Tuesday 25 September 2018

TT Trump tại LHQ: Mỹ không tiếp tục dung túng cho ‘bóc lột thương mại’

Tổng thống Trump nhắc đến Trung Quốc trong bài phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ, nói rằng Mỹ sẽ không tiếp tục dung túng cho các hành vi ‘bóc lột thương mại’.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tấn công Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng như nhắc đến Iran và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 25/9.
Chỉ ra nỗ lực của ông trong việc tái đàm phán các thỏa thuận thương mại trên toàn thế giới, tổng thống Mỹ nói “nhiều nước trong hội trường này sẽ đồng ý rằng hệ thống thương mại thế giới đang vô cùng cần phải thay đổi”, theo Reuters.
Nhắc đến Trung Quốc vì những hành vi “bóc lột thương mại” và đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ, ông Trump nói “chúng tôi sẽ không tiếp tục dung túng cho những sự bóc lột như vậy”.


Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Đại hội đồng LHQ hôm 25/9. Ảnh: Getty.

“Chúng tôi sẽ không để cho những công nhân của chúng tôi trở thành nạn nhân, không để cho các công ty của chúng tôi bị lừa dối”, ông nói.
Nhấn mạnh rằng ông “tôn trọng và quý mến” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông nói “nước Mỹ sẽ luôn hành động vì lợi ích quốc gia của mình”.
Tổng thống Trump lên án OPEC cũng như các nước thuộc tổ chức này “cướp bóc” phần còn lại của thế giới “như họ vẫn làm”. Ông nói ông muốn các nước OPEC chấm dứt việc tăng giá dầu, đồng thời đóng góp thực chất cho việc đảm bảo an ninh từ giờ trở đi.

Đông Phong

Remarks by President Trump to the 73rd Session of the United Nations General Assembly | New York, NY
United Nations Headquarters
New York, New York

10:38 A.M. EDT
THE PRESIDENT: Madam President, Mr. Secretary-General, world leaders, ambassadors, and distinguished delegates:
One year ago, I stood before you for the first time in this grand hall. I addressed the threats facing our world, and I presented a vision to achieve a brighter future for all of humanity.
Today, I stand before the United Nations General Assembly to share the extraordinary progress we’ve made.
In less than two years, my administration has accomplished more than almost any administration in the history of our country.
America’s — so true. (Laughter.) Didn’t expect that reaction, but that’s okay. (Laughter and applause.)
America’s economy is booming like never before. Since my election, we’ve added $10 trillion in wealth. The stock market is at an all-time high in history, and jobless claims are at a 50-year low. African American, Hispanic American, and Asian American unemployment have all achieved their lowest levels ever recorded. We’ve added more than 4 million new jobs, including half a million manufacturing jobs.
We have passed the biggest tax cuts and reforms in American history. We’ve started the construction of a major border wall, and we have greatly strengthened border security.
We have secured record funding for our military — $700 billion this year, and $716 billion next year. Our military will soon be more powerful than it has ever been before.
In other words, the United States is stronger, safer, and a richer country than it was when I assumed office less than two years ago.
We are standing up for America and for the American people. And we are also standing up for the world.
This is great news for our citizens and for peace-loving people everywhere. We believe that when nations respect the rights of their neighbors, and defend the interests of their people, they can better work together to secure the blessings of safety, prosperity, and peace.
Each of us here today is the emissary of a distinct culture, a rich history, and a people bound together by ties of memory, tradition, and the values that make our homelands like nowhere else on Earth.
That is why America will always choose independence and cooperation over global governance, control, and domination.
I honor the right of every nation in this room to pursue its own customs, beliefs, and traditions. The United States will not tell you how to live or work or worship.
We only ask that you honor our sovereignty in return.
From Warsaw to Brussels, to Tokyo to Singapore, it has been my highest honor to represent the United States abroad. I have forged close relationships and friendships and strong partnerships with the leaders of many nations in this room, and our approach has already yielded incredible change.
With support from many countries here today, we have engaged with North Korea to replace the specter of conflict with a bold and new push for peace.
In June, I traveled to Singapore to meet face to face with North Korea’s leader, Chairman Kim Jong Un.
We had highly productive conversations and meetings, and we agreed that it was in both countries’ interest to pursue the denuclearization of the Korean Peninsula. Since that meeting, we have already seen a number of encouraging measures that few could have imagined only a short time ago.
The missiles and rockets are no longer flying in every direction. Nuclear testing has stopped. Some military facilities are already being dismantled. Our hostages have been released. And as promised, the remains of our fallen heroes are being returned home to lay at rest in American soil.
I would like to thank Chairman Kim for his courage and for the steps he has taken, though much work remains to be done. The sanctions will stay in place until denuclearization occurs.
I also want to thank the many member states who helped us reach this moment — a moment that is actually far greater than people would understand; far greater — but for also their support and the critical support that we will all need going forward.
A special thanks to President Moon of South Korea, Prime Minister Abe of Japan, and President Xi of China.
In the Middle East, our new approach is also yielding great strides and very historic change.
Following my trip to Saudi Arabia last year, the Gulf countries opened a new center to target terrorist financing. They are enforcing new sanctions, working with us to identify and track terrorist networks, and taking more responsibility for fighting terrorism and extremism in their own region.
The UAE, Saudi Arabia, and Qatar have pledged billions of dollars to aid the people of Syria and Yemen. And they are pursuing multiple avenues to ending Yemen’s horrible, horrific civil war.
Ultimately, it is up to the nations of the region to decide what kind of future they want for themselves and their children.
For that reason, the United States is working with the Gulf Cooperation Council, Jordan, and Egypt to establish a regional strategic alliance so that Middle Eastern nations can advance prosperity, stability, and security across their home region.
Thanks to the United States military and our partnership with many of your nations, I am pleased to report that the bloodthirsty killers known as ISIS have been driven out from the territory they once held in Iraq and Syria. We will continue to work with friends and allies to deny radical Islamic terrorists any funding, territory or support, or any means of infiltrating our borders.
The ongoing tragedy in Syria is heartbreaking. Our shared goals must be the de-escalation of military conflict, along with a political solution that honors the will of the Syrian people. In this vein, we urge the United Nations-led peace process be reinvigorated. But, rest assured, the United States will respond if chemical weapons are deployed by the Assad regime.
I commend the people of Jordan and other neighboring countries for hosting refugees from this very brutal civil war.
As we see in Jordan, the most compassionate policy is to place refugees as close to their homes as possible to ease their eventual return to be part of the rebuilding process. This approach also stretches finite resources to help far more people, increasing the impact of every dollar spent.
Every solution to the humanitarian crisis in Syria must also include a strategy to address the brutal regime that has fueled and financed it: the corrupt dictatorship in Iran.
Iran’s leaders sow chaos, death, and destruction. They do not respect their neighbors or borders, or the sovereign rights of nations. Instead, Iran’s leaders plunder the nation’s resources to enrich themselves and to spread mayhem across the Middle East and far beyond.
The Iranian people are rightly outraged that their leaders have embezzled billions of dollars from Iran’s treasury, seized valuable portions of the economy, and looted the people’s religious endowments, all to line their own pockets and send their proxies to wage war. Not good.
Iran’s neighbors have paid a heavy toll for the region’s [regime’s] agenda of aggression and expansion. That is why so many countries in the Middle East strongly supported my decision to withdraw the United States from the horrible 2015 Iran Nuclear Deal and re-impose nuclear sanctions.
