Thursday 13 August 2015

Kiểm Kê Thực Tế Để Lượng Định Tội Ác Của Cộng Sản

VTT 47Feb 27 congsanLịch sử là một khoa học về sự bất hạnh của con người. Nhận xét này rất chính xác. Cho nên, không ai có thể phủ nhận là sự tàn bạo đối với con người trong thế kỷ 20 đã vượt xa những thế kỷ trước.
Chủ nghĩa cộng sản đã chiếm một địa vị nổi bật trong khung cảnh lịch sử đầy những thảm họa đó. Nhưng có một điều lạ là cho đến nay những tội ác của cộng sản vẫn chưa được lượng định một cách công bằng từ cả quan điểm lịch sử lẫn quan điểm đạo đức.
So sánh với chế độ Đức Quốc Xã đã giết hại khoảng 25 triệu người thì các chế độ cộng sản đã tàn ác và nguy hiểm hơn nhiều vì đã giết hai đến 100 triệu người.
Điều ngạc nhiên là mặc dầu vậy, hệ thống chính quyền cộng sản, mãi cho đến ngày nay, vẫn duy trì được tính chất hợp pháp trên trường quốc tế và vẫn còn tiếp tục nắm quyền cai trị ở một số quốc gia. Phải chăng điều này đã vượt quá tầm hiểu biết bình thường của nhân loại hay người ta đang né tránh một sự thật nào đó cần phải dấu. Những đoạn viết sau đây hy vọng sẽ mang lại được một chút ánh sáng nào đó trong việc trả lời câu hỏi nói trên. Xin mời qúy độc giả đọc tiếp.
Kiểm kê thực tế về chủ nghía Marx
Chủ nghĩa Marx có hai mũi nhọn tấn công chiến lược : chuyên chính vô sản và nhà nước tự tiêu vong. Theo lập luận của Marx thì chyên chính vô sản (CCVS) có mục đích chấn áp giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Như vậy, sự tồn tại của CCVS liên quan đến hai điều kiện : kẻ thù giai cấp và nhà nước tự tiêu vong.
Về điều kiện thứ nhất, khái niệm kẻ thù giai cấp là một khái niệm hết sức mơ hồ. Sau này cà Lenin và Stalin đều gặp khó khăn, không thể giải quyết, khi phải đối mặt với tính phức tạp cũa khái niệm này.
Theo sự dụ dỗ của Marx thì CCVS chỉ có tính cách tạm thời. Nhưng tạm thời lả bao lâu và làm thế nào để tránh sự lạm dụng của những kẻ nhân danh giai cấp vô sàn kéo dài quá mức cần thiết của CCVS. Kinh nghiệm này, rất nhiều dân tộc đã phải trả giá đắt trong đó có Việt Nam.
Theo thói thường, kẻ cầm quyền không bao giờ thiết tha với việc mở rộng dân chủ vì sợ mất địa vị và đặc quyền đặc lợi của mình. Đó là lý do giải thích tái sao ở các nước áp dụng CCVS , dân chủ đều vắng mặt.
Về điều kiện thứ hai, nếu sự thực chế độ tư hữu phát sinh ra “nhà nước” thì có thễ đồng ý rằng sự tiêu diệt chế độ tư hữu tất yếu sẽ dẫn đến sự tiêu vong của “nhà nước”. Thế nhưng, nếu “nhà nước” có một nguồn gốc độc lập không kiên quan gì đến lãnh vực kinh tế thì việc xóa bỏ tư hữu để tập trung toàn bộ phương tiện và tư liệu sản xuất vào trong tay “nhà nước”, sẽ không làm cho “nhà nước” tiêu vong, mà ngược lại, sẽ làm cho “nhà nước” ngày càng bành trướng hơn. Kinh nghiệm này, ngày nay, nhiều dân tộc đã trải qua, và sự tiêu vong của “nhà nước” thật ra chỉ là một thủ đoạn lừa bịp.
