Tuesday, 4 August 2015

Paris et Son Amour Éternel - Viêt Hải Los Angeles

1

Nói đến Paris thú thật tôi thật là nhà mùa, vì chỉ biết cái thành phố đó qua sách vở dù qua lý thuyết sách vở, như ngày xưa qua quyển Cours de Langue et de Civilisation Françaises với bìa màu xanh dương, của tác giả Gaston Mauger, hay qua sách vở ở Centre Culturel Francais gần nhà thương Grall Saigon, hoặc tại Alliance Francaise Saigon, Paris qua những hương vị Café de Flore, hay Les Deux Magots, nơi tụ tập của những André Breton, Françoise Sagan, André Malraux, Francois Mauriac, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus,… Paris được dệt bức tranh thơ mộng qua thi ca của những Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Guillaume Apollinaire với bài thơ Le Pont Mirabeau có dòng Seine lững lờ, hay Gérard de Nerval qua thơ Une Allée du Luxembourg cho nẻo đường dẫn ta vào vườn hoa mỹ miều Lục Xâm Bảo,… Rồi các bài nhạc xưa Sous Le Ciel de Paris mà Edith Piaf hay Yves Montand hát, hoặc giả như các bài Bonjour Paris, Paris Sera Toujours Paris, Café de Paris, Paris Je T’aime d’Amour, hay Revoir Paris với Charles Trenet.

Nói tới Paris trong tôi, không thể bỏ qua Lam Phương vì sự gắn bó những nỗi lòng dâng ý cảm tác sung mãn. Có lẽ Paris không xa Lam Phương, và Lam Phương không xa Paris tron g ý van của tôi. Thật vây, Nhạc sĩ Lam Phương gắn liền với Paris 13 năm qua âm nhạc và hồn yêu thương, tôi thích những bài tình ca tràn đầy tim yêu như Thiên Đường Ái Ân, Bài Tango Cho Em hay Mùa Thu Yêu Đương, để rồi cuối đời là Một Mình,… Các anh chị em trong nhóm văn học nghệ thuật Nhân Ảnh Tân Văn (NATV) tổ chức buổi sinh nhật Lam Phương hát nhạc của anh. Với Lam Phương thì han có nhiều người mến mộ tài năng của anh, buổi tiệc trong mùa xuân đầu năm 2015 hình ảnh vui tuoi còn dó, dù thể chất đi đứng khó khăn, nhưng Lam Phương bao giò cũng quí mến fans và bạn bè. Riêng với người viết bài thì là sự thể đồng bệnh, thích Paris và nét thắm đượm Paris yêu thuơng.

2
Nhạc Sĩ Lam Phương và Việt Hải


Tôi có ý nghĩ làm bài thơ kỷ niệm có 3 người sẽ vui, vì giữa 3 người chúng tôi, Anh Bằng, Lam Phương và tôi có những lần chung vui gặp mặt nhau, tinh thần văn nghệ sĩ tràn đầy. Tôi đã cùng bạn bè thân hữu thực hiện Tuyển Tập Anh Bằng, nên sẽ có Tuyển Tập Lam Phương như vậy. Bài thơ Tình Hè Paris thành hình, tôi muốn gủi tặng Lam Phưong, tôi suy nghĩ thơ nên đổi sang nhạc sẽ dễ nhập tâm hơn, nhưng người nhạc sĩ tôi tiếp xúc ở miệt eastcoast tôi chưa quen nhiều. Tôi mạo muội email bài thơ sang, anh tên Vĩnh Điện, anh là người cởi mở, dí dỏm, vui tính, và không lâu nữa anh sẽ bát tuần, nhưng tâm hồn ca hát vẫn trẻ trung. Tôi tìm tài liệu về anh, theo bài viết của nhà thơ Luân Hoán cho biết Vĩnh Điện thuộc dòng dõi Hoàng tộc, như vậy hihi… nhạc của ông Nguyễn Phúc Vĩnh Điện cũng chất chứa chut chút hơi hướm lạ lẫm kỳ bí hay ẩn hiện air hoàng gia cổ kính hay nét hoàng triều chứ nhỉ ? Thôi thì xin mời quí netters xem youtube link của nhạc của “nhạc sĩ hoàng gia” Nguyễn Phúc Vĩnh Điện mà tôi tìm được trên net:

Nhạc tình ca Lam Phương:



Như trên có đề cập khi nhóm văn học nghệt thuật NATV thu bài thì danh sách hưởng ứng bài về khá phong phú như Thanh Lan, Hồng Tước, Jadou Nguyễn, Trần Mộng Lâm, Karen Thanh Thủy, Ngô Thụy Miên, Trường Sa, Lý Thanh Tùng, Ái Hoa, Phi Loan, Quế Hương, Hồng Vũ Lan Nhi, Trường Hà, Hà Hải Lan, Phan Anh Dũng, Nguyên Phan, Phan Ni Tấn, Trần Quang Hải, Bạch Yến, Đường Sơn, Yên Thu, Lê Hân, Lê Thị Kim Oanh, Đào Đức Nhuận, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đinh Minh, Cung Trầm Tưởng, Kim Liên, Dưong Viết Điền, Peter Morita, Kim Lý, Trương Ngọc Thạch, Duyên Anh, Trần Mạnh Chi, Lưu Anh Tuấn, Băng Tâm, Ngọc Nhung, Trần Huy Bích, Thanh Vân, Vũ Hối, Lê Thúy Vinh, Vĩnh Điện,… Nga My...


Lam Phương có bài một trong những top hit theo ý tôi là Một Mình, cô ca sĩ trẻ Nga My hát và viết cảm tưởng về bài tinh ca này, bài viết của Nga My là bài tùy bút ngắn, cô ghi nhận cảm tưởng, theo tôi chút gi dí dỏm, mang nét chân phương, phản ảnh nội tâm một fan ngưỡng mộ dòng nhạc Lam Phưong. Từ bài viết của Nga My khiến cho tôi bung ra bài viết Cô đơn và Một mình, cùng bài thơ thứ nhì tặng Lam Phương, bài thơ mang tên Cô Đơn (Solitude) cũng được “nhạc sĩ hoàng gia” Nguyễn Phúc Vĩnh Điện phổ nhạc để nhạc sĩ tặng nhạc sĩ. Demo soundtrack MP3 có rồi, ông “nhạc sĩ hoàng gia” ơi sao chưa có youtube link nhỉ ?

Nhạc sĩ Vĩnh Điện
Nhạc sĩ Vĩnh Điện

Trong bài viết tôi moi óc mình qua chữ nghĩa để theo ý bài Nga My như:

“Như trên đã nói, khi phải đào sâu phân biệt chữ nghĩa, khi xét qua khía cạnh tâm lý triết phân tâm, từ ngữ “Cô đơn” có lẽ hàm ý là trạng thái tiêu cực của tâm trí. Còn “Một mình” có thể có ý nghĩ là tích cực hơn. Dù điều này không được các các tự điển đi sâu về tính chất của chữ nghĩa. Trong nhiều từ điển, cô đơn và một mình thường được cho như giống nhau, là đồng nghĩa.

Cô đơn là trạng thái của tâm trí khi ta thường xuyên thiếu vắng người khác, hay có đối tượng ảnh hưởng đến tâm lý, dù cô dơn về sự nhung nhớ người tình, nhớ thân nhân, bạn bè hay nhớ quê hương, nhớ văn hóa gốc, nhớ cội nguồn,… Một mình là trạng thái của tâm trí khi ta thường xuyên hân hoan trong bản thân mình. Cô đơn hàm ý khổ sở. Một mình lại là an lạc phúc lạc…”

5

Năm xưa tôi nhận được thơ Paris, Paris ngày xưa vốn một mình:

“Anh ơi, hôm nay đi làm về lòng buồn, nhớ anh nhiều, em đi về ngang sông Seine, sông nước vẫn lững lờ trôi, khi nào nước Seine dừng để chúng ta gặp nhau, anh nhỉ ? Khi nào anh sang, chắc là Paris mở hội, hay là lòng em mở hội vì mình gặp lại nhau ?….”.

Trong thoáng nghĩ từ dĩ vãng xa xăm, hình như Paris chứa nét thi ca, chút gì lưu luyến như sự thể âu yếm, dịu dàng của những tempo romantique, rythme de l’amour, battement du cœur de baisers… thơ Paris đệm thơ lãng mạn của ngày nào, những dòng tho yêu thương của thi ca Pháp; Ôi, Paris một thuỏ lưu luyến trong xao xuyến,… hãy xem:

Baise m’encor…
Baise m’encor, rebaise-moi et baise
Donne-m’en un de tes plus savoureux
Donne m’en un de tes plus amoureux
Je t’en rendrai quatre plus chauds que braise….

