Thursday, 7 July 2016

nguyenanhtuan's blog

MAI THẠNH

Hai tháng qua, gương mặt này bỗng dưng trở nên quen thuộc, khi thì trả lời phỏng vấn trong các clip về tình hình cá chết, lúc thì kể câu chuyện đời mình trên truyền thông Đài Loan. 
Anh là Mai Thạnh, sinh ra và lớn lên ở Kỳ Anh, đồng thời là một ngư dân có hơn 30 năm gắn bó với ngư trường Hà Tĩnh.
(Hình ảnh của anh Mai Thạnh trong phóng sự 'Việt Nam - Cái chết của Cá' do Đài truyền hình Đài Loan PTS thực hiện)
Vài ngày gần đây, không hiểu vô tình hay hữu ý mà có một số bài viết khẳng định như đinh đóng cột rằng không thể đóng cửa Formosa được.
Họ loại trừ phương án TỐNG KHỨ FORMOSA đi.
Tổng hợp các bài viết này, có 2 lý do được đưa ra:
(1) "Hợp đồng giữa Chính phủ và Formosa KHÔNG CHO PHÉP THU HỒI dự án trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vì bất kỳ lý do gì."
Tuy nhiên các bài viết đều không đưa dẫn chứng nào cho chi tiết này.

CỔ ĐÔNG KHÔNG GÓP VỐN CỦA FORMOSA

Từ khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết đến nay, hầu như ngày nào tôi cũng dành thời gian nói chuyện với các nhà báo, nhà hoạt động môi trường Đài Loan để tìm hiểu suy nghĩ của các bạn ấy xung quanh sự việc này. 
Các bạn ấy đều không ngạc nhiên về cách thức Formosa và Chính phủ Việt Nam xử lý thảm họa:
Đóng tiền bồi thường để tiếp tục hoạt động tiếp.
Đơn giản, đây là cách thức Formosa đã từng áp dụng nhiều lần ở Đài Loan khi bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường. 

'SAO CÁC BẠN LẠI CÒN RƯỚC FORMOSA VỀ?’

Bạn có biết, ban đầu FORMOSA định đặt nhà máy thép ở Vân Lâm (Yunlin), Đài Loan (năm 2007) nhưng làn sóng phản đối của báo giới, xã hội dân sự và một số người có trách nhiệm trong các cơ quan môi trường của Đài Loan đã chặn đứng thành công dự án này.
Năm 2008, FORMOSA chuyển dự án sang một nước khác, nghèo hơn, nơi họ có thể cắt giảm được các chi phí về môi trường.

Hai gương mặt Việt trên bích chương Liên Hợp Quốc

Năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra đời 2 công ước quốc tế quan trọng bậc nhất về quyền con người (quyền dân sự-chính trị và quyền kinh tế-xã hội-văn hóa), Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp ôn hòa đã phát động chiến dịch truyền thông #FOAAat50, tung ra một loạt bích chương với tên gọi 99 Vấn đề (#99problems). [1]
Chiến dịch này nhấn mạnh một sự thật là các quyền hiệp hội và tụ họp ôn hòa HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là các vấn nạn mà thế giới gặp phải.
Trái lại, việc thực thi các quyền này góp phần giải quyết các vấn nạn đó.
Chúng là giải pháp.

Cá chết ở miền Trung và Xã hội Dân sự

Quan sát thảm họa môi trường đang diễn ra ở vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ không ngạc nhiên trước sự vô tâm và bất lực của toàn bộ hệ thống chính trị từ hành pháp đến lập pháp, vì thực tế họ không phải do dân bầu ra nên thật khó để đoái hoài đến quyền lợi của người dân. [1]

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và giải thưởng nhân quyền Hàn Quốc Gwangju

Ủy ban Giải thưởng Nhân quyền Gwangju - Hàn Quốc vừa mới trao giải thường niên cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế vì 'hành trình đi tìm tự do và những truy bức ông phải chịu trên con đường ấy truyền cảm hứng cho con người toàn thế giới' [1]
Sự kiện này minh chứng rõ nét hơn nhân quyền hoàn toàn không phải là một giá trị đặc trưng của Tây phương mà có tính phổ quát toàn cầu.
Hẳn khó ai tin rằng người Hàn là 'thế lực thù địch' hoặc đang chống phá thành tựu cách mạng Việt Nam qua việc trao giải này.

"Khoan đã, Tuấn ơi..."

Hôm nay là ngày xử anh Nguyễn Hữu Vinh - thường được gọi là Anh Ba Sàm, lấy theo tên của sản phẩm để đời của anh, blog Anh Ba Sàm.
Những ai sống ở Việt Nam giai đoạn 2009-2011 hẳn có thể cảm nhận được sự bí bách của không gian công (public sphere) không những trong đời thực mà cả trên Internet, trong khi blog đi vào thoái trào, còn Facebook chỉ mới ngấp nghé những bước đầu tiên vào thị trường Việt Nam.

Gạc Ma, Biên giới - Bài học lịch sử cho ai?

"Ai khống chế quá khứ sẽ kiểm soát tương lai, ai khống chế hiện tại sẽ kiểm soát quá khứ" - Văn hào nổi tiếng với các tác phẩm về chủ nghĩa toàn trị Geogre Orwell đã từng viết như vậy. 
Lịch sử là những điều xảy ra trong quá khứ, chỉ có một, song rất tiếc nó không thể tự mình lên tiếng. Thế là, những ai đang nắm giữ quyền lực chính trị đồng nghĩa là độc quyền về truyền thông sẽ buộc lịch sử phải lên tiếng theo cách mà họ muốn. 
Và đôi khi, trong nhiều trường hợp, họ còn có thể khiến lịch sử im bặt.

Giữ đất, 'Bác Hồ' hết thiêng

Đó là một trưa nắng cách đây ngót nghét mười lăm năm, trên đường đi học về, tôi bắt gặp một đám đông công an, bộ đội vây quanh nhà cô Sáu tật nguyền bán vé số trong xóm.
Cô Sáu ngồi xe lăn hay cười đùa thường ngày hôm đó thật khác lạ. Mắt sục ngầu giận dữ, một tay cầm rựa, tay kia giơ cao bằng khen có công cách mạng, cạnh bé gái con cô đang cầm chân dung 'Bác Hồ', la hét phản đối đoàn cưỡng chế đất nhà cô.
Đấy là lần đầu tiên tôi thấy ảnh 'Bác Hồ' được dùng với mục đích như thế.