Năm 2019 sẽ là năm của con heo, người miền Bắc gọi là con lợn. Con heo hay con lợn cũng đều tượng trưng một con vật xấu xí nhất về “nhan sắc” và kém cỏi nhất về “công trạng” trong 12 con giáp của Âm lịch.
Tại xứ ta và cả ở Trung Quốc, Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên (gồm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc)… những người sinh vào các năm Hợi (1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1996, 2007) đều được cát tinh Thiếu Dương và Thiên Hỷ giúp đỡ, mang tới không ít cơ hội tiến thân. Đó là theo các chuyên gia bói toán an ủi những người cầm tinh con heo!
Chân dung heo
Hẳn các bạn còn nhớ, ngày xưa chúng ta có học “Lục súc tranh công”, kể lại chuyện 6 động vật nuôi trong nhà (trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) tranh nhau kể lể công trạng của mình với gia chủ. Con heo là con vật cuối cùng lên tiếng về thân phận của mình với những lời lẽ có vẻ huyênh hoang, tự mãn:
“Như các chú lao đao đã đáng,
Heo thong dong ăn nhảy mặc heo.
Nội hàng trong lục súc với nhau,
Ai sánh đặng mình heo béo tốt?”
Và đây là “công trạng” theo lời “báo công” của heo:
“Vua ngự lễ Nam Giao đại đột,
Phải có heo mới gọi tam sanh,
Ðừng đừng quen lời nói lanh chanh,
Bớt bớt thói chê ai ăn ngủ.
“Kìa những việc hôn nhân giá thú.
Không heo ra, tính đặng việc chi?
Dầu cho mời năm bảy chuyến đi,
Cũng không thấy một người thấp thoáng.
“Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu,
Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu.
“Làng xã tới lao đao, láu đáu,
Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
Mọi việc rối liền xong trơn trải.
“Phải chăng, chăng phải,
Nghĩ lại mà coi,
Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước”.
Nhà viết kịch nổi tiếng người Anh, George Bernard Shaw (1856-1885), đã từng nhận Giải thưởng Nobel Văn chương năm 1925. Kịch của ông vừa thâm thúy pha lẫn chút khôi hài với thông điệp dùng nghệ thuật để thức tỉnh con người trước yêu cầu phải thay đổi trật tự tư sản với tất cả các thể chế và tập tục của nó.
Ông viết: “Tôi học được điều này đã từ lâu, không bao giờ vật lộn với con heo. Bạn sẽ làm bẩn mình, ngoài ra, lại còn làm con heo thích thú”. Đó là một bài học về xử thế, cũng tựa như ta có câu “Thà làm đầy tớ người khôn còn hơn làm thầy thằng dại”!
Phải có heo mới gọi tam sanh,
Ðừng đừng quen lời nói lanh chanh,
Bớt bớt thói chê ai ăn ngủ.
“Kìa những việc hôn nhân giá thú.
Không heo ra, tính đặng việc chi?
Dầu cho mời năm bảy chuyến đi,
Cũng không thấy một người thấp thoáng.
“Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu,
Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu.
“Làng xã tới lao đao, láu đáu,
Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
Mọi việc rối liền xong trơn trải.
“Phải chăng, chăng phải,
Nghĩ lại mà coi,
Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước”.
“Lục súc tranh công”, ấn bản do Ưu Thiên Bùi Kỷ hiệu đính
Nhắc đến “quan hôn tang tế” người ta liên tưởng đến “chuyện… con heo” hay còn gọi nôm na là “phim con heo”. Hóa ra heo lại còn tượng trưng cho “chủ nghĩa phồn thực”, làm chuyện con heo là có đụng chạm đến sex, mà cũng nhờ sex mà con người duy trì và phát triển nòi giống. Thế cho nên nhiều người kết luận… sex mới là công đầu của heo!
Cũng có một chính khách ở Phương Tây đã không tiếc lời ca tụng con heo nhưng không phải vì sex. Winston Churchill (1874-1965) làm Thủ tướng nước Anh tời hai nhiệm kỳ: năm 1940-1945, và năm 1951-1955. Ông đã để lại cho đời một danh ngôn thật hóm hỉnh nhưng lại khiến người đọc có nhiều suy nghĩ về cá tính của 3 con vật: chó, mèo và heo.
Những điều Churchill nói ra đều là sự thật, sự thật đó tiềm ẩn một ý nghĩa trừu tượng về con heo khi đem so sánh với con người: "Tôi thích heo. Con chó ngước lên nhìn chúng ta[ngưỡng mộ]. Con mèo nhìn xuống chúng ta [coi thường], còn con heo thì coi chúng ta là… ngang hàng"
Virgil (Publius Vergilius Maro) là nhà thơ lớn của La Mã cổ đại, người sáng tạo ra thể loại “sử thi”, ca tụng nguồn gốc huyền thoại của dân tộc La Mã. Các thời đại sau tôn sùng ông như một nhân vật huyền thoại, một nhà hiền triết, một bậc tiên tri. Từ thời Cổ đại, tác phẩm của ông đã được giảng dạy ở nhà trường và đã được dịch sang tiếng Hy Lạp cổ.
