- Chiến lược “tằm ăn dâu” đồng nghĩa với chiến lược “cắt lát salami” (Salami-slice strategy) là, để đạt được mục đích lớn bằng cách thực hiện từng bước nhỏ, từng bước, từng bước chân âm thầm... Mục đích lớn của Tàu Cộng là hủy diệt ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những bước nhỏ là, ban đầu mở ra những thí điểm để thực hiện công nghệ giáo dục, cụ thể là thí điểm của sắc tộc thiểu số ở Việt Nam. Bước kế tiếp là cho áp dụng công nghệ giáo dục ở lớp một bậc tiểu học... Kết quả là ngôn ngữ ta mất, tiếng ta mất, nước ta mất về tay Tàu Cộng, mà bọn Hán ngụy trong đảng CSVN tiếp tay bán nước...
I. Mở bài
Năm học 2018-2019 khai giảng ngày 5-9-2018, 6 cuốn sách “Tiếng Việt” lớp 1 gồm 3 cuốn dạy đánh vần và 3 cuốn tập viết, do nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành, dạy học sinh cách đánh vần chữ Việt một cách lạ lùng, đó là dùng những hình tròn, hình vuông để đọc và viết tiếng Việt. Phương pháp “lạ” này gọi là “Công Nghệ Giáo Dục”.
Đã có 49 tỉnh áp dụng Công Nghệ Giáo Dục này. Lối đánh vần kỳ cục trong sách làm cho phụ huynh và quần chúng phẫn nộ, chống đối, gây ồn ào và kêu gọi nhau xuống đường bày tỏ ý kiến phản đối.
Rút kinh nghiệm về vụ biểu tình chống luật đặc khu trước đây, nhà cầm quyền lên tiếng. “Chính phủ không có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tuyên bố như thế trong phiên họp Chính phủ ngày ngày 12-9-2018. Vì sao phải giấu giếm? Không dám công khai, vì có mưu đồ đen tối.
Vậy cha nội nào có quyền hành chỉ thị cho 49 tỉnh thành với 400,000 học sinh lớp 1, phải thi hành cái công nghệ tào lao này? Người vô hình hay người “nước lạ” ra lịnh như thế?.
Phát ngôn của ông Vũ Đức Đam là một lối chạy tội trơ trẽn, vô liêm sỉ.
Sự việc không đơn giản ở việc đánh vần của học sinh lớp một, mà là một mưu mô nham hiểm của nước “lạ”, đó là xóa bỏ ngôn ngữ và lịch sử của dân tộc Việt Nam, mục đích bí ẩn nằm trong chương trình 30 năm Thành Đô (1990-2020), để Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương ở Bắc Kinh.
Người đứng sau việc hủy diệt ngôn ngữ Việt Nam chính là bọn Hán ngụy, đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng, đã thi hành âm mưu thâm độc của Tàu khựa, dâng đất nước Việt Nam cho “nước lạ”.
GS Hồ Ngọc Đại
II. Cải tiến cách đánh vần và chữ viết
1. Cách đánh vần
Cách đánh vần không quan trọng, chữ viết mới quan trọng.
Các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, không có đánh vần. Mục đích của đánh vần là để biết đọc và sau đó biết viết.
Ở lớp một của Việt Nam.
a). Bắt đầu, cô giáo viết hai câu ca dao, lục bát trên bảng. Ví dụ như:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ
Cô giáo chỉ vào mỗi chữ để đọc. Học sinh đọc theo. Lập đi, lập lại nhiều lần cho đến khi học sinh 7 tuổi thuộc lòng hai câu ca dao đó.
b). Học sinh đếm chữ và vẽ ô vuông
Học sinh lên bảng đếm số chữ trong 2 câu ca dao. Hàng trên 6 chữ thì vẽ 6 cái ô vuông ở trên. Hàng dưới 8 chữ thì vẽ 8 cái ô vuông ở phía dưới.
Tiếp tục, chỉ vào 6 ô vuông thì đọc thuộc lòng “Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Rồi chỉ vào 8 ô vuông và đọc thuộc lòng câu 8 chữ ở dưới.
Thật ra, 14 cái ô vuông không đại diện cho chữ hay câu nào cả. Ở trong sách, hình Hồ Chí Minh và một bó bông sen được in ở trên hai câu chữ ca dao đó. Khi thấy hình thì đọc được 2 câu về HCM và bông sen.
Tóm lại, chỉ vào ô vuông thì học sinh đọc thuộc lòng được, nhưng chỉ vào hai câu chữ thì không đọc được.
Lối học truyền khẩu này được gọi nôm na là học vẹt. Con vẹt hay con két nói lại những gì mà người ta dạy nó. Ở học sinh, thầy cô giáo người Bắc thì học sinh đọc theo giọng của thầy cô giáo. Cô giáo người miền Trung thì học sinh đọc theo giọng người miền Trung.
