Tôi
không có thói quen viết về những nhân vật nổi tiếng đã qua đời;dù để “dựa hơi”
hay là trút tất cả bất bình/phẫn nộ cho những người không thể nào tự biện minh
được! Đó là lý do sau khi dự đám tang của anh Trương Trọng Trác – tên thật của
ký giả Trong Kim, tổng thư ký của bán nguyệt san Ngày Nay, Houston – tôi muốn
viết đôi dòng về anh, nhưng lại ngại ngùng!
Sau
đó là sự “ra đi” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác – chủ nhiệm/chủ bút tạp chí
Văn Học –. Tôi muốn sang Calif. tiễn đưa anh lần cuối; nhưng tôi lại sợ bị lạc
lõng giữa những người cầm bút tôi không quen nhưngtôi biết họ không thích
tôi; vì tôi nghe “phong thanh”rằng họ bảo Điệp Mỹ Linh là phụ nữ mà cứviết
về Lính!
Khi
hay tin nhà văn Thế Uyên – có liên hệ gần với nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường
Tam – qua đời, tôi cũng “rơi” vào trạng thái bần giùn!
Tin
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng – chủ nhiệm/chủ bút tạp chí Văn – qua đời
cũng làm tôi khó nghĩ: Nên viết hay không nên viết?
Rồi
giáo sư Nguyễn Ngọc Linh – cựu chủ nhiệm kiêm chủ bút bán nguyệt san Ngày Nay,
Houston – qua đời, tôi lại cũng nửa muốn viết nửa muốn không! Nhưng rồi tôi
nghĩ, tôi đã “yên thân” được mấy mươi năm qua, bây giờ tạo điều kiện làm chi để
“thiên hạ” có lý do “đánh phá” tôi!
Được
tin nhà văn Minh Đức Hoài Trinh qua đời, tôi rất muốn viết về chị; vì tôi ngưỡng
mộ chị từ thời tôi còn học trung học.Nhưng rồi tôi cũng vẫn không viết về chị
Minh Đức Hoài Trinh! Lý do là– sau khi báo giấyngưng “chửi” nhau – sinh hoạt
chữ nghĩa của nhiều “diễn đàn” trên Internet làm tôi kinh hãi!
Nhưng
khi bất ngờ nghe tiếng hát thiết tha, nồng nàn của Duy Trác trong youtube, do bạn
tôi chuyển đến:“…
Gửi tới em! Một hạt mưa lẻ loi, một hạt mưa trong đêm tối, mưa bay dài...Gửi
tới em! Những gì còn sống sót trên đời, như hơi ấm tuyệt vời…Ta ôm em
và tan loãng trong không gian. Tiếng lá bay xào xạc... Hạnh phúc nào không tả
tơi không đắng cay?Gửi tới em!...”Bản tình ca chấm dứt trong niềm thương cảm
lạ thường của tôi!
Vì
niềm thương cảm về lời ca, tôi nhìn kỷ để tìm tên tác giả.Thấy tác giả là Ngô
Đình Vận, tôi nhíu mày, suy nghĩ. Tôi không biết tác giả Ngô Đình Vận của bài
thơ này có phải là ký giả Ngô Đình Vậntừng là Tổng Thư Ký bán nguyệt san Ngày
Nay, Houston,của giáo sư Nguyễn Ngọc Linhhay không; nhưng dĩ vãng hưng thịnh của thời báo giấy cuồn cuộn trở về
trong tâm tưởng tôi. Tôi ngồi bất động, lòng dâng lên niềm tiếc nhớ vời vợi!
Được
tin nhà thơ Hàn Song Tường qua đời, tôi lại nghĩ, nếu muốn viết về những
người cầm bút tôi quen biết thì tôi nên viết về kỷ niệm chữ nghĩa – sau
1975 – của tôi. Đối với tôi, trước 1975, tôi không viết nhiều và chỉ gửi
bài đến tòa soạn qua đường bưu điện chứ chưa hề quen hay gặp mặt một nhà
văn/nhà báo/tổng thư ký/chủ nhiệm nào cả.
Sau
1975, có thể nói, tại hải ngoại, báo giấy rất lưa thưa, chỉ in dưới hình thức
báo biếu, sống nhờ quảng cáo. Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 thì báo giấy
như hoa đến mùa, nở rộ trên nhiều tiểu bang.
Lúc
gia đình tôi còn ở Yuma,Arizona, ông nhà tôi –cựu Hải Quân Trung Tá Hồ Quang
Minh – nhận được thư của bác sĩ Hà Ngọc Minh, người bạn cùng học trường Quốc Học,
Huế. Ngoài tình thân giữa hai người bạn cũ, vợ của bác sĩ Minh, ca sĩ Kim Loan,
cuối thập niên 60,lại là Thủy Thủ Danh Dự của Giang Đoàn 30 Xung Phong, dưới sự
chỉ huy của Hải Quân đại úy Hồ Quang Minh.
Sau
đó chúng tôi liên lạc với nhau bằng điện thoại. Bác sĩ Minh bảo:
-Có
bài, ‘bà’ gửi sang đây, ‘tui’ sẽ gửi đến tờ báo sinh viên ở đây đăng.
Khi
nhận được báoÂu Cơcủa sinh viên Việt Nam tại Đức, do bác sĩ Minh gửi qua, có
bài của Điệp Mỹ Linh, tôi chậm rải lật từng tờ, lòng lâng lâng như ngày xưa thấy
bài đầu tiên của Điệp Mỹ Linh được đăng trên Đuốc Thiêng. Sau đó bạn tôi ở
California cho tôi biết ở Cali. cómấy tờ báo Việt ngữ.Thế là thỉnh thoảng tôi cũng
gửi bài đến các tờ báo đó.
