Nhân đọc bài viết "Ngày Xuân, Đọc Thơ Bích Khê" của nhà văn Thinh Quang cho chúng tôi có dịp đào sâu vào vườn thơ của Bích Khê nhiều hơn. Thinh Quang duyệt qua tiểu sử của Bích Khê như sau:
"Bích Khê, tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 21 tháng 2 năm Bính Thìn tức ngày 24-3-1916. Thân sinh ông là Lê Mai Khê – một bậc túc nho nổi tiếng thanh bạch và cang cường. Thân mẫu là bà Phạm Thị Đoan thuộc dòng danh gia vọng tộc. Bích Khê là người con nhỏ nhất trong số chín anh chị em, vì là con út nên được thân mẫu chiều chuộng. Thuở ấu thơ Bích Khê học trường sơ học Thu Xà, sau đó ra Đồng Hới theo học hết bậc tiểu học, thi đậu thủ khoa lấy mảnh bằng tiểu học Pháp Việt. Chàng được thân mẫu gửi vào học tại trường trung học Pellerin tại Huế. Cầm mảnh bằng Brevet Elémentaire Bích Khê ra Hà Nội theo học ban triết tại một trường đại học."
Chúng tôi được biết Thinh Quang là bạn láng giềng của Bích Khê tại phố Thu Xà, khi xưa thuộc vùng đất nhượng địa cho người Pháp cai quản, nên thời tuổi trẻ của hai ông dược theo học trường Pháp, văn hóa Pháp, sách vở Pháp, văn chương, thi phú của người Pháp ảnh hưởng vào tuổi thiếu thời của hai ông va bạn bè cùng trường không ít. Thi nhân Quách Tấn như luyến tiếc trong nhận xét nếu Bích Khê đừng theo thơ mới thì vườn hoa thơ cổ điển, nhất là thơ Đường sẽ phong phú thêm. Thinh Quang viết tiếp:
Bích Khê vốn dĩ là một nhà thơ “khuôn vàng thước ngọc”– thế có nghĩa là một nhà thơ chịu đóng khung đúng theo quy luật của Đường Thi. Thơ Đường của Bích Khê không kém Đông Hồ và Quách Tấn. Chính Quách Tấn đã thốt lên nếu chàng thi sĩ Bích Khê của xứ sở Núi An Sông Trà này không bước đi thêm bước nữa thì vườn tao đàn cổ phong sẽ sum suê hơn nữa những cánh hoa tuyệt kỷ rộ nở đầy hương lẫn sắc. Cái ý nghĩa “bước đi thêm bước nữa” của nhà thơ cổ điển Quách Tấn muốn nói giả dụ Bích Khê đừng từ bỏ cái “khuôn vàng thước ngọc” của Đường luật thì vườn Thượng Uyển của những bậc vương giả sẽ được rực rỡ thêm những cánh hoa tuyệt kỹ."
Ảnh hưởng của những bài thơ lãng mạn Pháp đã tạo hướng đi cho Bích Khê bước vào vườn thơ mới, còn được gọi là thơ tân hình thức, vốn khác biệt với loại thơ cổ điển của nền nho học. Thi nhân Hàn Mặc Tử đã ví von thơ Bích Khê như những ánh kim cương sáng ngời như những vần thơ đầy trữ tình của Paul Valéry, vì thơ Valéry có những hạt sương mai buổi sáng... Paul Valéry có “Charmes” – đứa con lung linh ánh kim cương hào nhoáng làm rúng động bao nhiêu người – thì Bích Khê có “Tinh Huyết”, đứa con ngọc bích mà ánh hào quang rực sáng đã khiến cho cả làng thơ phải ngẩn ngơ tưởng chừng như mình đang lạc lõng giữa chốn thần tiên diễm ảo:
“Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ
Ôi tiên nương! Nàng lại ngự nơi này?
Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây?
Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thương
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc.
Ôi tiên nương! Nàng lại ngự nơi này?
Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây?
Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.
Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thương
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc.
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi...
(Tranh Lõa Thể)."
Vài chút trăng say đọng ở làn môi...
(Tranh Lõa Thể)."
Chúng ta hãy xem tiếp những lời Thinh Quang nhận xét về Bích Khê:
"Với Hàn Mặc Tử thì Bích Khê là con người dị thường, thoạt trông thì chàng có đôi mắt mơ màng đượm màu huyền ảo... nhưng thật ra chàng có một sức hút như một nhà thôi miên có thể biến thực thành ảo.
