Saturday, 3 February 2018

Nguyễn Cao Quyền: Mao Trạch Đông — Những Người Vợ Và Cuộc Sống Tình Dục Ngoài Gia Đình

http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2010/04/VTT9-maohoogle5cl1-300x300.jpg

Ngày nay ai cũng biết là Mao Trạch Đông có bốn người vợ nhưng những chi tiết liên quan đến cuộc sống tình dục riêng tư của ông thì vẫn còn là một điều bí mật.  Bài viết này sẽ tóm lược trong một vài trang giấy những gì thiên hạ đã biết và những gì vẫn chưa được phổ biến rộng rãi liên quan đến cuộc sống gia đình và ngoài gia đình của họ Mao.
Xin mời qúy vị độc giả theo dõi.
Nhắc lại bốn người vợ của Mao Trạch Đông
Người vợ thứ nhất tên La Nhất Tú : Mười bốn tuổi Mao đã cao lớn khoẻ mạnh như một lực điền.  Vâng lời cha mẹ, ông lấy một người con gái họ La hơn ông bốn tuổi.  Vì thế mà cuộc hôn nhân không thành công và ông bỏ nhà ra đi để học hành và tìm hiểu thế giới bên ngoài.  Nghe đâu, sau khi ông đi đươc ba năm thì người vợ đâu tiên này củng lìa đời.
Người vợ thứ hai tên Dương Khai Tuệ : Tới 25 tuổi (1918) Mao mới thật sự rung động trước “thiên kim tiểu thư” Dương Khai Tụê, con gái duy nhất của nhà Nho lỗi lạc đương thời Dương Xương Tế.  Lấy nhau được chín năm Khai Tuệ sinh hạ cho ông được ba người con trai : Ngạn Anh, Ngạn Thanh và Ngạn Long thì hai người phai xa nhau vì cuộc Trường Chinh lên Diên An.  Khai Tuệ bị phe Quốc Dân Đảng bắt giữ và sau đó mang ra xử bắn vì không chịu khai ra nới ẩn trú của người chồng.   Khải Tuệ chết năm 29 tuối (1930 ) và cái chết này đã để lại trong lòng họ Mao một mối hận ngàn thu.

Người vợ thứ ba tên Hạ Tử Trân :  Hạ Tử Trân sinh năm 1910 tại Giang Tây.  Năm 1927 cô tham gia Đảng CSTQ.  Cũng trong năm này biến cố Thượng Hải xảy ra và cô theo hai anh trai lên Tịnh Cương lánh nạn.  Mao cũng từ Trường Sa rút về Tịnh Cương và từ đó hai người gặp nhau.
Năm 1928 hai người cử hành hôn lễ tại Tịnh Cương Sơn, lúc đó Khai Tuệ vẫn còn sống.  Hạ Tử Trân sinh nở sáu lần với Mao nhưng chỉ nuôi được một người con gái đặt tên Lý Mẫn.  Gia đình không hoà thuận nên sau đó Tử Trân sang Liên Xô du học.  Tại Liên Xô, bệnh ghen làm cho cô điên loạn và bị cạo trọc đầu.  Thời gian này tại Trung Quốc Mao đã kết hôn với Giang Thanh.
Người vợ thứ tư tên Giang Thanh : Giang Thanh tên thật là Lý Vân Hạc, sinh năm 1914 tại Sơn Đông, cùng quê với Khang Sinh, người đứng đầu ngành tình báo của Đảng CSTQ.
