Tuesday, 9 October 2018

Đề nghị chiến lược với Ngũ Giác Đài: Tái phối trí lực lượng Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương - Nguyễn Vĩnh Long Hồ

ĐÀI LOAN LÁ BÀI ĐỊA LÝ CHÍNH TRỊ CỦA TT TRUMP ĐỐI VỚI BẮC KINH:

Trước đây, TT Donald Trump tận dụng lá bài địa lý chính trị này đối với Tập Cận Bình. Theo nhận định của báo Le Firago số ra ngày 06/12/2016 trong bài viết có tựa đề “Đối mặt với Trung Quốc cố tình chơi lá bài Đài Loan”.

Đối với ông Trump, cuộc điện đàm giữa ông với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, hôm thứ sáu 02/12/2016, chỉ là một cuộc xã giao của TT Đài Loan chúc mừng ông thắng cử. Nhưng, Le Firago cho rằng cử chỉ này đã xóa bỏ một điều cấm kỵ kể từ năm 1979 và kể từ khi TT Richard Nixon công nhận nước Trung Hoa Cộng Sản.

Nhóm cố vấn thân cận của ông Trump thì trấn an rằng, không nên coi cuộc điện đàm như một chỉ dấu báo hiệu sự thay đổi chiến lược của Washington. Cho đến lúc đó, ông Trump thấy không cần thiết phải tham khảo ý kiến các chuyên gia bộ Ngoại giao Mỹ trước khi điện đàm, tiếp xúc với các lãnh đạo nước ngoài. Tuy nhiên, theo La Firago, khó có thể coi đây là một hành động hớ hênh của Donald Trump.

Ông Richard Grenell, nguyên là nhân viên ngoại giao trong nhóm phụ trách quyền lực ở Washington, cho rằng “Tất cả các cuộc nói chuyện ở cấp nguyên thủ quốc gia đã được lên kế hoạch từ truớc. Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và bà Thái Anh Văn là do hoàn toàn chủ ý.”

Lời khẳng định trên cũng đã được phát ngôn viên của TT Đài Loan xác nhận. Hôm thứ bảy 03/12, Bắc Kinh chính thức phản đối Hoa kỳ thông qua con đường ngoại giao và đến ngày hôm sau 04/12, báo chí chính thức Hoa Lục thay đổi giọng điệu, nói đến nguy cơ chiến tranh nếu hồ sơ Đài Loan không được xử lý tốt.

Đối với Le Figaro, vụ điện đàm với Tổng thống Đài Loan không chỉ dồn lãnh đạo Tập Cận Bình vào thế phòng thủ. Ông Jon Huntsman, nguyên đại sứ Mỹ tại TC, giải thích:“Đài Loan đang trở thành một yếu tố rõ nét trong quan hệ Mỹ - Trung. Donald Trump là một doanh nhân có thói quen tìm kiếm điểm tựa để thúc đẩy công việc và Đài Loan có thể sẽ đóng vai trò này trong quan hệ giữa Mỹ và TC”.

Cũng theo chiều hướng này, báo Les Echos có bài: “Trump lao vào tấn công mạnh mẽ TC” bởi vì sau vụ điện đàm với TT Đài Loan, Donald Trump còn gây sức ép với Bắc Kinh, qua việc chỉ trích chính sách tiền tệ, thương mại của Bắc Kinh và sự hiện diện quân sự của TC ở Biển Đông. Theo nhận định của Les Echos, TT Donald Trump giữ nguyên giọng điệu cứng rắn đối với TC, giống như trong giai đoạn tranh cử. Thậm chí giờ đây, ông còn chỉ trích Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực.

Ông Donald Trump khẳng định không loại trừ khả năng gặp TT Đài Loan Thái Anh Văn. TT Donald Trump trả lời báo giới trong buổi tiệc mừng năm mới đêm 31/12 tại dinh thự Mar-a-Lago rằng, ông không loại trừ khả năng gặp Tổng thống Đài Loan nếu bà sang thăm Hoa Kỳ sau khi ông chính thức nhậm chức.

