Tuesday, 19 December 2017

Tôi Chứng Kiến Gì Ở BPSOS-Dec 18, 2017

LGT: đây là chia sẻ của CÁ NHÂN TÔI  về một tổ chức phi lợi nhuận đã hoạt động từ khoảng 1993 đến nay. Tôi kể những gì tôi chứng kiến. Còn những cái tôi không chứng kiến thì đương nhiên tôi không biết. Tôi vẫn cho rằng: quyết định của một người XYZ tùy vào: tuổi tác, trình độ, gốc gác, nhận thức, và quan trọng nhất là SỐ LƯỢNG TIN TỨC mà XYZ có được qua (đọc/nghe/hoặc xem các tài liệu đứng đắn). Ts Nguyễn Đình Thắng cũng có khuyết điểm nhưng sau khi đưa lên bàn cân, tôi cho rằng tôi nên bỏ qua vài khuyết điểm đó để “nhìn” cái lớn hơn. Đó là lý do tôi yểm trợ BPSOS và cả Nhóm ACF còn gọi là “Nhóm Tinh Thần Hào Kiệt”. ( Một nhóm do Ts Nguyễn Đình Thắng đứng đầu)
Hoàng Lan Chi
12/2017
*************************

TÔI ĐƯỢC TUYỂN VÀO BPSOS VÌ SAO

Như mọi người quốc gia khác, sau 1975 tôi cũng tìm đường vượt biên nhưng không thành công. Sau đó tôi nộp đơn xin đi chính thức. Tôi bị vc “giữ” không cấp xuất cảnh với lý do (trí thức ở lại xây dựng đất nước! ) (Muốn chửi quá). Đó là vào khoảng 1982 khi làn sóng vượt biên dâng cao và vc không điều hành nổi đất nước  vì chưa học được hết mọi kỹ thuật trong các ngành của VNCH để lại. Vì thế tôi đến Mỹ rất muộn, tuổi 55. Cũng do việc viết bài ở net mà Phó Giám Đốc Đài Việt Nam Hải Ngọai, ô ĐQT “biết” tôi và sau đó bà giám đốc tài chánh của Đài Việt Nam Hải Ngọai ở Hoa Thịnh Đốn mời tôi cộng tác với tư cách “repoter”.
Tôi cũng mở chương trình Trò Chuyện với Lan Chi vì tôi thích phỏng vấn tìm hiểu người khác. Chương trình này phát hình ở Truyền Hình Việt Nam Hải Ngọai –Hoa Thịnh Đốn. Vào khoảng năm 2005, đài  gây quỹ vụ bão Katrina. Một trong các diễn giả là TS Nguyễn Văn Hạnh, đương kim Tổng Trưởng về Di Trú của TT Bush. Qua bài nói chuyện, tôi nhận ra đây là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch, nơi tôi làm việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp ĐH Khoa học, với tư cách chuyên viên của Nha Viện Trợ.  Giờ giải lao, tôi gặp TS Hạnh và xin phỏng vấn ông. Thoạt tiên ông không nhớ nhưng nghe  tôi kể một số việc ở Tổng Nha Kế Hoạch thì ông biết tôi từng là chuyên viên cũ thật. 

Trong buổi phỏng vấn TS Hạnh, ông cho biết  vừa cấp ngân khoản khá lớn cho BPSOS để cứu trợ đồng bào  bị bão Katrina. Tôi bèn xin ngay số phone của TS Nguyễn Đình Thắng để tiếp tục phỏng vấn.

