Người ta thường nói ở Beethoven nhạc
cổ điển tây phương đã đạt tới mức tột đỉnh của nghệ thuật, Beethoven và Mozart
đã được coi là hai nhà soạn nhạc lớn và quan trọng nhất của nền nhạc cổ điển
Tây phương. Những tác phẩm lớn của hai nhà thiên tài này không chỉ để giải trí
nhưng hơn thế nữa, cho tới ngày nay trên thế giới người ta vẫn coi đó là những
công trình văn hóa của nhân loại, vẫn bảo tồn và phát huy.
Ludwig Van Beethoven sinh tại Bonn
ngày 17-12-1770, mất 26-3-1827, người Đức gốc Hoà Lan, từ hồi nhỏ đã đánh đàn
có tiếng chứng tỏ là người có thiên tài, năm 16 tuổi lên thành Viên Áo quốc
(Vienne) theo học Mozart nhưng mẹ bị đau nặng phải trở về. Ông có khiếu về
dương cầm, bà mẹ mất, cha rượu chè, từ hồi còn trẻ ông đã phải lo gánh nặng gia
đình. Beethoven sau lại lên Viên theo học Haydn, được người ta giới thiệu với
các bậc quyền quí rồi chẳng bao lâu ông lập được sự nghiệp vững vàng. Mới đầu
là dương cầm thủ điêu luyện, sau mới trở thành nhà soạn nhạc (composer).
Mặc dù sống thọ hơn Mozart những 22
tuổi (Mozart mất khi 35 tuổi), nhưng công trình sáng tác của Beethoven nói về
mặt số lượng chỉ được vào khoảng một phần ba so với sự nghiệp của Mozart. Về
symphony, Bethoven soạn được 9 bản đánh số từ 1 đến 9, bản số 9 được coi như
tuyệt diệu và vĩ đại nhất, bản số 6 du dương, nhẹ nhàng, thanh thản cũng rất
nổi tiếng. Các cầm tấu khúc dành cho dương cầm gồm năm bản đánh số từ 1 đến 5.
Piano concerto số 5 tức Emperor concerto, Cầm tấu khúc Đại Vương được coi là
tuyệt vời nhất. Cầm tấu khúc dành cho vĩ cầm được vài bản nói chung không nổi
bằng Mozart. Ngoài ra còn một số Sonate, Romance cho dương cầm và overture,
(nhạc mở đầu một vở opera), bản Egmont, The Ruines of Athenes… là những
overture tuyệt vời nhất. Beethoven ít soạn các vở opéra, nhạc của ông nói chung
hơi khó nghe hơn nhạc Mozart nhưng có nhiều bản đặc sắc lạ thường, trong mỗi
bản ấy lại có một đoạn tuyệt diệu nhất. Nhìn chung nhạc Beethoven có những
điệu, nét khác biệt so với nhạc Mozart, khi trầm khi bổng.
“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
Cuộc đời và sự nghiệp của Beethoven
đã được đưa lên màn bạc nhiều lần theo thứ tự thời gian như sau.
1- Eroica, phim Áo quay năm 1949,
đạo diễn Walter Kolm-Veltée.
2- The Magnificent Rebel, quay năm 1962 do Walt Disney thực hiện cho truyền hình về cuộc đời Beethoven.
3- Beethoven Lives Upstairs quay năm 1992, dài 52 phút, nghệ thuật dưới trung bình, thực hiện dối trá, chỉ được phần kết thúc trình tấu bản Symphony số 7, movement số 2 êm dịu và du dương tuyệt diệu.
4- Immortal Beloved, quay năm 1994, Bernard Rose đạo diễn và viết truyện. Phim được đề cập trong bài này.
5- Eroica, quay năm 2003, thực hiện cho truyền hình của Anh, tài tử Ian Hart.
6- Phim bộ dành cho truyền hình của Anh về Beethoven năm 2005
7- Copying Beethoven, thực hiện 2006, tài tử Ed Harris vai Beethoven
Xin xem tiếp theo LINK sau: