Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay!Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi có thể thực hiện được. Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Nội dung thư này, tôi tổng hợp một số tài liệu và cố gắng dựng lại một góc thật là thê thảm đối với Người Dân + Người Lính + Viên Chức Hành Chánh + và những người đang có mặt tại Huế, mà ông HCM (tôi không viết đầy đủ họ tên ông ta vì nó làm dơ trang viết của tôi) đã ra lệnh tàn sát trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968! Tôi muốn Các Anh nhận ra điều đó, vì ngày 31/1/2018 vừa qua, Nguyễn Thiện Nhân đã chủ tọa buổi lễ gọi là kỷ niệm đại chiến thắng của HCM và những lãnh đạo Việt Cộng, mà người cộng sản Lê Minh Đức đã phải đau đớn khi nói rằng: ”Cộng sản, ta là ai? Ta là Việt Cộng, mà Việt Cộng là cặn bã của xã hội, là quái thai của thời đại .... và không xứng đáng làm con người”.
Thứ nhất. Dối trá và dã man tàn bạo là bản chất của lãnh đạo Việt Cộng.
Những ngày trước Tết Mậu Thân 1968.
Nhớ lại ngày 19/10/1967, nhà cầm quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của HCM tuyên bố trên hệ thống truyền thông của họ rằng: “Những ngày Tết Mậu Thân (1968), VNDCCH ngưng bắn từ ngày 27 tháng 1 đến ngày 3/2/1968 -tức 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân- Rồi ngày 17/11/1967, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam –tổ chức ngụy trang của HCM trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa- cũng tuyên bố ngưng bắn trong cùng thời gian.
Với sự thận trọng cần thiết, đến ngày 16/12/1967 chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố ngưng bắn từ 30 tháng 1 đến 1/2/1968 -tức là từ Mồng 1 đến Mồng 3 Tết Mậu Thân- Sau tuyên bố vừa kể, một nửa quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được nghỉ phép đón mừng Năm Mới, đồng thời hủy bỏ lệnh giới nghiêm.
Rồi đêm Giao Thừa, bài thơ “Mừng xuân 1968” do chính HCM đọc, được phát lại trên đài phát thanh Hà Nội như sau: “Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp mọi nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên toàn thắng ắt về ta.”
Khi đọc đến câu thơ chót -Tiến lên toàn thắng ắt về ta- HCM đã dùng hết sức hét lên thật to hai chữ “tiến lên”. Đài phát thanh Hà Nội lập đi lập lại nhiều lần bài thơ này trong đêm Giao Thừa và suốt ngày mồng Một Tết.
Lãnh đạo Việt Cộng giết người một cách dã man tàn bạo.
Chính họ tuyên bố đầu tiên về ngưng bắn trước, nhưng đêm 29 rạng ngày 30/1/1968 -đêm Giao Thừa Năm Mậu Thân- quân đội Việt Cộng bên trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa và từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xâm nhập vào, đồng loạt tấn công vào các tỉnh lỵ thị trấn từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, mà HCM gọi là cuộc “Tổng công kích tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968”. Rồi đêm 31/1/1968 -tức đêm Mồng Một Tết- HCM cho lệnh tấn công các tỉnh lỵ thị trấn còn lại. Nhìn chung, Quân Việt Cộng tấn công vào 41 tỉnh lỵ thị xã + 72 quận lỵ + thủ đô Sài Gòn + và cố đô phố Huế.
Vì quá bất ngờ nên hai ngày đầu tiên bị tổn thất đáng kể, nhưng những ngày sau đó thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu phản công, và phản công rất mạnh với một nửa quân số túc trực tại các đơn vị, vì trong thời gian giới nghiêm các đơn vị phải chuẩn bị vũ khí đạn dược và cả lương khô cho nhiệm vụ phòng thủ cơ quan đơn vị trong cuộc chiến tranh. Trong khi một nửa quân nhân về phép tự động trở lại trình diện đơn vị trong vòng 24 tiếng đồng hồ và tham gia cuộc phản công. Cuộc phản công đã chiến thắng, tiêu diệt phần lớn quân địch, và phần còn lại bị đẩy ra khỏi các vùng ngoại ô.
Hai tuần sau đó, quân Việt Công tấn công lần 2 vào một số tỉnh lỵ quận lỵ rất giới hạn, nhưng tất cả bị quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tiêu diệt từ bên ngoài ven ngoại ô.
Riêng một phần thành phố Huế bị quân Việt Cộng tấn công chiếm giữ từ đêm 30 Tết, vẫn còn trong tay chúng, và trong những ngày đó chúng đã giết chết rất nhiều người. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và lực lượng Hoa Kỳ mở cuộc phản công mạnh mẽ, chiếm lại từng ngôi nhà, từng con đường, từng khu phố, đến ngày thứ 21 thì đa số quân Việt Cộng bị tiêu diệt trong thành phố Huế, số còn lại chạy thoát ra ngoài.
