Sunday, 30 September 2018

Liên Đới Đa Quốc Gia (Multilatéralisme) - Trần Mộng Lâm

Trong khi chờ đợi cách dịch chính thức của các nhà chuyên môn, tôi tạm dịch chữ multilatéralisme ra tiếng Việt  là Chủ Nghĩa Liên Đới Đa Quốc Gia. Đây chính là một quan niệm được dùng trong việc giao dịch trên thế giới giữa một nhóm quốc gia, ít nhất là 3 vì nếu là 2, thì người ta dùng chữ bilatéralisme (lưỡng quốc) và nếu chỉ là việc của một quốc gia thì người ta dùng chữ unilatéralisme, như chủ trương đang bị gán ghép vào  TT Trump hiện nay.
Loài người từ khi xuất hiện trên trái đất lúc đầu họp thành các bộ lạc, sau trở thành các quốc gia và hiện nay chúng ta có rất nhiều quốc gia khác nhau. Sự xuất hiện của nhiều quốc gia khiến người ta nghĩ đến việc phải có một tổ chức ở trên các quốc gia để giảm thiểu các hỗn loạn và tránh được các cuộc chiến tranh. Ý tưởng này không mới mẻ gì, nó có từ những thế kỷ mà chúng ta gọi là thời đại Ánh Sáng hay Siècles des Lumières. Triết gia Kant (1795) đã nghĩ đến việc thành lập một khế ước giữa các quốc gia với nhau gọi là Pacte Social trong đó các quyền lợi phải đi đôi với bổn phận mà các quốc gia đã ký kết phải tuân thủ để có thể cùng nhau chung sống trong hòa bình và an ninh chung.Woodrow Wilson là cha đẻ của Société des nations mà sau này chính Hoa Kỳ đã tiên phong trong việc thành lập Organisations des Nations Unis. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (Charte de l’ONU) có mục đích tránh cho các thế hệ về sau thảm họa Chiến Tranh. ONU được thành lập sau Đệ Nhị Thế Chiến cùng với những thỏa ước (accords) Bretton Woods. Những cơ quan được đẻ ra từ chủ thuyết multilatéralisme này có thể kể OTAN, OMC hay organisations mondiales du commerce, OEA hay Organisations des États Américains, OUA hay Organisations de l’unité Africaine….v.v…Mục đích của Multilatéralisme không phải chỉ giới hạn trong phạm vi chính trị mà còn cần thiết về sự phát triển về Kinh Tế nữa. Chính Bretton Woods đã là cha đẻ của General Agreement on Trades and Tariffs viết tắt là GATT . Tóm lại, chủ thuyết multilatéralisme mà chúng ta nói đến hiện nay phát xuất từ Hoa Kỳ và được cổ súy cũng do quốc gia này. Nó có thể coi như một tiến bộ của Nhân Loại. Từ Multilatéralisme, chúng ta thấy xuất hiện những chữ khác như Internationalisation ( quốc tế hóa) , mondialisation (Toàn cầu Hóa).
Tuy nhiên multilatéralisme gặp sức đối kháng mãnh liệt của một luồng tư tưởng khác đề cao chủ quyền của các quốc gia riêng biệt, tạm gọi là souveraineté des États. Vì quyền lợi riêng tư, có thể có phản ứng chống đối từ các thành viên không muốn mình bị ràng buộc bởi tập thể- Hiện tại không có một tổ chức nào có đủ quyền lực bắt các quốc gia phải tuân thủ- Từ đó phát sinh ra chủ thuyết multilatéralisme effectif hay liên đới đa quốc gia thực dụng nghĩa là nó chỉ được thi hành khi phù hợp với quyền lợi của quốc gia đó mà ta thấy hiện nay đang xẩy ra tại Hoa Kỳ.
Với những thay đổi quá nhanh về kinh tế, người ta ghi nhận sự xuất hiện của các sociétés internationales nghĩa là các cơ sở thương mại có tính cách toàn cầu, không nhất thiết giới hạn trong một quốc gia nào, thí dụ như Google, Apple, Facebook…vấn đề càng trở thành phức tạp hơn, vì quyền lợi các Công Ty nhiều khi không giống quyền lợi của quốc gia.
Có thể vì multilatéralisme khó thi hành quá mà đã có người nghĩ là bỏ quách nó đi cho xong, và như vậy trở về với unilatéralisme, đó là việc mà hiện nay người ta chỉ trích TT Trump-
Vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ là những việc làm của TT TRUMP là quyết định của riêng ông (có tính cách cá nhân và nhất thời) hay đó chỉ là những triệu chứng biểu kiến của một vấn đề thay đổi đường hướng của Hoa Kỳ (Có nghĩa là TT TRUMP chỉ là người thi hành cái mà État Profond- Deep State-quyết định) . Có lẽ chúng ta cần suy nghĩ nhiều hơn về câu nói : Trump n’est qu’un symptôme của OBAMA.
Giữa Mỹ và Canada hiện nay có vấn đề là TT TRUMP quyết định xoá bỏ hiệp ước về thương mại ALENA mà chính TT Bush cha đã ký với Thủ Tướng Canada hồi đó là ông Brian Mulroney và TT Mễ Tây Cơ là ông Carlos Salinas. Ông Mulroney mới đây tại Maine  tuyên bố về ALENA , nguyên văn như sau : Cet accord n’est pas le fruit du hazard, Il est le fruit des qualités de leader et de visionnaire du president George Bush. Il savait que de tels accords allaient au-delà d’une simple analyse comptable . Có nghĩa là không chỉ dùng các con số mà cắt nghĩa được.
Về vấn đề đường lối của các quốc gia, và của quốc tế, những phó thường dân như chúng ta không đủ khả năng để phán xét ai đúng, ai sai. Tương lai sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Trần Mộng Lâm