Sau buổi phỏng vấn Ts Nguyễn Đình Thắng, tôi viết bài phổ biến ở net như thường lệ. Tôi gửi mail cho TS Thắng biết bài phỏng vấn đó đăng ở những web nào. Ô Thắng cám ơn và xin web cá nhân nhưng tôi không có (vào 2005, dễ ai mà có web cá nhân) và tôi “chỉ”Việt báo, Đặc Trưng, Trinh Nữ…Sau khi xem các bài tôi viết thì Ô Thắng gửi mail mời tôi làm việc với  tư cách Vietnamse Media Coordinator bao gồm: Chủ bút cho nguyệt san Mạch Sống, phụ trách Mạch Sống Truyền Thanh và cả Mạch Sống Television. Thông thường, XYZ có thể nói nhưng viết không được hoặc ngại xuất hiện TV; Hoặc XYZ cũng có thể nói trên radio hay TV nhưng khả năng Viết thì dở. Hoàng Lan Chi là người nói trên radio cũng đượ, xuất hiện phỏng vấn ở màn ảnh nhỏ cũng xong và cả Viết cũng OK . Coi như ô Thắng tuyển Một mà làm được Ba. 

BPSOS LÀM VIỆC TÀ TÀ HAY CẬT LỰC

Vào BPSOS, tôi chứng kiến các điều sau đây và tôi xin chia sẻ để những ai còn ngộ nhận về BPSOS thì sẽ có cái nhìn đúng hơn. 

Tất cả đều làm việc cật lực và phải nói là cực hơn rất nhiều nếu so với làm cho công ty. Tôi đã nói đùa: cha mẹ nào muốn con giỏi thì sau khi ra trường, cho nó vào BPSOS làm việc trong một năm. Nhân viên vào đây làm việc thì phải biết rất nhiều thứ:nói trên radio; viết bài cho báo Mạch Sống về chương trình của mình ; phải biết outreach tốt; phải biết tổ chức event mời đồng hương đến dự để phổ biến chương trình; phải biết thành thạo một số phương tiện hỗ trợ cho việc làm; phải sử dụng thành thạo mọi máy móc văn phòng: gửi và nhận fax; 

Chúng tôi cũng đùa với nhau: BPSOS là trung tâm tàn phá nhan sắc. Lý do: làm việc nhiều và dưới áp lực cao nên nhan sắc tàn phai thì cũng phải lẽ.  Còn nhiều nữa nhưng tôi quên rồi. Đây là những công việc mà tôi phải làm: chủ bút Mạch Sống, thu âm các nhân viên từ nhiều tiểu bang vì lúc đó BPSOS có rất nhiều chi nhánh để phát trên radio quảng cáo cho các chương trình, phỏng vấn ai đó, huấn luyện staffs về viết văn, huấn luyện chi nhánh Atlanta  về cách thức sản xuất một chương trình phát thanh, huấn luyện vài branch manager về skills (nói radio và phỏng vấn!) , phát triển một nhóm listener (báo Mạch Sống, chương trình phát thanh và truyền hình Mạch Sống) để lấy feedback, liên lạc với Bayou để huấn luyện cho volunteer biết sử dụng Cool Edit (!), phỏng vấn các youth staff để đẩy mạnh chương trình Thanh Thiếu Niên. Trời ơi, đọc cái Work Plan  mà ô Thắng soạn cho mình: tôi muốn té xỉu. Còn nhớ ngày đó Giám Đốc Nhân Sự cười cười “Anh Thắng viết vậy nhưng cô đừng lo quá. Làm không kịp thì không sao đâu”. Trời ơi, trong workplan, ô Thắng ghi rõ thời hạn phải hoàn tất trong bao nhiêu ngày. Điều đó có nghĩa là không chỉ tôi mà toàn thể nhân viên BPSOS đều phải làm việc như thế. 

BPSOS có điểm son là rất tôn trọng bản quyền. Khi vào BPSOS làm việc, tôi đã có sẵn sofware Cool Edit do Đài Việt Nam Hải Ngọai cung cấp nhưng ô Thắng yêu cầu tôi lập request mua cái mới. Cũng như tôi đã chi nhuận bút cho các tác giả có bài đăng trên báo Mạch Sống rất đàng hoàng. Mỗi tác giả nhận ba báo biếu và check nhuận bút. Tôi còn nhớ tôi quen nhà văn Phan Nhật Nam trong trường hợp này. Nghĩa là tôi đăng bài của Nam và tôi mail xin địa chỉ Nam để tôi gửi check. Lúc đó Nam chưa làm cho SBTN, còn đang lang thang.