“Ồ lạ! Làm sao thương nhớ quá!
Đêm nay trăng ngủ ở bên đường
Hồn chiêm bao hốt mơ trăng lạnh
Để giả vờ như ấp bóng nường!
Đêm nay trăng ngủ ở bên đường
Hồn chiêm bao hốt mơ trăng lạnh
Để giả vờ như ấp bóng nường!
Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ!
Không hay sao ốm lả hoa tàn!
Và đêm nay khóc cho nên mới
Lộ một sông trăng chảy lệ vàng!
Không hay sao ốm lả hoa tàn!
Và đêm nay khóc cho nên mới
Lộ một sông trăng chảy lệ vàng!
Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ!
Không hay xuân kín vỡ màn trinh!
Ngoài kia gió lá lòn qua cửa
Chứng kiến làm sao chuyển đến cành?"
Không hay xuân kín vỡ màn trinh!
Ngoài kia gió lá lòn qua cửa
Chứng kiến làm sao chuyển đến cành?"
Với nhận xét của nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi (HVLN) sau khi chị đọc bài viết của Thinh Quang về thơ Bích Khê, chị cho tôi ý kiến về Bích Khê qua bài "Huế Đa Tình", dòng Hương giang có đẹp buồn lặng lẽ trữ tình, ô, hay để lòng lữ khách đa tình qua câu thơ cuối cùng...:
"Thu về lạnh sắc tà dương
Hoàng cung chừng đã hơi hương bay dồn
Thuận An khuất bóng hoàng hôn
Gió bao giờ thổi lại hồn tràng giang
Nơi đây rụng đổ lá vàng
Lăng vua xa lắm, dặm đàng hạt xanh
Dòng Hương in gái nguyên lành
Lá thuyền du khách thanh thanh tiếng đờn
Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn
Biết che cần trúc không buồn mà say
Non xa trăng đã tròn đầy
Em ơi để mọc lòng gây lên mùa... "
Trong bài "Nhạc", Bích Khê tả thơ cho nhạc dâng cung đàn:
"Ô ! nắng vàng thơm... rung rinh điệu ngọc,
Những cánh hồng đơm, -- những cánh hồng đơm
Nhẹ nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương;
Màu trăng không gian như gờn gợn sóng.
Từ ở phương mô nhạn mang thơ về,
Đàn thơ cơ hồ lên cung âm điệu.
Đây giây trinh bạch khóc mướt trong mơ;
Đây hồn ngọc thạch xanh xao như tờ ?..."
Những cánh hồng đơm, -- những cánh hồng đơm
Nhẹ nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương;
Màu trăng không gian như gờn gợn sóng.
Từ ở phương mô nhạn mang thơ về,
Đàn thơ cơ hồ lên cung âm điệu.
Đây giây trinh bạch khóc mướt trong mơ;
Đây hồn ngọc thạch xanh xao như tờ ?..."
Trong giấc mộng gặp tiên nữ, nhạc lên cung đàn, nhạc say tâm hồn:
"Thơ bay ! thơ bay vô bàn tay ngà,
Thơ ngà ngà say ! thơ ngà ngà say !
Nàng ơi ! đừng động... có nhạc trong giây,
Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây;
Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào động,
Ô nàng tiên nương ! -- hớp nhạc đầy hương."
Thơ ngà ngà say ! thơ ngà ngà say !
Nàng ơi ! đừng động... có nhạc trong giây,
Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây;
Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào động,
Ô nàng tiên nương ! -- hớp nhạc đầy hương."
Nhà thơ HVLN trích dẫn bài "Tóc Xõa Đàn Tơ" cho thấy tâm hồn Bích Khê say thơ qua vỏn vẹn 4 câu:
"Tóc xõa đàn tơ rơi lướt thướt
Hồn thu đã hiện khóc thu gầy
Tôi nhìn đôi mắt rưng rưng lệ
Cả mảnh hồn thơ rợn ý say"
Hồn thu đã hiện khóc thu gầy
Tôi nhìn đôi mắt rưng rưng lệ
Cả mảnh hồn thơ rợn ý say"
Bích Khê có những thi hữu tri âm, phải kể đến 3 nhà thơ một thời ảnh hưởng trong vườn hoa thi ca như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Quách Tấn. Nếu Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên theo trường phái thơ lãng mạn tự do, thì Quách Tấn thiên về loại thơ cổ điển. So với các bạn BK chủ trương loại thơ mới táo bạo, thơ tân hình thức như trào lưu của Tây phương. Người đọc thơ ông qua những bài thơ sáng tác thiên về dục tính, phải biết rằng cái thuở tiền bán thế kỷ 20 quả đi tiên phong trong thơ mới thể hiện sự sáng tạo quyết liệt, tự do diễn tả cảm nghĩ của mình, vượt qua biên giới của sự thận trọng của nho giáo cổ điển. Hai tập thơ Tinh Huyết và Tinh Hoa là sự điển hình cho những cỡi trói, bứt phá nề nếp cũ từ chữ nghĩa, âm điệu, thi tính, hình tượng và cấu trúc của thơ.
Trong bài "Lõa Thể" cho thấy "Nàng Thơ" của Bích Khê là một kiều nữ đa dâm. Chân dung nàng luôn được Bích Khê phác họa ở dạng lõa thể, khỏa thân. Nhìn vào đó ta nhận diện ra là "Nàng" đẹp như thế nào:
"Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi"
(Bài "Lõa Thể")
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương
Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc
Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi"
(Bài "Lõa Thể")
Bích Khê táo bạo trong tâm hồn, trong thơ mình, ông làm thơ mơ tiên nữ, ông tự nhận muốn cướp thể xác của tiên nữ, ông tìm cảm giác mạnh bạo của khoái lạc trong giấc mộng chiêm bao. Khoái cảm nhục thể của Bích Khê đưa thơ ông đến mức ngậm cắn đôi môi tiên nữ, cơn khao khát tình dục cào cấu lên đôi gò bồng đảo của nàng. Hãy xem bài thơ táo bạo có tên là "Xác Thịt":
"Tôi vồ người như một miếng mồi ngon
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc...
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bông"
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bông"
Trong bài "Xuân Tượng Trưng" Bích Khê diễn tả nét xuân tình trên dáng hình hài của kiều nữ khoả thân, thơ ông dùng từ ngữ tả chân đến độ tôi cho là "toạc móng heo" ở câu 3 và 4 dưới đây như:
"- Ðêm nay xuân đã lại
Thuần tuý là tượng trưng -
Nâng lên núm vú đồi
Sữa trăng nhi nhỉ giọt
Bay qua cụm liễu khơi
Những cườm tay điểm hột
Sương phất phơ lau lách
Khẽ uốn mình giai nhân
Ðường non kheo điêu khắc
Những dáng hình khoả thân"
Tương tự trong bài "Mộng Cầm Ca", Bích Khê tỏ lộ sự lãng mạn mang nét dục tính, ông dùng từ ngữ cho sự tượng hình rất "hồn nhiên", rất "vô tư" ở câu hai. Đôi nhủ hoa của người phụ nữ được ông dùng nhiều trong các bài thơ khác.
"Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc ?
Vú non non ? Da dịu dịu, êm êm ?
Đâu hang báu cho người ta phải khóc ?
-- Trên môi son, ta liếc lưỡi gươm mềm !
Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc ?
-- Lưới lông mi rờn rợn ánh tơ đêm ! "
Đâu hang báu cho người ta phải khóc ?
-- Trên môi son, ta liếc lưỡi gươm mềm !
Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc ?