Khôi phục bản chất của “nhà nước” tức là dân chủ hóa. Đòi hỏi phải xóa bỏ tính giai cấp của “nhà nước” là để “nhà nước” trở thành “nhà nước” của toàn dân. Đây là điểm cốt yếu trong đấu tranh dân chủ. Tin vào tính thánh thiện của giai cấp vô sản khi chúng nắm chính quyền thì chỉ có thể là sự ngây thơ của con nít.
Kiểm kê thực tế về chủ nghĩa Marx-Lenin và chiến thuật tạo phản
Chủ nghĩa Marx-Lenin là một ứng dụng của chủ nghĩa Marx vào thực tế do Lenin khai triển. Vào thế kỷ 20, tất cả các nước tự coi là cộng sản và tất cả các đảng cộng sản tại các quốc gia khác đều thành lập trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Hạt nhân ý thức hệ của chủ nghĩa này là “ Cách mạng vô sản không xuất phát một cách tự nhiên từ một nước tư bản. Nhất thiết cần có một đảng cách mạng chuyên nghiệp tiền phong hướng dẫn giai cấp công nhân trong việc lật đổ tư bản bằng baọ lực rồi sau đó lập nên một thể chế chuyên chính vô sản như là bước đầu tiến tới xã hội cộng sản”.
Chủ ngĩa Marx-Lenin lập luận rằng sở dĩ công nhân trong các nước tư bản tiên tiến không chọn lựa cánh mạng vì chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới trong đó các nhà tư bản mang tiền đến các thuộc địa khai thác bóc lột và làm giàu rồi dùng số tiền kiếm được này đút lót công nhân trong nước bằng cách tăng lương cho họ. Khi nào các thị trường thuộc địa bị phong trào gỉải phóng dân tộc phá vỡ thì tư bản thuộc địa lại trở về với mẫu quốc và lúc đó cách máng vô sản sẽ nổ ra.
Lenin coi “đế quốc” chứ không phải “tư bản” là kẻ thù chính như Marx đã giảng dạy. Cách tiếp cận của Lenin với chủ nghĩa cộng sản thực tế hơn lý thuyết cổ điển của Marx , và cũng chinh vì thế mà Lenin đã lãnh đạo thành công cách mạng vô sản đầu tiên tại Nga năm 1917.
Lenin nghĩ rằng cơ chế chính trị này không thể do những người vô sản vụng về và ít học xây dựng được mà phải do chính tay ông làm lấy. Với niềm tin đó chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện. Chủ nghĩa này không xây dựng được một xã hội hoàn thiện. Nó chỉ trở thành công cụ để cướp giữ chính quyền cho một nhóm người háo danh và tham lợi.
Năm 1917 Lenin trở thành chúa tể của nước Nga. Lúc đó ông phát hiện ra rằng hàng triệu công nhân và nông dân không chấp nhận tư tưởng của Marx. Trước hiện thực này ông thấy chỉ có thể giữ quyền lực cho Đảng Cộng Sản bằng vũ lực, khủng bố và áp bức. Nuôi sẵn môt mối thù chưa trả cho người anh bị Nga Hoàng treo cổ giết và có sẵn truyền thống sát nhân trong huyết quản, ông đã ra lệnh bắn giết hàng vạn người và bỏ chết đói hàng triệu người một cách dễ dàng như hơi thở. Khi làm như vậy, ông đã dùng tư tưởng của Marx về “tính tất yếu của cách mạng” để biện hộ cho tội ác của mình.
Chiến thuật tạo phản của Lenin còn được goi là khoa học khởi lọan. Trong suốt cuộc đời đấu tranh của mình, Lenin đã tinh luyện phương thức khởi lọan mà những người Bon-sê-vích là những người đầu tiên sử dụng và đạt thắng lợi.
Chiến thuật này là một phương thức phải kể lể dài dòng nên không tiện viết xuống mấy trang tham luận vắn tắt, nhưng điều phải nói là nó cũng đã được những người cộng sản ở những quốc gia khác áp dụng thành công trong những vụ cướp chính quyền liên tiếp xảy ra suốt chiều dài Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ 20.
