Lựa chọn đầu tiên: cây xăng nào gần nhà, tiện đường thì đổ.
Lựa chọn kế tiếp: cây xăng nào rẻ thì đổ cây xăng đó.
Lựa chọn kế tiếp nữa: xăng 91 mắc hơn xăng 87 thì sẽ tốt hơn cho xe.
Cho nên có tiền, hoặc lúc xăng rẻ thì đổ xăng 91. Hết tiền, xăng mắc thì đổ xăng 87.
HCD: Theo tôi biết thì huyện xăng super hay xăng thường làm nhiều người lái xe hoang mang. Và có một số người cưng xe, cứ xăng super (mắc tiền) mà đổ. Diều nầy tốn tiền vô ích.
Cái khác biệt chánh yếu giữ hai loại xăng nầy là chỉ số octane.. Như trong bài super có chỉ số là 91, và thăng thường có chỉ cố là 87. Mình trờ lại nó ở đoạn dưới.
Dân lái xe có hai nhóm: Nhóm đổ xăng super, nhóm đổ xăng thường, nhóm 3000 miles thay nhớt một lấn, nhóm 7500 miles (và cả 1000 miles) thay nhớt một lần.
Hai nhóm nầy vẫn ngang ngữa nhau, mối ý mỗi khác.
Chịu khó tìm hiểu lại một chút một số khái niệm về “xăng xịn, xăng dỏm,” người lái xe có thể sẽ có được sự lựa chọn phù hợp hơn.
Đầu tiên là nói về xăng 87, 89, 91
87, 89, 91 là những chỉ số octane của xăng.
Giải thích một cách đơn giản, đây những chỉ số này nói lên tính chống kích nổ của xăng.
Xăng có độ octane cao thì khả năng tự bốc cháy do bị nén trong buồng nổ càng thấp, cho nên không tạo hiện tượng tự kích nổ, trước khi bugi đánh lửa..
Cũng giống như lựu đạn không rút chốt mà tự nổ vậy! Xăng không tự kích nổ, thì máy xe vận hành đúng như thiết kế, cho nên có hiệu suất cao.
Mục đích xăng octane chỉ là vậy..
HCD: Tác giả viết hơi gọn, nhiều bằng hữu không biết ra sao. Nó thế nầy xe chạy xăng có cái "bu gi" đánh lửa, y như chúng ta xẹt hộp quẹt đúng lúc để xe chạy ngon nhất. Còn xe diesel (dầu nặng, dầu cặn) không cần cái "bu gi". Khi piston lên cao, sức ép hổn hợp xăng dầu nén đủ thì tực động bực cháy, đẩy piston xuống.
Máy chạy xăng cũng vậy, nếu sức nén khá cao thì chưa có tia lửa điện từ "bu gi" hổn hợp xăng cũng nố, tức nổ sớm, tức làm làm máy chạy nghe lắc cắc (máy giộng) xe chạy yếu sức và có thể lâu ngày hư sớm. Vậy thì chống nố sớm nầy bằng hoá chất pha vào xăng. Chỉ số octane được dùng làm thước đo, chỉ số 87 dễ nổ sớm, chỉ số 91 khó nổ sớm hơn.
Vậy thì xe quí bạn cần xăng nào: Coi trong manual, coi trong cái chỗ đổ xăng. Thông thường xe cần xăng super thì nó in ngay bên trong ổ đổ xăng (chỗ có nút đây bình xăng).
Nhớ đậy chó kín, nhiều loại xe đậy không kín thì sẽ thấy hàng chữ check engine hiện trên tableau. Nhiều bạn tốn tiền về vụ nầy, thông thường thì khỏi tốn, giải quyết như sau:
Cách sửa rẻ tiền khi xe Lexus và Toyota hiện chữ check VCS check Engine
Dang Huynh Chieu
Kinh nghiệm nầy save cho các bạn vài trăm đô tới cả ngàn đô. Tưởng là phải đưa vô dealer ($$$$$) ai dè "dễ ợt".
Đáng lưu ý là hầu hết các loại xe bình thường được thiết kế để sử dụng với xăng 87 mà không bị tự kích nổ.
Điều này có liên hệ đến tỉ số nén của động cơ.
Một số xe cao cấp như Mercedes, BMW, Lexus, Acura... được thiết kế có tỉ số nén của động cơ cao, cho nên yêu cầu sử dụng xăng có độ octane cao.
Điều này có ghi rõ trong sổ tay vận hành của xe.
Hay hỏi người bán xe nào cũng có thể cho lời khuyên chính xác.
Những trường hợp khác, việc sử dụng xăng octane cao không có lợi ích gì cho xe.
Đồng nghĩa với việc người lái xe phải trả tiền nhiều hơn mà không thu lại được lợi ích gì.
Giới chuyên môn khuyên không nên đổ xăng octane cao khi xe không có yêu cầu.
HCD: Thưa không phải Lexus nào cũng đòi xăng 91 đâu, mời xem hướng dẫn của hãng Lexus.
Thí dụ xe Lexus ES 300H vẫn chạy xăng 87 như thường.
Khi nào ghi rõ như theo bản trên thì Lexus GS 350 thì mới dùng xăng 91.
Danh sách còn dài lắm, tôi lấy một đoạn tiêu biểu thôi. Tôi biết có nhiều vị đi Toyota Camry cũng xài xăng 91, trong khi hãng không đòi hỏi..
Tóm lại đừng đổ xăng mắc tiền, nếu xe chạy được xăng thường.
Bây giờ ta xét tới yếu tố thứ hai là thương hiệu xăng. Xe Mercedes thì cao cấp hơn, mắc tiền hơn xe Toyota là điều ai cũng chấp nhận.