Nhưng chỉ hơn 1 tháng sau, TT Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan 180 độ. Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/2/2017, TT Donald Trump tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”. Phát biểu trên đây của ông Trump nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh sau cuộc điện đàm với TT Đài Loan Thái Anh Văn vào tháng 12/2016 gây phẫn nộ cho giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Theo thông tín viên RFI từ Bắc Kinh, Heike Schmidt, Bắc Kinh hài lòng về sự thay đổi quan điểm nói trên. “Thể theo yêu cầu của chủ tịch Tập Cận Bình, TT Donald Trump chấp nhận tôn trọng nguyên tắc một nước Trung Hoa”. Thông báo của tòa Bạch Ốc cho biết sau cuộc điện đàm đầu tiên với nguyên thủ TQ. Cuộc trao đổi được đánh giá là “rất thân thiện”. Tập Cận Bình hoan nghênh quan điểm của Mỹ trên vấn đề Đài Loan. Bắc Kinh luôn xem đây là một hồ sơ không thể thương lượng được.

Không một quốc gia nào có thể vừa phát triển quan hệ với Bắc Kinh, vừa muốn công nhận chính quyền ở Đài Bắc. Tới nay, TC luôn xem Đài Loan là một hòn đảo đòi ly khai, sớm muộn gì Đài Loan cũng phải trở về với đất mẹ, kể cả trong trường hợp cần thiết, Bắc Kinh sử dụng vũ lực. Bắc Kinh còn lớn tiếng hăm dọa TT Donald Trump đang tự bắn một viên đạn vào chân mình, nếu cứ tiếp tục tăng cường quan hệ với Đài Loan.

Các nhà phân tích tin rằng bà Thái Anh Văn, một người đàn thép của Á Châu, đang tỏ ra thận trọng hơn với Washington, một phần là để tránh bị Donald Trump dùng như một con bài để mang ra mặc cả trong quan hệ Mỹ - Trung, tình huống mà phần lớn công chúng Đài Loan phản đối. Một số cử tri cũng muốn bà giữ hòa khí với TC, được coi như quốc gia hàng đầu, thu hút các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế và cũng là cường quốc quân sự mạnh thứ ba trên thế giới. Nhưng, bà Thái Anh Văn không thể xích lại quá gần Bắc Kinh sẽ làm bất mãn một thành phần cử tri và các thành viên trong chính đảng của bà vốn có quan điểm kiên định chống lại Bắc Kinh.


CỰU TT OBAMA CẢNH BÁO VỀ CHÍNH SÁCH “MỘT TRUNG QUỐC”:

“Đối với TQ, Đào Loan là vấn đề quan trọng. Quan điểm “một Trung Quốc” là trọng tâm trong nhận thức của họ về một quốc gia thống nhất, vì thế nếu ông Trump làm đảo lộn quan điểm này, ông sẽ phải nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra”, Reuters dẫn lời TT Barack Obama nói.

Cựu TT Obama quả là một vị lãnh đạo nhu nhược, thiếu tầm nhìn chiến lược như TT D.Trump. Hèn chi, ông ta bị Tập Cận Bình khinh thường là phải. Khi TT Obama tới Tàu Cộng tham dự hội nghị G20 tại Hàng Châu, ông ta đã làm nhục quốc thể như thế nào, đó là việc họ Tập dùng cầu thang thông thường thay vì cầu thang có trải thảm đỏ để chào đón TT Obama. Liệu đây có phải là Tập Cận Bình muốn “hạ nhục” Tổng thống Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nguyên thủ quốc gia khác xuống máy bay ở Hàng Châu đều được trải thảm đỏ tận chân cầu thang, còn TT Obama khi rời khỏi máy bay “Air Force One” bằng một chiến thang máy bình thường và chẳng có nhân vật quan trọng nào của TC đón tiếp trọng thể TT Obama theo đúng nghi lễ ngoại giao.



TT D.TRUMP: MỸ KHÔNG NHẤT THIẾT DUY TRÌ CHÍNH SÁCH “MỘT TRUNG QUỐC”:

Ông nói: “Tôi hiểu rất rõ về chính sách “Một Trung Quốc” nhưng tôi không hiểu tại sao Mỹ phải tôn trọng chính sách này trừ khi chúng ta đạt được thỏa thận gì đó với Trung Quốc, ví dụ như về thương mại.” TT D. Trump cũng nhấn mạnh. “Bắc Kinh không có quyền quyết định xem ông có được điện đàm với lãnh đạo Đài Loan hay không? Tôi không muốn TQ chỉ bảo cho tôi rằng, tôi phải gọi cho ai”. Ông khẳng định: “Tôi nghĩ đó là một hành động thiếu tôn trọng và tôi cũng sẽ không chấp nhận yêu cầu của họ”.