2. Cải tiến chữ viết mới thật sự là khó
Không thể căn cứ vào 14 ô vuông để viết, vì nó trống rỗng, vô hình. Nó cũng có thể là “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, hay bất cứ 2 câu lục bát nào.…
Nếu căn cứ vào hai câu chữ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ” để viết, thì những cái ô vuông dư thừa vì không cần dùng, mà phải dùng mẫu của bảng chữ cái đã được sửa đổi và quy định. Tên Trần Thanh Tài viết theo chữ mới là Cần Qanh Tài, vậy trong passport và chứng minh nhân dân phải viết như thế nào đây?
Chịu thua!
3. Nội dung sách không mang tính giáo dục
Nội dung sách Công nghệ giáo dục không mang tính giáo dục, gây vào đầu óc trẻ nhỏ những hành động sắt máu như hồi Cải cách Ruộng đất năm xưa.
Ví dụ.
Em có 10 ngón tay, chặt đi 2 ngón, hỏi còn mấy ngón?. Một ông cao 1m50, vậy chặt cái đầu ông, hỏi còn cao bao nhiêu? (Không nói cái đầu ông cao bao nhiêu mét, thì làm sao mà biết được con ma không đầu đó cao bao nhiêu)
Trong sách, bản đồ Việt Nam có hình vùng Biển Đông xuất hiện “vùng lưỡi bò” của Tàu Cộng.
Đến đây mới nhớ lại trong 15 văn kiện bán nước mà Nguyễn Phú Trọng đã ký ngày 12-1-2018, trong đó “thỏa thuận số 10” có ghi như sau: “Thỏa thuận hợp tác giữa nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật (Việt Nam) với nhà xuất bản Nhân Dân Trung Quốc”.
Việc hợp tác hai nhà xuất bản Việt-Tàu thực chất là nhà xuất bản Việt Nam trực thuộc nhà xuất bản Tàu Cộng, vì thế phải in hình lưỡi bò vào sách lớp 1 Việt Nam.
Nhiều phụ huynh ở Hà Nội nêu nhận xét về công nghệ giáo dục, xin tổng kê như sau: Thành ngữ nặng nề, bài đọc xỉa xói hơn giáo dục, chấm câu lung tung không đúng quy tắc.
Dạy trẻ em nhiều tật xấu, dùng nhiều từ ngữ chợ búa. Những trẻ xưng hô mầy tao, tọc mạch, nói dối, xu nịnh, khôn ranh, châm biếm, ma mảnh…
III. “Công nghệ giáo dục này rất thuận lợi cho người sắc tộc và người nước ngoài” (Bùi Hiền nói)
1. Vì sao phải đem công nghệ giáo dục thử nghiệm cho người sắc tộc thiểu số?
Việt Nam có 54 sắc tộc thiểu số. Vậy các sắc tộc đó có cần thử nghiệm công nghệ giáo dục không? Thử nghiệm để làm gì? Cần phải thử nghiệm tất cả 54 sắc tộc đó không?
Các sắc tộc có phong tục, tập quán, văn hóa, kiến thức khác nhau và cũng khác với người Kinh (Việt Nam). Làm thế nào và căn cứ vào đâu để biết công nghệ giáo dục có phát triển và thuận lợi hay không? Những câu hỏi này rất dễ trả lời.
Có bí ẩn bên trong.
Đó là sắc tộc ở miền Bắc Việt Nam có quan hệ với sắc tộc người Choang ở khu tự trị Quảng Tây của Tàu.
“Khu tự trị sắc tộc Việt Nam” đang chuẩn bị tất cả mọi thứ để thuận tiện cho vụ sáp nhập vào đại gia đình các sắc tộc thuộc Bắc Kinh. Đảng CSVN muốn rút kinh nghiệm sáp nhập của người Choang ở Quảng Tây.
2. Người nước ngoài nào cần phải học công nghệ giáo dục của Việt Nam?
Quan hệ thế giới hiện nay đang dùng tiếng Anh làm căn bản trong mọi việc. Nếu cần tiếng Việt thì người ta dùng chữ quốc ngữ đã có hàng trăm năm nay. Về CNGD thì hai ông già này nói tầm bậy, kết luận ẩu. Cho rằng CNGD rất thuận lợi cho người nước ngoài. Vậy thử hỏi hai ông có làm thử nghiệm ở bất cứ một nhóm người nước ngoài nào, để kết luận là “rất thuận lợi”.
Cũng có bí ẩn bên trong.
Thật ra, hai cha nội này bị tấn công tới tấp, phản đối tàn canh luôn, nên phải nói sự thật, nước ngoài ở đây là “nước lạ”, tức là Tàu Cộng. Vì hai “đại giáo sư này” đã được huấn luyện nhiều năm ở Tàu Cộng.