Nhưng có phải xăng của Shell, Exxon Mobil thì tốt hơn, nên giá mắc hơn xăng Arco?
Hay đó chỉ là vì người lái xe chấp nhận trả tiền cao hơn cho những tên tuổi có tiếng lâu đời trong lĩnh vực lọc dầu?
Câu trả lời là xăng có sự khác biệt về chất lượng. Xăng tốt thì sẽ đốt cháy hoàn toàn, không tạo cặn bám lại trong máy xe. Do đó xe chạy có số miles per gallon cao hơn, máy bền hơn, bộ lọc khí thải có tuổi thọ cao hơn, ít ô nhiễm môi trường hơn...Đây là những lợi ích mà người lái xe nào cũng mong muốn.
Một số các nhà chế tạo xe hơi hàng đầu là BMW, Mercedes Benz, Honda, Toyota, General Motors, Volkswagen đã đặt ra một tiêu chuẩn gọi là “Top Tier Detergent Gasoline”
(tạm dịch: xăng có chất làm sạch chất lượng hàng đầu).Những loại xăng muốn đạt tiêu chuẩn này phải có chứa một hàm lượng các chất phụ trợ làm sạch trong xăng cao hơn tiêu chuẩn của EPA yêu cầu, giúp cho động cơ xe sạch sẽ, vận hành tối ưu...Những loại xăng này cũng không có chứa các chất phụ trợ có nguồn gốc kim loại, có thể làm hại đến bộ phận lọc khói của xe, và có khả năng tạo ô nhiễm cho môi trường.
Các hãng xe đề nghị khách hàng của mình sử dụng những loại xăng đạt tiêu chuẩn này. Trong danh sách 2015 của Top Tier Detergent Gasoline (http://www.toptiergas.com/ retailers/), có 30 nhà bán lẻ xăng dầu đạt tiêu chuẩn, bao gồm: 76 Stations, Aloha Petroleum, ARCO, Beacon, BP, Chevron, Conoco, Costco Wholesale, CountryMark, Diamond Shamrock, Entec Stations, Express Convenience Centers, Exxon, Hawaii Fueling Network (HFN), Holiday Stationstores, Kwik Trip / Kwik Star, MFA Oil Co., Mobil, Ohana Fuels, Phillips 66, Shell, Valero...
Nhìn vào danh sách này, giới lái xe thở phào nhẹ nhõm. Vì không phải chỉ những cây xăng mắc tiền mới đạt tiêu chuẩn này.
Thí dụ như ở miền Nam Cali, Arco là một cây xăng thuộc loại rẻ, nhưng vẫn có trong danh sách.
Có cả Costco Wholesale nữa. Và những cây xăng có trong danh sách đạt tiêu chuẩn có mặt khắp nơi trên các đường phố. Các cây xăng không nằm trong danh sách top tier còn ít hơn cây xăng đạt tiêu chuẩn!
Như vậy là người lái xe không lo phải chạy đi xa mới có xăng chất lượng.
Cũng cần lưu ý là những nhà chuyên môn đặt ra tiêu chuẩn Top Tier Detergent Gasoline cũng nói là sự khác biệt giữa các loại xăng khó có thể nhận diện tức thì.
Lợi ích do xăng tốt đem lại cũng khó mà đo lường chính xác.
HCD: Nói chung thì chuyên viên cơ khí, xe cộ có uy tín nói rằng xăng tại Mỹ hầu hết vượt qua nhu cầu đòi hỏi củ chiếc xe. Đụng cây xăng nào rẻ tiền là cứ đổ. Tôi có nhận xét là với người ở Mỹ, con số cách biệt nhau có vài xu một gallon, họ cũng chạy qua cây xăng rẻ tiền. Thí dụ bên nầy đường $3.09, bên khia đường $3.05, họ sẽ ghé đổ xăng ở chỗ trẻ hơn 4 xu (tính ra 10 gallons chỉ sai biết 40 xu thôi không đáng)
Và ngay cả khi những chất phụ trợ làm sạch trong xăng chưa thể giữ cho động cơ sạch hoàn toàn, người lái xe còn có thêm nhiều thứ khác để bảo vệ động cơ xe mình.
Đó là những bình chất phụ trợ làm sạch động cơ (fuel additive & cleaner), có bán hầu như ở khắp các cửa hàng auto service. Giá chỉ có vài đồng bạc.
Mỗi lần thay nhớt xe thì nhớ đổ vào chung với một bình xăng đầy.
Không bao nhiêu tiền, nhưng cũng làm người lái xe yên tâm hơn là mình đã có để ý, chăm sóc chiếc xe của mình.
Nói tóm lại, không nhất thiết là “tiền nào, xăng đó.”
Không cần đổ xăng 91 khi không có yêu cầu. Cũng không nhất thiết phải chọn cây xăng mắc tiền để đổ xăng.
Hãy để dành tiền và thời gian để chăm sóc xe bằng những cách khác hợp lý hơn.
Trích từ G.M Corporation/ Germany
HCD: Tác giả kết luận: "Nói tóm lại, không nhất thiết là “tiền nào, xăng đó.” đúng như vậy. May tôi đi xe cà tàng, có khi bán $1500 không ai mua, nên đổ xăng rẻ nhất tìm thấy được. Vậy mà có chiếc ghi trên đồng hồ đã chạy gần 300000 miles, vẫn chạy ngon lành.
Kết luận: Chỉ nên đổ xăng super cho loại xe đòi hỏi xăng nầy. Ngoài ra cứ đổ xăng thường. đó là theo những gì tôi biết được qua hướng dẫn các chuyên viên, kể cả hướng dẫn bên trên