Có một danh ngôn của Virgil bao hàm một ý nghĩa sâu xa của triết học về chuyện “con heo có cánh” hay nói khác đi là “con heo biết bay”. Virgil cho rằng mọi người đều có thể làm được những điều kỳ diệu một khi họ nghĩ rằng họ có khả năng để làm điều đó. Ở đây, bài học được rút ra là người ta cần sự tự tin, rồi thì thành quả sẽ tự nó sẽ tìm đến.
“Chúng có thể vì chúng nghĩ chúng có thể”
Tổng thống Bill Clinton lại phản bác Virgil. Ông cho rằng người ta có thể lắp cánh cho heo nhưng dứt khoát điều đó không có nghĩa là biến nó thành con ó! (Mà con ó lại là biểu tượng của Hoa Kỳ).
Còn Tổng thống Barrack Obama lại chế diễu heo. Ông nói đùa: “Bạn có thể tô son lên một con heo. Nó vẫn là một con heo!”. Chắc ý Obama muốn nói “Bộ áo không thể làm nên thầy tu” hay suy diễn sâu xa thêm thì “Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”!
George Orwell, nhà văn người Anh, có cả một tiểu thuyết về loài heo trong “Trại súc vật”(Animal farm). Ông kể lại một cuộc “cách mạng” của súc vật dưới sự “lãnh đạo” của loài heo, được coi là thông minh nhất trong các loài vật. Súc vật đã lật đổ con người tại một nông trại và tạo dựng nước “Cộng hòa Súc vật” (Republic of the Animals).
Thế nhưng, cũng như con người, súc vật gặp phải một “bức tường muôn thuở”: khi quyền lực nắm trong tay sẽ phát sinh mâu thuẫn và dẫn đến thất bại. Dù bất đồng nhưng chúng cũng đã soạn ra “bảy điều răn cơ bản” cho súc vật trong trại và cuối cùng chỉ còn lại một điều răn duy nhất: “Tất cả mọi con vật đều bình đẳng nhưng… có những con vật bình đẳng hơn những con vật khác.”
(Tham khảo “Trại súc vật” tại https://chinhhoiuc.blogspot.com/2018/04/oc-lai-trai-suc-vat-cua-george-orwell.html)
“Bộ sậu” trong Trại Súc Vật
Ông viết: “Tôi học được điều này đã từ lâu, không bao giờ vật lộn với con heo. Bạn sẽ làm bẩn mình, ngoài ra, lại còn làm con heo thích thú”. Đó là một bài học về xử thế, cũng tựa như ta có câu “Thà làm đầy tớ người khôn còn hơn làm thầy thằng dại”!
Chúng ta trở lại Phương Đông với câu chuyện của Trư Bát Giới trong Tây Du Ký. Lão Trư mang hình hài của một con heo xấu xí và thầy Tam Tạng đặt tên “Bát Giới” với ý là tám ranh giới để tu sửa: không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không nằm giường quá rộng và ăn chay trường.
Bát Giới luôn đẩy những người đồng hành vào rắc rối bởi sự lười biếng, thói háu ăn và bản tính háo sắc trước những cô gái đẹp. Bát Giới luôn tỏ ra ghen tị với Tôn Ngộ Không vốn là đệ tử ruột của Tam Tạng. Lúc nào Bát giới cũng tìm cách hạ bệ Ngộ Không và đã có lần “con khỉ” bị đuổi về Hoa Quả Sơn chỉ vì lời dèm pha của Lão Trư.
Trư Bát Giới đã học được 36 trong số 108 phép thiên cương địa sát. Tuy số lượng chỉ bằng một nửa 72 phép của Tôn Ngộ Không nhưng uy lực chỉ có hơn chứ không kém. Mặc dù vậy, do năng lực hạn chế nên phép thuật của Trư Bát Giới tỏ ra thua kém rõ rệt so với Tôn Ngộ Không.
Trư Bát Giới vốn giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái, người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Trong bữa tiệc lớn hội tụ đủ các chức sắc, Trư Bát Giới đã bị hút hồn khi lần đầu tiên nhìn thấy sắc đẹp của Hằng Nga. Cùng với men say của rượu, Bát Giới đã tán tỉnh Hằng Nga và bị nàng tâu với Ngọc Hoàng. Vì lý do này, Bát Giới bị đày xuống hạ giới để theo Tam Tạng đi thỉnh kinh.
Khi hoàn tất việc thỉnh kinh, tất cả bạn đồng hành của Bát Giới đều trở thành Phật hoặc La Hán. Chỉ riêng mình Bát Giới là không, mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng Bát Giới vẫn còn quá nhiều ham muốn. Vì vậy, Bát Giới được phong là "Tịnh đàn sứ giả" với phần thưởng là công việc "lau dọn bàn thờ", nơi mà Lão Trư có thể ăn thỏa thích những hoa quả thừa!
Bát Giới chính là hình ảnh của con người vốn đã bị ràng buộc vì Tham-Sân-Si. Từ thời xưa cho đến thời nay vẫn luôn có những Lão Trư tái sinh trong cuộc sống hằng ngày!