Những trang sử đẫm máu của Khủng Bố Đỏ và Đại Thanh Trừng
Trong những ngày đầu Lenin cai trị nước Nga, khủng bố đỏ là một chiến dịch của chính quyền nhằm đối phó với những người chống đối họ. Chiến dịch này được công bố bắt đâu từ ngày 2/9/1918 và chấm dứt vào tháng 10 cùng năm. Trên thực tế nó đã kéo dài suốt bốn năm nội chiến, nghĩa là từ 1918 đến 1922.
Cơ quan mật vụ Tcheka và các cơ sở tinh báo quân đội được giao phó trách nhiệm hoàn thành chiến dịch. Chính Lenin đã trù liệu biện pháp này ngay từ khi chưa nắm chính quyền, theo sự chỉ dạy của Marx và rút kinh nghiệm từ Công Xả Paris năm 1871.
Ngay sau khi được ban bố, chiến dịch này đã rầm rộ trả thù cho vụ ám sát Moisei Uristky, thủ lĩnh Tcheka Petrograd và cho vụ mưu sát Lenin bởi Fania Kaplan ngày 30/8/1918. Hôm ấy Lenin bị bắn ba phát, 2 phát trúng người, và một 1 viên đạn ghim trong ngực không lấy ra được. Lenin chết sớm vào năm 1924 vì viên đạn này.
Sau đây là những vụ giết người để tra thù. Thoạt đầu có 500 đại biểu của giai cấp tư sản bi hành quyết ngay sau khi trùm Tcheka Petrograd bị ám sát. Tuy nhiên theo báo cáo của Tcheka được công bố thì số người bị bắn là 800 và bị tù là 6229.
Tại Kharkiv: 3000 vụ sử bắn từ 2 đến 6/6/1919 và 2000 vụ khác trong tháng12. Tại Rostow-on-Don: 1000 vụ sử bắn trong tháng 1/1920. Tại Odessa: 2000 vụ sử bắn từ tháng 5 đến tháng 8/1919, tiếp theo là 3000 vụ từ tháng 2/1920 đến tháng 8/1921. Tại Kyiv: 3000 vụ sử bắn từ tháng 2/1919 đến tháng 8/1919. Tại Ekaterinodar: 3000 vụ sử bắn từ tháng 3/1920 đến tháng 2/1921. Tại Armavir: 3000 vụ sử bắn từ tháng 8/1920 đến tháng 10/1920 . Tất cả là 20.000 vụ sử bắn và danh sách cứ tiếp tục kéo dài theo đà diễn tiến của nội chiến.
Cuộc thảm sát lớn nhất xảy ra tại vùng Crimea vào cuối năm 1920. Với sự đồng ý của Lenin, Bela Kun đã xử bắn và treo cổ 50.000 sĩ quan da trắng của các lực lượng Bạch Vệ sau khi họ đầu hàng. Đó là chưa kể số phận cũa 4 triệu người đào ngũ và đình công bị trôi sông và đầy đi các trại trừng giới.
Đối với gia đình của Sa Hoàng Nicolas II, lúc đầu người Bon-Sê-Vích chỉ định đưa ra xử trước tòa án. Nhưng tháng 8/1918 khi lực lượng Bạch Vệ tiến gần đến Yekaterinburg, nơi gia đình Sa Hoàng bị quản thú thì Jacob Sverdloy, người phụ trách việc giam giữ, yêu cầu sô viết địa phương hành quyết. Sự yêu cầu này được chấp thuận nên Sa Hoàng cùng vợ con và các hầu cận đều bi giết.
Khủng Bố Đỏ gây ấn tượng sợ hãi đối với dân chúng không chỉ vì số người bị giết lên đến hàng triệu mà còn vì cung cách giết người độc ác và man rợ chưa từng thấy. Bên cạnh các vụ xử tử bằng súng đạn, các Tcheka đã biểu diễn trước mắt quần chúng một số phương thức hành quyết vô cùng rùng rợn.