Năm
1978, gia đình tôi dời đến Houston. Cuối tuần, gia đình tôi đến chợ Indochine –
trên đường Milam – mua thức ăn Á Đông. Lúc sắp hàng chờ tính tiền, tôi thấy,
thỉnh thoảng ông phụ trách tính tiền lấy một tờ báo, trao cho khách. Đến phiên
Minh và tôi, không thấy người đàn ông đưa báo, tôi hỏi:
-Ông
ơi! Tại sao có người ông tặng báo mà có người ông không tặng?
-Thưa,
báo bán đấy chị; chỉ có 25 cents thôi. Tôi là chủ bút kiêm chủ nhiệm. Chị mua hộ
nhé!
Khi
vào trong xe, Minh lái, tôi mở tờ báo – khổ lớn như nhật trình của Saigon trước
năm 1975 – tôi mới biết người đàn ông tính tiền cho khách chính là anh Thanh
Trúc, chủ nhân của chợ Indochine kiêm chủ bút và chủ nhiệm báo Ngày Nay.
Đó là cơ duyên tôi bắt
đầu viết cho Ngày Nay, Houston. Khi đến đưa bài cho anh Thanh Trúc, tôi mới
biết, trong tòa soạn Ngày Nay có một nhân vật nữ –chị Tuyết Mai – rất thầm
lặng nhưng giúp anh Thanh Trúc rất nhiều trong việcđánh máy bài/sửa lỗi
chính tả do tác giả gửi đến. Thời điểm đó computer chưa được thông dụng cho
nên Ngày Nay còn có một nhân vật thầm lặng khác, anh Chưởng, lo vấn đề bỏ dấu
và lay out.
Không
lâu sau đó, báo Ngày Nay được sự “tăng cường” của chị Triều Giang vàochức vụ tổng
thư ký.
Chỉ
một thời gian ngắn sau,chị Triều Giang không còn là tổng thư ký; anh Thanh
Trúc không còn là chủ nhiệm/chủ bút báo Ngày Nay vàtiệm thực phẩm Á
Đông Indochineđóng cửa!
Giáo
sư Nguyễn Ngọc Linhtrở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút vàký giả Ngô Đình Vận là tổng
thư ký bán nguyệt san Ngày Nay. Chị Tuyết Mai vẫn âm thầm đánh máy bài viết/sửa
lỗi chính tảdo tác giả gửi đến. Anh Chưởngvẫn lo phần bỏ dấu tiếng Việt và
lay out.
Từ
khi anh Nguyễn Ngọc Linh làm chủ nhiệm, Ngày Nay được sự cộng tác của vài ngòi
bút từ nhiều quốc gia bên Âu Châu; và Ngày Nay cũng được phát hành rộng rãi
trên thế giới Tự Do – nơi có người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản. Tuy vậy, thời
điểm này người viết rất ít mà đa số lại bận lo vấn đề kinh tế gia đình, cho
nên, khoảng vài số báo, nếu không thấy bài của tác giả nào thì anh Nguyễn Ngọc
Linh điện thoại nhắc nhở/xin bài.
Thỉnh
thoảng, vào giờ ăn trưa, tôi lái xe đến tòa soạn Ngày Nay để đưa bài. Một hôm,
anh Ngô Đình Vận nhận bài của tôi rồi cho tôi hay rằng anh có bài thơ, được Phạm
Duy phổ nhạc. Lâu quá tôi không nhớ được tựa của bài thơ.
Sau
đó,anh Trọng Kim ước mong được hình thành một tờ báo do nhóm bạn hữu của anh –
anh Ngô Đình
Vận, anh Trần Mỹ và Điệp Mỹ Linh – chủ trương. Cả nhóm góp tiền, mởtrương
mục, tên tờ báo là bán nguyệt san Đường Mới và sẽ bán mỗi tờ 50 cents.
Trong
khi nhóm của báo Đường Mới còn đang tìm nơi để đặt Tòa Soạn thì– không hiểu
vì lý do gì – anhTrọng Kim âm thầm từ giả nhóm để thế anh Ngô Đình Vận ở chức
vụ tổng thư ký của Ngày Nay.
Anh
Ngô Đình Vận, anh Mỹ và tôi hội ý nhiều lần, nhưng, vì thời điểm đó các con của
tôi còn đang học đại học, tôi phải cố làm việc để phụ với Minh,lo cho các con
tôi. Ngoài việc gửi bài –khi nào có thể sáng tác được – tôi không thể nhận bất
cứ “chức vụ” nào trong tòa soạn của Đường Mới.Thế là Đường Mới chưa ra đời mà bị
“khai tử”!
Ngày
đại hội cựu Quân Nhân tại Houston, tôi được mời phát biểu cảm tưởng. Dịp này
tôi được gặp lại cựu Trung Tướng Vĩnh Lộc – nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng cuối
cùng của chính thể V.N.C.H. – Trung Tướng Vĩnh Lộc bảo:
-Madame
viết nhiều về lính/về sông nước/biển khơi và madame lại có mặt trong cuộc triệt
thoái của Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H.,tôi đề nghị madame nên ghi lại cuộc di tản
bằng đường thủy của Hải Quân.
-Dạ,
cảm ơn Trung Tướng, nhưng viết về cuộc di tản của Hải Quân là một đề tài quá lớn,
em ngại em sẽ không kham nổi!
Tướng
Vĩnh Lộc lặng yên. Nhưng sau đó, mỗi khi gặp tôi, Tướng Vĩnh Lộc lại hỏi:
-Madame
khởi sự viết về cuộc di tản của Hải Quân chưa?
-Dạ,
em nghĩ, chuyện của mấy ông Hải Quân, để cho mấy ông Hải Quân lo; em là đàn bà,
khó khăn lắm, thưa Trung Tướng.
Ông
lại im lặng.