The Iran deal was a windfall for Iran’s leaders. In the years since the deal was reached, Iran’s military budget grew nearly 40 percent. The dictatorship used the funds to build nuclear-capable missiles, increase internal repression, finance terrorism, and fund havoc and slaughter in Syria and Yemen.
The United States has launched a campaign of economic pressure to deny the regime the funds it needs to advance its bloody agenda. Last month, we began re-imposing hard-hitting nuclear sanctions that had been lifted under the Iran deal. Additional sanctions will resume November 5th, and more will follow. And we’re working with countries that import Iranian crude oil to cut their purchases substantially.
We cannot allow the world’s leading sponsor of terrorism to possess the planet’s most dangerous weapons. We cannot allow a regime that chants “Death to America,” and that threatens Israel with annihilation, to possess the means to deliver a nuclear warhead to any city on Earth. Just can’t do it.
We ask all nations to isolate Iran’s regime as long as its aggression continues. And we ask all nations to support Iran’s people as they struggle to reclaim their religious and righteous destiny.
This year, we also took another significant step forward in the Middle East. In recognition of every sovereign state to determine its own capital, I moved the U.S. Embassy in Israel to Jerusalem.
The United States is committed to a future of peace and stability in the region, including peace between the Israelis and the Palestinians. That aim is advanced, not harmed, by acknowledging the obvious facts.
America’s policy of principled realism means we will not be held hostage to old dogmas, discredited ideologies, and so-called experts who have been proven wrong over the years, time and time again. This is true not only in matters of peace, but in matters of prosperity.
We believe that trade must be fair and reciprocal. The United States will not be taken advantage of any longer.
For decades, the United States opened its economy — the largest, by far, on Earth — with few conditions. We allowed foreign goods from all over the world to flow freely across our borders.
Yet, other countries did not grant us fair and reciprocal access to their markets in return. Even worse, some countries abused their openness to dump their products, subsidize their goods, target our industries, and manipulate their currencies to gain unfair advantage over our country. As a result, our trade deficit ballooned to nearly $800 billion a year.
For this reason, we are systematically renegotiating broken and bad trade deals.
Last month, we announced a groundbreaking U.S.-Mexico trade agreement. And just yesterday, I stood with President Moon to announce the successful completion of the brand new U.S.-Korea trade deal. And this is just the beginning.
Many nations in this hall will agree that the world trading system is in dire need of change. For example, countries were admitted to the World Trade Organization that violate every single principle on which the organization is based. While the United States and many other nations play by the rules, these countries use government-run industrial planning and state-owned enterprises to rig the system in their favor. They engage in relentless product dumping, forced technology transfer, and the theft of intellectual property.
The United States lost over 3 million manufacturing jobs, nearly a quarter of all steel jobs, and 60,000 factories after China joined the WTO. And we have racked up $13 trillion in trade deficits over the last two decades.
But those days are over. We will no longer tolerate such abuse. We will not allow our workers to be victimized, our companies to be cheated, and our wealth to be plundered and transferred. America will never apologize for protecting its citizens.
The United States has just announced tariffs on another $200 billion in Chinese-made goods for a total, so far, of $250 billion. I have great respect and affection for my friend, President Xi, but I have made clear our trade imbalance is just not acceptable. China’s market distortions and the way they deal cannot be tolerated.
As my administration has demonstrated, America will always act in our national interest.
I spoke before this body last year and warned that the U.N. Human Rights Council had become a grave embarrassment to this institution, shielding egregious human rights abusers while bashing America and its many friends.
Our Ambassador to the United Nations, Nikki Haley, laid out a clear agenda for reform, but despite reported and repeated warnings, no action at all was taken.
So the United States took the only responsible course: We withdrew from the Human Rights Council, and we will not return until real reform is enacted.
For similar reasons, the United States will provide no support in recognition to the International Criminal Court. As far as America is concerned, the ICC has no jurisdiction, no legitimacy, and no authority. The ICC claims near-universal jurisdiction over the citizens of every country, violating all principles of justice, fairness, and due process. We will never surrender America’s sovereignty to an unelected, unaccountable, global bureaucracy.
America is governed by Americans. We reject the ideology of globalism, and we embrace the doctrine of patriotism.
Around the world, responsible nations must defend against threats to sovereignty not just from global governance, but also from other, new forms of coercion and domination.
In America, we believe strongly in energy security for ourselves and for our allies. We have become the largest energy producer anywhere on the face of the Earth.
The United States stands ready to export our abundant, affordable supply of oil, clean coal, and natural gas.
OPEC and OPEC nations, are, as usual, ripping off the rest of the world, and I don’t like it. Nobody should like it. We defend many of these nations for nothing, and then they take advantage of us by giving us high oil prices. Not good.
We want them to stop raising prices, we want them to start lowering prices, and they must contribute substantially to military protection from now on. We are not going to put up with it — these horrible prices — much longer.
Reliance on a single foreign supplier can leave a nation vulnerable to extortion and intimidation. That is why we congratulate European states, such as Poland, for leading the construction of a Baltic pipeline so that nations are not dependent on Russia to meet their energy needs. Germany will become totally dependent on Russian energy if it does not immediately change course.
Here in the Western Hemisphere, we are committed to maintaining our independence from the encroachment of expansionist foreign powers.
It has been the formal policy of our country since President Monroe that we reject the interference of foreign nations in this hemisphere and in our own affairs. The United States has recently strengthened our laws to better screen foreign investments in our country for national security threats, and we welcome cooperation with countries in this region and around the world that wish to do the same. You need to do it for your own protection.
The United States is also working with partners in Latin America to confront threats to sovereignty from uncontrolled migration. Tolerance for human struggling and human smuggling and trafficking is not humane. It’s a horrible thing that’s going on, at levels that nobody has ever seen before. It’s very, very cruel.
Illegal immigration funds criminal networks, ruthless gangs, and the flow of deadly drugs. Illegal immigration exploits vulnerable populations, hurts hardworking citizens, and has produced a vicious cycle of crime, violence, and poverty. Only by upholding national borders, destroying criminal gangs, can we break this cycle and establish a real foundation for prosperity.
We recognize the right of every nation in this room to set its own immigration policy in accordance with its national interests, just as we ask other countries to respect our own right to do the same — which we are doing. That is one reason the United States will not participate in the new Global Compact on Migration. Migration should not be governed by an international body unaccountable to our own citizens.
Ultimately, the only long-term solution to the migration crisis is to help people build more hopeful futures in their home countries. Make their countries great again.
Currently, we are witnessing a human tragedy, as an example, in Venezuela. More than 2 million people have fled the anguish inflicted by the socialist Maduro regime and its Cuban sponsors.
Not long ago, Venezuela was one of the richest countries on Earth. Today, socialism has bankrupted the oil-rich nation and driven its people into abject poverty.
Virtually everywhere socialism or communism has been tried, it has produced suffering, corruption, and decay. Socialism’s thirst for power leads to expansion, incursion, and oppression. All nations of the world should resist socialism and the misery that it brings to everyone.
In that spirit, we ask the nations gathered here to join us in calling for the restoration of democracy in Venezuela. Today, we are announcing additional sanctions against the repressive regime, targeting Maduro’s inner circle and close advisors.
