Monday, 18 July 2016

Người Lính VNCH trong nhạc Lam Phương: Tính Anh Lính Chiến & Chiều hành Quân

NS Lam Phương, tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.  Trước cửa nhà ông là một con sông. Đối diện bên kia sông là chùa Thập Phương. Chính vì vậy nên những hình ảnh con đò đưa người qua sông, tiếng chuông chùa và cánh đồng lúa mênh mông là những hình ảnh khắc sâu trong tâm trí nhạc sĩ từ thuở còn thơ để sau này khi lớn lên đã đi vào các tác phẩm của ông.



Trong buổi họp mặt ngày 5 tháng 4 năm 2015, NS Trần Quang Hải đã viết: Anh xứng đáng được bạn bè và cộng đồng người Việt ở hải ngoại và người Việt trong xứ mến thương và khâm phục trước một gia tài âm nhạc đồ sộ (217 nhạc phẩm được sáng tác từ năm 1952 tới nay). Ít có nhạc sĩ nào dính liền cuộc đời với lịch sử tân nhạc (trên 60 năm) với nhiều nhạc phẩm đã được hàng triệu người biết và thích”.Từ nhạc phẩm đầu tay « Chiều thu ấy » (1952) tới những bản nổi tiếng như « Chuyến đò vĩ tuyến » , « Kiếp nghèo » , « Khúc ca ngày mùa », « Duyên kiếp » Anh đã trở thành nhạc sĩ miền Nam ăn khách nhứt suốt 20 năm (1955-1975) Ở hải ngoại hai bài nhạc anh viết tặng riêng cho hai nữ ca sĩ Bạch Yến (bản Cho em quên tuổi ngọc, 1984) và Họa Mi (bản Em đi rồi, 1988).”



Lam Phương là Nhạc Sĩ nổi danh về  Tình Ca và Tình Quê Hương, nhưng ông cũng viết những nhạc phẩm thật hay cho người lính chiến và đã được rất nhiều ca sĩ thuộc nhiều thế hệ  trình bày rất thành công như: Tình Anh Lính Chiến, (1958), Chiều Hành Quân (1958), Đêm Dài Chiến Tuyến (1966), Đêm Tiền Đồn (1970)….



Trong phần Slideshow hôm nay, chúng tôi xin kính mời quý vị thưởng thức một Liên khúc về Tình Lính của NS Lam Phương gồm hai nhạc phẩm “Tình Anh Lính Chiến” và “Chiều Hành Quân”, qua hai tiếng hát Mỹ Huyền và Thanh Tuyền. SS này được minh họa bằng những hình ảnh Super HD hợp với lời ca.






Cước Chú: Trong nhạc phẩm “Tình Anh Lính Chiến” với Tam ca Mỹ Huyền, Tương Khuê và Tường Nguyên, thâu âm bởi Trung Tâm Asia, có phụ thêm vài đoạn nhạc ngắn của “Không bao giờ Ngăn cách” (NS Trần Thiện Thanh) và “Chiều Mưa Biên Giới” (NS Nguyễn Văn Đông), khiến phần trình diễn rất phong phú.