(Trích đoạn thơ của Louise Labé, 1526-1566)

7

Hôn em đi anh, hãy hôn thêm nữa
Hôn cho em một nụ thật đắm say
Hôn cho em một nụ rất nồng nàn
Để em trả lại anh bốn nụ hôn nóng bỏng…
(VHLA dịch thoát)

Maitresse, embrasse-moi…
Baise et rebaise-moi; belle bouche pourquoi
Te gardes-tu là-bas, quand tu seras blêmie,
À baiser (de Pluton ou la femme ou l’amie),
N’ayant plus ni couleur, ni rien semblable à toi ? 

(Trích thơ của Pierre de Ronsard, 1524-1585)
 
Hãy hôn em đi, hôn thêm nữa, tiếp tục hôn
Anh yêu không cần giữ biên giới yêu thương
Nụ hôn kia bao nồng cháy
Cho không gian này chỉ có anh.

(VHLA dịch thoát)

Trích đoạn  cuối bài viết có phần Nga My viết. Tôi chuộng phong cách viết của cô, nhất là câu nói bất hủ như: “Một mình thì đã sao?”,…

“Trong khoảng 15 năm qua… từ khi Nga My đến Hoa Kỳ, đã được nghe lại nhạc của nhạc sĩ Lam Phương trong một khung cảnh mới những ca từ ngày xưa vốn đơn sơ. Vốn là những trải nghiệm làm nhạc sĩ đau khổ, “khi phải gần gũi với những gì ông đã xa cách. Đối diện với một mình.

Không còn nữa những năm tháng huy hoàng nỗi cô đơn thoáng hiện từ “Thành phố Buồn”… và số lượng hùng hậu các ca khúc chia đều ra trong 50 năm sáng tác… trung bình 6 ca khúc cho mỗi năm”.

Tác giả Nga My phân tích dùng ý và lời bài ca và kể kỷ niệm chính mình khi xét về ca khúc, mà nay tôi xin mang vào bài viết này, vì “Một mình” là phân nửa của chủ đề rồi. “Một Mình” của Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những ca khúc buồn bâng khuâng, nhẹ nhàng, mang tâm trạng buồn man mác khi buổi ban mai thức giấc ra sau hiên nhà vắng lặng, chỉ một mình ta nhìn ta và nhìn thiên nhiên êm đềm để rồi từ đó cốt chuyện bài nhạc và ca từ tuôn ra,… như khi trong buổi dinner tại nhà hàng Favori, tôi hỏi cảm tác hứng khởi của nhạc sĩ Lam Phương, tôi kể anh nghe tôi nghe trong sự thích thù như tâm trạng chính mình trong bài ca, tôi chia sẻ kỷ niệm tương tự, với thật nhiều cảm xúc, bởi những ý tưởng trong dĩ vãng hiện về của một thời xưa cũ đã qua, đã có cái mất đi, quên lửng nhau rồi, buổi mai hôm nào làn gió cũ trở về trong xao xuyến buồn tênh:

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe
 
Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành
Ðời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh

Mélanie viết tiếp: “Nga My thích hát ca khúc “Một Mình”, có lẽ cảm thông được những sáng ở Hoa Kỳ, chợt thức giấc… đón nhận được cảm giác một mình mình ở lại… căn phòng trống vắng không phải là âm nhạc của một thời “Thành phố Buồn”… mộc mạc, giản dị… mà là một không gian Ohio, tuyết trắng xoá, hoặc là một mùa Xuân xanh mượt nõn nà, có tiếng chim riú rít… Cô đơn và lẻ loi… Em hát ca khúc không chỉ cho mình cảm nhận những rung cảm tận đáy tâm hồn cảm nhận được nỗi quạnh quẽ không đong đầy, mà trao tặng cho các chú các bác khán giả yêu cầu… cho người thân của mình… sáng mai thức giấc biết lời tỏ tình với đàn chim ngoài hiên đã lắng nghe.”

Ðường xưa quen lối, tình dối người mang
Tình duyên trăm mối, một kiếp đa đoan
Cố tìm tình chồng chất ngổn ngang
Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu
Tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau
Ðể rồi còn gì nữa cho nhau
Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình
Ðường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng
Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh…

Tương đồng với Nga My về tư tưởng, tôi nhận ra rằng như thấy tâm trạng mình trong bài hát có khung trời hoài niệm, dù thiết tha tình cảm trong lạc quan, của quá khứ khi tình người vỗ cánh bay xa, và tất cả còn lại là những ngỗn ngang chồng chất theo tháng ngày dài đã qua rồi. Những mối tình như bài hát của một kiếp đa đoan khi tình vẫn mãi ngự trị trong văn thơ hay âm nhạc, hình như ca khúc này Lam Phương viết cho nhiều người, mà họ cũng bị chồng chất ngỗn ngang, và cũng bị chất chồng đa dạng, đa đoan lắm đấy.

