Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Nhìn về chốn cũ mà đau,
Lương tâm, nhân tính từ lâu không còn.
Trăng nhỏ giọt trên mái đầu bạc phếch,
Người già ngồi, ngốc nghếch ngước nhìn mây.
Quanh gót chân vương vãi đống báo ngày
Đầy tin tức đắng cay từ quê mẹ.
Lòng muốn khóc, nhưng mắt không còn lệ,
Thoáng nhìn quanh rồi lặng lẽ cúi đầu,
Cắn chặt môi, đè nén chuỗi thương đau
Đang cuồn cuộn tranh nhau gầy giông gió.
x
x x
Trời đất hỡi, quê mình giờ thế đó,
Chỉ mới vừa nhuộm đỏ mấy mươi năm,
Mà đã thành một địa ngục tối tăm,
Thành hang ổ bọn phi cầm phi thú.
Đất nước Việt, nhưng giặc Tàu làm chủ,
Đám cầm quyền chỉ là lũ gia nô,
Vâng lệnh ngoại bang, hành động điên rồ,
Theo vết của tên tội đồ dân tộc.
Vét tiền bạc chuyển dần ra ngoại quốc,
Đẩy cháu con đi "du học" xứ người,
Học hành gì, toàn chỉ có ăn chơi,
Sắm xe cộ, tậu cơ ngơi khắp chốn.
Để chuẩn bị sẵn sàng nơi ẩn trốn,
Sau khi Tàu xâm chiếm trọn quê cha,
Chẳng điều gì dẫu hèn mạt xấu xa,
Mà chúng chịu buông tha hay từ bỏ.
Nhưng lớn nhất là tội làm sụp đổ
Cả một nền đạo đức tổ tiên ta
Đã hy sinh dốc xương máu mình ra
Để gầy dựng cho nước nhà thuở trước.
Nhìn tư cách của người dân một nước,
Thì ít nhiều cũng biết được rồi đây,
Xứ sở này sẽ nhẹ bước cao bay,
Hay sớm muộn cũng có ngày xóa sổ.
Ngắm quê cũ, lòng càng thêm xấu hổ,
Đạo đức dân mình xuống hố thật nhanh,
Từ đám già cho đến lũ trẻ ranh,
Đâu cũng thấy toàn gian manh độc ác.
Vì tổ quốc biểu tình thì lác đác,
Nhưng hùa đi đại nhạc hội thì đông,
Mặc cho Tàu dần chiếm đoạt non sông,
Miễn mình được nghe văn công hò hét.
Rồi lớn bé xuống chật đường gào thét,
Nhảy cẫng lên mừng kết quả trận banh,
Nhưng trong khi đất nước mẹ tan tành,
Vẫn lãnh đạm làm thinh không nhúc nhích.
Kéo nhau đi du lịch,
Giở lắm trò lố bịch, lưu manh,
Vào xứ người mà ăn cắp như ranh,
Trơ trẽn lộ toàn hành vi bỉ ổi.
Về giáo dục, nói ra càng tức tối,
Học sinh thì gian dối đến thành tinh,
Đám thầy bà càng đáng rủa đáng khinh,
Còn xảo trá hơn học sinh vạn bội.
Điểm qua các thành phần trong xã hội,
Bắt đầu từ cán bộ tới dân đen,
Từ "giáo sư", "tiến sĩ" tới phu phen,
Đâu cũng chỉ xem đồng tiền trên hết.
Khi đạo đức bị hoàn toàn hủy diệt,
Và lương tâm cũng biền biệt ra đi,
Thì chẳng cần phải có phép tiên tri,
Cũng biết rõ được cái gì sẽ đến.
x
x x
Chạnh nhớ lại lời thề khi vượt biển,
Tiếng sụt sùi đêm tách bến ra khơi,
Mới đây thôi đã mấy chục năm rồi,
Lòng già bỗng thấy bồi hồi vô hạn.
Nhìn một số người mang danh "tỵ nạn",
Lại càng thêm buồn nản lẫn xót xa,
Kẻ "thăm quê", kẻ du lịch "dối già",
Kẻ "từ thiện", kẻ về "ra mắt sách".
Nhặt đống báo, vất vô thùng cái toạch,
Miệng lầm bầm tự than trách khôn nguôi,
Lối quê nhà đà vĩnh viễn xa xôi,
Chút hy vọng nhỏ nhoi đành lịm tắt.
Trạm xe buýt, ánh đèn mờ hiu hắt,
Khác chi đời kẻ ngắc ngoải tha phương,
Đã đến chặng cuối đường,
Còn phải khóc nhìn quê hương sắp mất.
Trần Văn Lương
Cali, 11/2018