Friday, 2 March 2018

SƠ LƯỢC NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM TIỀN BÁN THẾ KỶ 20 - Tạ Quang Khôi

N
ói tới nền văn học của một nước dù chỉ nửa thế kỷ trong một bài ngắn chúng tôi e sẽ nông cạn, hời hợt, nhất là văn học nửa thế kỷ đầu 20 của Việt Nam rất phong phú. Vì thế, chúng tôi cố gắng chỉ nói tới những điểm chính, quan trọng. Dù vậy, chúng tôi vẫn tin là sẽ thiếu sót rất nhiều. Dám mong quý vị thông cảm và lượng thứ.

            Nền văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ 20 rất quan trọng trong văn học sử. Sau gần mười thế kỷ, chúng ta phải mượn chữ Hán làm chữ viết chính để sáng tác và để dùng trong các kỳ thi tuyển chọn nhân tài. Chữ Nôm, được Hàn Thuyên, đời nhà Trần, sáng chế vào thế kỷ thứ 13, cũng chỉ là một thứ chữ ghép chữ Hán để có thể phát âm tiếng Việt Nhưng chữ Nôm không thông dụng vì không được triều đình dùng trong các khoa thi. Chỉ có Quang Trung đại đế, triều đại Tây Sơn muốn đề cao tinh thần tự chủ đã mở khoa thi tuyển nhân tài bằng chữ Nôm. Nhưng triều đại này quá ngắn, nên chưa gây được ảnh hưởng gì trong dân gian. Trong khi đó, các nhà nho còn dè bĩu, chê là “nôm na mach qué”. 
Xin đọc tiếp theo LINK sau đây: 

https://www.dropbox.com/s/33jy7qt8gn7k3js/Van%20Hoc%20VN%202%20%281%29.doc?dl=0