Thursday, 7 July 2016

Bốn ngày trước giờ N, Việt Cộng nhỏ nhẹ, Tầu Cộng bắn pháo kèm nước bọt,

Bốn ngày trước giờ N, Việt Cộng nhỏ nhẹ, Tầu Cộng bắn pháo kèm nước bọt, Phi bôi kem cho mát hậu quả, Úc 'hòa nhi bất đồng", Mỹ lòng zòng kiểm soát. Nhật rút hờ kiếm ra khỏi vỏ...

Tuần tới, 4 ngày nữa, vào ngày thứ Ba, 12 tháng 7 -2016, tòa án La Gaye sẽ ra phán quyết về vụ Phi kiện Tầu Cộng về chủ quyền cưỡng ép quá đáng tại Biển Đông. Ai cũng đã biết phán quyết của tòa quốc tế này không có tính pháp chế, chỉ có tính trọng tài, nhưng ai cũng biết nó quan trọng cho chuyện chính danh, hữu lý và toan tính bành trướng của Tầu Cộng thế nào.

Hiện nay, Nam Dương và Nhật, cùng Đài Loan đều nâng cấp báo động và nỗ lực tự bảo vệ. Cẩn trọng thiểu áy náy.

Mỹ mang hai hàng không mẫu hạm lòng zòng trong khu vực "quốc tế" nhiều khi chọt dzô thẳng những khu mà TQ tự coi là "của" họ.

Tầu Cộng đem tầu chiến bắn um xùm tại gần Hoàng Sa đã chiếm từ VN, và vừa dụ, vừa hăm, vừa phun nước bọt thật gần mặt Mỹ. Còn Việt Cộng thì nhỏ nhẹ phản đối "các anh bắn đạn nguy hiểm quá"... Mỹ tỉnh bơ lau nước miếng và mặc áo ngắn phô bắp thịt chắc và đẹp. 

0o0

Tóm lại CSVN chưa bị tát mạnh vì Tầu giận Phi. Hà Nội coi như tạm thời "thắng lớn".

Đinh Thế Dũng






Biển Đông không Việt Cộng, điều gì sẽ có thể xẩy ra?

 
Có thể nói là cho đến hiện nay, CSVN né tránh thái độ "đứng mũi chịu sào" để đấu tranh mặt đố mặt với Tầu Cộng.

0o0

Bài này không bàn đến thái độ đó có ưu khuyết điểm ra sao? lý do CSVN phải chọn giải pháp này,  hậu quả có thể xẩy đến cho VN sau khi chọn thái độ đó, mà tạm coi như, tay chơi bài Việt Cộng đã cho "pha" (cho qua) mọi trận bài, ngay sau khi bài được chia. 

Biển Đông không Việt Cộng ở đây có nghĩa Bắc Kinh đối diện trực tiếp với Phi và sau đó là Mỹ, các nước Aseans...

0o0

Mặc dù nước Pháp ở xa, người Việt lại có thể đọc nhiều bài phan tích liên quan đến vấn đề này (xin mời xem cuối bài).

Trong khi dư luận VN còn đang quay quắt, hoang mang, thậm chí kiệt quệ về vụ Vũng Áng nhả ra 500 triệu đô nhằm cho chìm xuồng môi trường (nhưng chưa chắc chìm xuồng xả rác và độc, gây ô nhiễm trên đất liền, sông và cả biển).

0o0

Nhật miền Bắc, cùng Mỹ và Đài Loan "tập trận" với lá bài trương ra là "ngăn Bắc Hàn làm bậy".

Indonesia và Mã Lai, Úc luôn trong vị trí đề phòng.

Nga cùng Căm Bốt và Lào ra mặt ủng hộ Tầu Cộng.

...

Nhiều quan sát viên nếu không nói là đa số cho rằng Tầu Cộng bị đẩy vào thế phải có thái độ "côn đồ".

0o0

Người Tầu còn có một chiêu dùng hoài "Dụng lễ trước khi dụng binh"

Dương Khiết Trì vừa qua "thăm VN", Phạm Bình Minh bắt tay toe toét cùng Trọng lú càng đóng vai "lú" Lê Chiêu Thống hơn bao giờ hết.

0o0

Nếu Tầu Cộng mà "đục" Việt Cộng tại Trường Sao hay bất kỳ nơi đâu trên Biển Đông vào những ngày tới, điều này không làm ai ngạc nhiên.

0o0

Tuy nhiên, theo thiển ý, nếu Mỹ để cho Tầu Cộng làm bá chủ vùng biển Đông Nam Á, ngay cả với lời hứa tôn trọng thậm chí nâng cấp sự tự do hàng hải thì đúng là chính phủ và quân đội Mỹ trong thời TT Obama sẽ làm một điều "chí nguy" cho nước Mỹ, và ứng cử viên Trump có nhiều xác suất sẽ thắng cử, và chính trường nước Mỹ sẽ đảo lộn như tại nước Anh khi hoàng đế Edwar VIII chủ hòa với Hitler.

0o0

Mỹ sẽ đối xử ra sao? Chắc chắn là không thể bênh vực VN, vì VN không ra mặt hoặc quá trễ, hay quá yếu.

Có thể, hải quân Mỹ, Nhật... sẽ nhân danh Liên Hiệp Quốc đòi và nếu cần tống Tầu Cộng ra khỏi những vùng mà tòa án La Haye cho là không thuộc về vùng luật định cho Tầu Cộng.