Nhưng trước khi vượt thoát, quân Việt Cộng còn bắn chết nhiều người nữa, và bắt khoảng 5.000 người dẫn theo trên đường vượt thoát. Người bị bắt gồm nhiều thành phần trong xã hội: Quân nhân + người dân già trẻ lớn bé + viên chức + học sinh sinh viên + giáo viên giáo sư người Việt Nam lẫn người ngoại quốc, ..v..v... Rồi tất cả những người bị bắt dẫn theo đều bị quân Việt Cộng giết chết bằng cách tróì tay chân chôn sống, giết chết bằng cách sử dụng những vật cứng đập vào đầu vào ngực, giết chết bằng cách sử dụng vũ khí bén nhọn đâm vào người, chỉ một số ít nạn nhân là họ dùng súng bắn. Một hành động vô cùng tàn nhẫn, dù biết rằng chiến tranh là chết chóc nhưng suốt dòng lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ xảy ra một cuộc tàn sát dã man đến như vậy!
Cuộc tìm người mất tích và kết quả.
Với giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu đơn vị Thừa Thiên. Ông có mặt tại Huế suốt 21 ngày chiến tranh trên đường phố. Ngay sau khi quân Việt Cộng bị đánh bật ra khỏi Huế, chánh quyền thực hiện cuộc kiểm kê, với kết quả cho biết khoảng 4.000 gia đình có người chết tại nhà, và có người mất tích. Một kế hoạch tìm người mất tích được thực hiện trên vùng đất rộng lớn, kéo dài đến năm 1970 mới chấm dứt. Năm 1968, tìm được 1.173 xác chết + năm 1969 tìm được 809 xác ở đụn cát + 428 xác tại khe Đá Mài và khu Nam Hoa + 400 xác rãi rác các nơi. Năm 1970, tổng kết số xác tìm được lên đến 2.810 xác gồm nam giới + nữ giới + thiếu niên + trẻ sơ sinh, bị chôn lấp trong nhưng mồ chôn tập thể tìm thấy tại 22 địa điểm. Chánh phủ công bố danh sách 4.062 nạn nhân được xác định là bị bắt cóc hoặc bị giết chết
Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, đã kể lại trong “Cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Vietnam Center (Lubbock, Texas, Hoa Kỳ) từ 13 đến 15/3/2008 như sau: “Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tổng cộng 2326 xác người bằng và và xương. Còn khoảng trên 3.000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc mất tích... không biết họ đã bị giết chết và chôn xác ở đâu?!
Dã man nhất là tại Khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên. Việt Cộng đã dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người xương người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (03-02-1968)”
Về cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài, người viết đã may mắn gặp được nhân chứng duy nhất còn sống trong cuộc thảm sát đó, và trả lời trong cuộc phỏng vấn được ghi lại trên trên 6 trang giấy với tựa “ Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài”, và phổ biến hồi tháng 11/2007. Những giáo dân Phủ Cam bị thảm sát trong vụ này (công chức, thanh niên, học sinh hiền lành) là nạn nhân vô tội của việc cộng sản trả thù những chiến binh (lính chính quy và nghĩa quân) đã cầm súng bảo vệ giáo xứ suốt mấy ngày đêm, nhưng sau đó phải rút về Phú Bài vì không được tiếp viện.
Với ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, tường thuật cho đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008, rằng:
“Các hố chôn người cách nhau một khoảng, mỗi hố từ 10 đến 20 xác người. Trong các hố có thể là bị quân cộng sản chôn sống, nên xác người thì đứng, xác người thì nằm, xác người thì ngồi, rất thảm thương! Các xác người khi đào lên thì thịt xương đã rã. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng, do bị bắn, hoặc bị đập bằng báng súng hay cuốc xẻng…”
Với nhà văn Nhã Ca, tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế”, đã tố cáo với Việt Báo Gallery ngày 29/3/2008 trong lễ Tưởng Niệm 40 Năm Tết Mậu Thân, tác giả đã mạnh mẽ tố cáo:
“Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, quân cộng sản bắt đầu cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân -không hề có người lính Cộng Hòa nào- Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác thì bị chúng đánh, đá, miệng chúng thì đuổi đi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Giòi bọ… Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn… Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống.... Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế đó” (Việt Báo ngày 31-3-2008).
Với tác giả David T. Zabecki trong quyển “The Vietcong Massacre at Hue” ấn hành năm 1976, số hài cốt tìm được do cộng sản Việt Nam đã bắt giết trong 21 ngày chiếm giữ một phần thành phố Huế, và chôn tập thể trong các hầm là 2.810 người, trong tổng số dân ghi mất tích hơn 5.000 người!