-- Lưới lông mi rờn rợn ánh tơ đêm ! "
Hàn Mặc Tử đã phê bình chất thơ xác thịt của Bích Khê như sau: “Dây thần kinh và gân huyết ta rung động say mê bởi những làn khoái lạc của xác thịt nóng, thơm, ran ran lên cả người”. Tập thơ "Tinh Huyết" của Bích Khê là do Hàn Mặc Tử đề tựa sau khi đã thách thức Bích Khê hãy sáng tác thi tập hai và Hàn thi nhân đã ca tụng thi tập này. "Tinh Huyết" gồm có ba phần: Nhạc và Lệ, Đẹp và Dâm, Cuồng và Ánh Sáng. Thực ra, xét trên phương diện nghệ thuật của Tạo Hóa thì cơ thể của người phụ nữ mang nét đẹp tự nhiên, nếu văn thơ ca tụng vẻ thẩm mỹ như vậy cũng dễ hiểu. Bích Khê cho 2 dòng thơ về nét khỏa thân hay thơ lõa thể (nudity) là:
"Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người"
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người"
Sự tương hợp giữa Thơ Mới và Thơ Pháp trong cuộc giao thoa giữa hai văn hóa Việt Nam và Pháp tiền bán thế kỷ 20 như đã đề cập, Bích Khê đã mở ngõ cho loại Thơ Mới của Việt Nam theo hệ phái siêu thực khi ông kết cấu thơ theo cách cảm nhận và sự xúc cảm tự nhiên của mình. Nét Âu hóa đó có thể do ảnh hưởng Tây học. Những Baudelaire, Rimbaud, Lamartine, Paul Verlaine hay Jacques Prévert đã ảnh hưởng đến cách đặt thơ qua các yếu tố được vận dụng như sự mơ mộng, tưởng tượng, cuồng tưởng, qua thị giác, trực giác thường thể hiện những cảm giác không có trong thực tại, siêu hình hay siêu thực, và những dòng thơ hiển hiện ra trong nét nhạc tính.
Tình yêu thực sự là yêu bằng cả tình cảm và tình dục. Với Bích Khê thơ đẹp là thơ phải có nét khiêu ngợi của nét dâm tính, là mộng mơ giao thoa vào sự thực. Điều này được thể hiện rõ qua sự so sánh giữa hai bài thơ của Bích Khê và Hàn Mặc Tử, hai người bạn thơ tri kỷ, rất thân thiết và họ đã chia sẻ nhiều điểm tương đồng. Cả hai bài cùng viết về đề tài tân hôn, nhưng cảm hứng về thơ thì khác hẳn.
Bích Khê nhìn vào sự thực khi mùa xuân yêu đương của đêm tân hôn cho say men tình, cho vỡ màng trinh...
"Mộng rớt đêm nay như chất ngọc
Người ta say nghiến những men tình
Tôi hoan hô - phút giây thần diệu
Chết giả nhưng cười trắng thủy tinh"
Người ta say nghiến những men tình
Tôi hoan hô - phút giây thần diệu
Chết giả nhưng cười trắng thủy tinh"
Hàn Mặc Tử nghiêng về mộng nhiều hơn, chất thơ e dè, không lộ liễu, không nói rõ về sự va chạm tình dục:
"Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới, còn xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Để còn mường tượng đến giai nhân"
(Tối Tân Hôn, Hàn Mạc Tử)
Chưa tới, còn xa để được buồn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Để còn mường tượng đến giai nhân"
(Tối Tân Hôn, Hàn Mạc Tử)
Tập thơ "Tinh Huyết" xuất bản vào cuối năm 1939, với bài viết tựa của Hàn Mặc Tử và lời bạt của Trọng Miên. Đến năm 1944, khi Bích Khê chuẩn bị cho in tập thơ thứ hai có tên là "Tinh Hoa" nhưng chưa hoàn tất thì ông mất. Tập "Tinh Hoa" được người nhà của ông lưu giữ và mới được xuất bản những năm gần đây. Bích Khê đã để lại cho hậu thế một kho tàng văn học thi ca vô giá. Ông tạo lập khuynh hướng thơ mới từ lối dùng chữ mà trong đó nó đã chứa đựng một cái tính chất rất thật của con người ông. Một trong những bài thơ tôi thích là bài "Tỳ Bà ":
"Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang"
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang"
Bài thơ tương lòng khi mang cung Thương để thi nhân nguyện hứa mãi mãi yêu nàng. Yêu nàng bao nhiêu trong lòng mình là yêu nàng bao nhiêu trên bờ môi thương nhớ. Không phải tất cả thơ Bích Khê đều thể hiện nét dục tính lộ liễu, bài thơ này cho thấy nét lãng mạn tương tư trong tình yêu nhớ nhung:
"Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Buồn lưu cây đào xin hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
Bích Khê"
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Buồn lưu cây đào xin hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
Bích Khê"
Chính Hoài Thanh cho rằng đó là "Những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam". Tôi đồng ý với câu nhận xét này khi xét cách dùng chữ độc đáo ở hai câu cuối cùng: "Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng, Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông."