3. Nếu Bộ Giáo dục không cho phép thì ai dám cả gan in trên 3 triệu cuốn sách trước ngày nhập học?
a). Năm học 2018-2019 khai giảng vào ngày 5-9-2018 với trên 23 triệu học sinh và sinh viên, trong đó có 800,000 học sinh tiểu học. Riêng về học sinh lớp 1, phải học một bộ sách 6 cuốn, gồm 3 cuốn tập đọc và 3 cuốn tập viết. Cách tập đánh vần và cách viết chữ “lạ” làm cho phụ huynh học sinh và những nhà quan tâm lên tiếng phản đối.
Nhiều tháng trước ngày nhập học, nhà xuất bản Giáo dục đã in ấn trên 3 triệu cuốn sách cho lớp một. Số lượng sách cho thấy việc đưa những cuốn sách này vào chương trình đã được giới chức có thẩm quyền cho phép, cụ thể là Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Nếu Bộ không cho phép thì ai dám cả gan xuất tiền ra in sách? Ai cho phép 49 tỉnh thành phải thi hành công nghệ giáo dục trong năm học này?
b). Phát biểu câu giờ
Trước làn sóng phẫn nộ phản đối, mãi đến một tuần lễ sau ngày khai giảng, nhà cầm quyền lên tiếng câu giờ. Ngày 12-9-2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt trong nhiều năm tới”. Bộ Giáo dục cho phép in sách, cho phép 49 tỉnh thành áp dụng công nghệ giáo dục. Vì sao Phùng Xuân Nhạ câm như hến?. Phải để Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng. Chắc chắn là có cái gì nhạy cảm và bí ẩn trong việc này.
“Chưa có”, có nghĩa là có nhưng chưa thực hiện. “Trong nhiều năm tới”. Có nghĩa là sau vài ba năm, mới đem ra thực hiện. Tóm lại, là không bỏ được, vì đó là chủ trương của quan thầy Tàu khựa ở Bắc Kinh.
4. Những bí ẩn dễ hiểu trong việc Sài Gòn và Bình Thuận không áp dụng công nghệ giáo dục
Vì sao Sài Gòn và Bình Thuận không áp dụng công nghệ giáo dục?
Để dễ hiểu, xin lùi thời gian lại 3 tháng trước, ngày 10-6-2018, cuộc biểu tình hàng vạn người từ nhà thờ Đức Bà tới Dinh Độc Lập, chống luật đặc khu chủ trương cho Tàu Cộng thuê đất 99 năm. Cuộc biểu tình to lớn nhất khiến cho cảnh sát cũng đành bó tay.
Bình Thuận cũng vậy. Người biểu tình phẫn nộ tấn công phá hoại nhiều cơ sở của bạo quyền, đốt cháy rụi 8 chiếc xe, làm 28 công an bị thương, phải bỏ dùi cui, áo giáp tháo chạy.
Để che lấp điểm yếu này, Việt Cộng còn cho thêm Đà Nẵng cũng không áp dụng CNGD.
IV. Những âm mưu mờ ám của Hán ngụy
1. TS Hồ Ngọc Đại không biết luật
Hồ Ngọc Đại đã từng được tình báo Hoa Nam huấn luyện nên ông phải thi hành việc hủy diệt ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Ông Đại này tuyên bố: "Cha mẹ không nên xen vào việc học của con". Nói như thế là vi phạm pháp luật. Xin chứng minh như sau.
Luật Giáo Dục số 38/2018/QH, chương VI.
Điều 87. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:
3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.
2. Hồ Ngọc Đại tuyên bố sảng
“Chừng nào đi mà không bằng chân, thì mới đi nhanh được. Chừng nào thầy không giảng, thì kết quả mới cao được, tức là khi nào thầy không giảng, trò học tự nhiên thôi, thì kết quả giáo dục cao nhất”.
Những câu nói “cao siêu” này không phải ai ai cũng hiểu được.
Vấn đề căn bản hiện nay là, phụ huynh học sinh và quần chúng phẫn nộ về cách đánh vần và chữ viết kỳ quái của ông sẽ làm mất chữ viết, ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc.
Điểm sai trầm trọng của ông thầy giáo này là không biết phương pháp giáo dục, nhận định định sai về nguyên tắc căn bản của giáo dục. Ông cho rằng thầy giáo không cần giảng, chỉ gợi ý để học sinh tự tìm hiểu, khám phá ra sự thật.
Trên thực tế, sự thật rõ ràng là học sinh bậc tiểu học (cấp 1) cần phải được thầy cô giáo giảng nghĩa kỹ lưỡng, rành mạch thì học sinh mới hiểu được. Học sinh lớp một không đủ trình độ để tự học, tự khám phá ra để hiểu được.