TS NGUYỄN ĐÌNH THẮNG LÀ NGƯỜI LÀM VIỆC THẾ NÀO?

Giám đốc Điều Hành, Ts Nguyễn Đình Thắng là người làm việc theo kiểu sau đây: không giờ giấc (khi gấp, ông gọi cho nhân viên vào tối là thường), khi đến các chi nhánh (Houston, New Jersey, Louisana..) thì có kiểu cơm hàng cháo chợ, ngủ bờ ngủ bụi cùng nhân viên, sức làm việc khó tưởng tượng được mà chỉ nhân viên BPSOS mới chứng kiến và hình dung được! Nói và viết Anh Việt thông thạo, rất rành rẽ mọi công việc của mình nên bất cứ ai cũng có thể phỏng vấn bất kỳ lúc nào mà ô Thắng không cần soạn trước, có trí nhớ khá “siêu phàm”. Khi tôi vào làm: ô Thắng ở apartment, đi xe cũ và mọi người kể tôi nghe bà vợ đầu tiên đã ly dị vì ô Thắng cứ toàn lo chuyện “bao đồng”. (hiện giờ nhà là do mẹ vợ thứ hai mua cho). Cũng thời tôi: làm không kịp mọi việc nên chủ nhật tôi cũng vào sở. Nguyên bãi giữ xe mênh mông (Vì building này gồm 2 tổ chức) chỉ có xe ô Thắng và xe tôi. 

Tôi “đòi” mua nguyên dàn làm việc ở nhà (computer, mixer, micro): ô Thắng cũng đồng ý. Lý do: Thắng thừa hiểu tôi là người làm việc over time cho BPSOS tại nhà.
Cha mẹ ô Thắng là người gia giáo, nề nếp và hỗ trợ con hết lòng. Hai ông bà luôn đóng góp khi BPSOS kêu gọi và cụ bà thì chăm chỉ tham dự các events. Riêng thân phụ ô Thắng thì cụ rất quý mến Hoàng Lan Chi. Cụ lắng tai nghe radio chương trình Mạch Sống và đọc rất kỹ báo MS nên cụ biết (tất cả đã thay đổi nhiều, đã khoác áo mới đẹp đẽ hơn kể từ khi có Chủ Bút Hoàng Lan Chi); thế là cụ viết thư gửi bưu điện cho Hoàng Lan Chi, tự giới thiệu rồi ngỏ lời khen ngợi HLC. Sau này khi tôi làm chương trình Nhạc Chủ Đề cho radio Atlanta thì cụ cũng nghe và rất thích vì chúng tôi chọn toàn nhạc thời của chúng tôi tức cũng là thời của cụ.

Ngoài cụ ông thì cụ bà cũng vậy. Lúc tôi dọn nhà, cụ bà đã nấu vài vài món ăn đưa cho anh ruột Thắng vì biết tôi không có thì giờ làm bếp (anh ruột ô Thắng giúp tôi chuyển chỗ ở . Anh Tiến, anh ruột ô Thắng thì cũng đóng góp thiện nguyện rất nhiều cho BPSOS cả về thời gian lẫn tiền bạc. Anh phụ trách hai chương trình radio, viết bài cho MS và luôn có mặt mỗi khi BPSOS cần volunteer. 