We are grateful for all the work the United Nations does around the world to help people build better lives for themselves and their families.
The United States is the world’s largest giver in the world, by far, of foreign aid. But few give anything to us. That is why we are taking a hard look at U.S. foreign assistance. That will be headed up by Secretary of State Mike Pompeo. We will examine what is working, what is not working, and whether the countries who receive our dollars and our protection also have our interests at heart.
Moving forward, we are only going to give foreign aid to those who respect us and, frankly, are our friends. And we expect other countries to pay their fair share for the cost of their defense.
The United States is committed to making the United Nations more effective and accountable. I have said many times that the United Nations has unlimited potential. As part of our reform effort, I have told our negotiators that the United States will not pay more than 25 percent of the U.N. peacekeeping budget. This will encourage other countries to step up, get involved, and also share in this very large burden.
And we are working to shift more of our funding from assessed contributions to voluntary so that we can target American resources to the programs with the best record of success.
Only when each of us does our part and contributes our share can we realize the U.N.’s highest aspirations. We must pursue peace without fear, hope without despair, and security without apology.
Looking around this hall where so much history has transpired, we think of the many before us who have come here to address the challenges of their nations and of their times. And our thoughts turn to the same question that ran through all their speeches and resolutions, through every word and every hope. It is the question of what kind of world will we leave for our children and what kind of nations they will inherit.
The dreams that fill this hall today are as diverse as the people who have stood at this podium, and as varied as the countries represented right here in this body are. It really is something. It really is great, great history.
There is India, a free society over a billion people, successfully lifting countless millions out of poverty and into the middle class.
There is Saudi Arabia, where King Salman and the Crown Prince are pursuing bold new reforms.
There is Israel, proudly celebrating its 70th anniversary as a thriving democracy in the Holy Land.
In Poland, a great people are standing up for their independence, their security, and their sovereignty.
Many countries are pursuing their own unique visions, building their own hopeful futures, and chasing their own wonderful dreams of destiny, of legacy, and of a home.
The whole world is richer, humanity is better, because of this beautiful constellation of nations, each very special, each very unique, and each shining brightly in its part of the world.
In each one, we see awesome promise of a people bound together by a shared past and working toward a common future.
As for Americans, we know what kind of future we want for ourselves. We know what kind of a nation America must always be.
In America, we believe in the majesty of freedom and the dignity of the individual. We believe in self-government and the rule of law. And we prize the culture that sustains our liberty -– a culture built on strong families, deep faith, and fierce independence. We celebrate our heroes, we treasure our traditions, and above all, we love our country.
Inside everyone in this great chamber today, and everyone listening all around the globe, there is the heart of a patriot that feels the same powerful love for your nation, the same intense loyalty to your homeland.
The passion that burns in the hearts of patriots and the souls of nations has inspired reform and revolution, sacrifice and selflessness, scientific breakthroughs, and magnificent works of art.
Our task is not to erase it, but to embrace it. To build with it. To draw on its ancient wisdom. And to find within it the will to make our nations greater, our regions safer, and the world better.
To unleash this incredible potential in our people, we must defend the foundations that make it all possible. Sovereign and independent nations are the only vehicle where freedom has ever survived, democracy has ever endured, or peace has ever prospered. And so we must protect our sovereignty and our cherished independence above all.
When we do, we will find new avenues for cooperation unfolding before us. We will find new passion for peacemaking rising within us. We will find new purpose, new resolve, and new spirit flourishing all around us, and making this a more beautiful world in which to live.
So together, let us choose a future of patriotism, prosperity, and pride. Let us choose peace and freedom over domination and defeat. And let us come here to this place to stand for our people and their nations, forever strong, forever sovereign, forever just, and forever thankful for the grace and the goodness and the glory of God.
Thank you. God bless you. And God bless the nations of the world.
Thank you very much. Thank you. (Applause.)

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TRUMP  TRƯỚC  LHQ
Thưa ngài Tổng thư ký, ngài Chủ tịch, các vị lãnh đạo thế giới và các đại biểu đáng kính: Chào mừng tới New York. Thật là một vinh dự lớn lao khi tôi đứng tại thành phố quê hương mình, với tư cách là đại diện cho người Mỹ phát biểu trước người dân thế giới.
Trong khi hàng triệu người dân của chúng tôi tiếp tục phải chịu hậu quả của những cơn bão tàn phá nước Mỹ, tôi muốn bắt đầu bằng việc bày tỏ sự cảm kích đối với mỗi vị lãnh đạo trong khán phòng này, những người đã đề nghị giúp đỡ và hỗ trợ. Người dân Mỹ mạnh mẽ và kiên cường, và chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn này còn quyết tâm hơn nữa.
May mắn là Hoa Kỳ đã làm rất tốt trong Ngày bầu cử, 8/11 năm ngoái. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao nhất trong lịch sử – một kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 16 năm, và bởi vì các cải tổ luật lệ cùng nhiều thứ khác, nhiều người Mỹ đang làm việc hơn bất cứ khi nào trước đây. Các công ty đang trở lại, tạo ra tăng trưởng việc làm, điều mà đất nước chúng tôi chưa được chứng kiến trong một thời gian rất dài rồi. Và một điều mới được công bố là chúng tôi sẽ chi gần 700 tỷ USD cho quân đội và quốc phòng.
Quân đội của chúng tôi sẽ sớm trở nên mạnh nhất trong lịch sử của nó. Hơn 70 năm qua, trong thời chiến cũng như hòa bình, các lãnh đạo của quốc gia, phong trào và tôn giáo đã đứng trước hội đồng này. Giống như họ, tôi muốn nói về những mối nguy hiểm nghiêm trọng đang đe dọa chúng ta hôm nay, cũng như những tiềm năng khổng lồ đang chờ được khám phá.
Chúng ta sống trong một thời đại của những cơ hội kỳ khôi. Các đột phá trong khoa học, công nghệ và y học chữa được các loại bệnh và giải quyết các vấn đề mà thế hệ trước tưởng rằng không thể.
MỐI DE DỌA: KHỦNG BỐ, CỰC ĐOAN
Nhưng mỗi ngày qua, chúng ta lại nghe tin tức về các mối nguy hiểm ngày càng gia tăng đang đe dọa tất cả những gì ta trân quý. Những kẻ khủng bố và cực đoan đã tụ hợp được sức mạnh và gieo rắc lo sợ trên khắp hành tinh. Các chế độ hiếu chiến mà có đại diện trong cơ quan này không chỉ ủng hộ khủng bố mà còn đe dọa các quốc gia khác và người dân của chính họ bằng loại vũ khí có sức hủy diện lớn nhất mà nhân loại từng biết.
Các thế lực độc tài tìm cách làm sụp đổ các giá trị, hệ thống và liên minh mà đã giúp ta ngăn xung đột, hướng thế giới tới hòa bình từ sau Thế Chiến II. Những mạng lưới tội phạm quốc tế buôn lậu ma túy, vũ khí, con người và vô số người trong cuộc đại di cư; đe dọa biên giới của chúng ta; và các các hình thức lạm dụng công nghệ mới đang tấn công người dân của chúng ta.