Chẳng hạn như: Tcheka Odessa buộc các sĩ quan Bạch Vệ vào những tấm ván rồi từ từ đẩy họ vào lò lửa hay dìm họ xuống ngững bể nước sôi; Tcheka Voronezh lột trần truồng tù nhân rồi lăn họ trên những thảm đinh sắc nhọn cho đến khi tắt thở; Tcheka Khardo, chuyên môn lột da đầu và da tay tội nhân trước khi hành quyết; Tcheka Ekaterinoslav đóng đinh tay tù nhân vào những phiến đá rồi bỏ mặc cho họ chết vì đau đớn; Tcheka Kremenchug xiên tay chân những vị tu hành bằng giây kẽm rồi chôn sống; Tcheka Oral lột quần áo tù nhân, xối nước lạnh lên người rồi bắt đứng ngoài trời đông buốt giá cho đến khi biến thành tượng; Tcheka Kiev trói chặt tù nhân rồi cho chuột đói đục khoét và gậm nhấm ruột gan.
Tất cả những hình phạt nói trên đều được thi hành giữa đám đông để gây khiếp sợ. Tác giả Robert Daniels trong tác phẩm “Red October : The Bolshevick Revolution of 1917” viết rằng : “với sự mở cửa của các kho tài liệu mật Liên Xô, người ta đã biết mầm mống và luận thuyết khuyến khích tội ác diệt chủng là sáng tạo của Lenin. Khủng Bố Đỏ là chính sách của Lenin áp dụng để duy trì quyền lực sau khi cuộc Đảo Chính Tháng 10 thành cộng tại nước Nga”.
VTT 47Feb 27 congsan
Thắng lợi của cuộc Đảo Chính tháng 10 là do tình hình thế giời và do tương quan lực lượng trong nước tạo nên. Thật ra bản thân các giai cấp trong lòng xã hội bán khai thời Sa Hoàng và nền kinh tế tư bản lạc hậu của xứ này chưa được chuẩn bị để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ở các nước tư bản tiên tiến thời đó giai cấp công nhân cũng chưa sẵn sàng để tiến hành cuộc cách mạng này. Vì thế sau khi Cuộc Đảo Chính thành công, nước Nga không nhận đươc sự tài trợ đến từ Tây Phương. Đất nước lâm cảnh nội chiến kéo dài và nhân dân lâm cảnh khốn cùng của nghèo túng đói rét.
Cuộc giải ngũ 5 triệu hồng quân hình thành một đẳng cấp quan liêu. Họ vun đắp cho sự sùng bái cá nhân của Stalin để củng cố chỗ dựa và giữ đặc qyền đặc lợi. Nhưng càng được sung bái thì Stalin càng lộng hành và dần dần vượt ra ngoài giới hạn mà bọn quan liêu mong muốn.
Cuộc Đại Thanh Trừng là một chiến dịch thanh lọc do Stalin tiến hành giữa hai năm 1937-1938 nhằm hạ sát và tù đầy những phần tử chống đối trong đảng, trong chính phủ, quân đội và trong xã hội trên mọi lãnh vực. Cách đâ không lâu, một số tài liệu được giải mã cho biết 1 triệu người đã bị giết trong hai năm 1936-1938, 18 triệu người lao động khổ sai trong các trại cải tạo, 14,5 triệu người bị bỏ chết đói và 9,5 triệu người bị đầy ải tại những vùng đất hoang vu giá lạnh miền Bắc Cực.
Năm 1934, Stalin dàn dựng vụ ám sát Sergey Kirov, một đố thủ chính trị tương lai, để mở màn cho vụ thanh trừng. Qua cuộc thanh trừng, Stalin đã giết gần hết các nhân vật tên tuổi của cuộc Đảo Chính Tháng 10. Trong số 6 người thuộc Bộ Chính Trị, có 4 người bị giết. Trotsky phải chạy ra nước ngoài để cuối cùng cũng bị tên mật vụ Ramon Nercader ám hại trong năm 1940. Trong số 1966 ủy viên do Đại Hội Nghị thứ 17 bầu ra, 1108 người bị Stalin bắt giữ và sát hại gần hết.