Lúc tôi mới vào BPSOS, một ông cỡ tuổi tôi  nói rằng sở dĩ ông vào đây, tiếp tay cùng ô Thắng cũng chỉ vì ông đọc những bài xã luận và tâm tình của ô Thắng. Cá nhân tôi cũng rất cảm động khi đọc được một bài viết, trong đó ô Thắng chia sẻ vì sao ông bắt chước một nhà thiện nguyện nổi tiếng và đã dành nhiều năm cuối đời để cống hiến cho những việc làm có ích cho xã hội. Trích một đoạn trong bài của Ts Nguyễn Đình Thắng: Trích: Lùi trở lại năm 2001. Thời điểm quyết định thứ hai: tôi gặp Ông Peter F. Drucker. Tôi được chọn tham gia chương trình huấn luyện kéo dài một năm với Viện Lãnh Đạo Nói Với Lãnh Đạo (Leader to Leader Institute) mà Ông sáng lập ra. Ông là vị thầy của môn quản trị kinh doanh tân thời nhưng lại dành 20 năm cuối đời để phát triển khu vực phi lợi nhuận. Ông tâm tình về quyết định này: tiến từ thành công đến điều có ý nghĩa. Tạo tài sản trong khu vực kinh doanh là sự thành công. Tham chính để ảnh hưởng chính sách là sự thành công. Tuy nhiên điều thực sự có ý nghĩa là tạo nên những thay đổi xã hội tích cực từ “rễ cỏ”; đó là xây dựng nền dân chủ từ dưới lên và trực tiếp tác động đến cuộc đời của đồng loại. Theo gương Ông Drucker, năm 2001 tôi rời bỏ công việc kỹ sư và từ đó dầm mình vào công việc phục vụ cộng đồng. ( ngưng trích).  Ai thì không biết chứ cá nhân tôi thì tin vì chính tôi cũng bị ảnh hưởng khi mình ngưỡng mộ ai đó. Tôi tin, sự gặp gỡ với Drucker đã khiến TS Thắng từ bỏ cuộc sống bình thường (có nhà cửa đẹp, vợ con) để dấn thân vào con đường thiện nguyện (vất vả, nhiều chông gai. Tuy bị kẻ xấu dèm pha, đố kị nhưng được sự tri ân của nhiều người mà BPSOS giúp đỡ.) Dù sao hiện giờ cũng chúc mừng là TS Thắng đã có vợ ngoan, con xinh và được mẹ vợ hỗ trợ, được vợ thông cảm (cho việc thường xuyên xa nhà) nên vẫn dành nhiều thời gian cho BPSOS. 

Đa số mọi người khi tiếp xúc hay làm việc với ô Thắng đều có chung nhận xét: ô Thắng rất thông minh. Với sự thông minh đó, ô Thắng thừa sức có việc làm tốt với lương cao ở công ty nhưng ông đã chọn con đường phục vụ. Tôi tin vào điều đó. Để xin được grant từ các funder hầu duy trì hoạt động: rất vất vả. BPSOS cũng đã từng bị từ chối nhiều lần. Không phải cứ thấy nơi nào cấp grant rồi BPSOS đầu tư thì giờ để viết và nộp proposal có nghĩa là chắc cú. Nhân viên BPSOS ra vào như cái chợ là thế. VD:  xin được grant “Sức Khỏe Cao Niên” hoạt động trong 5 năm thì BPSOS tuyển số nhân viên theo đúng request của funder. Hết 5 năm, grant hết thì hoặc là số nhân viên đó nghỉ, hoặc nếu có chương trình mới thì được chuyển qua. 

NẾU NGHI NGỜ BPSOS LÀM SAI

Nếu nghi ngờ BPSOS làm sai bất cứ điều gì, chúng tôi nghĩ bạn có thể:
1.     E-mail hỏi trực tiếp để được giải đáp, thay vì bạn “hearsay” rồi tin vào điều hearsay đó.
2.     Nếu có bằng cớ về sự gian lận của BPSOS hay bất cứ NPO nào, nên tố cáo ngay với Funder (là những nguồn cấp ngân khoản cho BPSOS hoạt động như chính quyền liên bang, tiểu bang, tư nhân, công ty). Hoặc nếu cần xem sổ sách về các buổi gây quỹ thì bạn PHẢI TRỰC TIẾP ĐẾN TRỤ SỞ VÀ CÓ QUYỀN XIN XEM. BPSOS, cũng như các tổ chức NPO khác không thể gửi qua mail hay bưu điện.