Với sử gia Trần Gia Phụng, thì số người tìm được trong 22 mồ chôn tập thể là 2.326 xác trong tổng số dân bị giết là 5.800 người! Những con số của hai tác giả không hoàn toàn giống nhau, nhưng chắc chắn là những con số đó đã đủ để chứng minh bản chất dã man tàn bạo của cộng sản, bởi mục tiêu của họ là thi hành lệnh của cộng sản quốc tế.
Với Thiếu Tá Liên Thành, Phó Ty Cảnh Sát Thừa Thiên/Huế, với bài viết trên <Wikipedia.org>, như sau: “Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, từ Huế trốn lên mật khu Việt Cộng, rồi xâm nhập trở lại thành phố Huế, và trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 những người này có mặt tại Huế. Tôi tin rằng những người này đã nhúng tay vào các cuộc thảm sát trong 21 ngày tại Huế. Ngoài ra, còn có một số ít sinh viên trở về Huế và thực hiện các vụ hành quyết do tư thù cá nhân. Trong thời gian quân Việt Cộng chiếm giữ thành phố Huế, người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Quân Việt Cộng đến khu phố nào thì người dân ở đó bỏ chạy. Việt Cộng xã súng bắn vào những người bỏ chạy bất cứ người đang chạy là ai, là thành phần nào. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết” .
“Năm 1972, tôi bắt được một Trung Tá Việt Cộng tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm.
Tôi hỏi: “Tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy?
Tên Việt Cộng Kim Loan trả lời: “Thứ nhất, đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Người cộng sản chúng tôi chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót”
Tôi hỏi tiếp: “Sao không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố?”
Việt Cộng Kim Loan trả lời: “Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy, chớ đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”
Sau cùng, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, công bố tổn thất hai bên trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của quân Việt Cộng trên các chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau, như sau: Quân đội Việt Cộng: 58.373 quân chết + 10.000 quân bị bắt + 6.000 quân đầu hàng. Quân đội Việt Nam: 4.954 quân nhân tử trận + 14.300 đồng bào chết + 1.946 đồng bào mất tích. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Hoa Kỳ, thu được 17.000 vũ khí các loại.
Tóm tắt. Tôi biết là thời gian ấy Các Anh không có mặt, nhưng sau khi đọc nội dung bên trên, Các Anh có nhận ra cái bản chất dối trá, giết người dã man và tàn bạo của lãnh đạo Việt Cộng không? Nếu không, quả thật Các Anh đúng như nhận định của người Việt Cộng Lê Minh Đức, sau 42 năm nhìn lại xã hội Việt Nam, rồi anh tự hỏi: “Ta là ai?” Và anh ta tự trả lời: “Ta là Việt Cộng. Mà Việt Cộng là cặn bả của xã hội này, là quái thai của thời đại hiện nay,... và ta không xứng đáng làm con người”. Nếu có, thì Các Anh còn chần chờ gì nữa, hãy đứng lên cùng đồng bào giật sập chế độ độc tài độc quyền độc ác đó đi, để toàn dân trong nước và hải ngoại cùng ổn định đời sống sinh hoạt xã hội. Từ đó sẽ xây dựng một xã hội dân chủ, tự do, khoa học, và phát triển toàn diện, thích ứng với nền văn hóa truyền thống nối tiếp dòng lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cũng là cách mà Các Anh và đồng bào hủy bỏ Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990 đó.
Ngày Giỗ Ba 50 năm sau Tết Mậu Thân 1968.
Ngày 4/2/2018, Cô Susan Nguyễn cúng giỗ Ba của Cô, một nạn nhân trong số hơn 5.000 nạn nhân bị quân Việt Cộng giết chết thê thảm hồi mùa Xuân Mậu Thân 1968, như sau:
“Hôm nay, ngày giỗ Ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ Ba, nhang khói ngập cả bầu trời thành phố Huế. Gần 6000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẫn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài”.
“Cả thành phố chìm ngập trong màu khăn sô trắng. Ôi! Coni không muốn nhớ đến cảm giác hãi hùng ấy nhưng sao nó vẫn cứ khắc sâu trong tâm khảm Coni. Phải chăng những anh linh ấy không siêu thoát được vì cái chết đau thương của họ đã bị lịch sử Việt Cộng bóp méo? Thoang thoảng đâu đây như tiếng kêu gào "Trả lại sự thật cho chúng tôi ".
“Ba ơi! Con sẽ không quên, lịch sử sẽ không quên, và mọi người trên thế giới này sẽ không, dù ai đó cố tình đổi trắng thay đen để chạy tội cho cuộc tàn sát mọi rợ đó. Ngày ấy, tuy còn nhỏ, nhưng con đã biết nhận xét mọi chuyện. Gia đình mình gần như là nơi tụ tập của Uỷ Ban Truy Tầm Nạn Nhân Mậu Thân. Mỗi buổi sáng là 2 chiếc xe GMC đậu trước nhà để chở dân và nhân công đi tìm kiếm mồ chôn tập thể. Mấy dì trong ban tổ chức có chồng mất tích như: cô Tôn Thất Lang, dì Quýnh, dì An, dì Dương, dì Mại, mạ ...lo sửa soạn vật dụng mà Chú Thuyên -phó quận trưởng quận Phú Vang- và mấy chú lính chở tới như những cây vải ny lông để bó hài cốt, dây cột, thẻ bìa carton trắng để ghi chi tiết nhận dạng cho mỗi thi hài. Sáng nào mấy Dì và tụi con cũng cắt, xếp những mảnh ni lông khoảng 2 thước để bó thi hài”.