Những môn học cần phải có thầy giảng nghĩa như: lịch sử, địa lý, đức dục, toán học. Ở cấp 2, (Lớp 6, 7, 8, 9) những môn như: địa lý, hóa học và những tác động tạo ra công thức. Môn lịch sử cũng cần phải được giải nghĩa rõ ràng. Ví dụ như người phụ nữ nào, tên gì, sắc tộc nào, ở trong hang Pác Bó với bác, để bác kèm phương pháp làm Kách Mệnh và luyện nhất dương chỉ như thế nào, và thành tựu ra sao?. Lịch sử rất cần chính xác và sự thật.
Hồ Ngọc Đại chủ trương học mà chơi, chơi để học. Không cho điểm, không trả bài, không ôn tập... Nói như thế là dốt về nguyên tắc sư phạm. Nguyên tắc này cho biết: “Sự lập đi lập lại là linh hồn của giáo dục, và là mẹ của khoa học” (La répétition est l’âme de l’enseignement et la mère de la science - Repetition is the soul of teaching and the mother of science).
Ông Hồ Ngọc Đại cho rằng phương pháp của ông là tối ưu, bảo đảm cho trẻ em ai cũng học được cả. Học gì được nấy, học đâu chắc nấy, cho nên không có ôn tập trong suốt quá trình học.
Nói như thế là dốt về tâm lý giáo dục. Cái sai lớn nhất là cho trẻ em là một người lớn thu nhỏ lại, ai ai cũng như nhau. Sự thật là có nhiều nhóm trẻ em khác nhau. Nhóm thông minh, nhóm bình thường và nhóm chậm phát triển tâm thần (gọi nôm na là đần độn). Học sinh ở thành thị tiếp thu nhạy bén, nhanh hơn học sinh ở thôn quê. Khoa sư phạm cũng có nhiều phương pháp, tùy theo đối tượng mà áp dụng phương pháp.
Tóm lại, cái ông đại giáo sư này còn dốt về nhiều vấn đề sư phạm và giáo dục.
Hồ Ngọc Đại thanh minh thanh nga. Có dư luận cho rằng cải cách chữ viết là chuẩn bị cho việc sáp nhập vào Tàu Cộng. Hồ Ngọc Đại chối phanh: “Tôi cả đời đi dạy học, công trình ấy là của tôi. Tôi chịu trách nhiệm. Tôi không xin ý kiến của ai cả, không trao đổi hay thương lượng với ai cả”.
3. Tư duy tiểu nông của PGS Bùi Hiền
"Xuân an khang đức tài như ý - Niên thịnh vượng, phúc thọ vô biên"
Ông PGS Bùi Hiền cho biết, chữ viết của ông tiết kiệm được 8% giấy viết. Đó là ý kiến thiển cận, nhìn một mà không thấy hai. Tư duy bần cố nông chưa thoát ra khỏi lũy tre làng.
Trước hết, phụ huynh học sinh phải tốn 227 tỷ đồng để mua sách mới.
Chữ viết của ông tạo ra những xáo trộn trong xã hội. Toàn bộ sách vở về văn chương, khoa học, hiến pháp, các thứ luật, lịch sử... đều phải viết lại bằng chữ của CNGD. Và ai sẽ đứng ra chuyển ngữ từ chữ quốc ngữ sang chữ CNGD. Hai ông già tào lao này gần đất xa trời, không biết ngủm củ tỏi lúc nào, mà lấy ai làm chuyển ngữ.
Trái lại, 90 triệu người Việt sẽ bị mù chữ, và phải đi học lại. Tiết kiệm 8% giấy sẽ đưa ra nhu cầu không biết bao nhiêu ngàn tấn giấy để in lại chữ CNGD.
Rõ là tào lao. Óc bã đậu.
Chê bai hai cha nội này đôi khi cũng có thể sai, vì mục đích “cao cả” của hai ông già này là hủy diệt ngôn ngữ, hủy diệt tiếng nói và văn hóa người Việt để dễ hội nhập vào đại gia đình các sắc tộc của Bắc Kinh.
V. Ai đứng đàng sau vụ hủy diệt ngôn ngữ Việt Nam?
1. Thi hành chương trình 30 năm Thành Đô
Chương trình 30 năm Thành Đô (1990-2020) sắp hết thời hạn cho nên bọn tay sai bán nước khẩn trương hoàn tất mọi việc để Việt Nam sáp nhập suôn sẻ theo chương trình đã định.
Âm mưu hợp thức hóa việc cắt đất dâng biển trong dự luật 3 đặc khu kinh tế, đã bị người dân lột mặt nạ bán nước, cho nên dự luật đó đã bị đấp mô.