Hôm
đến nhà tôi dự tiệc, sau khi tiệc tàn, quan khách ra về, Tướng Vĩnh Lộc ở lại
sau cùng để kể cho Minh và tôi nghe về trận chiến hào hùng/đẩm máu của quân
nhân Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) trú đóng tại đồn Pleime, khi Tướng Vĩnh Lộc
là Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II
chiến thuật.
Khi
nghe Tướng Vĩnh Lộc kể về đồn Pleime, tôi bị xúc động mạnh! Tôi không hiểu được
sự xúc động trong tôi đến từ hành động phi thường của quân nhân V.N.C.H. trong
đồn Pleime hay là do những biến chuyển tình cảm thể hiện trên khuôn mặt cằn cỗi
và ánh mắt xa xăm của – vị Tướng không còn uy quyền – Tướng Vĩnh Lộc!
Ngay
tối hôm đó, tôi khởi viết và tối hôm sau hoàn tất truyện ngắn Người Trở Lại
Pleime! Mời xem tại link này: https://www.diepmylinh.com/nguoi-tro-lai-pleime.
Vài
hôm sau, dù Minh không đồng ý, tôi cũng vẫn liên lạc và thưa với Tướng Vĩnh Lộc
rằng tôi sẽ viết về chuyến ra khơi cuối cùng của Hải Quân V.N.C.H.
Tôi
khởi sự viết về những cuộc di tản của Hải Quân V.N.C.H. bằng cách xin điện thoại
của những vị sĩ quan cao cấp/các vị chỉ huy của những đại đơn vị tác chiến/các
vị hạm trưởng, v.v…
Sau
khi phỏng vấn/thu băng vị sĩ quan nào, tôi viết ra tất cả những điều tôi hỏi
và được trả lời rồi cất giữ như “báu vật”. Tôi cũng vào thư viện mượn những
sách liên hệ đến cuộc chiến tranh Việt Nam để đọc và tìm hiểu.
Khi
điện thoại cho ông Richard Armitage – một trong những vịcựu cố vấn của Hải
Quân V.N.C.H. – sau khi trình bày lý do tôi cần sự trợ giúp của ông, tôi
hỏi:
-Ông
đồng ý cho tôi phỏng vấn qua điện thoại có thu âm hay không ạ?
-Tôi
nghĩ, bà nên viết những câu hỏi của bà – bằng tiếng Anh – rồi gửi đến tôi; tôi
sẽ viết ra những câu giải đáp rồi gửi đến bà. Đây là địa chỉ của tôi…
-Vâng.
Cảm ơn ông.
Trong
khi truy tìm tài liệu/nhân vật để viết về Hải Quân, tôi mới biết Hội Bạch Đằng ở
San Jose có đặc san Lướt Sóng. Thế là tôi gửi bài đến Lướt Sóng.
Thời
điểm này, tại Houston – ngoài bán nguyệt sanNgày Nay – còn có nhiềubáokhác.
Thỉnh thoảng tôi cũng gửi bài đến nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, do anh
Trần Thiện Hiệu làm chủ nhiệm; bán nguyện san Tự Do, do nhà văn Mặc
Bích làm chủ nhiệm; tạp chíGiao Chỉ, do anh Đoàn Hữu Tri làm chủ
nhiệm; đặc san Lý Tưởng của Hội Ái Hữu Không Quân; đặc san Ra Khơi
của Hội Ái Hữu Hải Quân. Đặc
san Văn Hóa Việt Nam doanh Phạm Quang Tân chủ trương.Sau khi Ngày Nay
đình bản, tôi gửi bài đến Việt Nam Mới, do nhà báo Nguyễn văn Hoa
làm chủ nhiệm và bán nguyệt san Xây Dựng do nhà báo Hoàng Minh Thúy
làm chủ nhiệm.
Ngoài
ra, thỉnh thoảng tôi cũng gửi bài đến Hồn Việt, Cali. do nhà báo
Ngọc Hoài Phương làm chủ nhiệm; báo Thời Luận, Cali. do nhà văn Đỗ
Tiến Đức làm chủ nhiệm; tạp chí Ngày Nay ở Kansas, do nhà báo Lê
Hồng Long làm chủ nhiệm; Phu Nữ Diễn Đàn tại Virginia, DC do Kiều
Hạnh Ngọc làm chủ nhiệm/ông Chữ Bá Anh là chủ bút; Đặc San Đa Hiệu;
Đặc San Khóa 6/68 và Đặc San Liên Khóa trường Bộ Binh Thủ Đức, v.v…
Ngoài
sự xuất hiện đều đặn của nhiều tờ báo, không khí văn nghệ tại Houston cũng nở rộ
bằng những buổi họp bạn tại tư gia, có văn nghệ “cây nhà lá vườn”.Chính
trong những buổi văn nghệ thân hữu này, tôi được quen với nhà thơ Huy Lực Bùi
Tiến Khôi. Anh Huy Lực Bùi Tiến Khôi hỏi tôi:
-Điệp
Mỹ Linh viết nhiều mà sao không thấy Điệp Mỹ Linh phát hành tác phẩm nào cả vậy?
-Thưa
anh, em viết vì anh Minh không muốn em chơi đàn chứ không phải em thích viết để
trở thành nhà văn; do đó, bài nào đăng báo xong, em không giữ nữa.
-Tại
sao anh Minh lại không thích chị chơi đàn?
-Chỉ
Trời mới biết chứ em không biết được!
-Vậy
thì những bài chị viết trước 1975 cũng mất hết à?
-Dạ,
mất hết!
-Từ
nay chị nên giữ lại bài viết để in thành sách.Tôi thật lòng khuyên chị đó.
Tôi
chỉ cười và cảm ơn anh Huy Lực chứ tôi cũng vẫn chưa nghĩ đến chuyện xuất bản
tác phẩm.