“Ông Noại (?) trong làng ra bắt đầu một ngày làm việc bằng ly rượu trắng nhỏ -ông là người phụ trách việc hốt cốt- Ông cẩn thận lượm từng mảnh xương nhỏ của mỗi thi hài nằm chồng lên nhau trong những cái hố chật hẹp. Có thi hài còn đủ áo quần -như hầm Ba- nhưng cũng có những thi hài chỉ trần xì cái quần đùi, rất khó nhận diện. Con nghe được nhiều mẫu chuyện cười ra nước mắt bởi ông và mấy chú bác. Có một bà nhận được xác chồng nhưng không có cái đầu. Bà đi theo và nói nhỏ với ông: “Chú ơi! Chú có cái đầu mô dư cho con một cái”. Ông nạt ngang: “Người mô thì đầu nấy, dư mô mà cho, nói tào lao”. Vậy mà mấy hôm sau, đi vùng khác, ông lại tìm được một cái đầu lâu trong bụi rậm. Ông nhắn: “Chôn chưa? Về chú cho cái đầu nè”. Bà ta tất tả mừng rỡ chạy về, gói đầu lâu chồng lên làm đám”.
“Có một chị trong xóm, đi tìm xác chồng nhưng không được vào trong -ngồi ở địa điểm tập trung an toàn và nghe nhận diện qua máy phóng thanh- Chị xin làm thiện nguyện bằng cách phụ gánh thi hài ra xe. Cứ 2 người gánh một thi hài đã được bọc nylon và bó dây kỹ lưởng. Đi được vài chục bước thì thi hài rớt ra, chị phải dừng lại để buộc. Đi thêm vài chục bước thì thi hài rớt thêm lần nữa, lại buộc và đi. Đến lần thứ ba lại rớt và xổ tung ra, chị phải nhặt gom lại và chợt thấy mảnh vải quần đùi của chồng mà chị tự tay may lấy. Chị dở ra xem lại, rồi oà khóc nức nở! Chị đã gánh đúng xác của chồng chị mà không biết. Xác chết của Chồng Chị đã 3 lần linh thiên rớt xuống, để chị nhận được xác chồng đã chết vì bọn cộng sản đã giết chết trong ngày Tết Mậu Thân năm 1968”.
“Còn nhiều mẫu chuyện "trời đất dun rủi" như thế nữa nghe rất thương tâm. Cực khổ rứa đó mà ngày nào mạ cũng đi, sáng đi chiều tối về. Ngày nào cũng lê la bên mấy mồ chôn để mong nhận diện chồng. Ngày nào cũng hít thở mùi xác chết thối rửa trong cái nắng mùa hè, vậy mà không bệnh hoạn chi hết. Sáng mua ít đồ ăn vất lại cho bầy con ở nhà tự xoay sở lấy, cả hàng quán cũng vất liều luôn. Mạ mua ít gói xôi hay vài trái bắp làm thức ăn trưa rồi dang nắng suốt ngày ở những vùng đất cát trắng ghê người ấy. Bác cũng đi theo để phụ mạ tìm người em trai duy nhất của mình. Thấy cực khổ quá nên bác khuyên mạ nên ở nhà để lo con rồi thỉnh thoảng thay phiên với bác cũng được. Thế nhưng, ở nhà một hôm thì bị thôi thúc, ruột gan không yên, cả ngày cứ ngửi thấy đâu đây mùi xác người chết. Trời đất phù hộ, lăn lóc với các hầm chôn người thì không cảm thấy gì hết. Mạ lại nhập vào cuộc kiếm tìm. Nhờ vậy mà khi tìm ra xác Ba, cả mạ và Bác lo chu toàn hơn”.
“Hầm chôn xác Ba có 27 người toàn là người trong xóm ra trình diện học tập. Từ đầu xóm đến cuối xóm đèn đuốc sáng rực vì phải làm rạp chứa đám bên ngoài nhà. Hai mươi bảy bà goá phụ với đám con nhỏ mồ côi cha, khăn tang áo tang trắng nguyên cả xóm. Riêng hầm này may mắn biết được ngày mất vì có một chú lận cái đồng hồ lên tận nách nên không bị tước đoạt. Ngày xưa đồng hồ phải lên giây mỗi ngày vì vậy khi đồng hồ đứng là biết chết trước đó một ngày. Cả nhóm bị bắt ngày mùng 6 âm lịch, rồi bị giết ngày mùng 8 vì đồng hồ đứng ngày mùng 9 âm lịch”.