Trở lại với nhà văn Thinh Quang, thì ông là bào đệ của nhà thơ Mộng Đài, mà gia đình ông và gia đình nhà thơ Bích Khê thân thiết nhau ở phố Thu Xà. Họ có những sinh hoạt chung về trao đổi văn thơ, chèo xuồng trên sông Vực hay họp bạn ăn uống. Sự thân thiết trong tình bạn khi Bích Khê giới thiệu cháu mình là Mộng Cầm cho Hàn Mặc Tử. Để rồi mối tình oan nghiệt đó đã mãi mãi vào âm nhạc và thi ca văn học sử.
Thinh Quang kể về Mộng Đài, Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong bài viết kể trên như sau:
"Nhà thơ Mộng Đài đã hiệp ý với Hàn Mặc Tử cho rằng Bích Khê có những ý tưởng thật triết, ý tưởng ngược đời nhưng nó lại là sự thật khi ta đọc đến những giòng thơ trữ tình và huyền diệu...
"Ôi khối mộng của hồn thơ chuếnh choáng!
Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ôi bình vàng! Ôi chén ngọc đầy hương!
Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng!
Ôi thần tình người chứa một trời thương!
Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ôi bình vàng! Ôi chén ngọc đầy hương!
Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng!
Ôi thần tình người chứa một trời thương!
... Hoa thần bí vấn vương hồn ngọc nữ;
Động đào nguyên chấp chóa ánh lưu li;
Ô! Sắc phàm trên bộ mặt từ bi;
Ô Tiên nương trong tình xuân đầy ứ;
...Một khối u sầu dìu dịu cung phi.
Ôi! Sọ người! Sọ người! – Gương phép tắc!
- Ngọc Kiều ơi! Ghé lại ngắm dong nhan.
Ngọc Kiều ơi ta chợt thấy tim nàng
Tim nàng bằng đá,tim nàng bắng sắt
Ngọc Kiều ơi! Hơi độc sắp tràn lan!
Động đào nguyên chấp chóa ánh lưu li;
Ô! Sắc phàm trên bộ mặt từ bi;
Ô Tiên nương trong tình xuân đầy ứ;
...Một khối u sầu dìu dịu cung phi.
Ôi! Sọ người! Sọ người! – Gương phép tắc!
- Ngọc Kiều ơi! Ghé lại ngắm dong nhan.
Ngọc Kiều ơi ta chợt thấy tim nàng
Tim nàng bằng đá,tim nàng bắng sắt
Ngọc Kiều ơi! Hơi độc sắp tràn lan!
Người ngất ngư – Chết trong muôn thế kỷ!
Chạy điên rồ... đứng sựng giữa xương ma.
Người là ai? Người có phải là ta?
Chạy điên rồ... đứng sựng giữa xương ma.
Người là ai? Người có phải là ta?
(Bài "Sọ Người")
Người mới đọc thơ Bích Khê cứ tưởng, đây là anh chàng thi sĩ có trái tim bằng đá và tâm hồn luyện tôi thành sắt. Nhưng thật ra, không như vậy. Tâm hồn của nhà thơ được các nhà phê bình thơ xác nhận đúng với đứa con tinh thần được kết tinh bằng máu lệ đang mang cái tên “Tinh Huyết” của nó. Đừng nghĩ rằng Bích Khê không còn tình cảm! Không! Bích Khê có một tâm hồn ủy mị, một trái tim đam mê da diết. Mối tình thầm kín đối với cô gái có mái tóc đen huyền với làn da trắng mịn đã nói lên điều này. Bích Khê mạnh dạn lời lẽ trong thơ song chàng nhút nhát sẻ sàng trước mặt một nữ sinh trong lớp mà chàng thường xuyên gặp gỡ... Chị chàng – bà Ngọc Sương đã viết trong bài “Người Em: Bích Khê” đã xác nhận như vậy. Mối tình đầu ấy lẽ ra chàng thổ lộ nhưng trái lại chàng lại ấp ủ khép kín trong lòng... khép kín luôn cả bài thơ “mang mối hận tình” đó đợi đến ngày sắp cho đứa con tinh thần đầu lòng mang tên “Tinh Huyết” ra đời mới trang trọng bỏ vào thú nhận mối tình câm của mình:
“Tôi nói làm sao – Cái đẹp câm
Đẹp trong pho tượng xuất ra thần
Một con người mộng – con người mộng
Trễ nải thanh tân biếng nhác thầm.