Vụ “Công nghệ giáo dục” cũng nằm trong chương trình sáp nhập về mặt văn hóa và ngôn ngữ, nhưng coi bộ cũng không suôn sẻ gì.
Năm học 2018-2019, lớp 1 tiểu học có 6 cuốn sách Tiếng Việt gồm 3 cuốn tập viết và 3 cuốn tập đánh vần. Đánh vần theo kiểu lạ này gây phẫn nộ, ồn ào phản đối, chỉ trích, kêu gọi nhau xuống đường bày tỏ ý kiến.
Những phẫn nộ nhắm vào hai tác giả là Phó Giáo Sư (PGS) Bùi Hiền và TS Hồ Ngọc Đại.
Những tranh cãi, phản đối đưa đến kết luận “Âm mưu phá hoại tiếng Việt là của nước “lạ”.
Hồ Ngọc Đại thú nhận: “Nếu có công nghệ giáo dục thì 30 năm sau sẽ có một dân tộc khác”
Vậy dân tộc khác là dân tộc gì?
Dân tộc Việt Nam ta, từ xưa tới nay đã trải qua nhiều triều đại phong kiến, trải qua 998 năm trong 4 thời Bắc thuộc, rồi dưới sự cai trị của thực dân Pháp, nhưng ngôn ngữ, tập quán, văn hóa của dân tộc ta vẫn tồn tại, phát triển. Việt Nam vẫn là Việt Nam.
Thế nhưng hiện nay, ngôn ngữ của dân tộc ta đang bị đe dọa bởi những tên Hán ngụy, tay sai bán nước.
Thâm ý của tên phản quốc này (xác định bởi bà Trần Thị Hoàng Trúc) là Hồ Ngọc Đại, con rể của Lê Duẩn, ám chỉ Việt Nam sẽ là một sắc tộc thiểu số của khu tự trị Việt Nam, mang quốc tịch Trung Quốc.
Trên live stream (Youtube) cái nick “Thần Sấm Huy Đức” đã đưa ra cho công chúng thấy một văn bản tiếng Anh cho thấy Hồ Ngọc Đại đã du học Liên Xô, rồi sau đó sang Tàu để được huấn luyện làm gián điệp Hoa Nam về ngôn ngữ và văn hóa.
2. "Chuyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn " (Phạm Quỳnh)
“PGS Bùi Hiền mất 10 ngày để chuyển thể Truyện Kiều sang Tiếq Việt”.
Ngày 12-1-2018, cha nội tên Bùi Hiền này công bố đã chuyển thể 3,254 câu thơ lục bát của Truyện Kiều sang ngôn ngữ “Tiếp Việt” trong 10 ngày. Ông cho biết, mỗi ngày ông dành ra 10 tiếng đồng hồ để tự tay viết trên máy tính, bởi vì không có ai gõ được bằng chữ công nghệ giáo dục của ông.
Ví dụ.
Kiều thăm mộ Đạm Tiên - Kiều qăm mộ Đạm Tiên
Trăm năm trong cõi người ta - Căm năm cow kõi wười ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau - Cữ tài cữ mệnh xéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu - Cải kua một kuộk bể zâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng - Nhữw điều côw qấy mà đau dớn lòw.
Chuyện Kiều mất, tiếng ta mất. Tiếng ta mất, nước ta mất. Thật vậy, nước ta đã bị bọn Hán ngụy bán cho Tàu khựa từ lâu rồi.
3. "Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia".
Ông Nelson Mandela, một nhà đấu tranh chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc (Apartheid) ở Nam Phi đã có câu nói đáng suy ngẫm.
"Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục, và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả:
- Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy.
- Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
- Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.
- Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
- Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy.
Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”.
VI. Những lời chỉ trích và chửi bới
1. Chỉ trích của phụ huynh học sinh và những người quan tâm
1). “Đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 3 tên: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền”;
2). Giáo sư Nguyễn Hữu Đạt lên tiếng: “Cả nước trở thành mù chữ. Buộc phải loại trừ tận gốc cải cách giáo dục của Bùi Hiền”;
3). “Tao thà cho con nghỉ học đi bán vé số còn hơn là học vuông tròn của Hồ Ngọc Đại”;
4). “Công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại vô bổ, nhảm nhí”;
5). “Một vấn đề rất nghiêm trọng mà ít có người biết đến, nghĩ đến, đó là từng bước xóa bỏ chữ viết, xóa bỏ ngôn ngữ Việt Nam”;
6). Âm mưu phá hoại tiếng Việt của “nước lạ”, bằng ông “giáo sư quen”, Hồ Ngọc Đại;
7). Công nghệ giáo dục là một thuyết âm mưu khốn nạn;
8). Một phụ huynh học sinh cho biết, không muốn cho con làm vật thí nghiệm, làm con chuột bạch;
9). Trên live stream, giảng viên Nguyễn Hồng Huy Đức cho biết: “Cộng Sản Việt Nam đang manh nha xóa bỏ tiếng Việt;
10). Còn có một phụ huynh bức xúc ra miệng “Cái thằng già này không chửi không được. *ịt mẹ mầy”. “Nhạ ơi! Mầy ra đây, tổ sư bố mầy. Mầy là thằng khốn nạn”.
