vô nghĩa thế!
Dưới ba thước đất, mắt các em vẫn mở trừng trừng
Nhìn các anh
Nhìn chúng tôi
Nhìn tất cả chúng ta
Không ai thoát được cái nhìn của các em tôi
Đừng hòng thoát!
Ngày “thương binh liệt sĩ” 27/7/2015
Bài thơ của Hoàng Hưng sáng tác vào đúng ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 như một lời nguyền, như một câu hỏi dành cho các thế lực phản động cần phải trả lời. “Cái nhìn của các em tôi” vẽ lại hình ảnh tang thương của những cuộc chiến mà dân tộc Việt Nam trải qua trên suốt chiều dài chống Mỹ và chống Trung Quốc.
Cuộc chiến với người Mỹ đã qua hơn 40 năm nhưng với Trung Quốc, cuộc chiến dai dẳng kéo dài từ Biên giới phía Bắc cho tới Hoàng Sa, Trường Sa chưa hề chấm dứt, kể cả ngay vào lúc này, lúc mà người ta rầm rộ kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ với cuộc họp mặt hoành tráng dưới cái tên “Khát vọng đoàn tụ” ngay tại hội trường Bộ quốc phòng Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và khoảng 500 đại biểu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hình như để trả lời câu hỏi của nhà thơ Hoàng Hưng, những người em của tác giả dù có nhìn trừng trừng vào sân khấu chờ nghe những lời ca tiếng hát tuyên dương sự hy sinh của mình cũng không thể tưởng tượng ra rằng Bộ quốc phòng lại đem một bài hát của Trung Quốc từng được xem là bài quốc ca thứ hai của Bắc Kinh để hát tặng những người bị Trung Quốc giết hại trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi vừa qua.
Thật không gì chua chát hơn thế.
Bài “Ca Ngợi tổ quốc” rất nổi tiếng của Trung Quốc sao lại nằm trong chương trình này thì chỉ có Bộ quốc phòng mới biết. Tuy thế không hẳn là không ai biết, kẻ đặt bài hát vào máy phát của chương trình “Khát vọng đoàn tụ” không ai khác hơn là những kẻ đã mọc đuôi sam trên đầu, những kẻ ước ao được đoàn tụ với người anh em phương bắc của chúng.
Thế nhưng tại một nơi khác được tổ chức trong thân tình ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ năm nay chỉ có vài nhà báo và một vị tướng nổi tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đọc bài thơ có tên “Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam” cho mọi người nghe như một liều thuốc giảm đau cho hội chứng Trung Quốc.
Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam
Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
Nhưng thôi, miễn bàn vể thơ thẩn
Tôi nói thẳng
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim
Cho mau
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó cướp tàu
Đồng bào tôi ngoài biển vẫn bị nó túm đầu
Cướp cơm chim
Bên cạnh những cái đó còn có cột mốc đặc biệt đó là cột mốc bằng văn học nghệ thuật. Đó là những bài thơ, những bài hát, những trường ca, những tác phẩm nghệ thuật trong đó gần đây xuất hiện cả các cuốn tiểu thuyết.
-Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Tôi nói thẳng
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]
Thôi đi mấy cha, mấy anh cà vạt phòng lạnh cách xa biển Đông ngàn dặm
Nhà anh chả ai cướp
Con anh chả ai đánh [đánh sao được, nó ở nước ngoài ráo cả]
Vợ anh chả ai hiếp [hiếp sao được, nhà anh có công an bồng súng đố thằng nào…]
Chỉ tủi thân cho đồng bào
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam làm cha
Thậm chí làm ông nội.
Tàu thuyền rách nát.
Kiếm sống ở khu vực nhà mình vẫn bị ăn tát
Ăn bạt tai – đá đít
Ăn đạn AK
Bọn hải tặc đuôi sam làm cha
Thậm chí làm ông nội.
Thơ không được chửi bậy
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …
nhưng thôi đành
Tiên sư bố chúng mày bọn lưu manh!
Bạn bè gì ngữ ấy.
Thơ không được chửi bậy
Xin tha thứ cho thằng làm thơ này. Đọc tin đồng bào bị cướp trên biển thì mắt nó cay cay …
Cứ đàn áp đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…
Cứ bóp cổ đi…
Cứ kung-fu đi…
Cứ triệu tập đi…
Cứ lo hữu nghị đi…
Hỡi những người anh em máu đỏ da vàng
Hãy thử sờ lên đầu mình.Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…
Hãy thử sờ lên đầu mình.Xem…
Đã mọc đuôi sam ?…
Đỗ Trung Quân
Câu chuyện về bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, kẻ giết hại và làm hằng chục ngàn bộ đội Việt Nam trở thành thương binh liệt sĩ vẫn âm ỉ cháy trong lòng người biết chuyện. Nhà nước im lặng, cơ quan thu hình trực tiếp “Khát vọng đoàn tụ” là đài truyền hình VTV lẳng lặng rút bỏ bài hát xuống nhưng trong thế giới thông tin như hiện nay làm sao xóa bỏ dấu vết của một hành động công khai được hàng trăm ngàn người chứng kiến?