Nói đơn giản lại, chúng ta gặp nhau tại một thời điểm của cả những hứa hẹn lớn lao cũng như hiểm họa khổng lồ. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của ta, để nâng thế giới lên tầm cao mới, hay để nó rơi xuống vực sâu không thể cứu vớt. Chúng ta có sức mạnh đó trong mình, nếu ta chọn giúp hàng triệu người thoát nghèo đói, giúp nhân dân chúng ta thực hiện giấc mơ của họ và đảm bảo thế hệ trẻ em mới của ta được nuôi dưỡng trong thế giới không có bạo lực, sợ hãi và thù địch.
Cơ quan này được thành lập sau sự kiện 2 cuộc thế chiến với mục tiêu định hình một tương lai tốt đẹp hơn. Nó dựa trên tầm nhìn rằng các quốc gia khác biệt có thể hợp tác với nhau để bảo vệ chủ quyền, an ninh và thúc đẩy sự thịnh vượng. Cùng thời gian đó, chính xác vào 70 năm trước, nước Mỹ đã phát triển Kế hoạch Marshall để khôi phục Châu Âu. 3 cột trụ đẹp đẽ đó là: hòa bình, chủ quyền, an ninh và thịnh vượng.
Kế hoạch Marshall được xây dựng trên ý tưởng cao thượng rằng thế giới sẽ an toàn hơn khi các quốc gia mạnh mẽ, độc lập và tự do. Như Tổng thống Truman đã nói trong thông điệp gửi Quốc hội vào thời gian đó: “Sự ủng hộ của chúng ta đối với việc phục hồi Châu Âu là hoàn toàn hòa hợp với sự ủng hộ của chúng ta đối với Liên Hiệp Quốc. Sự thành công của LHQ phụ thuộc và sức mạnh độc lập của các nước thành viên”.
ĐỂ VƯỢT QUA, MỖI QUỐC GIA LÀM GÌ- TÔN TRỌNG LỢI ÍCH CỦA NHAU
Để vượt qua hiểm họa trước mắt và hoàn thành những lời hứa đối với tương lai, chúng ta phải bắt đầu với trí tuệ của quá khứ. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc vào liên minh những quốc gia mạnh mẽ và độc lập, một liên minh tôn trọng chủ quyền, thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và hòa bình cho bản thân họ và cho cả thế giới.
Chúng tôi không mong muốn các quốc gia đa dạng chia sẻ cùng một nền văn hoá, truyền thống, hay thậm chí các hệ thống chính phủ. Nhưng chúng tôi rất muốn các quốc gia hãy duy trì hai nhiệm vụ then chốt cót lõi sau: tôn trọng lợi ích của nhân dân nước mình và tôn trọng quyền lợi của mọi quốc gia có chủ quyền khác.
Các quốc gia mạnh mẽ và có chủ quyền hãy để các quốc gia đa dạng với các giá trị khác nhau, văn hóa khác nhau và những giấc mơ khác nhau, không chỉ cùng tồn tại, mà còn cùng sát cánh bên nhau hành động dựa trên nguyên tắc cơ bản của việc tôn trọng lẫn nhau.
Các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền hãy để nhân dân của mình làm chủ tương lai đất nước và kiểm soát vận mệnh của họ. Và các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền hãy cho phép các cá nhân được phát triển thịnh vượng suốt cả cuộc đời họ theo sự an bài của Thiên Chúa.
Ở Mỹ, chúng tôi không tìm cách áp đặt lối sống của mình cho bất cứ ai, mà để nó tỏa sáng như một tấm gương cho mọi người nhìn vào. Tuần này mang lại cho đất nước chúng tôi một lý do đặc biệt để tự hào về ví dụ đó. Chúng tôi đang kỷ niệm 230 năm Hiến pháp tuyệt vời của chúng tôi – bản hiến pháp lâu đời nhất vẫn được sử dụng trên thế giới ngày nay.
Tài liệu vượt thời gian này đã trở thành nền tảng cho hòa bình, thịnh vượng và tự do cho người Mỹ cũng như vô số hàng triệu người khác trên thế giới, những người sống trong các quốc gia có khát vọng và tôn trọng đối với nhân văn, phẩm giá và pháp trị.
Điều vĩ đại nhất trong Hiến pháp Mỹ là 3 từ đầu tiên của nó: We the people (Người dân chúng ta). Nhiều thế hệ người Mỹ đã hy sinh để bảo vệ lời hứa đằng sau những chữ này, lời hứa của đất nước chúng ta, của lịch sử vĩ đại của chúng ta. Ở Mỹ, nhân dân quản lý, nhân dân cai trị và nhân dân có quyền lực tối cao. Tôi được bầu lên không phải để nắm quyền, mà để trả quyền lực về cho người dân Mỹ, nơi nó thuộc về.
Về vấn đề ngoại giao, chúng tôi đang rà soát lại nguyên tắc nền tảng về chủ quyền. Nhiệm vụ trước tiên của chính phủ chúng tôi là vì nhân dân mình, vì công dân của mình – để phục vụ nhu cầu của họ, đảm bảo sự an toàn của họ, duy trì quyền lợi của họ và bảo vệ giá trị của họ.
Với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi sẽ luôn luôn đặt nước Mỹ lên trên hết, cũng giống như quý vị, là lãnh đạo của đất nước các vị, sẽ luôn luôn và nên luôn luôn đặt ưu tiên quốc gia của quý vị lên trên hết.
Tất cả những nhà lãnh đạo có trách nhiệm đều có nghĩa vụ phải phục vụ công dân của nước mình và thể chế nhà nước vẫn là phương tiện tốt nhất giúp nâng cao điều kiện con người.
Nhưng việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân của ta cũng yêu cầu chúng ta phải làm việc cùng nhau một cách chặt chẽ và hòa ái, tạo ra một tương lai an toàn và yên bình hơn cho tất cả mọi người.
Hoa Kỳ sẽ mãi mãi là người bạn vĩ đại của thế giới, và đặc biệt là với các đồng minh của mình. Nhưng chúng tôi sẽ không còn chịu để bị lợi dụng, hoặc tham gia vào thỏa thuận một chiều, nơi đổi lại Hoa Kỳ không nhận được gì. Chừng nào tôi còn tại nhiệm, tôi sẽ bảo vệ lợi ích của nước Mỹ hơn hết thảy mọi thứ khác.
Nhưng để hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của chúng ta đối với đất nước chúng ta, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng mọi người đều quan tâm tìm kiếm một tương lai mà tất cả các quốc gia đều có thể có chủ quyền, thịnh vượng và an toàn.
Nước Mỹ đã làm nhiều hơn nói vì những giá trị được thể hiện trong Hiến Chương LHQ. Các công dân của chúng tôi đã trả cái giá cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng tôi cũng như tự do của rất nhiều quốc gia có đại diện trong đại sảnh đường này. Sự cống hiến của nước Mỹ được kể đến qua các trận chiến, nơi mà những người trẻ, cả đàn ông và phụ nữ của chúng tôi đã chiến đấu và hy sinh bên cạnh các đồng minh, từ bãi biển Châu Âu, các sa mạc của Trung Đông tới các rừng rậm châu Á.
Lịch sử sẽ ghi những dòng vĩnh hằng cho chí khí Mỹ rằng thậm chí sau khi chúng tôi và các đồng minh chiến thắng các cuộc chiến đẫm máu nhất, chúng tôi không tìm cách xâm chiếm lãnh thổ, chiếm giữ hay áp đặt lối sống của chúng tôi lên người khác. Thay vào đó, chúng tôi hỗ trợ họ xây dựng các thể chế, giống như LHQ này để bảo vệ chủ quyền an ninh và thịnh vượng cho tất cả.