Trên YouTube còn có rất nhiều câu chửi tục tĩu từ các live stream, mà tôi không muốn nêu ra trong bài viết này. Xin mời quý độc giả lên mạng để biết thêm những câu chửi rất “khủng” nhắm vào những tên Hán ngụy.
2. Báo chí và trí thức im hơi lặng tiếng
Xin ghi lại nguyên văn như sau:
“Một vấn đề rất nghiêm trọng mà ít có người biết đến, nghĩ đến, đó là từng bước xóa bỏ chữ Việt và xóa bỏ ngôn ngữ Việt Nam”.
Ban Tuyên giáo của Đảng đã ra lịnh cho báo chí, không được phê bình, chỉ trích công nghệ giáo dục, cho nên báo chí ngậm miệng.
Trí thức cũng ngoảnh mặt làm ngơ trước mối đe dọa mất nước vào tay Tàu Cộng. Các đại học, trí thức không dám lên tiếng. Bao nhiêu trường đại học Việt Nam toàn là vô trách nhiệm. Thật rất xấu hổ, hèn mạc, vô trách nhiệm. Trí thức của Việt Nam toàn là vô trách nhiệm.
Một độc giả nêu nhận xét về trí thức. Việt Nam có 24 ngàn tiến sĩ mà nói theo ngôn ngữ dân gian là “nhiều hơn cả lợn con”, mà không có một phát minh nào ra hồn cả. Những phát minh đơn giản nhất về cái máy cấy, máy gặt, máy thu hoạch nông sản, đều từ những bà con nông dân ít chữ mà làm được.
Còn cái đám Giáo sư, Tiến sĩ nhung nhúc kia, thì chỉ suốt ngày ngồi đào tạo tiến sĩ.
3. “Đề nghị truy tố ba tên phản quốc: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền”
Xin trích bản đề nghị của bà Trần Thị Hoàng Trúc
Bà Trần Thị Hoàng Trúc
Hôm nay, ngày 4/9/2018 trước thềm năm học 2018,
Tôi, công dân Việt Nam Trần Thị Hoàng Trúc, với tư cách là:
1/ Nhà văn - Hội viên Hội Nhà văn TpHCM
2/ Nhà thơ - Do nhân dân cả nước phong tặng qua hàng loạt bài thơ đạt kỷ lục "ngàn like/ ngàn share" trên Mạng xã hội Facebook.
3/ Nhà ngôn ngữ học truyền thông (Copywriter) với thâm niên hơn 12 năm trong nghề.
4/ Người mẹ của 4 con trong đó có 2 con sẽ vào lớp 1 trong năm 2018-2019.
Đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 3 tên: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền tội Phản Quốc vì những lý do sau đây:
Mười tội phản quốc.
1/ Âm mưu hủy hoại sự trong sáng lành mạnh của tiếng Việt.
2/ Âm mưu hủy hoại nền văn hóa mấy trăm năm của người Việt kể từ khi quốc ngữ ra đời.
3/ Âm mưu phá hoại quốc khố Việt Nam trong lúc nền kinh tế Việt Nam gần như kiệt quệ vì nợ công. Việc tiêu hủy các sách vở, ấn phẩm cũ và in ấn mới sẽ ngốn hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế xương máu của nhân dân.
4/ Âm mưu biến 90 triệu người dân Việt đang biết chữ thành mù chữ.
5/ Âm mưu triệt tiêu Thông Tin, triệt tiêu Văn Hóa, triệt tiêu Lịch Sử, triệt tiêu Sự Thật, biến các thế hệ trẻ tương lai thành những người mù thông tin về văn hóa lịch sử Việt Nam khi cần tra thông tin trên mạng internet.
6/ Âm mưu Hán hóa tiếng Việt với thứ ngôn ngữ lai căng, biến dị và tục tĩu (ví dụ: Nếu muốn nói "trục trặc" theo kiểu Bùi Hiền thì phải nói "cục cặk (rất xin lỗi).
7/ Âm mưu chia rẽ văn hóa, tình cảm gia đình, khiến Cha mẹ và con cái không thể nhắn tin và gửi thư cho nhau!
