Âm nhạc của Trịnh Công Sơn không chú trọng đến phần hợp âm đi kèm làm nền hòa âm cho giai điệu. Hơn nữa, ca khúc của Trịnh Công Sơn không có một tác phẩm nào viết cho nhạc khí hay cho nhiều giọng hát nên điều này không cần phải đánh giá.
Viết cho MT và bạn bè của thời nhí nhố
Lời Ngỏ
Trong những lần chuyện trò cùng bạn bè, tôi thường bị phê bình là thiếu hiểu biết, không thấy cái hay trong nhạc Trịnh Công Sơn mà nhiều người thích. Điều này không làm tôi khó chịu vì mỗi người đều có những ý thích khác nhau và âm nhạc chỉ là một khía cạnh nhỏ trong đời sống cá nhân của tôi, nếu không có cũng không hề gì.
Trong những lần chuyện trò cùng bạn bè, tôi thường bị phê bình là thiếu hiểu biết, không thấy cái hay trong nhạc Trịnh Công Sơn mà nhiều người thích. Điều này không làm tôi khó chịu vì mỗi người đều có những ý thích khác nhau và âm nhạc chỉ là một khía cạnh nhỏ trong đời sống cá nhân của tôi, nếu không có cũng không hề gì.
Tôi viết bài này không nhằm mục đích đụng chạm “thần tượng” của bất kỳ ai vì đó là điều không cần thiết nhưng để trình bày rõ ràng cho bạn bè những suy nghĩ trung thực và hiểu biết của tôi về ca khúc của Trịnh Công Sơn mà tôi chưa bao giờ giải thích. Người viết không đánh giá nhân phẩm Trịnh Công Sơn mà chỉ nhìn vào nhạc phẩm, bối cảnh sáng tác và đưa ra những sự kiện lịch sử để giải thích cho hiện tượng Trịnh Công Sơn như cũng như một nhạc sĩ XYZ nào đó.
Bài viết có thể có những lời khó nghe, có thể là sự xúc phạm đối với những người thích nhạc Trịnh Công Sơn mà không cần biết nhạc hay như thế nào nhưng nó cũng có thể đem đến cho nhiều người khác một cách nhìn khách quan hơn khi đánh giá tác phẩm của bất cứ nhạc sĩ nào.
Người viết bài này không phải là nhạc sĩ, thi sĩ hay văn sĩ mà chỉ một người bình thường với khả năng tiếng Việt của một học sinh trung học miền Nam và biết chút ít âm nhạc qua sách vở nên rất hoan nghênh những lời phê bình đứng đắn để cho người viết cùng các bạn đọc khác học hỏi.
Âm nhạc Việt Nam cũng như thế. Khi vui có nhạc, khi buồn có nhạc. Những buổi hội ngộ, trùng phùng có tiếng nhạc reo vui, những khi tiễn biệt, chia lìa có tiếng nhạc u sầu. Tiếng trống, tiếng kèn hùng hồn thúc quân ra trận mạc hay ca khúc khải hoàn, tiếng chuông chùa ngân nga thoát tục, tiếng sáo diều vi vu trong gió hay tiếng hò đối đáp giữa trai gái… đã gắn bó với đời sống dân Việt qua nhiều thế kỷ.
Âm nhạc cũng như thi ca, thay đổi theo thời gian và phản ánh hoàn cảnh xã hội. Khi đất nước thanh bình, no ấm âm nhạc đầy nét hiền hòa, tình tự, khi chiến tranh, lửa khói âm nhạc toát ra sự phẫn nộ, sát phạt.
Xem tiếp theo LINK sau
http://www.dcvonline.net/2018/04/04/doi-dieu-ve-nhung-ca-khuc-cua-trinh-cong-son/
http://www.dcvonline.net/2018/04/04/doi-dieu-ve-nhung-ca-khuc-cua-trinh-cong-son/
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn, giai điệu nghèo nàn thiếu sự lôi cuốn, hấp dẫn đi kèm với lời ca có bài hay nhưng lại có quá nhiều bài đầy từ ngữ tầm phào, so sánh lăng nhăng, ý tưởng mập mờ, u tối và chứa đựng kiến thức nông cạn.
2. Lời ca trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn
Lời ca trong ca khúc của Trịnh Công Sơn được nhiều người khen là những bài thơ hay, có hình ảnh lạ, phong phú hợp với tâm thức tuổi trẻ thời ấy. Người viết đồng ý một phần là lời ca có một số hình ảnh lạ như Thành phố mắt đêm đèn vàng, Nắng Thủy Tinh, Bóng đổ một mình tôi, Môi em là đốm lửa … hoặc được nhân cách hóa khá hay như: Rừng núi nghiêng nghiêng đợi chờ, Biển có bâng khuâng gọi thầm… và những cách so sánh mới lạ như: Tình yêu như trái phá con tim mù lòa, Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, Mắt em cười như lá bay … Tuy nhiên những hình ảnh khác được khen hay như môi hồng, mắt xanh, tóc mây, áo bay, chiều tím, liễu rũ, mùa thu… là những hình ảnh đã có sẵn trong thi ca, âm nhạc được Trịnh Công Sơn đem ra dùng lại mà thôi.
Xem tiếp theo LINK sau
http://www.dcvonline.net/2018/04/05/doi-dieu-ve-nhung-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-ket/
http://www.dcvonline.net/2018/04/05/doi-dieu-ve-nhung-ca-khuc-cua-trinh-cong-son-ket/