Vì sự đa dạng quốc gia trên thế giới, đây là hy vọng của chúng ta. Chúng ta muốn hòa hợp và hữu nghị, không muốn xung đột và đấu tranh. Chúng ta được định hướng bởi kết quả, không phải ý thức hệ. Chúng ta có chính sách về chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc, bắt nguồn từ các mục tiêu, lợi ích và giá trị chung.
Chủ nghĩa hiện thực buộc chúng ta phải đối mặt với một vấn đề mà mọi nhà lãnh đạo và quốc gia trong căn phòng này đều phải đối mặt. Đó là vấn đề mà chúng ta không thể trốn chạy hoặc né tránh. Chúng ta sẽ trượt xuống con đường tự mãn, tê liệt trước những thách thức, đe dọa và ngay cả những cuộc chiến mà chúng ta phải đối mặt. Hoặc là chúng ta sẽ có đủ sức mạnh và niềm tự hào để đương đầu với những nguy cơ ngày hôm nay, để dân chúng của chúng ta có thể hưởng thụ hòa bình và thịnh vượng ngày mai?
Nếu chúng ta muốn nâng cao điều kiện sống cho công dân của mình, nếu chúng ta mong muốn sự chấp thuận của lịch sử, thì chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ trọng yếu của mình đối với những người mà chúng ta trung thành đại diện. Chúng ta phải bảo vệ dân tộc mình, lợi ích và tương lai của nhân dân chúng ta.
Chúng ta phải phản đối các mối đe dọa tới chủ quyền của chúng ta, từ Ukraine tới biển Đông. Chúng ta phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng biên giới và tôn trọng văn hóa, và cho phép sự can dự hòa bình.
Và cũng giống như những người sáng lập ra cơ quan này [Liên Hiệp Quốc], chúng ta phải làm việc cùng nhau và cùng nhau đương đầu với những kẻ đe dọa tạo ra sự hỗn loạn, xáo động và khủng bố.
CHỈ ĐÍCH DANH NHÓM NHỎ NÀO Ở LHQ : Afghanistan, Iran, Bắc hàn
Tai họa của hành tinh chúng ta hôm nay là có một nhóm nhỏ các chế độ lưu manh vi phạm mọi nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc. Họ không tôn trọng chính công dân của họ và quyền chủ quyền của chính các quốc gia mình.
Nếu nhiều người công chính không đối đầu với những kẻ độc ác, vậy thì điều ác sẽ chiến thắng. Khi nhiều dân tộc và quốc gia trở thành những người ngoài cuộc trong dòng chảy lịch sử, các thế lực hủy diệt [văn minh nhân loại] sẽ ngày càng tập hợp được quyền lực và sức mạnh.
Không nước nào từng bày tỏ thái độ khinh rẻ các quốc gia khác và coi thường phúc lợi của chính nhân dân mình hơn chế độ đồi bại tại Bắc Triều Tiên. Chế độ này phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu sinh mạng người Triều Tiên bị chết đói, và vô số người bị giam cầm, tra tấn, giết chóc và đàn áp.
Tất cả chúng ta đều đã chứng kiến sự lạm dụng chết người của chế độ này khi một sinh viên người Mỹ vô tội, Otto Warmbier, đã thiệt mạng chỉ vài ngày sau khi được đưa về nước. Chúng ta đã được thấy chính quyền đó thực hiện ám sát người anh trai của lãnh tụ độc tài bằng việc sử dụng chất độc thần kinh bị cấm ở một cảng hàng không quốc tế. Chúng ta biết họ đã bắt cóc một bé gái 13 tuổi dễ thương người Nhật Bản ngay tại bãi biển trên đất nước của em và biến em bé thành nô lệ để dạy tiếng Nhật cho các điệp viên Bắc Hàn.
Nếu điều này không đủ trở ngại, mưu cầu về vũ khí hạt nhân và tên lửa liều lĩnh hiện nay của Bắc Hàn đe dọa toàn thế giới với sự thiệt hại về nhân mạng là không thể tưởng tượng nổi.
Thật phẫn nộ khi một số quốc gia không chỉ giao thương với chế độ như vậy, mà còn hỗ trợ, cung cấp, ủng hộ tài chính cho một đất nước đe dọa thế giới với cuộc xung đột hạt nhân. Không nước nào trên trái đất này quan tâm đến việc tự trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa phạm pháp như vậy.
Hoa Kỳ có sức mạnh và kiên nhẫn lớn lao, nhưng nếu buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Bắc Triều Tiên.
Gã tên lửa (Roket Man) đang có hành vi tự sát cho bản thân và cả chế độ của mình. Hoa Kỳ sẵn sàng, sẵn lòng và có thể, nhưng hy vọng điều này sẽ là không cần thiết. Đó là tất cả những gì Liên Hiệp Quốc thuộc về; đó là điều Liên Hiệp Quốc vì thế [mà tồn tại]. Chúng ta hãy xem cách họ làm.
Đã đến lúc Bắc Hàn phải nhận thức rằng phi hạt nhân hóa là tương lai duy nhất mà họ có thể được chấp nhận. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hiện tại đã hai lần bỏ phiếu thống nhất 100% thông qua các nghị quyết cứng rắn đối với Bắc Hàn, và tôi muốn cảm ơn Trung Quốc và Nga đã tham gia bỏ phiếu áp đặt chế tài, cùng với tất cả các thành viên khác của Hội đồng Bảo an. Cảm ơn tất cả các quí vị đã hợp tác.
Tuy nhiên chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa. Đã đến lúc tất cả các nước phải làm việc cùng nhau để cô lập chế độ nhà họ Kim cho đến khi họ chấm dứt hành vi thù địch.
Chúng ta phải đối mặt với quyết định này không chỉ ở Bắc Triều Tiên. Đã đến lúc các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với một chế độ liều lĩnh khác – một chế độ nói công khai về hành vi giết người hàng loạt, thề tiêu diệt nước Mỹ, đe doạn hủy diệt Israel và hủy hoại nhiều vị lãnh đạo và quốc gia có mặt trong khán phòng này.
Chính quyền Iran che dấu một chế độ độc tài hủ bại đằng sau mặt nạ về nền dân chủ. Chế độ này đã biến một quốc gia giàu có với lịch sử và văn hoá phong phú thành một quốc gia suy kiệt kinh tế và thứ xuất khẩu chính là bạo lực, đổ máu và hỗn loạn. Những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất của các nhà lãnh đạo của Iran, trên thực tế, là những người dân của chính đất nước này.
Thay vì sử dụng các nguồn lực của mình để cải thiện cuộc sống của người Iran, lợi nhuận dầu mỏ của họ lại được dùng để tài trợ cho Hezbollah và các phần tử khủng bố khác giết chết những người Hồi giáo vô tội và tấn công các nước láng giềng Ả-rập và Israel.
Sự giàu có này, đúng là phải thuộc về nhân dân Iran,  nhưng cũng được dùng vào việc củng cố chế độ độc tài Bashar al-Assad [ở Syria], châm ngòi cho cuộc nội chiến tại Yemen, và phá hoại hòa bình trên toàn bộ Trung Đông.