Lý Vân Hạc sinh đẹp, từ nhỏ không thích học chỉ thích chơi bời.  Năm 14 tuổi, Vân Hạc đã yêu đương sôi nổi, cặp bồ hết anh này đến anh khác.  Người chồng đầu tiên là Ngụy Hạc Linh, bạn học.  Lấy nhau không bao lâu thì bị Vân Hạc rời bỏ.  Người chồng thứ hai là Du Khởi Uy, thị trưởng Thiên Tân.  Lấy nhau không quá ba năm cũng bị Vân Hạc cho nghỉ. Người chồng thứ ba là Đường Nạp, một nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng.  Vân Hạc được Đường Nạp “lăng xê”  và lấy nghệ danh là Lam Bình.  Lấy nhau được một tháng, Lam Bình ngoại tình với Chương Dân một đạo diễn nhiều người biết và sang ở với Chương Dân mặc dầu ông đã có vợ.  Vào thế giới điện ảnh Lam Bình có quan hệ tình ái với một số đông các người nổi tiếng khác.
Lam Bình đến Diên An vào mùa đông năm 1937. Lúc cô mới 24 tuổi, rất xinh đẹp và yểu điệu.  Chỉ ít lâu sau khi đến Diên An Lam Bình bắt bồ ngay với Từ Nhật Tân mới du học ở Liên Xô về,  Cô cũng làm quen với Khang Sinh, trùm tinh báo cộng sản.  Người này   dụng ý dâng Lam Bình cho Mao để lập “chiến công gái đẹp”. 
Lam Bình được xắp xếp cho học đại học Mác Lê, nơi mà Mao thường đến giảng dạy.  Thế là cá “cắn câu” từ đấy.  Ý hợp tâm đầu, Lam Bình về ngủ với Mao và họ “chiến đấu thâu đêm suốt sáng”.  Một người con gái được sinh ra sau những màn chiến đấu anh dũng này và được đặt tên là Lý Nạp.  Mao đổi tên Lam Bình thành Giang Thanh và cái tên này cô giữ mãi cho đến khi tự tử chết trong khám.
Những người tình nổi tiếng của “Mao sếnh sáng”
Người tình thứ nhất của Mao là Đào Tư Vịnh, một người bạn cùng lớp và cũng là bạn đồng hương.  Tư Vịnh là một người con gái dịu dàng và tao nhã.  Thời đó, phong trào đòi giải phóng cá nhân lên cao và tự do tình dục là mặt chủ yếu của phong trào. 
Trong khoảng hai năm 1919-1920 Mao và Tư Vịnh chung nhau mở hiệu sách “Văn Hóa” ở Trường Sa.   Cả hai cùng chìm đắm trong dòng thác yêu đương nhưng mối tình của họ không được lâu bền.  Hai người cùng chí hướng nhưng khác chính kiến nên họ phải chia tay nhau vào mùa hè năm 1920.  Tư Vịnh đi Thượng Hải rồi qua đời vào năm 1932 lúc cô mới 30 tuổi. 
Tiếp theo phải nói đến chuyện Agnès Medsley ở Diên An.  Cô gái này sinh ở miền Nam nước Mỹ.  Mùa xuân 1937 cô đến Diên An với tư cách là một phóng viên.  Lúc đó cô mới 25 rtuổi.  Một vị cao niên cộng sản kể lại :  con gái Diên An thời bấy giờ quê mùa, quần áo rộng thùng thình. Còn Smedley thì lúc nào quần áo cũng ngắn gọn làm đường cong cơ thể nổi rõ rất gợi cảm. Cô ta làm quen với Mao sơ khởi chỉ bằng cái bắt tay.  Sau dần dần tiến tới ôm nhau, rồi hôn nhau, mới đầu còn ít nhưng sau rất lâu, có khi cả nửa tiếng đồng hồ.  Trai gái hôn nhau lâu như thế, tất nhiên là phải có đủ thời gian để làm xong nhiều chuyện khác. 
Hạ Tử Trân ghen, chịu không nối đòi bắn chết con yêu tinh mũi lõ.  Vì không muốn chuyện nhỏ xảy ra to, bất đắc dĩ  Mao phải yêu cầu Smedley rời Diên An cho yên chuyện.