Đẹp trong pho tượng xuất ra thần
Một con người mộng – con người mộng
Trễ nải thanh tân biếng nhác thầm.
Muôn sợi đàn tơ buông lõa xõa...
Vẻ gì sùm sụp ướt trên mi
Vẻ gì dã dượi không lay động
- Cặp mắt mùa thu đương đắm si.
Vẻ gì sùm sụp ướt trên mi
Vẻ gì dã dượi không lay động
- Cặp mắt mùa thu đương đắm si.
Ôi đẹp đau thương,sáng thiết tha
Hồn ơi! Cặp mắt vỡ men hoa
Hồn ơi! Cặp mắt say thơ mộng
Dần biến ra Châu trắng mịn mà...
Hồn ơi! Cặp mắt vỡ men hoa
Hồn ơi! Cặp mắt say thơ mộng
Dần biến ra Châu trắng mịn mà...
Chàng thi sĩ “nhát như cáy” (Câu của Mộng Đài đùa) giờ đã tự thú, dù chữ “Châu có hai nghĩa...
Nơi phần hai (II) chàng lại càng da diết hơn:
Tôi thấy vàng mơ động khí giời
Mà nàng làm tượng lắng im hơi
Để ra một vẻ đau thần bí
Linh động vang lên chín phẩm ngời...
Mà nàng làm tượng lắng im hơi
Để ra một vẻ đau thần bí
Linh động vang lên chín phẩm ngời...
Và chàng muốn được tạ tội câm lặng bằng hơi thở của mình:
Tôi mượn tình câm mớm lưỡi răng
Để nghe rũ rượi đã bay lan
Để đưa sanh mạch khơi hơi thở
Hấp hối hờn run hộ vệ nàng
Để nghe rũ rượi đã bay lan
Để đưa sanh mạch khơi hơi thở
Hấp hối hờn run hộ vệ nàng
Cái tuyệt vời của từng chữ trong lời thơ Bích Khê có nhiều
lúc khiến nhiều kẻ yêu thơ phải cố tìm hiểu cái nghĩa sau sắc của các mỹ từ trong mỗi dòng thơ của chàng:
lúc khiến nhiều kẻ yêu thơ phải cố tìm hiểu cái nghĩa sau sắc của các mỹ từ trong mỗi dòng thơ của chàng:
Có cặp lông mày phớt ráng đêm
Dậy như men rượu gọi mơ thèm
Có gì uyển chuyển trên da thịt
Nức một đường thơm một điệu êm...
Dậy như men rượu gọi mơ thèm
Có gì uyển chuyển trên da thịt
Nức một đường thơm một điệu êm...
Nơi phần ba chàng không còn tự chế nổi nữa. Bích Khê đã viết “Châu” nhiều lần:
“Ở trong cặp mắt như Châu ấy
Và biến ra Châu lã chã đầy...
Và biến ra Châu lã chã đầy...
Hay:
Em đã là Châu lệ cũng Châu
Mắt tôi đã khát biết bao sầu...
Mắt tôi đã khát biết bao sầu...
Hoặc:
“Chao ôi toàn ảnh tuôn ra lệ
Tê tái hồn tôi khóc rấm rây
Châu vỡ nguồn Châu – não vỡ não
- Thanh sắc muôn xuân đến đã đầy!
Tê tái hồn tôi khóc rấm rây
Châu vỡ nguồn Châu – não vỡ não
- Thanh sắc muôn xuân đến đã đầy!
Đây là bài thơ dài nhất của chàng – hàng trăm câu – gần như tất cả rưng rưng hàng châu ngọc. Mười bốn câu kết của bài thơ “CHÂU” chàng đã đưa mọi người đi vào chốn mung lung nửa hư nửa thực:
"Tối hôm qua làm văn tế
Tôi khóc sống người giai nhân
Tối hôm nay tôi xuất thần
Tôi muốn nàng đừng có chết
Thần tôi hồi mô mới hết
Thơ tôi đời mô hết đau
Là nàng trở nên sang giàu
Tôi sú cho nguồn Khoái Lạc
Tôi cho ăn toàn Hương Nhạc
Tôi bắt vận toàn Âm Dương
Tôi để vạn miếng Nghê Thường
A vào đôi con mắt ngọc
Nàng dội thiêng liêng lên tóc
Nàng lùa Thanh Sắc vô tay..."
