Friday, 16 February 2018

VÒNG CUNG TƯỞNG NIỆM (Arc of Memory)



Thiết kế đài tưởng niệm mang tên “Arc of Memory”, do đội thiết kế của họa sĩ kiêm kiến trúc sư Paul Raff, và các kiến trúc sư của công ty Paul Raff Studio Incorporated, và the Planning Partnership gồm các kiến trúc sư Michael A. Ormston-Holloway, Brett Hoornaert, và Luke Kairys, đã được chính thức tuyên bố đoạt giải tuyển chọn vào tháng 5, 2017 sau khi vượt qua 5 đội dự thi khác.

Ngày 17 tháng 5 năm 2017, thay mặt cho Bộ trưởng Melanie Joly, ông Arif Virani, Tổng Thư Ký Quốc Hội của Bộ Trưởng Bộ Di Sản, công bố kiểu mẩu thiết kế trúng tuyển "Arc of Memory" của đội kiến trúc sư Paul Raff của Toronto.

Kiểu mẩu thiết kế “Arc of Memory” tạm dịch “Vòng Cung Tưởng Niệm” là kiến trúc bằng đồng gồm 4000 thanh kim loại, với tổng cộng 21 mét chiều dài và gần 4 mét chiều cao.  Các thanh đồng này được thiết kế theo cánh vòng cung, với mỗi thanh đồng nằm ở vị trí đặc biệt tiếp nhận ánh sáng mặt trời ở mỗi giờ khác nhau trong ngày, và mỗi 365 ngày trong năm. 

Đài tưởng niệm được phân đôi vào giữa lúc mùa đông solstice, vốn là những ngày “đen tối “nhất của năm, với mục đích tạo 1 niên lịch sống tưởng niệm mỗi một thời khắc của sự đau khổ và bất công mà các nạn nhân sống dưới ách độc tài cộng sản đã phải gánh chịu.  

Với kiểu kiến trúc độc đáo, đài tưởng niệm sẽ mời khách viếng thăm bước qua một hành trình ẩn dụ đi từ bóng tối và sự áp bức của quá khứ, dẫn đến ánh sáng và tự do của hiện tại và hy vọng ở tương lai. Kiến trúc “Vòng Cung Trí Nhớ” đã đoạt giải vì không những ghi nhận sự tưởng niệm cần thiết của tội ác lịch sử mà còn tạo nên không gian dẫn dắt khách viếng thăm có sự suy gẫm cần thiết để biết ơn và trân quý Tự Do. 

Theo lời của kiến trúc sư Paul Raff:  “Chúng tôi đặt tên kiểu mẫu này là “Arch of Memory” vì chúng tôi muốn đài tưởng niệm sẽ là nơi ghi lại những biến cố lịch sử do tội ác cộng sản gây ra bằng cách khắc lên bức tường hướng Bắc của đài những ngày lịch sử quan trọng của các dân tộc từng sống dưới ách cộng sản, đồng thời cũng ghi khắc lại danh tính của các nạn nhân trên bức tường nằm ở hướng Nam, và khách viếng thăm sẽ đi từ sự hiểu biết lịch sử một cách tổng quát từ những ngày lịch sử đau thương của mỗi dân tộc đến sự cảm nhận những đau khổ riêng biệt, mang tính cá nhân khi truy cập những dữ kiện của các nạn nhân được khắc tên trên bức tường Tưởng Niệm ‘Mosaic of Names”.