Ngày 30/9/1950, một số thành viên trong tổ chức đảng của thành phố Leningrad gồm Kuznetsov, Rodionov, Povlov, Vonezsensky, Kapstin, Lazustin bị đưa ra xử kín và bị hành quyết ngày kế tiếp.
Ngày 13/1/1953 báo Pravda công bố một lá thư của nữ bác sĩ Lydia Timachouk gửi cho Stalin, tố cáo 15 bác sĩ đã áp dụng phép chữa bệnh không hợp pháp. Stalin kết luận tức khắc là đang có một âm mưu của một số bác sĩ chống Liên Xô và ra lệnh bắt. Đó là sự khởi đầu cho một giai đoạn Đại Khủng Bố thứ hai mà chỉ có cái chết của Stalin mới làm cho nó bị phá hỏng.
Ngoài ra cũng còn phải kể cả chính sách phi Kulak hóa, nạn đói Golodomor và vụ thảm sát tại khu rừng Katyn. Chính sách phi Kulak hóa được thực hiện từ năm1930 đến năm 1932. Mục đích chủ yếu là tiêu diệt các phú nông như một giai cấp. Những người phú nông không chịu hợp tác bị bắn chết hay bị trục xuất với gia đình tới những vùng đất hoang vu ở Siberia và Bấc Cực. Hàng vạn người đã bỏ thy ở những vùng đất này.
Từ Golomodor dùng để chỉ nạn đói kinh hoàng đã làm chết 6 triệu người vào các năm 1932-1933. Nạn đói này là hậu quả của việc Stalin tịch thu nông phẩm của nông dân để bán cho Tây Phương lấy tiền phát triển kỹ nghệ. Kết quả là vùng trung tâm của Nga chết đói 2 triệu người, Kazhastan chết đói 1,7 triệu, Ukrain chết đói 1,3 triệu và Bắc Caucase chết đói 1 triệu.
Sau cùng phải đề cập đến những mồ chôn tập thể tại khu rừng Katyn, cách thị xã Smolenks (Nga), khoảng 19 cây số. Những mồ chôn tập thể này được phát hiện năm 1943 nhưng vào thời điểm đó chính quyền Liên Xô cực lực chối cãi. Mãi đến thập niên 1990 sau khi đích thân thăm viếng khu rừng Katyn, tổng thống Nga Yeltsin mới chịu nhận là Bộ Trinh Sát NKVD của Nga đã nhúng tay vào vụ thảm sát đó. Tháng 4/1940, Vasili M. Bloklin , nhân viên NKVD đã tự tay hạ sát bằng súng 6000 người Ba Lan và chôn tập thể tại khu rừng này. Rõ ràng là một tội ác diệt chủng mà Liên Xô phải chịu trách nhiệm, không thể chối cãi.
Kiểm kê thực tế tội ác của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình
Sau khi Stalin chết phong trào cộng sản bành trướng sang Phương Đông và tác động tại Trung Hoa. Lúc này, tại đây, Tưởng Giới Thạch thua trận đã phải chạy ra đảo Đài Loan. Nhân Dân Trung Quốc hy vọng Mao Trạch Đông thực hiện lời hứa dân chủ thời Diên An, là làm cho Diên An trở thành Washington của Trung Quốc.
Nhưng khi vào được Trung Nam Hải thì Mao trở mặt tuyên bố ông vừa là Marx vừa là Tần Thủy Hoàng. Thật ra ông còn tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàng rất nhiều vì ba năm “Nhảy Vọt Lớn”, với 37,5 triệu người chết đói, đã trở thành bạo chính lớn nhất cổ kim trong và ngoài nước.
Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại
Tháng 1/1958, Mao Trạch Đông hạ lệnh tiến hành kế hoạch ngũ niên thứ hai, đặt tên là “Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại”. Kế hoạch này là mẫu hình phát triển kinh tế theo công thức của Liên Xô. Trong kế hoạch, các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ bị hủy bỏ để tập trung thành nhứng “nông xã nhân dân” khổng lồ với kích thước cả ngàn người. Kế hoạch này khởi sự áp dụng tại Hà Nam và Liễu Ninh rồi nhanh chóng phát triển ra cả nước.
Ngoài việc trồng lúa gạo, lực lượng nông dân còn phải làm những công trình thủy lợi và phát triển hệ thống giao thông. Nông xã nào cũng phải có một lò luyện thép. Nguyên liệu cung cấp cho các lò này không phải lấy từ mỏ lên mà là bất cứ thứ gì bằng sắt thép mà con người đang xử dụng như dao kéo, thìa muổng, cuốc xẻng, vật dụng khác trong nhà và đôi khi cả đường sắt hỏa xa.
Các phương pháp khoa học không được thử nghiệm trong trồng cấy và trong sản xuất kim khí. Chỉ tiêu sản xuất cũng tăng lên một cách phi lý, không căn cứ vào khả năng và sức lực của con người. Kết quả là mức sản xuất ngũ cốc giảm 15% trong năm 1959, giảm thêm 10% nữa trong năm 1960 và hoàn toàn không được phục hồi trong năm1961. Sắt thép làm ra thuộc loại xấu không dùng được.
Nhân dân che giấu sự thất bại này bằng những báo cáo giả dối để tránh bị chế độ trừng phạt. Con người không còn gì để tự nuôi sống. Một nạn đói khủng khiếp xảy ra khắp nơi trên lãnh thổ, làm chết hàng chục triệu người trong thời gian 1959-1962.
Đói đến nỗi tại nhiểu nơi người ta ăn thịt trẻ em bằng cách đổi con cho nhau để tránh phải chứng kiến cảnh tượng ăn thịt chính con mình.
Vì sợ khủng bố, cả nước phải giữ im lặng trước thảm trạng hãi hùng đó, trừ một người duy nhất là thống chế Bành Đức Hoài. Trong một bức thư gửi cho Mao Trạch Đông, ông đã chỉ trích “Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại” và cho Mao biết sự thật. Ông bị thanh trừng ngay sau đó, bị làm nhục trong “Cách Mạng Văn Hóa” và chết trong tù năm 1974.
Uy tín của Mao sụt giảm trong hàng ngũ lãnh đạo. Mao phải từ chức chủ tịch nước năm 1962 và chỉ còn giữ lại chức chủ tịch Đảng. Lưu Thiếu Kỳ trở thành chủ tịch nước, Đặng Tiểu Bình trở thành tổng bí thư và Chu Ân Lai trở thành thủ tướng. Cả ba đều được lòng dân chúng nhưng họ không được lòng Mao và những kẻ theo Mao.
Cuộc Cách Mạng Văn Hóa
Năm 1963, để cướp lại quyền hành, Mao kéo về phe mình bộ trưởng quốc phòng Lâm Bưu, Giang Thanh (vợ thứ tư của Mao), và Vương Hồng Văn (đệ tử của Giang Thanh).
Ngày 29/5/1966, đơn vị Hồng Vệ Binh đầu tiên, một lực lượng quần chúng ủng hộ Mao, được thành lập tại Đại Học Thanh Hoa (Thượng Hải). Cuộc Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu với danh nghĩa là chấn chỉnh những nét văn hóa không hợp thời và thanh lọc những phần tử bị hủ hóa đang trở lại con đường tư bản.
Ngày 8/8/1966, Ủy Ban Trung Ương Đảng chính thức ban hành quyết định về Đại Cách Mạng Văn Hóa và chỉ thị phát triển phong trào này đến các tầng lớp nông dân, công nhân, binh sĩ và đảng viên. Hồng Vệ Binh được thành lập khắp nới và lên tới con số 11 triệu người. Họ càng ngày càng hung dữ và có khuynh hướng xử dụng bạo lực.