“Ba ơi! Giờ đây, Con ở nơi phương xa hơn nửa vòng trái đất, với mâm cơm chay đạm bạc cùng nén hương chân thành, Con nguyện cầu Ba sớm siêu sinh miền Tịnh Độ”.
Viết lại thư của Cô Susan Nguyễn, tôi không có nhận định nào, ngoài những giọt nước mắt nhỏ xuống keyboard của tôi! Thấy tôi lau mặt hoài, vợ tôi vội vàng hỏi: “Anh có gì hông mà giống như Anh khóc vậy?” Thường khi tôi ngồi trước computer thì vợ tôi nằm trên ghế bên cạnh, thỉnh thoảng cho tôi ly nước lạnh hoặc nước chanh, vì sợ tôi quên uống nước. Tôi nhẹ nhàng trả lời:“Không có gì đâu Em. Chỉ vì Anh viết lại đoạn văn của Cô Susan Nguyễn, trong lúc cúng giỗ Ba của Cô ấy chết trong vụ Việt Cộng thảm sát người dân Huế hồi năm 1968, Cô thuật lại nhiều chi tiết rất nhỏ nhưng rất xúc động khi Cô đi theo những gia đình tìm xác người thân, mà Anh không cầm được nước mắt!”
Thứ hai. Việt Cộng ngang hàng với khủng bố quốc tế ISIS.
Tết Mậu Tuất năm 2018 hiện nay cách Tết Mậu Thân 1968 tròn 50 năm. Tết Mậu Thân 1968, là một mùa xuân đẫm máu của hơn 5.000 người dân Huế, đến nay vẫn là nỗi đau của dân tộc Việt Nam nói chung -dù ở hải ngoại hay ở trong nước- và là nỗi đau riêng của người dân Huế!
Vậy mà, lãnh đạo Việt Cộng nỡ lòng nào lại tổ chức vinh danh cái gọi “tổng công kích tổng khởi nghĩa mùa xuân Mậu Thân 1968”, với những trò nhảy múa như đang nhảy múa trên những đống xương khô vừa đào xới mang lên từ những mồ chôn tập thể, mà chính họ đã ra lệnh tàn sát người dân già trẻ lớn bé, bằng bất cứ loại vũ khí nào có thể sử dụng được!
Trên Báo Mới online của Việt Cộng ngày 29/12/2017, có bản tin cùng ngày, cho biết là Bộ Quốc Phòng Việt Cộng tổ chức hội thảo tại thành phố HCM để đáng giá thành quả (giết dân) trong “chiến dịch xuân Mậu Thân 1968”. Tên đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ Trưởng Quốc Phòng nói rằng: “Thắng lợi của cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, đã khẳng định sự phát triển cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam...” Còn tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, viện trưởng viện lịch sử quân sự Việt Cộng nói rằng: “Cuộc nổi dậy mùa xuân 1968 là cuộc diễn tập cho đại thắng mùa xuân 1975”.
Ô! Hóa ra sự phát triển nghệ thuật quân sự của Việt Cộng trong cuộc diễn tập hồi mùa xuân Mậu Thân 1968, chính là cuộc tàn sát tất cả mọi thành phần xã hội tại Huế trong những ngày Xuân năm ấy mà không phân biệt già trẻ lớn bé, vì vậy mà cái nghệ thuật đó đã giúp lãnh đạo Việt Cộng từ Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho 64 quân lính Việt Cộng phòng thủ các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa, không được nổ súng khi bị quân Trung Cộng tấn công ngày 14/3/1988, để rồi tất cả họ bị quân Trung Cộng bắn chết trong khi súng vẫn trong tay họ.
Cũng từ phát triển nghệ thuật quân sự đó đã giúp lãnh đạo Việt Cộng ký tên vào Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990, sẽ giao đất nước và dân tộc Việt Nam cho Trung Cộng từ năm 2020 tới đây. Nhưng trước khi đến kỳ hạn thì giao từ từ, trước hết là c uối năm 1999 giao cho Trung Cộng 789 cây số vuông dọc biên giới Việt-Trung + Cuối năm 2000 giao cho Trung Cộng 11.362 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt. Năm 2006 giao Trung Cộng vùng đất Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, nơi eo thắt nhất của dãi đất có dạng hình cong chữ S, một vị trí trong chiến lược phòng thủ quốc gia, cho công ty Formosa tự do xã chất thải độc hại. Năm 2007 giao cho Trung Cộng khai thác bô-xít trên mái nhà của tổ quốc., đây cũng là một vị trí chiến lược của quốc gia. Năm 2011 giao cho Trung Cộng xây dựng hệ thống nhiệt điện than với 48 nhà máy tính đến năm 2020, và họ tự do xã chất thải độc hại vào bầu trời và trên mặt đất, để nâng cao số người chết vì bệnh ung thư lên 265 người mỗi ngày. Năm 2014 cho phép các tỉnh biên giới sự dụng đồng tiền của Trung Cộng để mua bán. Cũng từ năm 2014 liên tục đến năm 2017, họ im lặng để Trung Cộng xây dựng những căn cứ quân sự trên 7 Đá Ngầm mà họ bồi đấp thành đảo nổi, trong số đó có 3 phi trường dài 3.000 thước trên 3 đảo nổi là Chữ Thập, Vành Khăn, và Xu Bi.