Việc TT Trump chọn ông John Bolton làm Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bởi ông Bolton là người thuộc cánh “diều hâu”, ông thường xuyên lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ cần phải cứng rắn hơn với Tàu Cộng. Ông từng nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Mỹ cần phải có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa trong việc ngăn chận thái độ hiếu chiến của TC ở Biển Đông và Hoa Đông.

Ông Mike Green, cựu cố vấn về châu Á của TT George W. Bush, nhận định: “TT Obama đã quá mềm mỏng (nếu không nói là quá khiếp nhược) trong cách hành xử với TC và điều đó khiến ông trở nên yếu thế hơn khi Bắc Kinh tỏ ra khinh thường và hung hăng ở Biển Đông và Hoa Đông sau đó.”

Bắc Kinh đang vươn vòi bạch tuộc đến sân sau của Mỹ để kiềm chế Mỹ. Venezuela là quốc gia mới đây lọt vào quỹ đạo của Bắc Kinh, sau Chile, Brazil, Columbia, Peru…thì tại sao Mỹ không có quyền hợp tác và quan hệ quốc phòng với Đài Loan mà Bắc Kinh xem Đài Loan là sân sau của họ? Đài Loan là bàn chông bén nhọn dưới bàn chân của người khỏng lồ chân đất sét Tàu Cộng. Bắc Kinh muốn nhổ cái bàn chông này không phải chuyện dễ dàng như đi dạo “tản bộ trong công viên”.


CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI CHUYỂN SANG ĐỐI ĐẦU “QUÂN SỰ”:

Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng, cuộc chiến về kinh tế có nguy cơ chuyển sang cả lĩnh vực chiến tranh quân sự. Kể từ khi TT Trump lên nắm chính quyền, chưa bao giờ quan hệ Mỹ - Trump lại căng thẳng như hiện nay, vì TT Trump rất cứng rắn với Bắc Kinh, không nhu nhược như các tổng thống tiền nhiệm, nhất là đối với cựu TT Obama.

Theo Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh BCH Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, tuyên bố: “Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, chỉ có chiến tranh mới ngăn được kiểm soát Biển Đông” ông nhấn mạnh. “Ý đồ của Bắc Kinh rất rõ ràng. Sẽ rất nguy hiểm, nếu chúng ta phớt lờ kế hoạch của Bắc Kinh”. Cựu đô đốc Hải quân Mỹ Michael McDevitt cũng nhận định: “Một khi sức mạnh quân sự của TC phát triển tương đương với Mỹ, Washington sẽ gặp phải nhiều thách thức trong việc ngăn chận Bắc Kinh sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ”.

Ngũ Giác Đài hồi giữa tháng 6/2018, cũng tuyên bố cân nhắc về một chiến dịch tự do hàng hải, hàng không cứng rắn hơn trên Biển Đông. Động thái này có thể bao gồm việc tuần tra dài hơn, sử dụng nhiều tàu hơn hoặc tiến gần các đảo nhân tạo TC đã cải tạo trái phép.”

Theo nhận định của cá nhân tôi cho rằng, những hoạt tuần tra ngắn hạn hay dài hạn đều không có kết quả vì các tàu chiến Mỹ và đồng minh hoạt động tuần tra rời rạc, không làm cho Bắc Kinh chùn bước. Ngoài Mỹ ra, nhiều quốc gia khác cũng đang tăng cường tàu chiến hoạt động riêng rẽ trên Biển Đông. Điển hình là hồi giữa tháng 3/2018, tàu khu trục HMS Argyll của Anh trong khi tiến vào Biển Đông. Ngay lập tức Hải quân TC điều động tàu chiến  cùng trực thăng tới xua đuổi tàu chiến Anh. Một tháng sau đó, ngày 24/4/2018, 3 chiến hạm của Australia khi đi ngang qua vùng Biển Đông bị tàu chiến Hải quân TQ tới xua đuổi.

Mới đây ngày 4/10/2018, quân đội 5 nước: Australia, Singapore, Malaysia, New Zealand và Vương quốc Anh đã bắt đầu tập trận Bersama Lima - 2018 ở khu vục Biển Đông. Cuộc diễn tập sẽ kéo dài 17 ngày. Nếu BCH “NATO - CHÂU Á” được thành lập sẽ mở rộng liên minh thêm các nước Singapore, Malaysia và New Zealand tham gia chống TC.

HỒ SƠ BIỂN ĐÔNG: Tôi xin nhắc lại đề nghị của tôi trước đây trong bài “Tổng thống Donald Trump 4 bề thọ địch” là Hoa Kỳ cần thành lập một “NATO - Châu Á”. Theo Đô đốc James Lyons và Richard Fisher, chuyên gia các vấn đề Quốc tế Mỹ, nhấn mạnh rằng: “Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định ở tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của Châu Á”.