Thời điểm
này phong trào vượt biển/cứu người vượt biển được báo chí tường thuật rất
nhiều. Trong lần gặp nhau tại đêm Dạ Hội do Hội Lion tổ chức, anh Trọng Kim hỏi
tôi:
-Bà Điệp Mỹ
Linh! Bà có dám sang trại tỵ nạn để viết tường thuật riêng cho Ngày Nay hay
không?
-Dạ, đi
liền! Nhưng anh nên hỏi “chỉ huy trưởng” của tôi nè!
Anh Trọng
Kim nhìn Minh, hỏi:
-Sao, ông
để bà ấy đi, được không?
-Bốn đứa
nhỏ giao cho ai mà đi? Bả lại mới nhận lời đề nghị của Tướng Vĩnh Lộc để viết
về Hải Quân di tản nữa đó!
Anh Trọng
Kim bảo:
-Thế thì
thôi. Bà cũng có nhiều truyện rồi, gom lại, xuất bản, lấy tiền bán sách giúp
người vượt biển.
Tôi lại
đáp lời anh Trọng Kim cũng giống như tôi đã đáp lời anh Huy LựcBùi Tiến Khôi.
Anh Trọng Kim lại bảo:
-Bà cứ
xuất bản đi, cần gì tôi giúp.
-Xuất bản
tác phẩm đầu tiên thì phải nhờ người viết lời tựa để giới thiệu tác phẩm. Nhưng
tôi chẳng quen biết ai trong giới cầm bút cả; vì ngày xưa chỉ gửi bài bằng bưu
điện thôi.
-Tưởng gì
chứ nhờ người viết lời giới thiệu thì tôi sẽ nhờ chị Minh Đức Hoài Trinh giúp
bà.
Bút hiệu
Minh Đức Hoài Trinh khơi dậy trong lòng tôi vùng trời thơ dại. Thuở đó, mỗi
ngày, đi học về – sau khi học/làm bài xong – tôi chỉ biết miệt mài với cây đàn
hoặc say sưa đọc báoVăn Hóa Ngày Nayvà báo
Phổ Thông. Báo Phổ Thông do Nguyễn Vỹ phụ trách và tôi thấy/đọc bài của nhà
văn/nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh. Lúc ấy dường như Chị đang ở Pháp. Những bài
viết của Chị đã mở ra trong hồn tôi những khung trời lạ lẫm mà tôi luôn thầm
ước sẽ được đến một lần! Khi bài thơKiếp Nào Có Yêu
Nhau của Chị được Phạm Duy phổ nhạc thì, có thể nói, trong những ngòi bút đàn
chị,chị Minh Đức Hoài Trinh là người đã chinh phục tôi hoàn toàn!
Chị Minh Đức Hoài Trinh viết Lời Tựa cho – tập truyện Một Đoạn Đường –
tác phẩm đầu tay của tôi.
Tập truyện Một Đoạn Đường được Việt Dzũng đánh máy, lay out và in tại nhà
in Thế Giới của anh Hào, Hải Quân.Tôi không ngờ nhà in Thế Giới cũng là nơi
sinh hoạt của nhóm Thế Hệ của sinh viên Việt Nam tại đại học Houston.Tôi quen
và có thiện cảm với mọi người trong nhóm Thế Hệ; nhưng người tôi biết ơn nhiều
nhất lại là kỹ sư Lê Đình Thăng và kỹ sư Phạm Thế Vượng – đều là chuyên
viên của NASA. Vượng đọc bản thảo và sửa chính tả cho tôi và Thăng cùng
họa sĩ Phạm Thông luân phiên vẽ bìa cho các tác phẩm của tôi;
Tác phẩm Một Đoạn Đường được ra mắt tại Hyatt Regency downtown, Houston,được
sự bảo trợ của Hội Y Sĩ; sinh viên Việt Nam tại đại học Rice giúp phần tiếp
tân. Ngoài chị Minh Đức Hoài Trinh còn có anh Huy Lực Bùi Tiến Khôi và bác sĩ
Hồ Tấn Phước giới thiệu về Một Đoạn Đường. Tất cả tiền bán sách vào tối hôm
đó, chúng tôi nhờ nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp (hay Trần Thượng Hiệp) – bạn của chị
Minh Đức Hoài Trinh và cũng là bạn của anh Trọng Kim – chuyển sang tặng Ủy Ban
Cứu Người Vượt Biển.
Trước khi
trở về Cali., chị Minh Đức Hoài Trinh cho tôi địa chỉ và số điện thoại của nguyệt
san Sóng – do giáo sư Nguyễn Tăng Chương điều hành – bên Toronto, Canada, bảo
tôi gửi bài đến báo Sóng.
Sau khi
Một Đoạn Đường ra đời, tôi được anh Nguyễn Vĩnh Châu – phóng viên của
đài VOA– phỏng vấn.Mời xem link này: https://www.diepmylinh.com/nguyen-vinh-chau.
Một
hôm, anh Trọng Kim điện thoại cho tôi, hỏi:
-Bà
Hàn Song Tường – không phải là cộng tác viên của Ngày Nay – điện thoại đến Ngày
Nay, xin số điện thoại của bà để làm quen; bà có “ok” để tôi đưa số điện thoại
của bà cho bà Hàn Song Tường hay không?
Dĩ
nhiên là tôi đồng ý.Từ Hàn Song Tường, tôi quen với nhà vănĐặng Phùng Quân, nhà
vănNguyễn Văn Sâm. Thời gian này anh Nguyễn Văn Sâm chưa dời về Houston.
Khi
tập thơ đầu tiên – dường như tựa đề là Viên Sỏi Quê Hương– của nhà thơ Hàn Song Tường ra đời, Hàn Song
Tường mời nhà văn Mai Thảo từ Cali. sang, giới thiệu tác phẩm đó vào hôm ra mắt.