Tôi khóc sống người giai nhân
Tối hôm nay tôi xuất thần
Tôi muốn nàng đừng có chết
Thần tôi hồi mô mới hết
Thơ tôi đời mô hết đau
Là nàng trở nên sang giàu
Tôi sú cho nguồn Khoái Lạc
Tôi cho ăn toàn Hương Nhạc
Tôi bắt vận toàn Âm Dương
Tôi để vạn miếng Nghê Thường
A vào đôi con mắt ngọc
Nàng dội thiêng liêng lên tóc
Nàng lùa Thanh Sắc vô tay..."
Những nhà thơ từng đến với Bích Khê trong những năm đất nước thanh bình: Hàn Mặc Tử, Đông Hồ, Quách Tấn, Hoàng Trọng Miên, Mộng Đài... và Thinh Quang – người ghi lại hình ảnh của Bích Khê trong bài này! Có lần Bích Khê đã bảo với tôi: “Anh đã giao môt số thơ chưa hề đăng báo cho Minh Đức và Ngọc Quới – cất giữ”. Ngọc Quới có xác nhận với tôi điều này, sau khi Bích Khê qua đời... Nhưng giờ thì kẻ còn người mất, chẳng biết hai người bạn thơ này có còn hay đã mất và lưu lạc phương trời nào.
Hàn Mặc Tử bảo thơ Bích Khê “Một bông lạ nở hương, một thứ hương quý trọng, thơm đủ mọi mùi phúc lộc”.
Hoài Thanh: trong “Thi Nhân Việt Nam”:
- Tôi đọc thơ Bích Khê ba lần mà như thể tôi chưa đọc”.
- Tôi đọc thơ Bích Khê ba lần mà như thể tôi chưa đọc”.
Có thể là Hoài Thanh muốn nói:
- “Thơ của Bích Khê thật muôn hình vạn trạng, mỗi lần đọc đều có ý nghĩa và hình ảnh khác nhau”.
- “Thơ của Bích Khê thật muôn hình vạn trạng, mỗi lần đọc đều có ý nghĩa và hình ảnh khác nhau”.
Chế Lan Viên:
-”Tôi thường so sánh hai bài Ngũ Hành Sơn với bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp. Chỉ vì cả hai thi sĩ đều tả cảnh đất nước, cả hai đều dùng thể ngũ ngôn. Cố nhiên tôi rất yêu Nguyễn Nhược Pháp ở Chùa Hương. Nhưng tôi xin được phép đánh giá Bích Khê cao hơn Nguyễn Nhược Pháp...”
-”Tôi thường so sánh hai bài Ngũ Hành Sơn với bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp. Chỉ vì cả hai thi sĩ đều tả cảnh đất nước, cả hai đều dùng thể ngũ ngôn. Cố nhiên tôi rất yêu Nguyễn Nhược Pháp ở Chùa Hương. Nhưng tôi xin được phép đánh giá Bích Khê cao hơn Nguyễn Nhược Pháp...”
GS. Lê Đình Ky:
-...Điệu thơ nghe rất lạ, rất mới mà cũng thật gần gũi, với những mâm vàng đũa ngọc, chung rượu, muôn trùng, nước ái non tình.
-...Điệu thơ nghe rất lạ, rất mới mà cũng thật gần gũi, với những mâm vàng đũa ngọc, chung rượu, muôn trùng, nước ái non tình.
Tam Ích:
-”...Từ ngày Bích Khê làm thơ, chàng đã chú trọng đến nhạc tính: bài thơ Đường xưa nhất và bài thơ dài dài ngắn ngắn hay loạn nhất của Bích Khê sau này vẫn là những bản đàn quen tai và lạ tai.”
-”...Từ ngày Bích Khê làm thơ, chàng đã chú trọng đến nhạc tính: bài thơ Đường xưa nhất và bài thơ dài dài ngắn ngắn hay loạn nhất của Bích Khê sau này vẫn là những bản đàn quen tai và lạ tai.”
Đinh Cường:
-”...Thơ Bích Khê ví như cái cầu vồng, đi từ mầu trắng bâng khuâng đến mầu gay gắt ray rứt, điên cuồng, chỉ khi nào hiểu mới thấy được những mầu kia”.
-”...Thơ Bích Khê ví như cái cầu vồng, đi từ mầu trắng bâng khuâng đến mầu gay gắt ray rứt, điên cuồng, chỉ khi nào hiểu mới thấy được những mầu kia”.