Chúng ta không thể để chế độ giết người này tiếp diễn các hành động gây mất ổn định bằng việc sản xuất các loại tên lửa nguy hiểm, và chúng ta không thể chấp nhận một thỏa thuận nếu nó cung cấp sự che chở cho việc xây dựng một chương trình hạt nhân. Thỏa thuận Iran là một trong những vụ đàm phán gần nhất, tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia. Thành thật mà nói, thỏa thuận đó là một sự bối rối đối với Hoa Kỳ, và tôi không nghĩ rằng quý vị đã nghe thấy điều cuối cùng về nó – hãy tin tôi.
Đã đến lúc toàn thế giới phải tham gia cùng chúng tôi trong việc yêu cầu chính quyền Iran kết thúc tham vọng sở hữu sự chết chóc và hủy diệt. Đã đến lúc chế độ này phải thả tự do cho tất cả người Mỹ và công dân của các quốc gia khác mà họ đã từng giam giữ bất hợp pháp. Và trên tất cả, chính quyền Iran phải dừng ngay việc ủng hộ những kẻ khủng bố, bắt đầu phục vụ chính nhân dân của họ, và tôn trọng quyền chủ quyền của các nước láng giếng của họ.
Toàn thế giới hiểu rằng người dân lương thiện ở Iran muốn thay đổi, và hơn cả quyền lực quân sự áp đảo của Hoa Kỳ, chính nhân dân Iran mới là điều mà các nhà lãnh đạo của họ e sợ nhất. Đây là điều khiến cho chế độ này thực hiện hạn chế tiếp cận internet, phá hỏng các thiết bị vệ tinh, nã đạn vào những người biểu tình sinh viên không có vũ trang, và bỏ tù những nhà cải cách chính trị.
Các chế độ áp bức không thể tồn tại mãi, và sẽ có ngày người dân Iran được đối mặt với một lựa chọn. Họ sẽ tiếp tục lao dốc  xuống con đường của sự nghèo đói, đẫm máu và khủng bố? Hay nhân dân Iran sẽ trở lại nguồn cội đáng tự hào của họ khi là trung tâm của văn minh, văn hóa và sự thịnh vượng, nơi người dân lại có thể hạnh phúc và thịnh vượng?
Sự ủng hộ của chế độ Iran dành cho những kẻ khủng bố là tương phản hoàn toàn với những cam kết hiện tại của nhiều quốc gia láng giềng của nước này trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và dừng cung ứng tiền cho khủng bố.
Tại Ả-rập Saudi đầu năm nay, tôi đã rất vinh dự được phát biểu trước lãnh đạo của hơn 50 quốc gia Ả-rập và Hồi giáo. Chúng tôi đã đồng ý rằng tất cả các quốc gia có trách nhiệm phải làm việc cùng nhau để đương đầu với các phần tử khủng bố và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo, ý thức hệ đã truyền cảm hứng cho chúng.
Chúng ta sẽ ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan vì chúng ta không thể cho phép chúng tàn phá quốc gia của chúng ta, và thực sự phá nát cả thế giới.
Chúng ta phải hủy bỏ những nơi trú ẩn an toàn cho khủng bố, quá cảnh, tài chính, và bất cứ hình thức hỗ trợ nào cho hệ tư tưởng xấu xa và độc ác của chúng. Chúng ta phải đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước của chúng ta. Đã đến lúc phải phơi bày và quy trách nhiệm cho những quốc gia ủng hộ và tài trợ cho những nhóm khủng bố như al-Qaeda, Hezbollah, Taliban và nhiều nhóm chiến binh giết người vô tội khác.
Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng tôi đang làm việc cùng nhau trên toàn Trung Đông để càn quét những kẻ khủng bố thua cuộc và ngăn chặn sự tái bùng phát của những nơi trú ẩn an toàn mà chúng sử dụng để triển khai các cuộc tấn công nhắm vào tất cả người dân của chúng ta.
Tháng trước, tôi đã công bố một chiến lược mới để chiến thắng trong cuộc chiến chống lại cái ác này ở Afghanistan. Từ bây giờ trở đi, các mối quan tâm an ninh của chúng tôi sẽ chỉ sự lâu dài và phạm vi hoạt động của quân đội, chứ không phải các tiêu chuẩn và thời gian biểu tùy ý do các chính trị gia thiết lập.
Tôi cũng đã thay đổi toàn diện các quy tắc tham dự vào các cuộc chiến của chúng ta chống lại Taliban và các nhóm khủng bố khác. Tại Syria và Iraq, chúng ta đã giành được những thắng lợi lớn hướng tới sự thất bại cuối cùng của IS. Thực tế, trong vòng 8 tháng qua, đất nước của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc chiến chống IS hơn  những gì mà nhiều, nhiều năm trong quá khứ cộng lại.
Chúng tôi tìm kiếm sự xuống thang trong xung đột tại Syria, và một giải pháp chính trị tôn trọng ý chí của người dân Syria. Những hành động tội ác của chế độ Bashar al-Assad, trong đó có việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại chính nhân dân của họ –  thậm chí là cả những đứa trẻ vô tội –  gây sốc cho mọi người tử tế có lương tâm. Không xã hội nào có thể được an toàn nếu những vũ khí hóa học bị cấm vẫn được phép sử dụng tràn lan. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ không quân [của chính quyền Syria], nơi đã thực hiện cuộc tấn công [bằng vũ khí hóa học].
Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan của LHQ, nơi đang cung cấp cứu trợ nhân đạo thiết yếu tại các vùng đã được giải phóng khỏi IS, và chúng tôi đặc biệt cảm ơn Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Li Băng vì vai trò của họ trong việc tiếp nhận những người tị nạn trốn chạy từ cuộc xung đột Syria.
Hoa Kỳ là một quốc gia thiện lương và đã từng viện trợ hàng tỷ tỷ USD để hỗ trợ cho nỗ lực [trợ giúp người tị nạn] này. Chúng tôi tìm kiếm cách tiếp cận để tái định cư cho người tị nạn, được thiết kế để giúp những người bị đối xử tàn nhẫn này, và cho phép họ có thể trở lại quê hương của họ, đó là một phần của quá trình tái thiết.
Với chi phí của việc tái định cư cho một người tị nạn tại Hoa Kỳ, chúng tôi có thể giúp đỡ được hơn 10 người ngay tại quê nhà của họ. Với lòng tốt của chúng tôi, chúng tôi hỗ trợ tài chính cho việc các nước trong khu vực cho người tị nạn lưu trú và chúng tôi ủng hộ các hiệp định gần đây của các quốc gia trong khối G20 nhằm tìm kiếm nơi ở cho người tị nạn càng gần đất nước của họ càng tốt. Đây là cách tiếp cận an toàn, trách nhiệm và nhân đạo.
Qua hàng thập kỷ, Hoa Kỳ đã giải quyết các thách thức về nhập cư ở đây, ngay tại Tây bán cầu. Qua thời gian dài, chúng tôi đã nhận thức được rằng nhập cư không kiểm soát là cực kỳ bất công cho cả những quốc gia có người ra đi và đất nước đón nhận người nhập cư.
Đối với những nước có người ra đi, nó làm giảm áp lực trong nước để theo đuổi cải cách chính trị và kinh tế cần thiết, và thất thoát nguồn nhân lực cần thiết để thúc đẩy và thực hiện những cải cách đó.