Sau
đêm ra mắt sách của Hàn Song Tường, tôi mời anh Mai Thảo và vài bạn văn đến nhà
chúng tôi dùng cơm. Chính trong bữa cơm này anh Mai Thảo cho tôi địa chỉ của
báo Văn và Văn Học. Từ đó, tôi gửi bài đến Văn và Văn Học.
Lúc
này tôi có đủ truyện để xuất bản tập truyện Bước Chân Non; đồng thời tôi cũng
khởi sự viết truyện dài Sau Cuộc Chiến và tiếp tục thực hiện tài liệu lịch sử về
Hải Quân V.N.C.H.
Bước
Chân Non được ra mắt tại phòng khánh tiết chính của Hyatt Regancy, cạnh freeway
I-10 và hwy 6.
Trong
khi bên ngoài phòng khánh tiết, quan khách sắp hàng dài để ký tên lưu niệm thì
bên trong, trên sân khấu, tiếng Organ của luật sư Nguyễn Ngọc Hải rộn ràng
trongdòng nhạc vui tươi.
Đúng
8:30,ông Dương Đức Nhự –nguyên
giáo sư đại học Văn Khoa Saigon – đại diện Ban Tổ Chức, ngõ lời chào mừng/cảm
ơn quan khách và giới thiệu các diễn giả sẽ phát biểu cảm tưởng về tác phẩm
Bước Chân Non:Giáo sư Trần Ngọc Lợi – nguyên viện trưởng viện đại học Duyên Hải
Nha Trang và hiện là giáo sư tại
đại học Michigan; nhà văn Nguyễn Văn Sâm – cựugiáo sư đại học Văn Khoa
Saigon;giáo sư Trần Đình Vinh –nguyên
giáo sư đại học Khoa-Học; và luật sư Dương Như Nguyện – tác giả của tiểu thuyết Daughters of the
River Huong.
Riêng lời phát biểu của anh Nguyễn Văn
Sâm làm choquan khách vui lòng và tôi rất xúc động! Đây là một đoạn ngắn
trong bài phát biểu của anh Nguyễn Văn Sâm:“...Trong khung cảnh trang trọng này tôi có một điều áy náy. Đó là
bạn của Điệp-Mỹ-Linh nhiều quá! Những thân tình mà tôi nhận thấy trên gương mặt
của quý vị cho thấy Điệp-Mỹ-Linh được cảm tình nồng hậu của bạn bè, anh em, một
điều mà tôi cảm thấy mình không có được; vì vậy, tôi nghĩ có lẽ Điệp-Mỹ-Linh ở
ngoài đời dễ thương lắm cho nên chị được sự ủng hộ như vậy. Ước chi tôi được
nhiều thân hữu thương mến như vậy thì đỡ quá!...”
Người phát biểu
sau cùnglà Luật Sư Dương Như Nguyện. Xin trích một đoạn ngắn:“… Khi đọc tác phẩm đầu tiên của Bà, Một Đoạn Đường, tác phẩm nói lên
cảm nghĩ của Bà khi nhớ lại quê hương, hình dung qua màu sắc của một loài hoa
từ Texas, tôi đã bàng hoàng xúc động. Cái nhẹ nhàng trong sáng, cái dịu dàng
trong văn chương Thanh-Tịnh, cái nhẹ nhàng êm ái của văn chương Thạch-Lam và
phần nào đó gợi cho tôi nhớ lại cái trong sáng, nhẹ nhàng trong văn chương tả
cảnh, tả tình của Guy De Maupassant.
Nhưng thưa quý vị, điều tôi nhớ nhất khi đọc tác phẩm thứ hai của
Bà, Bước Chân Non, là tính chất xã hội trong văn chương Điệp-Mỹ-Linh.
Tính chất xã hội trong văn chương Điệp-Mỹ-Linh không những ở chỗ
Bà diễn tả được những biến đổi trong gia đình Việt-Nam từ thảm kịch 1975. Cái
giá trị xã hội trong văn chương của Điệp-Mỹ-Linh không phải chỉ ở chỗ Bà đã nói
lên thế nào là đời lính, thế nào là đời sống của vợ lính trước năm 1975, mà cái
giá trị xã hội trong văn chương của Bà nó nằm ở chỗ rất nhiều truyện ngắn của
Bà đã nói lên cái thua thiệt, cái nhẫn nại, cái chịu đựng của phụ nữ Việt-Nam
trong một xã hội cổ truyền…”
Trong dịp này tôi được tạp chí Giao
Chỉ phỏng vấn.Mời
xemlink
này:
https://www.diepmylinh.com/tap-chi-giao-chi-2
Sau sự thành công
vượt bực trong đêm ra mắt Bước Chân Non, tôi đâm ra ngại ngùng/e dè/lo ngại!
Tôi có cảm tưởng như độc giả và bạn hữu tại Houston đã ân cần tặng cho tôi quá
nhiều đặc ân mà tôi không hiểu làm thế nào tôi có thể giữ mãi được lòng thương
mến của độc giả và của bạn hữu cùng ngụ tại thành phố Houston với tôi – mà sẽ
không bị vài cá nhân tỵ hiềm, ra sức “đánh phá” tôi!
Tôi
dấu kín sự e dè/lo ngại của tôi; thế nhưng không hiểu tại sao Ba tôi –làm
việc bán thời gian cho bán nguyệt san Dân Ta, thuộc cơ quan ICC (International Cultural Center) Houston – hiểu được. Ba tôi bảo: “Con à! Ba mới qua, nhưng Ba nhận thấy sinh
hoạt chữ nghĩa của người Việt tỵ nạn ở Mỹ có thể ví như ‘cái rỗ cua’, hễ con
này ‘lồm cồm’ bò lên thì bao nhiêu con khác kẹp cổ, lôi xuống! Con cẩn thận!” Từ
đó, vì ôm trong lòng sự lo ngại và cũng để đề phòng, tôi “tránh né” mọi sinh hoạt
trong cộng đồng người Việt – ngoại trừ sinh hoạt của Hải Quân.