Có thể chiến tranh nhỏ bùng nổ và Tầu Cộng phải rút, hoặc Tầu Cộng trụ lại được vì lý do nào đó.

0o0

Chưa rõ hậu quả dù cho phản ứng có ác suất xẩy ra.

0o0

Riêng về phần nhà nước Việt Cộng và người dân VN, từ sự vắng mặt đưa đến việc mất tiếng nói, rồi thua thiệt, thậm chí chịu tan nát là điều những ai không lạc quan, đều có thể nghĩ tới với chỗ phần trăm nhiều hay ít.

Ngoại trừ, Phi và Tầu Cộng chịu bàn thảo và nhận chìm xuồng phán quyết của tòa La Haye trước ngày 12 tháng 7, tức một tuần nữa.
 

Biển Đông : Nếu Philippines thắng kiện, Trung Quốc phản ứng ra sao ?

 Đăng ngày 04-07-2016 Sửa đổi ngày 04-07-2016 14:43
mediaKhông ảnh của CSIS cho thấy đường băng của Trung Quốc xây dựng trên đá Xu-bi (Subi Reef). Ảnh cung cấp cho Reuters ngày 15/01/2016REUTERS/CSIS

Vào ngày 12/07/2016, Toà Án Trọng Tài Thường Trực ở Hà Lan sẽ công bố phán quyết về trường hợp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông theo đơn kiện của Philippines. Giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ bị thua và sẽ có hành động bất xứng của một thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Theo phân tích của Harry J.Kazianis, một chuyên gia Mỹ về an ninh quốc phòng hàng đầu của Potomac Foundation và tạp chí an ninh The National Interest, Bắc Kinh có nhiều đấu pháp nhưng cái nào cũng xấu cho toàn thể châu Á và cho Washington. Mỹ là siêu cường duy nhất có khả năng quân sự áp đảo Trung Quốc mà còn có bổn phận bảo vệ Philippines, nếu xẩy ra chiến tranh, qua hiệp định an ninh quốc phòng hỗ tương ký kết từ năm 1951.
Phương án thứ nhất khi bị thua kiện, Trung Quốc không làm gì và xem như mặc nhiên chấp nhận phán quyết. Bắc Kinh sẽ đưa ra lời tuyên bố mang nội dung chung chung : « Biển Nam Trung Hoa là của chúng tôi » và âm thầm bước qua giai đoạn mới để khẳng định chủ quyền.

Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố các đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn và trang bị vũ khí tận răng kể cả với tên lửa diệt hạm, chiến đấu cơ và oanh tạc cơ thực hiện chiến lược mà Bắc Kinh gọi là vùng cấm A2/AD : không cho Mỹ vào trong, không cho Mỹ đến gần ( Anti-Access/Area-Denial zone). Trung Quốc đã nhiều lần nói đến phương án A2/AD để bày tỏ sự tức giận đối với Mỹ. Tuy nhiên, theo nhận định của Harry J.Kazianis, ít có khả năng Bắc Kinh chọn kịch bản này vì nếu bị xử thua, phe dân tộc chủ nghĩa sẽ gây áp lực rất lớn với ông Tập Cận Bình, sẽ đòi hỏi một phản ứng mạnh bạo hơn, bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc vượt tầm Biển Đông.

Trong tình thế này, rất có thể Bắc Kinh sẽ chọn phương án thứ hai, được xem có « xác suất cao nhất » : Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên vùng Biển Đông. Biện minh cho quyết định này không khó. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ viện lý do phán quyết của Tòa Trọng Tài đe dọa an ninh Trung Quốc. Với những căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và lực lượng hải quân, không quân, tên lửa bố trí trong vùng, Trung Quốc hội đủ « xác tín » để tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Đông, còn thi hành hay không là chuyện khác.

Phương án này thật ra rất nguy hiểm vì sẽ gây căng thẳng cao độ. Hoa Kỳ phải đáp trả . Vấn đề là bây giờ, để phủ nhận vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Trung Quốc, không thể chỉ cho hai chiếc pháo đài bay B52 bay ngang là đủ.

Phương án thứ ba là Trung Quốc dùng hết sức mạnh của mình để « châm » vào các điểm nóng tại châu Á mà nhà phân tích Harry J.Kazianis gọi là thái độ « côn đồ ».

Cụ thể là Trung Quốc gia tăng hoạt động hải quân, không quân ở biển Hoa Đông để chọc giận Nhật Bản. Bắc Kinh sẽ tạo căng thẳng ở eo biển Đài Loan, cấm du khách Hoa lục sang thăm hải đảo, giảm giao thương và đầu tư. Trung Quốc cũng có thể bồi đắp bãi đá ngầm Scarborough của Philippines thành căn cứ quân sự tiền phương, chỉ cách quân cảng Subic Bay có 150 hải lý . Liệu Mỹ có thể ngồi nhìn hay không ?

Sau ngày 12/07/2016, châu Á không tránh khỏi tình trạng căng thẳng gia tăng vì Trung Quốc đủ khả năng tiếp tục làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, điều mà họ đã tiến hành từ hàng chục năm nay. Đó chính là điều bất hạnh cho châu Á.

0o0

Nhật mua 40 tỷ đô la chiến đấu cơ để giữ ưu thế với Trung Quốc - CHÂU Á - RFI
 

0o0

Biển Đông : Indonesia tăng nỗ lực bảo vệ chủ quyền - CHÂU Á - RFI
 
0o0

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/southchinaseadispute/home.html