Trước các đòn phản công tới tấp của Hoa Kỳ mà khởi đầu từ đánh thuế vào 250 tỷ hàng hóa xuất cảng từ Hoa Lục vào Mỹ, Bắc Kinh đang mất dần thế thượng phong mà người Tầu lục địa đã chiếm lĩnh từ hơn thập niên qua trên lĩnh vực kinh tế cũng như về phương diện quân sự tại Biển Đông. Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi các công ty Mỹ rút vốn đầu tư của họ ra khỏi Hoa Lục trở về Bắc Mỹ. Đồng thời hạn chế tối đa việc các công ty Trung Cộng qua Bắc Mỹ làm ăn để chuyển đô la về Hoa Lục. Đồng nhân dân tệ đang mất giá, tình trạng này đã khiến cho người dân Hoa Lục lo sợ và đang ồ ạt lấy tiền của họ để mua vàng và đồng đô la để dự trữ. Bắc Kinh cũng đang đứng trước biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, đặc biệt là Đại Tướng Tường Phúc đã theo lệnh của Tập Cận Bình mua hàng trăm tỷ đồng các loại vũ khí tối tân của Nga, vi phạm luật cấm vận của Mỹ. Các tài sản tại hải ngoại của viên tướng ủy viên quân ủy trung ương này có thể sẽ bị sai áp.
Hoa Thịnh Đốn đã công khai và trực tiếp đối đầu với Bắc Kinh, nhất là sau khi Tập Cận Bình tuyên bố mộng bá vương vào năm 2049, sẽ hạ bệ Mỹ cả về kinh tế và quân sự, và triệt hạ luôn đồng đô la Mỹ. Sự đối đầu này càng tăng thêm áp lực vào Hoa Lục khi họ Tập tuyên bố có trong tay bây giờ không phải là 30 triệu mà 75 triệu người Hoa trên thế giới, đặc biệt các cử tri tại Bắc Mỹ để đánh phá uy tín Tổng Thống Donald Trump, tìm mọi cách ngăn cản ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, và phá hoại cuộc bầu cử tổng thống cũng như quốc hội Mỹ sắp đến.
Ngoài ra, trong chuyến viếng thăm Sài Gòn gần đây của Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, Hoa Kỳ đang hình thành một vòng đai bao vây Trung Cộng từ phía nam và đông nam. Mỹ sẽ lập ra một hiệp ước song phương với cộng sản Việt Nam (CSVN) giống như TPP, và sẽ viện trợ cho CSVN hàng trăm triệu đô la về tẩy trừ chất độc mầu da cam. Muốn được hưởng các quyền lợi của hiệp ước này mang lại CSVN phải hợp tác với Mỹ như cho Hoa kỳ thuê 5 địa điểm chiến lược: Cam Ranh, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Chu Lai, và Phan Rang; và để cho Mỹ khai thác các mỏ Tungsten tại Thái Nguyên. Được biết Ấn Độ cũng muốn mua các cổ phần của các mỏ Tungsten (còn gọi là Volfram) tại vùng Núi Pháo, và Trung Cộng cũng đang áp lực CSVN phải nhượng lại cho họ vùng mỏ chiến lược này. Một điều kiện nữa là CSVN phải thông báo cho phía Mỹ biết các diễn tiến trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Thêm vào đó, FBI đang mở một cuộc điều tra sâu rộng trên toàn quốc các du học sinh và các doanh gia từ Hoa Lục qua Bắc Mỹ du học hay làm ăn buôn bán. Được biết số du học sinh người Tầu đã tăng 6.8% so với năm 2017, và theo thống kê hiện có 350,755 người trong năm 2016-2017. Tất cả những người Tầu này từ China đến Hoa Kỳ, nếu khai man trong tờ lý lịch về đảng tịch của họ sẽ bị trục xuất ngay về nước. Biện pháp cứng rắn này của chính quyền Tổng Thống Trump đang làm Bắc Kinh rúng động, và các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương tại Hoa Lục đang tìm cách kêu con em họ về nước trong sự lo ngại một cuộc chiến Mỹ-Trung có thể xẩy ra, hay một biện pháp chế tài nào đó của Mỹ sẽ giáng xuống con em hay thân nhân họ đang sinh sống tại Bắc Mỹ.