Nhiều năm qua cách này cách khác, văn nghệ sĩ Việt Nam tuy không được cổ vũ sáng tác trong đề tài chống Trung Quốc một cách đồng bộ và công khai nhưng theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, hiện giữ chức Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho rằng thơ văn và những sản phẩm chống Trung Quốc trong văn học Việt Nam vẫn đang lớn mạnh. Ông đưa ra những tên sách, bài thơ, bài hát được xem là tiêu biểu chứng minh hiện trạng mà ông ví von như những cột mốc cắm trên quần đảo Trường Sa, nơi mà bộ đội hải quân Việt Nam nhiều lần đổ máu:
“Cách đây mấy năm thì VietnamNet kết hợp cùng với Hội nhà văn đã tổ chức cuộc thi sáng tác về đề tài Biển Đông và đã có hàng vạn bài thơ, rất nhiều ca khúc khá hay viết về Biển Đông trong đó có bài hát Mộ gió của Vũ Thiết. Hồi gần đây tôi cũng đã ra tuyển tập Trường Sa bao gồm cả thơ và văn xuôi. Một loạt nhà thơ khác nữa như anh Hữu Thỉnh có Trường ca biển, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến có bài Tổ quốc nhìn từ biển. Ngay như chị Nguyễn Phan Quế Mai là một nhà thơ sống ở nước ngoài cũng có bài thơ Tổ quốc gọi tên mình và bài này được phổ nhạc và hiện nay rất nổi tiếng trong nước.
Theo tôi cái mảng viết về Trường Sa thì nhiều lắm, chúng như những cái cột mốc cắm cho chủ quyền của biển đảo chúng ta. Hiện nay ở cột mốc xác định chủ quyền Trường Sa thì ngoài bản đồ có giá trị lịch sử không thể bác bỏ được của cha ông chúng ta được người Pháp in cách đây đã mấy trăm năm rồi thì chúng ta còn có cột mốc thực sự, đấy là những tấm bia chủ quyền bằng cement, bằng cốt thép và còn cả những tấm bia khác nữa. Đó chính là sự hy sinh xương máu của cha ông từ rất nhiều đời trong đó có cả các chiến sĩ mới nhất gần đây trên đảo Gạc Ma. Bên cạnh những cái đó còn có cột mốc đặc biệt đó là cột mốc bằng văn học nghệ thuật. Đó là những bài thơ, những bài hát, những trường ca, những tác phẩm nghệ thuật trong đó gần đây xuất hiện cả các cuốn tiểu thuyết. Ngoài cuốn “Đảo chìm” của tôi còn có cuốn của Nguyễn Xuân Thủy hay gần đây là cuốn tiểu thuyết viết về Trường Sa của Nguyễn Quang Vinh. Tôi cho rằng đây chính là cột mốc chủ quyền cắm trên quần đảo linh thiêng của chúng ta.
Nếu như những tác phẩm ấy nó có giá trị đích thực thì giá trị cột mốc đó nó còn bền vững muôn đời!”
Muốn hay không người đọc Việt nam cũng nhận ra một điều rất rõ có hai dòng chảy song song với nhau trên cùng một đề tài Trung Quốc. Trên dòng chính, thơ văn hay nhạc phẩm viết về Trung Quốc dù cách nào đi nữa vẫn phải theo nguyên tắc kềm chế, giữ lại lòng uất ức, tâm trạng bị dày xéo, chà đạp.
Còn dòng chảy bên kia, ít hơn rất nhiều, nhưng lại chứa không biết bao nhiêu là nước mắt, sự phẫn nộ, máu sôi sục và nhất là mạnh mẽ thét to vào tai vào óc kẻ thù, kể cả kẻ thù đã mọc những chiếc đuôi sam vô hình trên cái đầu lạnh lùng chứa đầy bổng lộc.
Qua sự cố “Khát vọng đoàn tụ” nhà nước đang nỗ lực chữa cháy bằng các lời giải thích không chính thức cho dư luận. Không chính thức bởi vì không ai trách nhiệm cho sự cố tồi tệ này. Một sự cố đi liền với các nỗi lo về con dao Trung Quốc luôn túc trực đâm vào các nỗ lực tìm kiếm một thế lực để cân đối và nhất là để nép vào đó mà tránh các đòn bẫy vừa mạnh bạo vừa thấp kém của một đất nước có nền văn hóa đáng tự hào.
Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Bắc Kinh nổi lên giữa lòng Hà Nội vào chính lúc Chủ tịch nước phát biểu trong một chương trình được tổ chức công phu và rầm rộ đã làm dấy lên các lời đồn đoán vốn đang phân hóa các phe phái trong đảng, trong chính phủ và ngay cả trong tập thể đảng viên. Ai đã âm thầm bấm nút bài hát này thì có lẽ cũng chính là người được lệnh phát động một cuộc chiến mới, cuộc chiến không phải đối với kẻ thù bên ngoài mà ngay trong mái nhà xã hội chủ nghĩa.
Cuộc chiến mà người chết sẽ không bao giờ được gắn huân chương hy sinh vì tổ quốc, và vì vậy tên tuổi của họ vĩnh viễn nằm bên ngoài danh sách thương binh liệt sĩ sau này.