Có người Mỹ quá lạc quan nói TT Trump chưa đình Chiến tranh thương mại chống TC vì Chủ Tịch Tập cận Bình chưa cúi đầu đủ thấp. Cũng có người nói TC đã hụt hơi như CS Bắc Việt cứng đầu ăn miếng trả miếng trong hoà đàm Paris bị Mỹ dùng B 52 trải thảm Hà nội nên phải hạ cờ Đỏ, giơ cờ trắng đủ cao cho Mỹ thấy, mong hai bên hoà đàm. Thử cùng nhau phân tích xem sao. Thử xem cuộc hoà đàm hai bên có đi đến hoà giải xung khắc để đình chiến hay hoà bình cho cuộc Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung hay không? Khó tin sẽ có một giải pháp tích cực, xây dựng xảy ra vì TC cũng như CS bản tánh là nói khác, làm khác.
Một, TC lên tiếng ngỏ ý hoà đàm trước. Thông thường bên nào cần nhiều mới lên tiếng trước. Nguyên khởi do Thủ Tướng TC Lý khắc Cường của TC ngỏ ý hoà đàm với phái đòan Thượng Viện Mỹ công du Bắc Kinh. Kế đó Chủ Tịch Tập Cận Bình có một cuộc điện đàm khá dài với TT Trump. TT Trump tường thuật với dân chúng Mỹ, Ông nói qua báo chí hy vọng sẽ có một thoả thuận tốt, và Ông đã hứa sẽ gặp Chủ Tịch Bình ở bên lề hội nghị G20 ở Á căn đình (Argentina).
TC lên tiếng hoà đàm trước, lại ngay những ngày sắp bầu cử lớn giữa nhiệm kỳ của Ông, bầu 435 dân biểu và 35 thượng nghị sĩ liên bang và 36 thống đốc và cả chục ngàn dân cử địa phương khác của Mỹ. Về ngoại giao quốc tế Ông Trump không thể chối từ, sẽ mang tiếng hiếu chiến. Về chánh trị bầu cử trong nước Ông cũng thế, phải OK vì nhân dân và chánh quyền trong đó có Mỹ ai cũng không muốn có chiến tranh dù chiến tranh thương mại không có máu đổ thịt rơi, nhưng hao tiền, tốn bạc, thế và lực kinh tế.Một, TC lên tiếng ngỏ ý hoà đàm trước. Thông thường bên nào cần nhiều mới lên tiếng trước. Nguyên khởi do Thủ Tướng TC Lý khắc Cường của TC ngỏ ý hoà đàm với phái đòan Thượng Viện Mỹ công du Bắc Kinh. Kế đó Chủ Tịch Tập Cận Bình có một cuộc điện đàm khá dài với TT Trump. TT Trump tường thuật với dân chúng Mỹ, Ông nói qua báo chí hy vọng sẽ có một thoả thuận tốt, và Ông đã hứa sẽ gặp Chủ Tịch Bình ở bên lề hội nghị G20 ở Á căn đình (Argentina).
Hai, nhưng hiện tình của tương quan lực lượng giữa TC trong Chiến tranh Thương mại cho thấy hoà đàm thì có, hoà giải thì không, đình chiến hay hoà bình thì khó xảy ra trong những thàng ngày sắp tới. Theo lẽ thường xung đột, chiến tranh nào cùng vậy, cùng thì tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Nhưng còn quá sớm để tin là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nay đã leo thang từ nhịp độ đến cường độ, không dễ gì biến chuyển nhanh chóng, suôn sẻ đến ngưng chiến hay hoà bình. Sự dè dặt này thể hiện qua câu thòng của TT Trump sau mệnh đề chánh là Ông hy vọng có một thoả thuận tốt nhưng sẽ không ngưng các biện pháp trừng phạt quan thuế đối với hàng hoá TC.
Giống như khi TT Trunp trước khi sang Singapore họp thượng đỉnh với Chủ Tịch CS Bắc Hàn, Ông khen nào Kim Jong un thông minh, bạn tốt. Nhưng cốt lõi đàm phán của Mỹ là CS Bắc Hàn phải giải trừ vũ khí nguyên tử toàn bộ và kiểm soát được. Thế nên gần nửa năm sau vấn đề cốt lõi ấy vẫn còn là trở ngại trung tâm trong đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Đối với các cuộc đám phán với các chế độ CS, câu để đời của TT Nguyễn văn Thiệu người chống CS triệt để, chống hoà đàm Paris khiến Kissinger phải phản bội đồng minh VNCH. TT Thiệu từng nói “Đừng nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm”. Câu này có thể là một dè dặt cần thiết khi phân tích liệu TC có thực tình hoà đàm với Mỹ trong Chiến tranh Thương mại hiện tiền.
TC đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn kinh tế, thương mại của phía nhà nước và Chủ Tịch TCB trong nội bộ đảng quyền, nên TC đang cần mở cuộc hoà đàm với Mỹ để mua thời gian. Sở dĩ Thủ Tướng TC phải mở lời trước với phái đoàn Thượng Viện Mỹ, Chủ Tịch TCB điện đàm dài với TT Trump là vì nếu kéo dài, nếu không giảm cường độ tấn công của Mỹ thì TC có thể thất bại thê thảm trong cuộc chiến thương mại này. Chớ trước đó chưa đầy hai tuần, chính TC đã từ chối hoà đàm và đổ tội cho Mỹ là TC không thể đàm phán với Mỹ khi Mỹ “kề dao vào cổ”.
Có thế nói Mỹ không kề dao vào cổ mà Mỹ đã tấn công thương mại TC mạnh hơn nữa, lùa TC đến bên bờ hố sâu phá sản kinh tế thương mại và bên bờ chiến tranh Biển Đông rồi. Mỹ công bố gói thuế quan mới vào đầu tháng 12, đánh lên toàn bộ hàng Trung Quốc có thể trị giá lên tới 257 tỷ đô la Mỹ.