Bí mật của tiểu thư Ngô Quàng Huệ :  Quảng Huệ là một bông hoa đẹp nổi tiếng ở Diên An trong thời khoảng 1937  Cô sinh năm 1911 tại Hà Nam.  Lớn lên cô lấy một sinh viên tốt nghiệp đại học Bắc Kinh và được nhà chồng tài trợ cho sang Nhật học thêm.  Ở Nhật về cô muốn đi Diên An để khảo sát tình hình giáo dục ở đấy mặc dầu bị chồng phản đối. 
Đến Diên An cô gian diú với Mao bị Hạ Tử Trân bắt gặp quả tang.  Một lần thấy tận mắt Mao đến ngủ tại phòng của Quảng Huệ, Tử Trân gào thét ầm ỹ khiến Mao mất mặt.  Vì lý do này mà ông đuổi cả ba người (Ngô Quảng Huệ, Agnès Smedley và Hạ Tử Trân) ra khỏi Diên An.
 Hoa khôi Phùng Phượng Danh cũng không thoát khỏi tầm nhìn của họ Mao.  Hồi ấy ở Diên An có viện nghiên cứu ca kịch. Giang Thanh là một diễn viên ở viện này.  Ngoài Giang Thanh còn có bốn người đẹp khác là Quách Lan Anh, Tôn Duy Thế, Trương Tỉnh Phương và Phùng Phượng Danh.  Họ được gọi lả “tứ đại mỹ nữ” trong đó Phùng Phượng Danh là số “một”.
Phùng Phượng Danh quen biết Giang Thanh từ thời hai người cùng làm việc tại viện nghệ thuật Lỗ Tấn.  Xem Phùng Phượng Danh diễn kịch Mao mê mẩn khen: ”Cô này diễn còn hay hơn cả Quách Lan Anh”.
Một hôm tan vở kịch, Giang Thanh mời Phượng Danh đến vườn táo để ăn đêm với các vị lãnh đạo trung ương.  Trong bữa tiệc cô được xếp ngồi trước mặt Mao Trạch Đông.   Ăn xong, Mao mời Phượng Danh sang phòng bên cạnh đề tiệp tục đàm đạo văn nghệ.  Giang Thanh biết ỳ bỏ đi chỗ khác.
Căn phòng kín đào và ấm áp.  Chủ tịch ôm Phượng Danh sờ nắn khắp người.  Cô giẫy dụa nhưng cũng không chống lại được nên đành buông xuôi mặc cho Mao muốn làm gì thì làm.  Sau đó, cô bỏ trốn đi một nơi bí ẩn không ai tìm thấy.  Có người nói rằng cô đã bị Khang Sinh thủ tiêu với tội danh “đặc vụ nước ngoài thâm nhập”.
Minh tinh màn bạc Thượng Quan Vân Châu.  Mao rất thích Thượng Hải.  Kha Khánh Thi, bí thư thành ủy Thượng Hải là bạn chí thân của Mao. Trong số các minh tinh màn bạc Thượng Hải ông thích nhất Thượng Quan Vân Châu. 
Vân Châu không những đẹp, cao ráo, tao nhã mà còn là người có học.  Một đêm tại khách sạn Tây Giao Thượng Hải có một vũ hội nhỏ.  Mao khiêu vũ với các minh tinh đến gần sáng.  Vũ hội tan.  TrươngXuân Kiều gọi Vân Châu lại bảo rằng Mao mời cô ớ lại ăn đêm.  Kha Khánh Thi cũng ở lại. 
Đến phòng ăn cận kề Vân Châu đã thấy Mao mặc áo tắm ngồi chờ sẵn.  Ăn xong Mao mời Vân Châu đi bơi.  Biết ý chủ tịch, cô thay đồ tắm và quyết tâm thỏa mãn chủ tịch để ông không thể bỏ cô.  Hai người bơi đến chỗ cạn, Mao bất thần dừng lại ôm chầm lấy Vân Châu đòi làm tình…  Vân Châu không phản đối và sau một hồi “vật lộn” Vân Châu khen rằng : “Chủ tịch hung quá, em không đứng vững nữa rồi”.  