Khi
truyện dài Sau Cuộc Chiến hoàn tất, tôi nhờ nhà văn Nguyễn Mộng Giác – chủ nhiệm
kiêm chủ bút tạp chí Văn Học – viết Lời Giới Thiệu. Sau đó, tôi chỉ mời một số
ít bạn hữu đến hàn huyên với anh Nguyễn Mộng Giác.
Đến
khi hoàn tất cuốn Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975, tôi tổ chức tiệc tại nhà và
tặng mỗi người bạn một tác phẩm đặc biệt về Hải Quân.
Ba
tôi rất bằng lòng về quyết định/thái độ của tôi khi giới thiệu Sau Cuộc Chiến
và Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975, trong tình thân; nhưng nhiều người bạn lại đùa
với tôi rằng:“Điệp Mỹ Linh chỉ muốn ‘ôm
lấy hào quang’ của đêm ra mắt Bước Chân Non tại Hyattcho nên không tổ chức ra
mắt sách nữa!”
Tôi
“ẩn mình” như một người tu tại gia. Nhưng truyện của Điệp Mỹ Linh lại được chị
Mai Thy/chị Cát Phượng/anh Cát Sơn/anh Lê Đình An/anh Thăng Long, v.v… đọc trên
Radio vào mỗi cuối tuần.
Năm
1995, Hội Ái Hữu Hải Quân tại San Jose mời tôi phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ
Đức Thánh Trần Hưng Đạo.Kế đến là Hội Ái Hữu Hải Quân tại Nam Cali. mời tôi
phát biểu cảm tưởng nhân nhày Giỗ Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo.
Tôi
không nhớ vào dịp nào nhà văn Thế Uyên đến Houston. Tôi mời anh Thế Uyên cùng một
số bạn hữu đến nhà tôi dùng cơm. Trong dịp này, anh Thế Uyên bảo:
-Điệp
Mỹ Linh viết nhiều về lính thế tại sao Điệp Mỹ Linh không viết về những ngòi
bút quân đội?
-Thưa
anh, em chỉ thích sáng tác thôi.
-Viết
về nhà văn/nhà thơ quân đội đi! Cần gì tôi giúp.
Khi
nhà thơ Hà Huyền Chi đến Houston ra mắt tập thơ, tôi trình bày với anh Hà Huyền
Chi về đề nghị của anh Thế Uyên. Anh Hà Huyền Chi bảo:
-Ý
kiến hay đấy. Điệp Mỹ Linh viết đi!
Tôi
bắt đầu liên lạc với các nhà văn/nhà thơ quân đội để xin sách và phỏng vấn. Những
vị tôi liên lạc đều hưởng ứng một cách rất tích cực. Bất ngờ anh Thế Uyên ngã bệnh!
Và cũng thật bất ngờ mắt tôi cần phải giải phẫu và điều trị! Tôi viết thư tạ lỗi
với những ngòi bút nhà binh mà tôi đã phỏng vấn/xin sách!
Trong
khi tôi cứ tiếc là không thể viết về những ngòi bút quân đội thì tiến sĩ văn
chương & báo chí Nguyễn Đình Tuyến liên lạc với tôi, với mỹ ý “đưa” Điệp Mỹ
Linh vào tác phẩm Nhà Thơ và Nhà Văn Hải Ngoại, 1975-2000, do anh thực hiện.
Tiếp
đến, tập truyện Tưởng Như Trở Về được ấn hành. Trong tập truyện
này, tùy bút Tưởng Như Trở Về khơi lại những kỷ niệm thân thương trong
khung trời Nha Trang “xưa”. Không ngờ, một trong những kỷ niệm đáng yêu
vào thời thơ dại của tôi lại khơi dậy trong lòng bác sĩ Thủy Quân
Lục Chiến T.T.P. – bút hiệu Hoàng Việt Sơn/Phụng Hồng và cũng là
bạn thân của Cố Chuẩn Tướng Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Bá Liên – một
hình ảnh chưa bao giờ nhạt phai!
Anh
Hoàng Việt Sơn – sau khi bất ngờ đọc tùy bút Tưởng Như Trở Về, trên
Ngày Nay, thấy vài đoạn củabài thơ Tiếng Đàn Đêm Trung Thu do chính
anh sáng tác, năm 1956, để tặng “cô bé tóc dài Thanh Điệp” – viết ngay
bài giới thiệu Tưởng Như Trở Về, gửi đến Ngày Nay.Sau đó, theo địa
chỉ in trong bìa sách, anh Hoàng Việt Sơn liên lạc với tôi. Đọc thư
của anh Hoàng Việt Sơn, tôi rất ngậm ngùi và tiếc nhớ khoảng thời
gian tươi đẹp đã qua mà không bao giờ tôi có thể tìm lại được!
Sau
đó, anh Hoàng Việt Sơn – lúc này anh dùng bút hiệu Hoàng Vũ Bão – sáng
tác tặng tôi nhiều bài thơ chan chứa cảm tình.
Khi
tập truyện Tìm Vết Chân Xưa của Điệp Mỹ Linh được ấn hành,Anh viết
bài Phê Bình Tìm Vết Chân Xưa và Viết Về Điệp Mỹ Linh.
Cuối
cùng, Anh nhờ nhà xuất bản Hồn Việt, Cali., do nhà báo Ngọc Hoài
Phương điều hành, xuất bản tập thơ Nửa Đời Thương Đau để tặng Điệp
Mỹ Linh.Mời xem link này: http://www.diepmylinh.com/hoang-vu-bao.