Vậy là, căn cứ quân sự Trung Cộng từ quần đảo Trường Sa nối lên phía bắc là quần đảo Hoàng Sa, xa lên nữa là căn cứ Hải Quân tại đảo Hải Nam. Cũng từ Trường Sa xuống hướng Nam, rồi vòng qua phía tây nối vào căn cứ Hải Quân Trung Cộng tại hải cảng Sihanouk mà Cam Bốt cho Trung Cộng mướn 99 năm. Tất cả dù chưa hoàn chỉnh, nhưng thật sự là một vòng đai bao quanh Việt Nam từ hướng Bắc, hướng Đông, hướng Nam. Nối vào hướng Tây là Cam Bốt và Lào đang trong tay Trung Cộng. Lãnh đạo Việt Cộng mua cho quân đội nào là máy bay chiến đấu, xe tăng thiết giáp, hỏa tiễn bắn xa, tàu nổi trên mặt nước, tàu lặn dưới mặt biển, ..v..v... vì chi ra nhiều tiền chừng nào thì tiền hoa hồng vào túi họ càng nhiều chừng nấy, còn sử dụng bảo vệ tổ quốc thì ... rớt mất 4 tốt và 16 chữ vàng của Trung Cộng giao cho là chết đó.
Phát triển nghệ thuật quân sự của lãnh đạo Việt Cộng là như vậy đó.
Ngày 2/2/2018, phóng viên Hòa Ái của Đài Á Châu Tự Do tường thuật tin tức từ truyền thông của Việt Cộng rầm rộ loan tin “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968” diễn ra vào sáng ngày 31/1/2018 tại TP/HCM, với sự có mặt của Tổng Bí Thư Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước công an Trần Đại Quang, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ Tướng CLMV Nguyễn Xuân Phúc, cùng nhiều lãnh đạo khác. Thông điệp chính của buổi lễ do Bí Thư Thành Ủy HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng: "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao chói lọi, là đường lối đúng đắn của đảng, mãi mãi là minh chứng sinh động của tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại HCM."
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam dậy lên một làn sóng phẫn nộ trước các hoạt động tổ chức rầm rộ kỷ niệm mừng chiến thắng 50 năm thảm sát Mậu Thân của lãnh đạo Việt Cộng. Nhiều người lên tiếng phản đối nhà cầm quyền nước Việt Nam ăn mừng trên cái chết của hàng ngàn thường dân vô tội bị sát hại trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Luật sư Lê Công Định nói với RFA rằng: “Thật là đáng tiếc khi Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm như thế sau 50 năm vì điều đó thể hiện một hệ thống vô lương tri từ xưa đến giờ không thay đổi. Tôi thấy thật sự là vô lương tâm, cho thấy họ hoàn toàn không có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả. Bởi vì dù cho biện minh dưới bất kỳ gốc độ nào, thì lẽ ra họ cũng nên thấy rằng, sự tổn thất nhân mạng rất là lớn trong một trận đánh như vậy. Tất nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi về phía mình, nhưng lẽ ra họ cũng nên tổ chức một buổi lễ nào đó, gọi là cầu siêu cho các oan hồn bị chết một cách rất là đau xót trong bối cảnh chiến tranh.”
Báo Dân Việt online ngày 31/1/2018, dẫn lời khá dài của tướng Phạm Văn Trà ca tụng chiến thắng Mậu Thân, tôi xin trích đoạn mà ông ta nói đến cuộc tấn công vào Cần Thơ, lúc ấy tôi là Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh mà Cần Thơ là tỉnh lỵ. Ông ta nói rằng: “... Lữ Đoàn của tôi dù đã hy sinh nhiều trong những trận quyết liệt kéo dài trong 3 ngày 15 --> 18/2/1968, nhưng đã tập kích tiêu diệt được 1 Đại Đội lính Mỹ, và thu được 60 súng ER 15 mới tinh và một số trang thiết bị....”.