Hoàng Thiệu Khang:
- “...chưa có một nhà Thơ Mới nào lại phá được cái cấu trúc văn xuôi trong thơ như Bích Khê.”
- “...chưa có một nhà Thơ Mới nào lại phá được cái cấu trúc văn xuôi trong thơ như Bích Khê.”
Năm 1946 trước khi Bích Khê qua đời có tặng cho nhà thơ Mộng Đài một bài thơ bao gồm các điển tích. Bài thơ đó như sau:
“Vân Anh hề! Bùi Hàng
Lộng Ngọc hề! Tiêu Lang.
Bí Phi hề! Bước sóng
Huyền Hoàng hề! Hường Điệp Lang...”
Lộng Ngọc hề! Tiêu Lang.
Bí Phi hề! Bước sóng
Huyền Hoàng hề! Hường Điệp Lang...”
Về sau nhà thơ Mộng Đài đã lấy tên “Vân Anh” trong bài thơ này đặt cho người con gái thứ hai của mình! Hiện thứ nữ của anh Mộng Đài cư trú tại Thung Lũng Hoa Vàng, Bắc California.” (Thinh Quang).
Tưởng cũng nên ghi nhận Bích Khê cùng người anh em bà con hai lần mở trường tư thục Hồng Đức và Quảng Thuận vào các năm 1934 và 1938 đều ở Phan Thiết, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn trường không thành công phải đóng cửa. Ngoài ra ông còn dạy ở trường Phú Xuân tại Huế vào năm 1941, dạy một thời gian thì nghỉ do căn bệnh nan y là triệu chứng lao hành hạ. Ông mất đêm 17 tháng 1 năm 1946 vì chứng bệnh lao phổi.
oOo
Trong cuộc đời tài hoa ngắn ngủi của mình, Bích Khê đã trải qua nhiều mối tình nhưng không được trọn vẹn. Ngoài các giai nhân được biết như: Song Châu, Ngọc Kiều, Bích Thủy đã đi qua đời ông và cuối cùng đều tan vỡ với nhiều lý do thì ông còn hình bóng một giai nhân khác mà trước khi lìa đời ông mới thổ lộ với người thân. Bích Khê là nhà thơ, mà là nhà thơ càng theo đuổi những mối tình bên bờ sông Tương thì sự lãng mạn nhuốm vào chất thơ ướt át càng nhiều. Chopin và Beethoven yêu người đến độ thất tình, để rồi có những tác phẩm của họ đạt tột đỉnh vinh quang. Nhà thơ Bích Khê cũng không ra ngoài chiều hướng như vậy. Sự thất bại trong tình trường khiến ông xuất sắc trong trường phái thơ lãng mạn.
Nhận xét khác về Nhà thơ Bích Khê là sự đổi mới trong nét sáng tạo khiến cho thơ ông độc đáo trong nghệ thuật làm thơ mới. Nỗi khát vọng đổi mới tất nhiên vì nhu cầu phá bỏ nề nếp quá ràng buộc của thơ cổ điển. Chính vì thế, thi nhân Quách Tấn luyến tiếc mất một đồng minh ưu tú bên trường phái thơ cổ điển nếu Bích Khê đừng nhảy sang thơ mới. Mà nếu Bích Khê không nhảy sang thơ mới, thì trường phái thơ mới có thể thiếu vắng sự lãng mạn đặc biệt đến độ tương tư, đến độ phá bỏ biên cương nề nếp để yêu tiên nữ rất "hiện sinh", yêu "toạc móng heo" trong thi ca cách tân, mà Bích Khê là một kiến trúc sư xuất sắc tiền phong. À, vậy chúng ta hãy khẳng định một điều là Bích Khê nhà thơ của khát vọng Đổi Mới.
Sau hết, chúng tôi xin được kết thúc bằng lời nhận xét kết luận của nhà văn Thinh Quang là:
"Mộng Đài bảo đọc thơ của Bích Khê như thể mình đang lạc loài giữa vòm trời như cả muôn ngàn ánh kim cương rực tỏa... Có điều nó không riêng rực tỏa ở thuở đương thời mà luôn cả ở các thế hệ mai sau trường kỳ và vĩnh viễn."
Việt Hải - Lan Nhi