Thành lập BCH “NATO - CHÂU Á” đặt tại Australia để thống nhất chỉ huy, dễ dàng phối hợp, điều động liên minh đa quốc gia gồm 8 quốc gia Mỹ, Nhật, Ấn, Australia, Anh, Pháp, Hàn và Đài Loan để phong tỏa, bao vây và cô lập Tàu Cộng.

HỒ SƠ ĐÀI LOAN: Chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 12/6/2018 đã khai trương trụ sở mới của cơ quan mặc nhiên được coi như như là “tòa đại sứ Mỹ” ở Đài Loan, với công trình qui mô xây cất trị giá 255 triệu USD. Trong buổi lễ khánh thành có sự tham dự của Tổng thống Đài Loan bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), một số giới chức cao cấp chính phủ Đài Loan và một phái đoàn Hoa Kỳ. Trong phần phát biểu nhân buổi lễ, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, bà Marie Royce cho biết toà nhà này là một biểu tượng của sự hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Đài Loan.

Tiếp theo ngày 24/9/2018, BQP Mỹ thông báo đã trình bản hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 330 triệu USD lên Quốc hội để chờ phê duyệt, đây là thương vụ mua bán vũ khí thứ hai giữa Mỹ và Đài Loan dưới thời TT D. Trump. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp nhiều khí tài cho Đài Loan bao gồm tiêm kích F-16 và vận tải cơ C-130.

Phát ngôn viên Ngoại giao TC là Geng Shuang nói rằng “Việc chính phủ Mỹ gửi giới chức đến Đài Loan, dù với lý do gì, cũng vi phạm trầm trọng chính sách “Một Trung Quốc” và là sự can thiệp vào nội bộ Trung Quốc”.

Các chuyên gia quân sự nhận định cán cân quyền lực giữa TC và Đài Loan đang nghiêng về phía TC và hòn đảo này sẽ bị lấn áp nếu lực lượng Mỹ không hỗ trợ. Nhưng, bà Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố dứt khoát: “Không ai xóa bỏ được Đài Loan!” và Bắc Kinh muốn thống nhất Đài Loan không dễ dàng như Tập Cận Bình suy nghĩ.

Nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng, việc tấn công Đài Loan sẽ đem đến nhiều rủi ro cho Bắc Kinh. QĐNDTQ (PLA) coi chừng sẽ hao binh tổn tướng tại tử huyệt cách xa Đại Lục chỉ có 160 km. Muốn tấn công Đài Loan, PLA sẽ phải vượt qua eo biển Đài Loan, mà cụ thể là trên những chiến hạm lớn và di chuyển chậm dễ bị các các chiến đấu cơ, hoả tiển… của Đài Loan đánh chận và tiêu diệt.

Hơn nữa, ngay khi quân PLA đổ bộ được bờ biển Đài Loan đầy mìn bẫy và chướng ngại vật đầy thử thách. Ngoài ra, PLA chỉ có thể di chuyển vài chục ngàn lính tiến quân đánh chiếm các thành phố. Lực lượng vũ trang này sẽ phân tán quá mỏng so với 180.000 quân chính quy Đài Loan và 1,5 triệu quân trừ bị của Đài Loan, ngoài ra cũng không loại trừ khả năng quân đội Mỹ và Nhật sẽ tham chiến trong cuộc đối đầu quân sự trên đảo Đài Loan.


ĐỀ NGHỊ PENTAGON RÚT QUÂN RA KHỎI NAM HÀN - BẢO VỆ ĐÀI LOAN:

Quân đội Mỹ hiện có 29.000 quân đồn trú ở Nam Hàn và sẵn sàng tham chiến nếu xung đột nổ ra giữa Nam Hàn và Bắc Hàn và Ngũ Giác Đài đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đánh chận mọi cuộc xâm lược của Bắc Hàn. Nhưng, hiện nay tình hình chính trị tại Bắc Hàn đã hoàn toàn thay đổi 180 độ. Kim Jong - un không đến ni ngu xuẩn như tên lãnh tụ thất học, ngu ngốc Hồ Chí Minh và quá ngu xuẩn như tên điên khùng Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”:  
          
“Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào
Đánh cho chết mẹ đồng bào Miền Nam”

Hình ảnh gây ấn tượng khi Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tươi cười, tay trong tay chinh phục núi thiêng Paektu vào sáng ngày 20/9/2018 được giới truyền thông ví như một “Ước mơ thành hiện thực” đã chứng minh, nhờ TT D. Trump mà sự thành công của hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 đã thành công rực rỡ.