Tôi -Phạm Bá Hoa- quả quyết rằng, ông ta nói theo bản chất dối trá của lãnh đạo Việt Cộng. Tôi chứng minh lời nói dối trá của ông ta, với tóm tắt như sau: “Sáng Mồng Một Tết, bạn tôi từ Trung Tâm Hành Quân/Bộ Tổng Tham Mưu điện thoại cho tôi biết là đêm Giao Thừa hôm qua, tụi Việt Cộng tấn công vào hầu hết các tỉnh lỵ miền Trung. Có thể tụi nó tấn công các tỉnh miền Tây trong đêm nay hay đêm mai đó. Tôi liền gọi Đại Úy Nhàn Tiểu Khu Phó + Đại Úy Hữu Tham Mưu Trưởng, và Đại Úy Hữu mời các Trưởng Phòng cùng Đại Đội Trưởng Hành Chánh Tiếp Vận đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu họp khẩn cấp. Sau một lúc trao đổi tin tức và thảo luận, tôi quyết định: Thứ nhất. Gọi tất cả quân nhân nghỉ phép trở lại các đơn vị ngay trong ngày hôm nay. Thứ hai.Cấm trại toàn bộ. Thứ ba. Tất cả sẳn sàng chiến đấu. Thứ tư. Tối nay, các toán thám báo hoạt động tại “đường tiến sát” ở khu vực Viện Đại Học, khu vực Cầu Rạch Ngổng, và đường 20. Thứ năm. Riêng Đại Đội 826 Địa Phương Quân bên Xóm Chài chuẩn bị 1 Trung Đội cùng Trung Úy Tân là Đại Đội Trưởng sẳn sàng di chuyển vào Cần Thơ ngay khi có lệnh”. Vậy là chúng tôi sẳn sàng.
Ngay đêm Mồng Một Tết, khoảng 20 tên đặc công đột nhập vào Xóm Cả Đài, là khu vực sau lưng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Tiểu Đoàn Truyền Tin, khoảng 10 tên khác đột nhập vào khách sạn Nam Phương trên đường Nguyễn Thái Học, Đại Uý Hữu báo cáo lên Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn 4, và Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 21 ở Bạc Liêu. Khoảng 2 giờ 30 phút sáng, tôi và Đại Úy Nhàn chia khu v ực trong thành phố để dò xem tụi Việt Cộng có mặt những đâu. Trời vừa sáng, tôi và Trung Uý Tân cùng một Trung Đội đánh vào khách sạn Nam Phương, trong khi Đại Úy Nhàn và 2 chiếc Thiết Giáp mượn của Quân Trấn Cần Thơ, đột nhập trường nữ tiểu học diệt mấy tên đặc công trong đó. Còn tụi đặc công vào Xóm Cả Đài thì đơn vị Truyền Tin của Quân Đoàn lùng sục. Khi bị tấn công thì chúng đốt nhà dân gây hoảng loạn để chúng chạy ra ngoại ô. Trong khi Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 33 của Sư Đoàn 21 từ Bạc Liêu lên tăng cường, chận đánh quân Việt Cộng ven ngoại ô Cần Thơ. Chỉ trong 2 ngày là tình hình trở lại yên tĩnh.
Nhưng tuần lễ kế tiếp, chúng lại mở trận tổng công kích đợt 2, và lần này chúng dùng lực lượng mạnh hơn tấn công vào 2 Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 21 tăng cường trấn giữ khu vực cầu Rạch Ngổng trải dài về hướng cầu Tham Tướng. Một lực lượng thứ hai khoảng trung đội tấn công đài phát thanh. Và lực lượng thứ ba là toán đặc công khoảng 1 tiểu đội đột nhập Viện Đại Học Cần Thơ.
Điều khó hiểu, là khi quân Việt Cộng tấn công trong đợt 1 thì tôi tìm mọi cách liên lạc với Đại Tá Wallace cố vấn Tiểu Khu, nhưng không được. Vậy mà khi Việt Cộng tấn công đợt 2 thì ông ta gọi tôi và sẳn sáng yểm trợ hỏa lực, vì ông được sử dụng phi đội trực thăng võ trang Cobra với hỏa lực rất mạnh. Tôi yêu cầu tấn công đơn vị Việt Cộng đối diện với đài phát thanh (đó là khu vườn xoài), và nói rõ là không được bắn chung quanh sát đài phát thanh, vì nơi đó tôi có Trung Đội Nghĩa Quân và 2 Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn phòng thủ. Chỉ trong một ngày với 6 phi vụ trực thăng Cobra, 22 xác Việt Cộng nằm ngổn ngang. Còn cánh quân đột nhập Viện Đại Học, sau khi bị pháo binh của Quân Đoàn cho bắn trên nóc Viện Đại Học, đêm hôm đó chúng biến mất (ban đêm chạy thoát ra ngoài).
Và trận chiến chống quân Việt Cộng Tết Mậu Thân 1968 chấm dứt. Lực lượng của Tiểu Khu Cần Thơ chỉ có 4 bị thương nhẹ ( 2của Thiết Giáp và 2 của Đại Đội Hành Chánh Tiếp Vân). Về quân dụng, chỉ chiếc xe Jeep của tôi bị Việt Cộng trong trường tiểu học bắn bễ kiến trước, khoảng 3 tiếng đồng hồ sau đó bị Việt Cộng trong khách sạn Nam Phương bắn bễ 2 bánh xe sau. Tôi không bị trúng đạn, vì lần đầu là tôi đang tiếp tay đưa 2 anh trong xe thiết giáp bị thương vào bệnh viện, lần sau thì tôi đang đứng bên này thân cây lớn đối diện với khách sạn, trong khi chiếc xe đậu cách tôi khoảng 5 thước.