Ngày 3/1/1967, với sự hỗ trợ của Hồng Vệ Binh Thượng Hải, Lâm Bưu và Giang Thanh công khai phê phán nặng nề Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Tại các địa phương một tình trạng tương tự cũng xảy ra. Các nhóm Hồng Vệ Binh vũ trang, được Mao cổ võ và khen ngợi, bắt đầu đấu đá nhau để chứng tỏ xem ai tích cực hơn. Khi những vụ này xảy ra, Giang Thanh lạm quyền, tự cho phép ra lệnh cho Hồng Vệ Binh thay thế quàn đội Giải Phóng mỗi khi cần thiết.
Được phép này, Hồng Vệ Binh chiếm các kho vũ khí tại địa phương. Tranh chấp leo thang Không khí bạo loạn sôi sục. Nội bộ Đảng nhất trí là Hồng Vệ Binh đã đi quá giới hạn được phép và trật tự cần được vãn hồi.
Cho đến ngày trật tự được vãn hồi vào tháng 10/1967 thì Lưu Thiếu Kỳ đã bị bắt, bị đuổi ra khỏi Đảng, cho vào tù và chết trong ngục cấm năm 1969. Đặng Tiểu Bình thì bị đưa đi cải tạo. Mấy năm sau, nhờ sự can thiệp của Chu Ân Lai, họ Đặng mới được trở lại chính quyền, Những người kém may mắn khác đã bị thanh toán mà không ai biết tới.
Tháng 12/1968, Mao phát động “Phong trào trở lại nông thôn” và đưa hết bọn Hồng Vệ Binh ra ngoài thành phố. Phong trào kéo dài 10 năm mới chấm dứt. Cũng trong thời gian này, nhiều tin về việc mưu sát Mao mà thủ phạm là Lâm Bưu được tung ra. Sau ngày 11/9/1970 người ta không thấy Lâm Bưu xuất hiện nữa. Một số thân tín của Lâm Bưu bỏ trốn sang Hông Kông.. Một số khác gồm 12 tướng lãnh bị bắt.
Ngày 13/9/1971 có tin là Lâm Bưu và gia đình lấy máy bay sang Liên Xô nhưng máy bay bị nổ trên không phận Mông Cổ làm tất cả hành khách thiệt mạng. Ngày 8/1/1976 thủ tướng Chu Ân Lai chết Ngày 9/9/1976 Mao Trạch Đông từ trần. Di chúc của Mao chỉ định Hoa Quốc Phong làm chủ tịch nước. Bè lũ bốn tên gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu văn Nguyên bi nhốt vào ngục. Đặng Tiểu Bình trở lại chính quyền và dần dần củng cố quyền lực.
Những con số chính xác về việc có bao nhiêu người, trong khoảng thời gian Cách Mạng Văn Hóa, đã bị chết thì có lẽ không bao giờ được công bố, nhưng cuốn Hắc Thư Về Tội Ác Cộng Sản của Stéphane Courtois, xuất bản trong những năm gần đây, thì cho biết con số đó là vào khoảng 20 triệu nhân mạng.
Sự kiện Thiên An Môn
Đối với người nước ngoài, Thiên An Môn gợi lên hình ảnh một cuộc đàn áp đẫm máu vào ngày 4/6/1989. Cuộc đàn áp được trình chiếu trên các đài truyền hình cùa thế giới đã gây một ấn tượng và một xúc động mạnh trong trí óc và tư tướng của phần lớn nhân loại được chứng kiến.
Nạn nhân của cuộc đàn áp đó là các sinh viên trẻ. Họ đến quảng trường Thiên An Môn rất đông để dự lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang, vị thủ tướng quá cố đã đóng góp rất nhiều cho việc dân chủ hóa đất nước. Sự hiện diện của họ cũng là để khuyến khich vị thủ tướng kế tiếp, Triệu Tử Dương, can đảm tiến theo con đường đã vạch sẵn.