KẾT LUẬN: Trong rất nhiều các tổ chức NPO: có tổ chức tốt, có tổ chức xấu. Mọi người hãy tự tìm hiểu và tự quyết định. Tôi chỉ chia sẻ những gì tôi biết, tôi chứng kiến về BPSOS với hy vọng những người tử tế cũng sẽ hỗ trợ BPSOS và Nhóm ACF.

Hoàng Lan Chi
12/2017

From: Quang Pham
Cảm ơn chị HLC đã cho biết thêm về A. Thắng.  Cách đây khoàng 30 - 40 năm trước, khi BPSOS vận động quốc tế qua chiến dịch cứu Người Vượt BIển tại BIển Đông, chúng tôi đã tổ chức gây quỹ giúp cho BPSOS trong chiến dịch này.  Thế rồi, khoảng 5 năm trước anh Thắng về OKC tham dự và nói chuyện cùng đồng hương địa phương về mục đích của BPSOS, tôi đã tham gia vào Nhóm.  Đúng như chị HLC nói, A. Thắng rất bình dị và làm việc bất kể ngày đêm; anh đã thảo ra các kế hoạch khả thi ngắn và dài hạn nhằm tiến đến các mục tiêu đã đề ra.  Đôi khi phải làm việc full time/ overtime cho các trách nhiệm được giao phó, nhưng khi nghĩ đến các mục tiêu cao đẹp thì mọi sự cực nhọc hầu như tan biến. Vài giòng chia xẻ cùng quý anh chị. Mong rằng sẽ có nhiều biến chuyển thuận lợi trong năm mới.
LanChi Hoang 1) Các chương trình mà BPSOS xin được grant ( có thể từ liên bang, tiểu bang, công ty, tư nhân) mà thời tôi làm gồm có: Sức khỏe cho người cao niên, Chống nạn bạo hành trong gia đình, Ngừa ung thư ngực, An toàn nghề nghiệp, Mái ấm gia đình, Cấp vốn cho tiểu thương, Tìm hiểu về thuế, Katrina ( trợ giúp đồng bào bị bão lụt) 

2) Ngoài ra có dịch vụ BPSOS. Một nhân viên tự làm và lương có từ đây, tức là tự chi lương cho mình bao gồm: dịch Anh văn các giấy tờ và chứng nhận notary, giúp khai các form về di trú hay mẫu đơn xin làm việc ..
Trước đó có xin được grant: giúp đồng bào luyện thi quốc tịch. 

3) Hiện giờ là những chương trình gì: tôi không để ý. 

4) Năm 2005, Katrina mạnh nhất. Sau đó là chương trình giàu nhất ( Sức khỏe cao niên). Khi CT này sắp hết tiền, may mắn có Mái Ấm Gia Đình mới xin được một năm. Có nghĩa là: rất hồi hộp, không phải ngồi đó xin fund rồi vểnh râu tự chi lương cho mình như vài ông cựu quân nhân già đã suy diễn như thế. Kể cả thế hệ 1,5-lứa đầu, trưởng thành ở HK cũng có người nghĩ như thế. (Than ôi!). Người thứ hai, xả thân làm việc cho BPSOS, bất kể giờ giấc vì chung lý tưởng với Ts Nguyễn Đình Thắng là Giám Đốc Trần Trang Khanh. Khanh cũng là hậu duệ VNCH, thế hệ 1,5-lứa đầu, qua Mỹ khi gần 20 và sau này nói và viết Anh Việt thông thạo, rất nhiều skills. Viết proposal rất cừ, gây quỹ rất giỏi, làm việc cũng bất kể giờ giấc: đó là 
TrangKhanh Tran

Đó, có những con người cống hiến vì lý tưởng và cũng có những con người đứng bên lề, cũng đấu tranh cho quê hương cũ, nhưng không chịu tìm hiểu tận nơi việc làm của BPSOS mà đã vội chụp mũ cho Nguyễn Đình Thắng những tội thật buồn cười.