Tôi
được phóng viên Lê Văn – đài VOA – và phóng viên Nguyễn Cương, đài
Saigon Houston, phỏng vấn.
Bất
ngờ được tin nhà thơ Hoàng Việt Sơnqua đời, tôi bị trầm cảm, sáng
tác không được!
Hơn
hai năm sau, tôi viết tâm bút Tạ Lỗi Với Người Thơ và bắt đầu viết
trở lại!Mời xem link này: https://www.diepmylinh.com/ta-loi-voi-nguoi-tho.
Và
tập truyện Trăng Lạnh “ra đời” trong lặng lẽ! Tôi được phóng viên Thăng
Long – đài Little Saigon – phỏng vấn. Mời xem link này: https://www.diepmylinh.com/dai-little-saigon.
Thời
điểm này, tạp chí Văn Học – đang thu thập tư liệu về các nhà văn hải
ngoại để thực hiện “Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại” – có bài phỏng vấn
Điệp Mỹ Linh. (Văn Học số 135, tháng 07/1997).
Nhà
thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn từ Úc Đại Lợi sang Houston ra mắt tập thơ Tiếng
Chim Bên Dòng Thác Champi. Điệp Mỹ Linh được mời để giới thiệu tác phẩm đó vào
hôm ra mắt. Sau đó, anh Võ Đại Tôn cho tôi điện thoại và địa chỉ email của báo
SaigonTime – do anh Hữu Nguyên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút – bên Úc để tôi cộng
tác.
Vào
dịp Noel,được nhà văn Mặc Bích và nhà văn Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng mời
tham dự tiệc tại tư gia, tôi không thể từ chối; vì nhà xuất bản Nguồn Ý – do
nhà văn Mặc Bích điều hành – đã phát hành tác phẩm Sau Cuộc Chiến của Điệp Mỹ
Linh.Buổi họp mặt này chỉ toàn người cầm bút tại Houston và các vùng phụ cận.
Không
ngờ, trong bữa tiệc, đề tài thành lập Văn Bút Nam Hoa Kỳ được đưa ra thảo luận.
Đa số đều đồng ý nên thành lập Văn Bút Nam Hoa Kỳ.Để khỏi phải triệu tập một cuộc
họp khác, đa số cũng đồng thuận là nên bỏ phiếu kín để bầu ban chấp hành. Không
ai đề cử ai và cũng chẳng ai ứng cử.
Sau
khi kiểm phiếu, kết quả cho thấy nhà văn Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng được số
phiếu nhiều nhất, trở thành chủ tịch Văn Bút Nam Hoa Kỳ; một nhân vật khác – rất
tiếc, tôi quên tên – được số phiếu cao thứ nhì, phó chủtịch; Điệp Mỹ Linh có số
phiếu cao thứ ba, tổng thư ký.
Nhiệm
kỳ kế tiếp, anh Nguyễn Văn Sâm được bầu vào chức vụ chủ tịch, nhà văn Trần Hồng
Văn và Điệp Mỹ Linh có cùng số phiếu tín nhiệm, trở thành phó chủ tịch nội vụ
và phó chủ tịch ngoại vụ.
Khianh
Nguyễn Văn Sâm tranh cử vào chức vụ nào đó của Văn Bút Việt Hải Ngoại thì Điệp
Mỹ Linh trở thành “quyền” chủ tịch Văn Bút Nam Hoa Kỳ.
Chỉ
sau một thời gian ngắn, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có những biến động rất
phức tạp và sinh hoạt của Hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ cũng không bình yên!Tôi gửi
thư đến tất cả hội viên của hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ để thông báo rằng tôi xin
rút lui khỏi Văn Bút Nam Hoa Kỳ.
Tôi
rút lui khỏi Văn Bút Nam Hoa Kỳ nhưng tôi vẫn cộng tác với bán nguyệt san Thế
Giới Mới, tại Dallas, của nhà báo Trương Sĩ Lương – một thành viên trong Văn
Bút Nam Hoa Kỳ.
Trong
lần viếng thăm Canada, tôi được gặp nhạc sĩ Lê Dinh – chủ nhiệm nguyệt san
Nghệ Thuật và cũng là giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam tại Montreal
– và tôi được cô Đan Thi phỏng vấn. Sau đó tôi cộng tác với Nguyệt San Nghệ
Thuật.
Ông
Đỗ Thông Minh từ Nhật đến Houston ra mắt hai cuốn hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu
Nước của cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng. Tôi được mời để giới thiệu hai
cuốn hồi ký đó.
Trước
cử tọa, khi đề cập đến đoạn cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh tự sát, sau khi Ông bị
thương, tôi khóc! Chính thái độ và bài phát biểu cảm tưởng của Điệp Mỹ Linh về
hai cuốn hồi ký của Phạm Hoàng Tùng đã tạo cơ hội cho vài người – từ lâu, cứ muốn
tìm mọi sơ hở để “đánh phá” Điệp Mỹ Linh –nổi giận!Vì lý do đó, truyện dài Cuồng
Lưu cũng như những tác phẩm kế tiếp của Điệp Mỹ Linh đều “ra đời” trong lặng lẽ!
Nhà
thơ Trang Châu từ Canada sang Houston ra mắt tập truyện Người Ăn Trưa Trong
Xe. Bạn hữu của anh Trang Châu giới thiệu tác phẩm mới của anh. Riêng tôi, tôi
chỉ kể lại cho quan khách nghe về thời gian gia đình anh Trang Châu và gia
đình tôi cùng di tản trên HQ 502.