Đối với các nước tiếp nhận, chi phí đáng kể của việc di cư không kiểm soát là dẫn tới các công dân có thu nhập thấp chiếm đa số áp đảo – những mối quan ngại thường bị các phương tiện truyền thông và chính phủ bỏ qua.
Tôi muốn lần đầu làm việc với LHQ trong việc tìm cách giải quyết các vấn đề khiến mọi người phải trốn chạy khỏi quê hương của họ. LHQ và Liên minh Châu Phi dẫn dắt các sứ mệnh gìn giữ hòa bình phải có những cống hiến vô giá trong việc ổn định các cuộc xung đột tại Châu Phi. Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới trong việc cứu trợ nhân đạo, trong đó có ngăn chặn đói nghèo và cứu trợ tại Nam Sudan, Somalia, miền bắc Nigeria và Yemen.
Chúng ta đã từng đầu tư vào sức khỏe và cơ hội tốt hơn trên toàn thế giới thông qua các chương trình như PEPFAR, nơi tài trợ cho hỗ trợ bệnh nhân AIDS; Sáng kiến Sốt rét của Tổng thống; Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Quỹ Toàn cầu cho việc Chấm dứt Chủ nghĩa Nô lệ Hiện đại; và Sáng kiến Tài chính Doanh nghiệp Phụ nữ – một phần trong cam kết của chúng ta về trao quyền cho phụ nữ trên toàn cầu.
LHQ PHẢI REFORM
Chúng tôi cũng cảm ơn Tổng thư ký LHQ vì đã nhận thấy rằng LHQ phải cải cách nếu tổ chức này là đối tác hiệu quả trong việc đương đầu với các đe dạo về chủ quyền, an ninh và thịnh vượng. Tổ chức này trước nay thường không tập trung vào kết quả, nhưng lại quan tâm tới quản lý quan liêu và quá trình. 
Trong một vài trường hợp, các quốc gia muốn loại bỏ các mục tiêu cao quý của tổ chức này, họ đã chiếm quyền kiểm soát các hệ thống được cho là thúc đẩy họ tiến bộ. Chẳng hạn như, LHQ thực sự gây bối rối lớn khi một vài chính phủ với hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng lại có ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Hoa Kỳ là một trong 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, nhưng chúng tôi đóng góp 22% của toàn bộ ngân sách của tổ chức này và còn hơn thế nữa. Thực tế, chúng tôi đã chi trả nhiều hơn bất cứ ai có thể nhận ra. Hoa Kỳ chịu gánh nặng chi phí không công bằng, nhưng nó sẽ là công bằng nếu thực sự tổ chức này có thể đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu hòa bình, thì khoản đầu tư này sẽ đáng giá.
Phần lớn thế giới đang trong xung đột và một vài nơi, thực tế là đang hướng tới địa ngục. Nhưng, dưới sự định hướng và bảo trợ của LHQ, những người có quyền lực trong khán phòng này có thể giải quyết được nhiều vấn đề xấu xa và phức tạp này.
Người dân Mỹ hy vọng rằng một ngày không xa LHQ có thể là một tổ chức hỗ trợ, bảo vệ nhiều trách nhiệm hơn và hiệu quả hơn vì phẩm hạnh và tự do của con người trên toàn thế giới. Đồng thời, chúng tôi tin rằng không quốc gia nào nên phải chịu gánh nặng về khoản không tương xứng, cả về quân lực và tài chính. Các quốc gia trên thế giới phải đóng góp vai trò lớn hơn nữa trong việc thúc đẩy các xã hội an toàn và thịnh vượng trên các khu vực của chính họ.
Đó là lý do vì sao ở nửa Tây bán cầu, Hoa Kỳ đã từng đứng lên chống lại chế độ tham nhũng và gây bất ổn ở Cuba và che chở cho giấc mơ lâu dài được sống trong tự do của nhân dân Cuba. Chính phủ của tôi hiện tại đã thông báo rằng chúng tôi sẽ không dỡ bỏ chế tài đối với chính quyền Cuba cho đến khi nào họ thực hiện các cải cách cơ bản.
Chúng tôi cũng đã áp đặt những chế tài cứng rắn đối với chế độ chủ nghĩa xã hội của Maduro ở Venezuela, chế độ đã biến một quốc gia từng rất thịnh vượng tới bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn.
Chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa của Nicolas Maduro đã gây ra đau thương khủng khiếp và nỗi thống khổ cho những người tốt trên đất nước này. Chế độ hủ bại này đã phá hủy một quốc gia thịnh vượng bởi áp đặt một ý thức hệ thất bại, ý thức hệ mà đã tạo ra đói nghèo và khốn khổ ở mọi nơi từng thử áp dụng nó. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Maduro đã thách thức người dân của mình, đánh cắp quyền lực từ các đại diện dân biểu để bảo vệ luật lệ thảm khốc của mình.
Nhân dân Venezuela đang đói khổ và đất nước của họ đang sụp đổ. Các thể chế dân chủ của họ đang bị phá hủy. Tình cảnh này là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được và chúng ta không thể chỉ đứng nhìn.
Là một nước láng giềng và người bạn có trách nhiệm, chúng tôi và tất cả các nước khác có một mục tiêu. Mục tiêu đó là giúp họ giành lại tự do của họ, phục hồi đất nước của họ, và khôi phục nền dân chủ của họ. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các vị lãnh đạo trong khán phòng này vì đã lên án chế độ [Maduro] và cung cấp sự ủng hộ thiết yếu cho nhân dân Venezuela.
Hoa Kỳ đã tiến hành các bước quan trọng để giữ cho chế độ đó [hành xử] có trách nhiệm. Chúng tôi đang chuẩn bị để hành động tiếp nữa nếu chính quyền Venezuela tiếp tục đi trên con đường áp đặt chế độ độc tài đối với người dân Venezuela.
Chúng tôi rất may mắn có được những mối quan hệ thương mại lành mạnh và mạnh mẽ với nhiều nước châu Mỹ La-tinh, tập hợp ở đây hôm nay. Sự uy tín về kinh tế của chúng ta tạo thành nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho tất cả nhân dân trong đất nước chúng ta và tất cả người dân của các nước láng giếng chúng ta.
Tôi yêu cầu các quốc gia có mặt ở đây hôm nay hãy chuẩn bị hành động nhiều hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng thực sự này. Chúng tôi kêu gọi khôi phục đầy đủ nền dân chủ và tự do chính trị tại Venezuela.
Vấn đề tại Venezuela không phải nước này đã thực thi chủ nghĩa xã hội một cách yếu kém, mà là chủ nghĩa xã hội đã được thực hành một cách thành thực. Từ Liên bang Xô viết tới Cuba tới Venezuela, nơi nào chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản chân chính được áp dụng, nơi đó đều phải chịu đắng cay, tuyệt vọng và thất bại. Những ai còn rao giảng về giáo lý của thứ chủ nghĩa đầy tai tiếng này thì chỉ góp phần kéo dài đau khổ cho những người phải sống dưới những chế độ độc ác này.
Nước Mỹ sát cánh cùng với mọi người dân sống dưới chế độ tàn bạo. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng ta cũng là một lời kêu gọi hành động. Tất cả mọi người dân đều xứng đáng có được một chính phủ biết quan tâm đến sự an toàn, lợi ích và phúc lợi của họ, kể cả sự thịnh vượng của họ.