Với Mélanie Nga My, nhà báo Phạm Kim chia sẻ âm giọng của cô mang chút nét luyến láy, ngân chuẩn âm nét, một Bảo Yến, chất giọng Nga My nhẹ nhàng và truyền cảm, chút nét một Ngọc Lan trầm buồn của cảm xúc mượt mà êm ái. Còn ca sĩ Thanh Lan cho rằng Nga My có giọng nữ trầm quý hiếm, vì đa số nữ ca sĩ đều có giọng cao, và giọng nữ trầm này sẽ dễ dàng đi vào con tim người nghe,… Tôi tin như vậy, như chị Thanh Lan và anh Phạm Kim. Nga My thích viết văn, tôi thích điểm này nữa. Cô viết tiếp:

“Em muốn hát tặng cho chính tác giả Lam Phương: “Thưa bác những lời nhạc chân tình của bác: mãi vẫn còn nhiều người yêu mến… và như cả đàn chim cũng còn ríu rít lắng nghe… nhạc của Bác như đang… chào đón bình minh”- Đang nói với mọi người thiên nhiên cũng chan hòa hạnh phúc khi ta buồn hoặc thiếu vắng. NgaMy thích một cái nhìn khác ánh sáng loé sáng tích cực của ca khúc…

Một mình thì đã sao?

Từ trên 200 ca khúc của nhạc sĩ gợi lại trong ký ức NgaMy biết bao kỷ niệm… “dù kỷ niệm cũng có khi làm ta đau khổ, vì đó là lúc mang ta về gần gũi với những gì mình đã xa cách… và mình đối diện với “một mình”…

Một mình với những yêu thương ấp ủ, trong hoàn cảnh một mình ta vẫn cần yêu và sống, Như NgaMy vẫn cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy… “Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương…”

Ôi chao ơi ! Và dẫu sao Nga My vẫn hay hát say đắm hạnh phúc: “Một Mình”… và cám ơn nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác.”, (Mélanie Nga My)

8
Tiệc NATV gặp gỡ Lam Phương tại Fountain Valley, Nam Cali.

“Một Mình” của Lam Phương cho tôi vẻ đẹp của cuộc đời thiên về nội tâm sâu kín nhất của một người đa cảm đa đoan, cũng như của nhiều người chia sẻ nỗi đa cảm đa đoan.

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe…
Sáng, trưa, khuya, tối, nhìn quanh một mình
Đường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng
Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh

Nội dung bài hát này trong cung cách nào đó ngầm chứa duy triết tính khi dòng đời người lửng thửng trôi qua cho chúng ta những khái niệm thật khác nhau về một giai đoạn của cuộc sống và tình cảm chúng ta chất chứa trong đó. Có lẽ điều đơn giản nhất vẫn là chúng ta đã loay hoay quanh cái có rồi mất, cái mất rồi tiếc nuối,… dòng đời như gió cuốn mây trôi, cứ chờ thời gian rồi để cuốn trôi đi tất cả, phải chăng cuối cùng là sự tiếc nuối và hoài niệm khắc khoải theo dòng thời gian trôi đi vô tận.

Nhạc sĩ Lam Phương, ca sĩ Vân Khanh, GS. Trần Huy Bích, họa sĩ Lưu Anh Tuấn
Nhạc sĩ Lam Phương, ca sĩ Vân Khanh, GS. Trần Huy Bích, họa sĩ Lưu Anh Tuấn

Bằng những ý tưởng đậm nét về cuộc đời trong dòng nhạc Lam Phương trong bài tùy bút của Mélanie Nga My nhận xét về ca khúc Một Mình có cùng chủ đề của người viết bài, tôi xin kết thúc bài viết này ở đây và xin cám ơn những bạn bè, thân hữu mà tôi dùng trên trong bài viết như lời thăm hỏi của tôi, cũng vì tôi đã nhớ tên bạn. Đời sống đẹp lắm, tôi nhìn chủ đề bài viết này trong cái nhìn tươi tắn thắm đượm vẻ lạc quan, mong là quý netters, quý bà con, quý ông bà, bạn bè và độc giả chia sẻ cảm nghĩ như vậy nhé… Đặc biệt gởi các bạn…”.

Dòng cuối cám ơn Lam Phưong, cám ơn Vĩnh Điện, cám ơn Nga My và cám ơn NATV và tất cả. Tháng 12 hẹn nhau.

Trần Việt Hải