Theo đánh giá của CNN và Business Insider, Tổng thống Donald Trump là người có công quan trọng đối với sự khởi đầu lịch sử ngày 27/4 giữa Nam Hàn và Bắc Hàn. TT Trump đã nhân cơ hội này chỉ trích các vị tổng thống tiền nhiệm “bất lực” đã không giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Hàn.

Ngoại trưởng Nam Hàn Kyung-wha phát biểu với phóng viên CNN ở Seoul: “Rõ ràng Tổng thống Trump có công trong tiến trình này. Ông ấy đã quyết tâm đối mặt trực diện với điều này từ ngày đầu tiên”. Về phần mình,  viết trên Twitter ngày 27/4, Tổng thống Trump nói: “CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN SẼ KẾT THÚC. Mỹ và mọi người dân vĩ đại nên tự hào về những gì đang diễn ra ở Bắc Hàn”.

Theo thiển nghĩ của tôi, chiến tranh Triều Tiên sẽ kết thúc như TT Trump dã nói. NamHàn và Bắc Hàn trước khi tiến đến thống nhất, họ sẽ thỏa thuận để Nam Hàn và Bắc Hàn trở thành “Một quốc gia - Hai chế độ”. Chính phủ và người dân Nam Hàn sẽ giúp Bắc Hàn trỗi dậy trong hòa bình, phát triển về mọi mặt từ kinh tế, thương mại, giải quyết sự nghèo đói của nhân dân Bắc Hàn…và Bắc Hàn sẵn sàng phi hạt nhân hóa, tập trung nỗ lực phát triển kinh tế với sự trợ giúp của chính phủ Nam Hàn. Ngũ Giác Đài không còn lý do gì để duy trì 29.000 quân bảo vệ Nam Hàn.

Tôi đề nghị Ngũ Giác Đài tái phối trí lực lượng quân sự Mỹ tại Châu Á - TBD, chỉ dể lại khoảng 1/3 lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc với tư cách “cố vấn quân sự”, số 20.000 quân còn lại sẽ triệt thoái xuống bảo vệ đảo quốc Đài Loan thách thức Bắc Kinh. Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ hỗ trợ Đài Loan tuyên bố độc lập. Tập Cận Bình có dám tấn công Đài Loan thống nhất lãnh thổ? Bắc Kinh chỉ dám động khẩu, chẳng dám động lực, dùng chiêu này để triệt hạ uy tín của tên Mafia Tập Cận Bình trong nội bộ ĐCSTQ.


MỸ GIA TĂNG ÁP LỰC LÊN BẮC KINH TRÊN NHIỀU MẶT TRẬN:

[1] MẶT TRẬN ĐÀI LOAN: Nếu Ngũ Giác Đài tái phôi trí lực lượng quân sự ở Châu Á-TBD bằng cách triệt thoái 20.000 quân tại Nam Hàn xuống bảo vệ Đài Loan và thách thức quyền lực của Bắc Kinh. Bà Tổng thống Đài Loan sẽ rất hoan nghênh. Trước đây bà đã từng tuyên bố trong buổi lễ khánh thành “trụ sở mới” của Mỹ tại Đài Bắc: “Tình hữu nghị giữa Đài Loan và Hoa Kỳ chưa bao giờ đầy hứa hẹn như hiện nay. Câu chuyện tuyệt vời về quan hệ Mỹ - Đài Loan còn phải được viết tiếp bằng nổ lực của những người, một ngày nào đó đến cơ quan này…và khi nào mà hai bên Mỹ và Đài Loan còn sát cánh bên nhau thì không có gì có thể xen vào giữa.” Bà còn quả quyết: “Không ai xóa bỏ được Đài Loan!”

[2] MẶT TRẬN KINH TẾ: Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại, Mỹ áp thuế bổ sung 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Tàu Cộng, còn Bắc Kinh áp thuế bổ sung 5-10% lên 60 tỷ USD hàng Mỹ. Nếu TT D. Trump tiếp tục gia tăng thuế lên toàn bộ hàng hóa của nhau, thì ảnh hưởng đến Tàu Cộng sẽ lớn hơn gấp 4 lần so với ảnh hưởng của Mỹ…Với mức độ phụ thuộc vào xuất cảng hàng hóa lớn hơn, nền kinh tế của Tàu Cộng sẽ gánh chịu ảnh hưởng vô cùng bất lợi nhiều hơn so với Mỹ trong cuộc chiến thương mại leo thang, hãng tin CNBC nhận định.