Như vậy, hoàn toàn không có Đại Đội nào của quân đội Hoa Kỳ tham dự trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ cả. Tướng Việt Cộng Trần Văn Trà nói láo, nói dối, dựng chuyện để nói, chớ làm gi có lính Hoa Kỳ chết, làm gì có súng ER 15 - tên đúng AR 15- mà ông ta tịch thu 60 khẩu. Đúng là bản chất dối trá của Việt Cộng.
Kết luận.
Từ cuộc thảm sát người dân Huế Tết Mậu Thân 1968, Các Anh hãy nhìn lại cuộc “Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956” trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mà bác HCM của Các Anh đã giết chết bao nhiêu người không? Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” do Viện Kinh Tế Việt Cộng ấn hành tại Hà Nội năm 2004, số nạn nhân bị đấu tố là 172.008 người bị ghép vào các thành phần địa chủ cường hào gian ác + địa chủ thường + địa chủ kháng chiến + và phú nông. Trong tổng số đó, có đến 123.266 người bị oan. Chưa tính đến thân nhân thân quyến của họ cũng bị cô lập và phân biệt đối xử. Rồi nhìn tới cuộc đày đọa hơn 500.000 người Việt Nam Cộng Hòa gồm quân đội + viên chức + nhà kinh doanh thương mãi, trong hơn 200 trại tập trung từ Mũi Cà Mau cực Nam đến trại Cổng Trời cực Bắc từ 1975 đến 1992, có đến hằng chục ngàn người chết trong đau thương đói khổ. Rồi đến cuộc đày đọa 950.000 người trong các khu kinh tế mới theo quyết định ngày 4/9/1977 của Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Hùng, để cướp toàn bộ tài sản của họ. Và từ 450.000 đến 500.000 người vượt biên vượt biển -theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 2000- đã chết mất xác trong rừng sâu và trên biển cả từ năm 1976 đến 1995.
Các Anh có nhận ra rằng, thực chất của những cuộc thảm sát cũng như những cuộc đày đọa đó, lãnh đạo Việt Cộng xứng đáng ngang hàng với khủng bố quốc tế ISIS dù mấy chục năm sau mới có tổ chức này.
Và đây là lời than rất nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc khi nhìn lại cuộc thảm sát Huế 50 năm trước nói riêng, và với đất nước Việt Nam nói chung (Xin lỗi là tôi không tìm thấy tên tác giả):
“Có những lúc người ta cần phải khóc. Khóc cho vơi đi những nỗi đau buồn. Khóc cho cá nhân mình, và khóc cho người khác. Khóc vì bao nỗi thống khổ triền miên, khóc cho dân tộc mình, và cho đất nước mình. Khóc, vì dân ta cứ mãi trầm luân, khổ ải, bao kiếp đọa đày. Và khi nhìn thấy một đất nước trước họa ngoại xâm, mà chưa tìm thấy phương cách nào để cứu nước.
Giọt nước mắt chảy ra vì nỗi đau cho quê hương dân tộc. Nước mắt hằng tuôn đổ, và người dân Việt Nam cũng đã khóc thật nhiều. Người ta khóc, mà không cầu cạnh van xin. Khóc cho vận mệnh một đất nước trước cảnh “nước mất nhà tan” để quyết một lòng đấu tranh gìn giữ nước mình. Đó là, trong đau đớn nghẹn ngào mà không khuất phục. Đó là, trong nguy hiểm mà không cầu cạnh cúi lòn, để tất cả mọi người “trước nỗi đau tạo thành sức mạnh”. Và rồi -bằng sức mạnh tổng hợp vững vàng- chúng ta sẽ đánh thắng kẻ thù”.
Giọt nước mắt chảy ra vì nỗi đau cho quê hương dân tộc. Nước mắt hằng tuôn đổ, và người dân Việt Nam cũng đã khóc thật nhiều. Người ta khóc, mà không cầu cạnh van xin. Khóc cho vận mệnh một đất nước trước cảnh “nước mất nhà tan” để quyết một lòng đấu tranh gìn giữ nước mình. Đó là, trong đau đớn nghẹn ngào mà không khuất phục. Đó là, trong nguy hiểm mà không cầu cạnh cúi lòn, để tất cả mọi người “trước nỗi đau tạo thành sức mạnh”. Và rồi -bằng sức mạnh tổng hợp vững vàng- chúng ta sẽ đánh thắng kẻ thù”.
Các Anh hãy nhớ, Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng từng nói rằng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẫy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 2 năm 2018Phạm Bá Hoa.