Cái mà người ta không hiểu được là tại sao Đặng Tiểu Bình lại ra tay đàn áp sinh viên trẻ yêu chuộng tự do bằng chiến xa và quân đội. Những yêu cầu mà sinh viên đệ đạt lên chính phủ không có gì là quá đáng, vậy mà cuộc tàn sát đã khốc liệt đế độ không một ai trong giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có can đảm nhận lãnh trách nhiệm.
Kết quả là hơn 1000 đã chết và khoảng 10.000 người đã bị thương tại Bắc Kinh. Tại các tỉnh những vụ hành quyết và bắt bớ đã được hóa trang thành những vụ thường phạm. Hơn 10.000 người đã bị bắt tại Bắc Kinh và khoảng 30.000 người đã bị bắt trên khắp Trung Quốc.
Sau cuộc trấn áp Thiên An Môn, Đảng CSTQ bị phá sàn về mặt đạo đức. Trong nước gần như không còn ai tin vào những khẩu hiệu mà Đảng vẫn hô hào về xã hội chủ nghĩa. Quân đội nhân dân cũng mất mặt vì đà nổ súng vào chính nhân dân. Ngoài nước, mô hình chính trị cuả Trung Quốc bị cả loài người ghê tởm. Trước mắt nhân loại Trung Quốc xuất hiện như một dân tộc hoàn toàn thiếu văn minh.
VTT 47Feb 27 congsan
Qua những đoạn viết trên ta thấy những tội ác mà nhân loại đã phải chịu đựng trong thời gian qua, và vẫn còn phải tiếp tục chịu đựng cho đến ngày nay, dù ở một mức độ kém ác độc hơn, chính yếu xuất phát từ hai đế quốc kỳ cựu nhất của lục địa Âu-Á là nước Nga và Trung Hoa.
Hai đế quốc này đã lợi dụng kẽ hở của chủ nghĩa Marx không tưởng để lừa bip nhân loại và dùng bạo lực gieo rắc thảm họa khắp mọi nơi nhằm giữ gìn quyền lợi cho một nhóm chuyên chính nhỏ, sau khi các chế độ quân chủ bị thanh toán.
Hai nước đó là những tàn dư của những nền văn minh lạc hậu đang trên đà sụp đổ. Không những họ vẫn ngoan cố không chịu nhìn nhận sự thật lịch sử mà còn đẩy xa lý luận đến chỗ nói rằng “Thế giới được chia thành hai khu vực văn hóa : khu vực Á Châu gồm các nước Đông Phương, và khu vực Tây Phương gồm các nước Âu Châu và Bắc Mỹ. Cho nên mọi xâm phạm của bên này vào lãnh vực văn hóa của nên kia phải được coi như là một hành động đế quốc văn hóa”.
Thật ra, đứng về quan điểm vô tư mà nói, thì phải cho rằng thế gới không có hai hệ giá trị văn hóa ngang hàng Tây Phương và Đông Phương. Nếu mang ra so sánh thì là sự so sánh giữa cái “hiện đại” và cái “lạc hậu”. Tây Phương với sức phát triển về mọi mặt tượng trưng cho cái hiện đại. Đông Phương với sự kém phát triển về mọi mặt tương trưng cho cái lạc hậu, lỗi thời.
Bằng chứng dễ nhận thấy nhất về sự so sánh đó là sự bất tương hợp (incompatible) của các giá trị lạc hậu Đông Phương với các giá trị hiện đại của nhân quyền và dân chủ. Tây Phương và Hoa Kỳ đang tìm cách để xóa bỏ sự khác biệt đó đi. Xóa bỏ không phải bằng chiến tranh mà bằng phương pháp hòa bình vì chiến tranh làm cho bạo lực trở thành chính đáng và làm cho giá trị của đời sống con người trở thành rẻ mạt. Thời gian chờ đợi tuy hơi lâu hơn đôi chút nhưng đó là cái giả chúng ta phải trả.
Kiểm kê thực tế tội ác cộng sản là khép lại cánh cửa của chủ nghĩa Mác-Xít không tưởng để cho hy vọng về một tương lai tươi sáng của nhân loại không còn là ảo vọng.
Nguyễn Cao Quyền