Kinh tế TC bị thương vong nặng. Trong tháng 10 hoạt động sản xuất TQ tiếp tục suy yếu xấu đi dưới sức ép của các đòn trừng phạt thương mại từ Hoa Kỳ. Tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la đang ở mức thấp nhất trong 10 năm. Số đơn hàng xuất cảng mới của Trung Quốc - một chỉ dấu cho hoạt động sản xuất tương lai - giảm tháng thứ 5 liên tục và đang giảm ở tốc độ nhanh nhất trong ít nhất 1 năm trở lại đây.
TC lần đầu phải công khai lo ngại về hậu quả cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Bộ Chính trị Trung Quốc bày tỏ lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước và thừa nhận các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Bộ Chính trị Trung Quốc là cơ quan hoạch định chính sách tối cao do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, hôm 31/10 ra tuyên bố nền kinh tế đang phải chịu "áp lực suy giảm ngày càng tăng" với "những thay đổi sâu sắc" ở môi trường bên ngoài. Số liệu chính thức vừa công bố cho thấy GDP quý 3 của Trung Quốc chỉ tăng 6.5% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trung Quốc phải bắt đầu giảm thuế suất trên 1.585 mặt hàng chịu thuế, để nâng cấp công nghiệp, giảm chi phí doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo Ủy ban thuế quan Hải quan của Hội đồng Nhà nước, thuế suất trung bình sẽ giảm từ 10.5% xuống còn 7.8% đối với các mặt hàng này.
TT Trump thấy Chủ Tịch Tập cận Bình thấm đòn, đã gục mặt đủ thấp, nên Ông Trump cho uống nước đường. Ông tuyên bố Mỹ-Trung 'là đối thủ, không phải là kẻ thù'. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 1/11, qua phái đoàn Thượng Viện đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ giải quyết mâu thuẫn thông qua tham vấn. Còn Chủ tịch Tập, Tổng thống Trump có cuộc trò chuyện qua điện thoại, hứa sẽ gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Argentina. Ngày 31/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố đang nỗ lực trên nhiều phương diện nhằm "thuyết phục Trung Quốc hành xử như một quốc gia bình thường về thương mại" và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ba, nhưng nhiều nghi ngờ đàm phán không đi đến đâu. TC nói khác làm khác. TC câu giờ để “thay đổi cấu trúc lớn trong quan hệ Mỹ-Trung", chuyên gia về Trung Quốc Bill Bishop nói, nghi ngờ về khả năng hai lãnh đạo có thể đạt được đột phá khi gặp nhau vào tháng tới. "Ngay cả khi ông Trump và ông Tập có thể đạt được thỏa hiệp tại G20 thì việc đó sẽ chỉ là câu giờ chứ không phải là mọi việc sẽ quay trở lại quỹ đạo bình thường".
Mỹ cũng biết, Tổng thống Mỹ Trump cho biết, xung đột thương mại với Trung Quốc vẫn có thể đi theo hai hướng là Trung quốc muốn thiết lập một thỏa thuận, hoặc không. Ông Trump nói. “Chúng tôi đang tranh chấp rất lớn với họ và chúng tôi đang thắng”. Theo Bloomberg, cuối tuần trước, ông Trump đã yêu cầu các quan chức Mỹ soạn thảo những điều khoản tiềm năng nhằm ngăn chặn xung đột thương mại leo thang sau cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình.
Còn Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế tại Triển lãm nhập cảng quốc tế ở Thượng Hải. Theo Washington Post Ông Tập tăng cường kêu gọi Trung Quốc "tự lực". Ông chỉ đạo Trung Quốc phải kiểm soát trí tuệ nhân tạo và đảm bảo rằng nó được "giữ chắc trong tay của chính chúng ta". Khi cuộc chiến thương mại ngày càng khốc liệt, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc cần có khả năng tự đứng vững, giảm phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt là trong các công nghệ cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế." Tự lực là khởi đầu cho cuộc đấu tranh của Trung Quốc.
Bốn và sau cùng, TT Trump một người báo chí quốc tế đánh giá là một nhà đàm phán khó hiểu, không thể biết Ông sẽ nói gì, làm gì. Nhiều người Việt nói Ông là người chuyển thi triển vô chiêu, thành vô thượng chiêu, coi quân tử nhứt ngôn quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn. Trước đề nghị đàm phán của TC này, TT Trump không nói mà bày tỏ ‘dự đoán’ Hoa Kỳ sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại tốt với Trung Quốc. Nhưng – chữ nhưng của mệnh đề phụ, ông cũng đồng thời cảnh báo rằng ông vẫn có thể áp đặt thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. Như đã biết, từ lâu bên cạnh tăng quan thuế đối với hàng hoá của TC nhập vào Mỹ để công bằng giao thương hơn, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ tức bản quyền của Mỹ chính quyền Trump còn yêu cầu Bắc Kinh thực hiện các thay đổi sâu rộng đối với các chính sách về bảo vệ tài sản tôn trọng sở hữu trí tuệ tức bản quyền của Mỹ, ngưng đòi các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ, và TC ngưng trợ cấp công nghiệp của TQ tạo cạnh tranh không công bắng với Mỹ, và nhứt là giảm thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Trung Quốc trị giá 375 tỉ mỹ kim. Ngần ấy việc hai bên đàm phán cả năm chưa chắc xong. Mà làm sao xong vì xong thì TC coi như bị bó tay phần lớn sản xuất với khoa học kỹ thuật cao của TC. Lâu nay TC không có nghiên cứu, phát minh rất tôn kém như Mỹ.