8/ Âm mưu làm tốn tiền của và thời gian vàng bạc của nhân dân cả nước vì phải đi học lại tiếng Việt! Mà đi học thì lấy tiền đâu nộp hàng trăm loại thuế phí, ảnh hưởng ngân sách trầm trọng. Đáng Phạt Nặng!
9/ Âm mưu xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vì cứ mỗi lần học sinh đọc câu văn "Chủ tịch ôm chặt và hôn Chu Ân Lai" thì sẽ đều đọc bậy thành "Chủ tịch ôm cặk và hôn Cu Ân Lai" (xin xem hình đính kèm - rất xin lỗi). Tội xúc phạm nặng nề lãnh tụ là rất nặng, cần xử phạt thích đáng!
"Chủ tịch ôm cặk và hôn Cu Ân Lai"
10/ Âm mưu biến Việt Nam thành một bản sao đầy lỗi của Trung Quốc, đi vào vết xe đổ của Trung Quốc! Nên nhớ, sau khi Trung Quốc cải cách chữ Phồn Thể thành Giản Thể thì văn hóa Trung Quốc suy đồi, đạo đức tha hóa trầm trọng, các thế hệ trẻ không thể tiếp cận nền văn học cổ ngàn năm của Trung Hoa.
Xem xét lại nhân cách và đạo đức của Phùng Xuân Nhạ
1). Cần xem xẻt lại mục đích cho ra đời thứ gọi là tiếng Việt công nghệ mà không hề liên quan đến công nghệ này! Tại sao lại ép 49 tỉnh thành dạy thí điểm cho học sinh làm tiêu tốn 227 tỷ tiền mua sách vở?
Nhân dân cả nước không tin chuyện có 49 tỉnh thành tự nguyện muốn dạy học lối ngôn ngữ quái thai này! Đây chắc chắn là do tên Phùng Xuân Nhạ, lạm dụng quyền Bộ trưởng Bộ giáo dục ra chỉ thị ép xuống!
2). Đề nghị xem xét lại nhân cách của tên Phùng Xuân Nhạ khi cho rằng "Giáo viên nữ đi tiếp khách là bình thường và lẽ ra phải từ chối cấp trên" trong khi hắn quá rõ là các cô giáo thấp cổ bé họng không thể kháng lại lệnh cấp trên được. (Vụ 21 cô giáo xinh đẹp được lịnh đi hầu rượu cho quan khách trong tiệc liên hoan đầu tư, suốt ba ngày năm 2016).
3). Đề nghị xem xét đạo đức của tên Phùng Xuân Nhạ về hành vi đạo văn! Một Bộ trưởng mà đạo văn thì làm sao làm gương cho cấp dưới, học trò!
4). Đề nghị xem xét lại bằng cấp của tên Phùng Xuân Nhạ vì nhiều nguồn thông tin khẳng định hắn dùng bằng giả! Nên có cơ quan uy tín kiểm tra!
5). Đề nghị xem xét lại năng lực lãnh đạo của Phùng Xuân Nhạ khi để cho nền giáo dục nước nhà ngày càng suy đồi đáng báo động. Học sinh chơi các trò chơi kích dục, học sinh bạo hành nhau, giáo viên lạm dụng học sinh...
6). Đề nghị xem xét lại năng lực ngôn ngữ của tên Phùng Xuân Nhạ vì không thể để một người ngọng làm ngành giáo dục được! Như thế, học sinh sẽ nghĩ "Muốn làm bộ trưởng bộ giáo dục thì phải ngọng!". Sẽ ra sao khi tương lai của một đất nước ngọng nghiệu!
7). Đề nghị xem xét tinh thần yêu nước của tên Phùng Xuân Nhạ khi để cho bìa sách giáo khoa in hình Vạn Lý Trường Thành của giặc Tàu là có ý gì? Hay mục đích là Hán hóa?
8). Đề nghị dư luận cả nước lên tiếng yêu cầu Phùng Xuân Nhạ từ chức lập tức!
9). Yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố hành vi phản quốc của 3 tên: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền!!!
10). Đề nghị Báo Chí nhập cuộc vì sự Tồn vong của nước Việt. Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất!
11). Đề nghị hàng triệu gia đình Việt nói không với tiếng Việt quái thai vong bản!
12). Đề nghị tất cả trường học trên cả nước treo Băng rôn "Tiết kiệm Quốc khố - Nói không với tiếng Việt vong bản.
Nếu các trường học vẫn dạy thứ tiếng Việt tục tĩu này, tôi thà cho các con tôi nghỉ học! Ở nhà tôi dạy!
Mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng triệu bà mẹ, hàng triệu giáo viên, giới trí thức, giới doanh nhân và công nhân có lương tri trên cả nước!