TT D. Trump đã lên tiếng đe dọa sẽ áp thuế lên 267 tỷ USD hàng hóa nữa nhập từ TC nếu quốc gia này không giải quyết được cái mà TT Trump gọi là “những hành vi thương mại không công bằng”. Bắc Kinh phải nghiêm túc suy nghĩ lại những gì TT Trump nói, ông sẽ làm tơi nơi tới chốn.

Nhà kinh tế học Ethan Harris, Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch, nhận định: “Thuế quan được áp bổ sung tính đến thời điểm này, có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của TC hụt đi khoảng nửa điểm %…Đối với Mỹ, mức thiệt hại thấp hơn, vì cú sốc mà thuế quan gây ra là nhỏ hơn, chưa kể tăng trưởng mạnh hiện nay của nền kinh tế Mỹ.”

Ngân hàng JP Morgan Chase nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tàu Cộng sẽ giảm 0,6 điểm % do sự suy giảm của cả hoạt động xuất cảng lẫn nhập cảng. Cuộc xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất sẽ leo thang trong bối cảnh Mỹ tiếp tục áp thuế lên hàng hóa nhập cảng từ Tàu Cộng, đồng USD mạnh lên và đồng NDT mất giá.

Nói tóm lại, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Tàu Cộng được dự báo là sẽ nên khốc liệt và tồi tệ hơn, phe diều hâu trong nội các của TT Trump đã giành được thế thượng phong và họ đang chuẩn bị tung ra một chiêu tấn công mới vào mùa thu năm nay.

[3] MẶT TRẬN BIỂN ĐÔNG: Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày một gia tăng trên Biển Đông. Tàu chiến của nhiều quốc gia ồ ạt tiến vào Biển Đông gây áp lực nghiêm trọng với Bắc Kinh. Ngoài Mỹ ra, một số quốc gia khác cũng tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông. Đầu tháng 10/2018, tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh đã tham gia tập trận chung với tàu sân bay Kaga và tàu khu trục Inazuma của Nhật Bản.

Tháng 9/2018, Bộ trưởng BQP Australia Christopher Pyne và Bộ trưởng BQP Pháp Florence Parly vừa có cuộc họp tại Adelaide thảo luận về hợp tác hàng hải giữa 2 nước. Cả hai nước Australia và Pháp đều có chung quan điểm Biển Đông là vùng biển quốc tế. Quan điểm của Pháp rất rõ ràng là Bắc Kinh nên tuân theo luập pháp quốc tế.


KẾT LUẬN:

TT D. Trump ấn định ngày N - giờ G, Hải quân Hoa Kỳ và các tàu chiến của Hải quân đồng minh “hội quân trên Biển Đông” biểu dương lực lượng phong tỏa các đảo nhân tạo và ra tối hậu thư cho Bắc Kinh, đồng thời yểm trợ Đài Loan tuyên bố độc lập. Chỉ có cách này mới triệt hạ uy tín của tên Chệt Mafia Tập Cận Bình. Tôi dám khẳng định, Bắc Kinh sẽ không dám động binh, gây chiến tranh thống nhất Đài Loan và xung đột với Hải quân Hoa Kỳ và đồng minh trên Biển Đông, nếu không muốn Đại Lục trở thành thời kỳ đồ đá.

Bắc Kinh muốn tránh xung đột với Hải quân Hoa Kỳ và Đồng minh Nhật - Ấn - Australia - Anh - Pháp… và Đài Loan. ĐCSTQ sẽ phải truất phế tên hiếu chiến Tập Cận Bình và đề cử một tên lãnh tụ ôn hòa khác thay thế để thỏa hiệp với Hoa Kỳ và phải chấp nhận yêu sách của Washington như cắt đứt đường lưỡi bò 9 đoạn, phá hủy toàn bộ các đảo nhân tạo, hủy bỏ chánh sách “Một Trung Hoa”, công nhận Đài Loan độc lập… nếu không muốn chiến tranh Thế giới III xảy ra có thể hủy diệt Đại Lục. Chúng ta hãy chờ xem chiến lược mới của TT Donald Trump trong những ngày sắp tới !!!


      Tổng hợp & Nhận định
      Nguyễn Vĩnh Long Hồ

               07/10/2018