Sau
đó tôi cộng tác với nguyệt san Người Việt Montreal – do cựu đại tá Trần Văn
Trang làm chủ nhiệm – anh Trang Châu là chủ bút; hiện tại, bác sĩ Trần Mộng Lâm
thay thế vị thế của anh Trang Châu.
Khi
Dansinh Media tại San Jose thực hiện DVD về Chuyến Hải Hành Cuối Cùng, tôi được
mời sang San Jose để cùng nhiều sĩ quan Hải Quân V.N.C.H. góp ý với ban tổ chức.
Trong dịp này, tôi được anh Phạm Phú Nam – Giám Đốc Dansinh Media Network –
phỏng vấn. Mời xem tại link này:https://www.diepmylinh.com/tam-tinh-nguoi-linh.
Trong
thời gian ngắn lưu lại San Jose, tôi đượcbạn hữu giới thiệu Việt Nam Nhật
Báo, chủ nhiệm là ông Nguyễn Thiện Căn và chủ bút là nhà báo Trần Nghĩa Sĩ. Từ
đó, tôi gửi bài đến Việt Nam Nhật Báo. Và thỉnh thoảng tôi cũng gửi
bài đến báo Đối Lực bên Canada – do tiến sĩ Nguyễn Bá Long điều
hành.
Bạn
Nguyễn Đăng Dự – nguyên hiệu trưởng trường trung học công lập Pleiku – ngày xưa
học cùng lớp với tôi tại trường Võ Tánh, điện thoại thăm và cho tôi hay rằng Dự
rất ngạc nhiên khi đọc bài của Điệp Mỹ Linh trên báo Diều Hâutại Florida, do
nhà văn Uyên Sơn, nhà báo Vũ Hồng và nhà thơ Lê Thùy Liên chủ trương.
Thế là tôi liên lạc cảm ơn và gửi bài đến báo Diều Hâu.
Khi
Minh qua đời, nhà thơ Túy Hà – đương kimchủ tịch Văn Bút Nam Hoa Kỳ – sáng tác nhiều
bài thơ rất tuyệt vời, tặng Điệp Mỹ Linh.Mời xem linkhttps://www.diepmylinh.com/tuy-ha…Để
cảm tạ thịnh tình của những người Bạn trẻ tài hoa, tôi gửi bài đến
Tin Văn/Hội Quán Trầm Hương và Đăc San Văn Bút Nam Hoa Kỳ. Tôi cũng tham
dự những bữa liên hoan của Văn Bút Nam Hoa Kỳ – chỉ với tư cách như một người
bạn văn.
Chính trongnhững bữa liên hoan do Văn Bút Nam Hoa Kỳ
tổ chức, tôi được quen với nhiều ngòi bút trẻ, như: Nhà văn/nhà thơ/nhạc sĩ Mũ
Nâu Dương Thượng Trúc, nhà thơ Yên Sơn, nhà thơ Phạm Tương Như, nhà thơ Vĩnh
Tuấn, nhà văn/nhà thơ Song Thy, v.v…Sau đó, anh Mũ Nâu Dương Thượng Trúc thực
hiện youtube Điệp Mỹ Linh 55 Năm Cầm Bút để tặng tôi. Mời xem link này: https://www.youtube.com/watch?v=nOd60LidhWs&feature=youtu.be
Gần
đây, trong lần ra mắt tác phẩm Việt Nam và Hoa Kỳ Trong Chiến Tranh
Lạnh, tác giả – cựu đại tá Thiết Giáp Hà Mai Việt – nhờ tôi giới
thiệu phần tiểu sử của Ông.
Với
những dòng chữtrang trọng này, Điệp Mỹ Linh thành tâm tưởng nhớ và biết ơn những
ngòi bút đàn anh/đàn chị cũng như những ngòi bút trẻ – mà Điệp Mỹ Linh hân hạnh
được quen biết – nay không còn nữa!
Sự “ra đi” từ từ của những
ngòi bút nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại làm tôi buồn bao nhiêu
thì khi thấy báo giấy cứ từ từ đình bản tôi cũng xót xa bấy nhiêu!
Niềm xót xa trong tôi
vơi dần khi nhiều websites trên internet, như: VietNamvanhien, Lyhuong,
HonVietUK, Vantuyen/Quanvan, Thuy-dien-thivanViet.de, Nuiansongtra, Hoangsaparacels,
HungViet, Saigon Ocean, Dongsongcu/Bienxua/Bencu,
Bienkhoi, Vanhoccoinguon, NguyetsanVietnam, HoangdieuBaxuyen, Tongphuochiep,
Daihocsupham, Namuctuanbao, Acdieu, Chuvuongmieng, Quyenduocbiet,truclamyentu/quansu,
Danlambao, v.v…đều vui lòng phổ biến tác phẩm của Điệp Mỹ Linh.
Căn cứ vào emails/thư
của độc giả gửi đến tôi, tôi rất vui khi thấy rằng số độc giả online
không bị giới hạn không gian như báo in. Vui hơn nữa là gần đây, tôi được
liên lạc thường xuyên với chị Tuyết Mai và được gặp lại vị chủ nhiệm
đầu tiên – anh Thanh Trúc, năm nay 93 tuổi, vẫn còn lái xe – của báo Ngày Nay, Houston.
Trước
khi dừng bút, tôi xin trân trọng gửi đến quý độc giả xa/gầncũng như quý bạn hữu
của tôi lời biết ơn chân thành nhất; vì quý vị và quý bạn hữu đã đọc và yêu
thích tác phẩm của tôi!Tôi cũng vô cùng trân quý sự liên hệ tốt đẹp giữa quý
vị chủ nhiệm/chủ bút/webmasters và Điệp Mỹ Linh; và tôi cũng thành thật
biết ơn các báo/websites đã tự động trích đăng truyện/bài của Điệp
Mỹ Linh trong suốt thời gian dài.
ĐIỆP MỸ LINH