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Hoàng Trúc
VII. Tàu Cộng dùng chiến lược “tằm ăn dâu” để chiếm Việt Nam và Biển Đông
Chiến lược “tằm ăn dâu” đồng nghĩa với chiến lược “cắt lát salami” (Salami-slice strategy) là, để đạt được mục đích lớn bằng cách thực hiện từng bước nhỏ, từng bước, từng bước chân âm thầm…
1. Về văn hóa và ngôn ngữ
Mục đích lớn của Tàu Cộng là hủy diệt ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những bước nhỏ là, ban đầu mở ra những thí điểm để thực hiện công nghệ giáo dục, cụ thể là thí điểm của sắc tộc thiểu số ở Việt Nam. Bước kế tiếp là cho áp dụng công nghệ giáo dục ở lớp một bậc tiểu học. Số phụ huynh học sinh ở cấp một này chỉ là một số nhỏ, công an dễ đàn áp khi có phản đối. Chiến lược tiếp tục, rồi lớp 2, lớp 3... đến lớp 12.
Cứ tiến lên như thế thì học sinh lớp 12 sẽ bị ngăn cách với quá khứ, với lịch sử, vì không đọc được chữ quốc ngữ của tất cả mọi lãnh vực như hiến pháp, luật pháp, lịch sử, khoa học kỹ thuật... Lúc đó tiếng Việt trở thành song ngữ, tiếng Việt cải cách và tiếng Việt cũ.
Kết quả là ngôn ngữ ta mất, tiếng ta mất, nước ta mất về tay Tàu Cộng, mà bọn Hán ngụy trong đảng CSVN tiếp tay bán nước.
2. Về tiền tệ
Bước 1.
Mục đích lớn của Tàu Cộng là xóa bỏ tiền đồng Việt Nam (VNĐ) để khu tự trị sắc tộc Việt Nam sử dụng chung một thứ tiền của quốc gia, là nhân dân tệ. Trước đây, một số du khách Tàu thường dùng NDT để trả cho những dịch vụ và nhà hàng, quán ăn. Các chủ người Việt chấp nhận để giữ khách. Một sự việc được đăng trên báo, một du khách Tàu lấy tiền giấy Việt Nam ra đốt trước mặt nhân viên nhà hàng, rồi đưa NDT ra trả tiền.
Bước hai.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông tư số 19 (TT19) cho phép người Việt Nam ở 7 tỉnh biên giới Việt-Trung được sử dụng NDT trong sinh hoạt mua bán.
Trên thực tế, Nhà nước Việt Nam không có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn đồng NDT lưu hành trên cả nước, bởi vì có rất nhiều nhà sản xuất ở miền Nam Việt Nam, mang sản phẩm lên biên giới để bán cho Tàu.
Ngân hàng Nhà nước không thể kiểm soát số NDT và cả VNĐ đang lưu hành trên cả nước.
Hàng hóa rẻ tiền của Tàu Cộng tràn lan trên thị trường Việt Nam, đã giết chết các nhà sản xuất nhỏ trong nước.
Đó là chiến lược tằm ăn dâu về mặt tiền tệ.
3. Về lãnh thổ và biển đảo
Về lãnh thổ, trước hết Tàu Cộng chiếm cảng Hải Phòng, do Nguyễn Phú Trọng dâng lên với danh nghĩa là đặt cảng này vào Con đường Tơ lụa thế kỷ 21 của Tàu Cộng. Bước kế tiếp là đã chiếm đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), tiếp theo là Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
4. Chiến lược cướp biển đảo của Tàu Cộng
Tàu Cộng dùng chiến lược tằm ăn dâu để chiếm Biển Đông. Trước hết, chiếm Hoàng Sa năm 1974. Kế tiếp tuyên bố có chủ quyền trên vùng biển hình lưỡi bò do họ vẽ ra. Rồi từng bước xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo nhân tạo do họ chiếm được, và cuối cùng lập vùng nhận dạng phòng không (ADZ=Air Defense Zone).
5. Về di dân
Người Tàu được miễn visa nhập cảnh vào Việt Nam nên họ đi luông tuồng khắp nơi trên đất nước này. Họ ở lại những phố Tàu. Du lịch không về nước, công nhân các công trường không về nước, đầu tư không về nước... Tóm lại chỗ nào cũng có người Tàu trên đất nước ta.
VIII. Kết luận
Cải cách chữ viết tiếng Việt của Công nghệ Giáo dục thật sự không mang lợi ích nào đáng kể cho dân tộc Việt Nam cả, trái lại hệ quả của nó tạo ra bất ổn cho xã hội, đất nước Việt Nam.
Tàu Cộng có hàng trăm tên gián điệp, hàng trăm này đến hàng trăm tên khác, nằm trong bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, mục đích khống chế Việt Nam, không cho thoát ra khỏi bàn tay của Bắc Kinh.
25.09.2018
Trúc Giang