Vân Châu ở lại khách sạn với Mao đúng một tuần lễ.  Trước khi chia tay Mao nói “Tôi sẽ cho người đến đón cô lên Bắc Kinh”.  Thế rồi hai người cứ đi đi về vể gặp nhau để “ngày đêm nồng cháy”. Mải đến mùa thu năm  1966  việc này mới kết thúc khi Vân Châu bị Giang Thanh ra lệnh bắt giam.  Mao không phản đối.  Đến giờ phút đó Vân Châu mới nhận ra rằng con người cộng sản là những động vật không có nhân tính.
Bạch Ngọc Liên ở Lữ Sơn.  Thành phố Cửu Giang nằm dưới chân núi Lữ Sơn.  Người xưa gọi là Tầm Dương.  Cửu Giang có một đoàn ca múa hiện đại. Trong đoàn có một diễn viên trẻ đẹp tên Bạch  Ngọc Liên. 
Mùa hè năm 1965 Ngọc Liên nghe bạn bè kháo nhau là lãnh tụ vĩ đại đang ở Lữ Sơn.  Vì biết mình đẹp nên Ngọc Liên muốn gần lãnh tụ mà mình ngày đêm mong muốn.  Cô nghĩ ra một cách : một đêm Mao Đang ngủ thì nghe tiếng đàn tỳ bà gẩy nơi đầu núi.  Mao bảo Trương Ngọc Phượng là y muốn gặp người chơi đàn.  Phượng bèn chuyển ngay cho Cục Phục Vụ thi hành lệnh của chủ tịch.
Sáng hôm sau cô gái gẩy đàn trình diện. Mao rất hài lòng và sau một vài câu trao đổi Mao rủ Ngọc Liên xuống hồ bơi.  Hai người bơi đi bơi lại cho đến khi nổi cơn điên tình dục Mao lại giở trò thường lệ.   Ngọc Liên khe khẽ  rên rỉ “ Cái gì của chủ tịch cũng vĩ đại”.  Nhiều ngày tiếp theo Mao tiếp tục làm bạn với Ngọc Liên và cuộc vui kéo dài hơn một tháng.  Mao hẹn với Ngọc Liên là mùa hè sang năm sẽ gặp lại.  
Tháng 9/1976 Mao qua đời. Tháng 10/1076  Ngọc Liên và ba cô chiêu đãi viên khác bi Cục Bảo Mật từ Bắc Kinh về bắt giam và đưa tới một vùng núi tại đảo Hải Nam cách biệt với thế giới  bên ngoài.  Họ bị coi là những người tuyệt mật của nhà nước.
Người đẹp Cáp Nhĩ Tân Trương Ngọc Phượng : Trên lục địa Trung Hoa gái đẹp tập trung tại năm địa danh là : Tô Châu, Hàng Châu, Thanh Đảo, Đại Liên và Cáp Nhĩ Tân.  Cáp Nhĩ Tân là vùng đất có những người con gái tuyệt đẹp lai da trắng.  Ngọc Phượng là một trong những giai nhân tuyệt sắc đó.  Cô có giòng máu lai Nga.
Năm 1956 Mao đáp tàu hỏa đi thị sát vùng Đông Bắc.  Ngọc Phượng được cử lên tàu làm nhân viên phục vu.  Lúc bấy giờ Mao đang say sưa với những người con gái khác nên không để ý đên cô.  Điều mà Mao còn nhớ là lúc nào toa tầu của Mao cũng gọn gàng sạch sẽ.  Hình ảnh người đẹp  Cáp Nhĩ Tân chỉ là một ngọn gíó nhỏ thoáng qua  mà Mao không nhớ rõ.
Hai năm sau, không hiểu sao tự nhiên Mao lại nhớ đến người con gái đó.  Mao ra lệnh cho Cục Đường Sắt Cáp Nhĩ Tân phải bằng mọi cách tìm cho ra Trương Ngọc Phượng và đem về nộp.  Cả nước náo lọan. Cuối cùng người ta cũng tìm thấy và đem người đẹp vào cung cho chủ tịch. 