Việc Hoa Kỳ và gần đây thêm Nhật Bản ủng hộ Đài Loan đã làm cho Bắc Kinh phản ứng điên cuồng. Bắc Kinh đang điều động hai hạm đội Nam Hải và Bắc Hải của họ xuống vùng eo biển Đài Loan để đe dọa hòn đảo tự do này. Nhưng Mỹ đã ra tay trước bằng cách gửi ngay hai khu trục hạm tối tân mang vũ khí nguyên tử đến Đài Loan với danh nghĩa là bảo vệ vùng tự do hàng hải này, mà các nhà quan sát cho rằng mục đích chính là bảo vệ Đài Loan trước sức ép về quân sự của Bắc Kinh. Cùng với hai khu trục hạm, Hoa Kỳ đồng thời phái chiến hạm Thomas Thompson, một loại tầu tình báo với các dụng cụ điện tử tối tân đến vùng biển hải cảng Cao Hùng của Hoa Lục nhằm thu thập thêm các dữ kiện cần thiết về các căn cứ quân sự cũng như về khu vực Đập Tam Điệp trên đại lục để cung cấp cho hạm đội tiềm thủy đỉnh nguyên tử của Mỹ đang có mặt tại Biển Đông - một khi hữu sự.
Trong liên minh chống Trung Cộng, Nhật Bản cũng vừa cho triển khai một loại vũ khí mới gọi là bom bay siêu thanh tại vùng Biển Hoa Đông, và nhắm vào các hạm đội của Trung Cộng kể cả hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Về phương diện ngoại giao, điều làm cho Bắc Kinh như ngồi trên lửa là Hoa Kỳ đang nghiên cứu nâng cấp văn phòng đại diện của họ tại Đài Loan lên cấp đại sứ quán, và việc Mỹ nêu lại thỏa ước Postdam. Theo thỏa ước Postdam ký kết giữa ba cường quốc thắng trận sau Thế Chiến Thứ Hai là Nga, Mỹ và Anh Quốc thì Hoa Lục thuộc về Trung Hoa Dân Quốc của Tướng Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ, cũng như Đông Âu thuộc Nga vậy. Chiếu theo thỏa ước Postdam, nhiều nước Tây Âu và Hoa Kỳ đang yêu cầu Trung Cộng trả lại tự do cho các nước bị sát nhập vào Hoa Lục như Mãn, Hồi, Mông, Tạng (4 ngôi sao vệ tinh của ngôi sao lớn là Trung Hoa Cộng Sản).
Trước tình thế dùng kinh tế khống chế chính trị của Trung Cộng đối với các nước nghèo khó như Djibuti ở khu vực Sừng Phi Châu hay tại Venezuela chẳng hạn. Bắc Kinh đã cho Venezuela vay 5 tỷ mỹ kim và khi nước này không thể trả nổi món nợ thì Bắc Kinh siết các mỏ dầu hỏa của Venezuela. Hoặc như cho Djibuti vay các khoản tiền khổng lồ để chiếm lĩnh hải cảng chiến lược của nước này. Để chặt bớt các vòi của con bạch tuộc Bắc Kinh, Mỹ có biện pháp qua các ngân hàng Hoa Kỳ cho các nước nghèo được vay các khoản tiền lớn không mất tiền lời.
Hoa Kỳ đang hợp tác chặt chẽ, trong chiến lược chống và bao vây Trung Cộng tại Thái Bình Dương, với Nhật Bản, Úc Đại Lợi, và Ấn Độ mà liên minh này được ví như viên kim cương sẽ cắt đứt đường lưỡi bò và chiến lược “một con đường một vành đai” của Tập Cận Bình. Tình hình thế giới đang biến chuyển mạnh mẽ đem lại niềm tin cho những người yêu chuộng tự do, vì Hoa Kỳ đang tung những đòn phản công hữu hiệu vào Bắc Kinh, và Trung Cộng đang trên đà thất thế./.
(Tin Tổng Hợp).
Phạm Gia Đại