Ở Mỹ, chúng tôi tìm kiếm các mối quan hệ mạnh mẽ hơn về kinh tế và thương mại với tất cả các quốc gia có lương tri, nhưng hoạt động thương mại này phải công bằng và nó phải có tính đối ứng.
Trong thời gian dài, người dân Mỹ được nói rằng các giao dịch thương mại đa quốc gia khổng lồ, các tòa án quốc tế phức tạp và các cơ quan hành chính toàn cầu mạnh mẽ là cách tốt nhất để thúc đẩy thành công của họ. Nhưng khi những hứa hẹn đổ vỡ, hàng triệu việc làm và hàng ngàn nhà máy biến mất. Những người khác [tham gia sân chơi toàn cầu] đánh lừa hệ thống và phá vỡ các quy tắc. Và tầng lớp trung lưu vĩ đại của chúng ta, nền tảng của sự thịnh vượng của Mỹ, đã bị lãng quên và bỏ rơi, nhưng bây giờ họ không bị lãng quên thêm nữa và họ sẽ không bao giờ lại bị lãng quên nữa.
Mặc dù nước Mỹ sẽ theo đuổi hợp tác và giao thương với các nước khác, nhưng chúng tôi cũng đang làm mới lại các cam kết của mình đối với nhiệm vụ trước tiên của mọi chính phủ: phục vụ công dân của chúng ta. Mối liên kết này là nguồn sức mạnh của Hoa Kỳ và của mọi quốc gia có trách nhiệm có mặt ở đây hôm nay. ( Hoàng Lan Chi viết: nghe rõ chưa, các đồng minh yêu quý. PLS đừng bóc lột chúng tôi nữa!)
Nếu tổ chức này có bất kỳ hy vọng nào về việc đương đầu thành công với các thách thức trước mặt chúng ta, như cựu Tổng thống Truman đã từng nói từ 70 năm trước, điều đó sẽ phụ thuộc vào “sức mạnh độc lập của mỗi thành viên”. Nếu chúng ta muốn nắm lấy các cơ hội của tương lai và vượt qua những thách thức hiện tại cùng nhau, không gì thay thế được cho các quốc gia mạnh mẽ, có chủ quyền và độc lập – những quốc gia khởi nguồn từ lịch sử của họ và đã đầu tư vào vận mệnh của họ; các quốc gia muốn tìm kiếm các đồng minh để làm bạn, không phải kẻ thù để chinh phục; và điều quan trọng nhất trên tất cả, các quốc gia chính là quê hương của những người yêu nước, của những người đàn ông và phụ nữ sẵn lòng hy sinh vì đất nước mình, vì đồng bào mình, và vì tất cả những điều tốt đẹp nhất trong tinh thần con người.
Nhớ lại chiến thắng vĩ đại dẫn đến sự ra đời của LHQ, chúng ta không bao giờ quên rằng những anh hùng đã chiến đấu chống lại cái ác cũng chiến đấu vì các quốc gia họ yêu mến.
Chủ nghĩa yêu nước đã dẫn dắt những người Ba Lan quyên sinh bản thân mình để cứu đất nước Ba Lan, người Pháp đã đấu tranh vì tự do của nước Pháp, và người Anh đã đứng lên mạnh mẽ vì nước Anh. 
Ngày nay, nếu chúng ta không chú trọng đến bản thân chúng ta, trái tim của chúng ta, và khối óc của chung ta  trong đất nước chúng ta, nếu chúng ta sẽ không xây dựng các gia đình mạnh mẽ, cộng đồng an toàn, và xã hội lành mạnh vì bản thân chúng ta, thì không ai có thể làm điều đó cho chúng ta.
Chúng ta không thể đợi bất kỳ ai khác, các quốc gia đâu đó hoặc các quan chức xa xôi – chúng ta không thể làm điều đó. Chúng ta phải giải quyết các vấn đề của chúng ta, để xây dựng sự thịnh vượng của chúng ta, an toàn cho tương lai chúng ta, bằng không chúng ta sẽ dễ bị phân rã, thống trị và thất bại.
Vấn đề thực sự đối với LHQ ngày nay, đối với tất cả người dân trên toàn thế giới, những người hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân họ và con cái của họ, là điều cơ bản sau: Chúng ta vẫn là những người yêu nước chứ? Chúng ta có yêu đất nước chúng ta đủ để bảo vệ chủ quyền của đất nước và nắm quyền làm chủ tương lai đất nước?  Chúng ta có tôn kính đất nước đủ để bảo vệ lợi ích của nước mình, duy trì văn hóa quốc gia, và đảm bảo một thế giới hòa bình cho công dân của đất nước mình?
Một trong những người yêu nước Mỹ vĩ đại nhất, John Adams, đã viết rằng Cách mạng Mỹ “đã được thực hiện trước khi chiến tranh bắt đầu. Cuộc cách mạng đó đã ở trong tâm trí và trái tim của người dân”.
Đó là khoảnh khắc khi người Mỹ bừng tỉnh, khi chúng ta nhìn xung quanh và hiểu được rằng chúng ta là một dân tộc. Chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta là ai, giá trị của chúng ta là gì và chúng ta sẽ hy sinh mạng sống của mình vì điều gì, câu chuyện về nước Mỹ là câu chuyện về những gì có thể khi mọi người dân nắm lấy quyền làm chủ tương lai của họ.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã từng là một trong những lực lượng vĩ đại nhất vì sự tốt đẹp trong lịch sử thế giới, và là những người bảo vệ vĩ đại nhất cho chủ quyền, an ninh và sự thịnh vượng cho tất cả.
Bây giờ chúng tôi đang kêu gọi vì sự thức tỉnh quốc gia vĩ đại, vì phục hồi tinh thần của quốc gia, niềm tự hào, dân tộc và chủ nghĩa yêu nước.
Lịch sử đang hỏi chúng ta liệu chúng ta có làm nhiệm vụ này hay không. Câu trả lời của chúng ta sẽ là một sự đổi mới của ý chí, khám phá lại sự quyết tâm, và tái sinh lòng sùng kính. Chúng ta cần đánh bại những kẻ thù của nhân loại và mở ra tiềm năng của cuộc sống.
Hy vọng của chúng ta là một từ, và thế giới của các quốc gia đáng tự hào, độc lập, nắm bắt trách nhiệm của họ, tìm kiếm tình hữu nghị, tôn trọng nước khác và giải quyết vấn đề chung trong lợi ích chung lớn lao nhất: một tương lai của nhân phẩm và hòa bình cho người dân trên trái đất tuyệt vời này.
Đây là tầm nhìn thực sự của LHQ, là hy vọng từ xa xưa của mọi người dân, và là khao khát sâu thẳm nhất tồn tại trong mỗi linh hồn thiêng liêng.
Vì vậy hãy coi đây là sứ mệnh của chúng ta, và hãy coi đây là thông điệp của chúng ta gửi tới thế giới: Chúng ta sẽ chiến đấu cùng nhau, hy sinh cùng nhau, và sát cánh bên nhau vì hòa bình, vì tự do, vì công bằng, vì gia đình, vì nhân loại và vì Thiên Chúa toàn năng đã ban cho chúng ta tất cả.

Cảm ơn quý vị. Thiên Chúa ban phước cho quý vị. Thiên Chúa ban phước cho mọi quốc gia trên thế giới. Và Thiên Chúa ban phước cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cảm ơn quý vị rất nhiều!