Gặp lại Ngọc Phượng chủ tịch mừng rỡ lắm.  Hai người vui đùa với nhau trong phòng kín mấy tiếng đồng hồ liên tiếp, không biết xấu hổ là gì.  Sau mấy tiếng đồng hồ đó Mao goi Uông Đông Hưng đến và cho biết là Ngọc Phượng được phong làm y tá riêng của chủ tịch.  Một chiếc giường xếp được đặt ngay gần chỗ Mao nằm nhưng không bao giờ Ngọc Phượng được sử dụng vì tối nào Mao cũng đòi ngủ chung với người đẹp lai Nga.
Ngọc Phương được Mao mến yêu cho đến ngày y chết.  Phượng sinh cho Mao hai người con trai lấy họ mẹ.  Như vậy có thể coi Ngọc Phượng là người vợ thứ năm của Mao Trạch Đông vì tuy không có hôn thú nhưng đã cho Mao những người con nối dõi.  Thật ra ngoại trừ La Nhất Tú là người vợ có hôn thú đầu tiên, Mao không làm hôn thú với ai khác về sau này, dù có con hay chỉ ̉ là gái qua đêm.
Mao Trạch Đông và những gái qua đêm
Trong thời gian y cai trị Trung Quốc Mao có thói quen lả nằm ườn trên một cái giường khổng lồ có sức chứa 12 người, để giải quyết mọi công việc.  Chiếc giường này đi đến đâu y cũng mang theo vì y còn có một thói quen thứ hai là ban đêm không bao gìờ y chịu ngủ một mính.  Khi có giai nhân bên cạnh,  y thích càng đông vui càng tốt  nên lúc nào cũng phải phòng xa một cái giường có sức chứa lên tới 12 người.
Y không bao giờ đánh răng mà chỉ súc miệng bằng nước trà.  Y cũng không bao giờ tắm mà chỉ làm vệ sinh thân thể bằng cách bắt những “người tình một đêm” dùng khăn nóng chà lên người mình.
Mao tuyển gái đẹp qua các đêm khiêu vũ.  Mặc đầu luật của cộng sản là cấm khiêu vũ nhưng Mao vẫn tổ chức nhảy đầm hai lần mỗi tuần tại sảnh đường Xuân Liên rộng mênh mông và rất gần căn phòng bí mật mà y gọi là căn phòng “hoan lạc”.
Khi Mao đến nơi khiêu vũ thì hàng chục thiếu nữ trẻ đẹp nhào đến vây quanh và năn nỉ y nhảy với mình một bản.  Sau khi nhảy với các cô vài bản thì y đưa các cô sang phòng hoan lạc, đóng cửa kín và mua vui đến sáng theo đủ các kiểu mà y biết qua sách vở.  Đối với những cô gái trẻ đẹp đó y chỉ sữ dụng qua đêm chứ không yêu mến ai cả.  Từ ngày Dương Khải Tuệ bi Quốc Dân Đảng bắn chết thì trái tim của Mao đã trở nên sắt  đá.
Hầu hết các cô gái đẹp nói trên thuộc thành phần nghèo khó.  Có nhiều cô đã từng đi ăn mày trên đường phố.  Còn phần đông thì được tuyển mộ từ những gia đình bần cố nông rách nát.  Cô nào có kỹ năng “làm tình sáng tạo” đều được Mao trân úy. 
Ở vào tuổi 70, Mao vẫn cướng tráng.  Người ta tiếp gái đẹp phục vu cho chủ tịch như tiếp thức ăn hàng ngày.  Cho đến lúc chết, cuộc sống riêng tư của Mao toàn là những cuộc truy hoan.  Đó là những thú vui duy nhất của y và Mao đã phá nát đời con gái của một số thiếu nữ không thể nào đếm xuể.
Nguyễn Cao Quyền