Saturday, 23 March 2019

Một Paris rất lạ

Trong hình ảnh có thể có: 3 ngưỠi, mỠi ngưỠi đang đứng

See the source image

See the source image

Một Paris rất lạ  
Không có ánh hào quang hoa lệ, người vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác

Nhắc tới Paris, bạn thường nghĩ ngay tới điều gì? Tháp Eiffel? Những biển hiệu sáng choang với cửa kính và các món hàng sang chảnh? 


Hay những người Paris thanh lịch với điệu bộ cử chỉ tao nhã như quý tộc?
Những hình ảnh chân thực và gai góc dưới đây được nhiếp ảnh gia David Tesinsky, tới từ Prague chụp lại trong một chuyến thăm kinh đô ánh sáng của thế giới, và chắc chắn những gì được anh ghi lại sẽ khiến bạn phải giật mình khi biết rằng, Paris chẳng đẹp như bạn tưởng tượng đâu.
Hay ít nhất, là không đẹp theo cái cách mà bạn nghĩ.

Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 1.
Khung cảnh hoang sơ, bẩn thỉu với những chiếc giường và đệm vứt đi mà người vô gia cư trưng dụng làm chỗ ngủ. Bạn có tin rằng đây là kinh đô ánh sáng không?
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 2.
Ở góc hình này, nhiều người sẽ cho rằng đây là một đô thị tối tăm và phức tạp như New York hay thậm chí, Gotham. Paris ư? Không đời nào chứ?
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 3.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 4.
Một người phụ nữ vô gia cư nằm nép mình trên hè phố, dưới những tấm chăn gom nhặt đủ loại.
Sau khi đóng cửa trại di cư Calais, nhiều người tị nạn tới Paris nghiễm nhiên trở thành dân vô gia cư. 
Trên thực tế, khi một người tị nạn tới Pháp, họ được phép số tại 1 trung tâm d'Accueil de Demandeurs d'Asile cho tới khi trường hợp được cứu xét. 
Tuy nhiên, quy trình làm việc này khó mà đáp ứng được lại số lượng người vô gia cư quá lớn, nhiều người vẫn tiếp tục phải ra đường ngủ mỗi đêm.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 5.
Một người đàn ông mệt mỏi, có lẽ đã nhiều ngày không tắm giặt, cạo râu. Đôi giày dường như là thứ tài sản quý giá khiến anh phải cởi ra và đặt ngay bên cạnh trong lúc ngủ.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 6.
Một góc đường được người vô gia cư sử dụng làm chỗ ở tạm.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 7.
Chẳng có tháp Eiffel, chẳng có những đại lộ ngập tràn ánh sáng. Paris có thể đẹp, nhưng chỉ đẹp với người giàu mà thôi.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 8.
Hai người lang thang ngủ trên những tấm nệm đặt tại một khoảng sân ngập rác.
Vào năm 2012, số liệu thống kể INSEE cho thấy có tới 141.500 người không có nhà ở Pháp, tăng 44% kể từ năm 2011. 
Gần một nửa số người vô gia cư ở quốc gia này nằm trong độ tuổi 30-49; phụ nữ chiếm 38% và có tới 30.000 trẻ em phải lớn lên trên đường phố mỗi ngày.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 9.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 10.
Một gia đình người vô gia cư với cả bố, mẹ và con. Khoảng không gian sinh hoạt của họ là một tấm nệm con và một chiếc chăn cả nhà cùng đắp. Đứa trẻ vẫn nở nụ cười hạnh phúc, còn cha mẹ của em thì chẳng tươi tỉnh được như vậy.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 11.
Ở Paris, vẫn có những kẻ chỉ mang một chiếc giày.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 12.
Khung hình sống động, đẹp và buồn tới nao lòng. Một ông bác vô gia cư râu tóc bạc phơ ngồi lặng thinh bên khoảng trời xám xịt, kế bên là chiếc motor ai đó dựng tạm một góc. Chẳng tới mức được coi là "tương phản xã hội", thế nhưng ai nhìn qua chắc cũng có chút nghĩ suy.
Vào năm 2017, một câu chuyện hy hữu đã xảy ra tại Paris khi hàng trăm người vô gia cư bỗng trở thành hàng xóm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Vào đợt lạnh kỷ lục ở thành phố này vào ngày 3/12, nhiều người vô gia cư đã bất đắc dĩ phải tự tiện "đánh chiếm" một phòng tập thể dục thể thao chỉ cách Điện Elysée chừng hơn một trăm mét. 
Những người này nói rằng đó là chuyện bất đắc dĩ, nhưng khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới mức 4-5 độ C thì thực sự họ không thể lang thang trên hè phố được nữa.
May mắn là tình người ở thành phố còn nhiều góc tối này vẫn xứng với danh xưng kinh đô ánh sáng. 
Phó thị trưởng Paris Ian Brossat đã tới thăm và tuyên bố thông cảm chân thành với hành động đường đột này của những người vô gia cư. 
Ông cam kết sẽ không cưỡng bức họ rời khỏi phòng thể thao cho tới khi thời tiết có chuyển biến tốt hay tới khi nhà nước tìm được cách giải quyết thỏa đáng những khó khăn của họ.

Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 13.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 14.
Màu ảnh tăm tối lột trần một góc chẳng hề rực ánh hào quang của đô thị đẹp và văn minh bậc nhất thế giới.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 15.
Một góc sinh hoạt trên đường phố của những kẻ lang thang": xoong chảo trống không, sạch bóng trong khi cốc uống nước thì bẩn két lại.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 16.
Không có việc làm, những người vô gia cư dù khỏe mạnh cũng chỉ biết nằm dài đọc báo đợi qua ngày và qua cơn đói.
Một Paris rất khác: Không có ánh hào quang hoa lệ, ngưỠi vô gia cư sống vạ vật, lay lắt trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác - Ảnh 17.
"Tôi đói" - lời kêu cứu của một gã vô gia cư ngồi chờ đợi lòng tốt của người qua đường.

Paris lãng mạn... hay
Paris dơ bẩn, rác rưởi, Paris ngủ đường, khủng bố...
Mấy cô em tôi sang Paris về gửi bao hình ảnh, những pose hình làm con tim rung động bởi những gì đẹp đẽ, lãng mạn và thơ mộng như thi ca, rất dễ dụ tâm hồn tôi rơi vào những bức ảnh đẹp như thế này, những bức ảnh gây nên nhiều mộng mơ.
Dĩ nhiên điều đó đã bỏ quên hẳn những hình ảnh xấu của một thủ đô Paris với khủng bố, rác rưởi, ngủ đường, bụi bặm, dơ bẩn, vỉa hè đầy phân kiki, kẹt xe, người nghèo, ăn xin, cướp giật... để chỉ nhìn thấy một Paris hào nhoáng với tháp Eiffel lộng lẫy ánh đèn màu tỏa ngập không gian, trên nền trời đêm xanh đen nổi lên hai bóng hình trong giây phút quyết định của một cặp tình nhân hôn nhau, giời ơi sao tình tứ, mà ta phát thèm nhỏ dãi, rồi cho những facebookers bạn ta ngắm nhìn mê mẫn trong bức tranh trời và chiếc cầu sắt biểu tượng cho tiến bộ kỹ thuật của quá khứ, rồi khung cảnh Paris với một chàng trai quỳ gối cầu hôn một cô gái khi hôn tay người con gái.
Hôm nay tôi tình cờ xem một weblink với một Paris bẩn thỉu, tràn ngập rác:
http://kenh14.vn/mot-paris-rat-khac-khong-co-anh-hao-quang-…
Xem thêm link sau Paris hỗn loạn, tan hoang:
http://kenh14.vn/chum-anh-thanh-pho-paris-ngon-ngang-tan-ho…
Tôi cố vặn não già của mình nhớ lại dĩ vãng của ngày xưa của chính những bài thi ca, của mình và của người, ôi sao toàn những thơ mộng, mộng mị:
Paris có gì lạ không em
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim.
Paris có gì lạ không em
Mai anh về giữa bến sông seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay.
Paris có gì lạ không em
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen.
Anh sẽ…
Paris Có Gì Lạ Không Em, do Elvis Phương trình bày, nhạc Ngô Thụy Miên, thơ Nguyên Sa : https://www.youtube.com/watch?v=sG52Us44Ba0
Mùa Thu Paris, Sĩ Phú trình bày, nhạc Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng: https://www.youtube.com/watch?v=asihj1lmSxE
Tình Hè Paris (Thơ Việt Hải, nhạc Vĩnh Điện) do Vũ Hoành ca: https://www.youtube.com/watch…
--------------------------------------------------------------------------------
Paris có gì lạ không em?
Từ Thức (tuthuc-paris-blog.com)

Paris bẩn, đường phố đầy rác rưởi. Paris bất an, homeless ngủ đầy đường, đi đâu cũng đụng ăn mày, ăn xin, sểnh ra là bị móc túi. Paris đắt đỏ, nhìn thấy giá cả cũng đủ khiếp. Paris loạn, ngày nào cũng biểu tình, và có biểu tình là có đập phá, đốt xe, như một nước có chiến tranh.
Những nhận xét đó trên facebook của cô Mạc Việt Hồng, Ba Lan, cũng là nhận xét của nhiều người.
Tại sao một thủ đô tự nhận và được coi là “trung tâm ánh sáng” lại tệ hại đến thế?
Nhiều bạn xúi tôi trả lời. Tôi ngần ngại, vì không muốn trở thành cái máy trả lời. Nhưng có vài phút rảnh, cũng bàn góp, cho vui.
Chuyện dân Pháp đi biểu tình như ta đi chợ, tôi đã đề cập tới nhiều lần. Hôm nay nói chuyện khác.
Ðắt đỏ:
Người Việt, nhất là từ Mỹ sang, thấy giá cả ở Paris đều le lưỡi. Sao đắt thế? Ðắt, bởi vì thuế cao. Mỗi lần bạn mua cái gì, làm bất cứ một dịch vụ gì, trong đó có thuế TVA, thường thường là 20%. Thuế cao, không phải vì đầy tớ dân cần tiền xài, cất lều cho bồ nhí, nhưng bởi vì ngân khoản xã hội, trợ cấp đủ loại quá nhiều, quá nhiêu khê. Nhà nước lúc nào cũng thiếu tiền, phải gõ.
Nguyên tắc dây chuyền: anh gõ tôi, tôi gõ thằng khác.
Thêm vào đó, thương gia cũng lợi dụng, bởi vì Paris là một trong ba thành phố đông du khách nhất thế giới.
Phân chó:
Cùng với người Anh, người Pháp là người nuôi nhiều chó, mèo nhất. Nhưng quả thực để chó mèo phóng uế tùm lum là một vấn đề tự giác mà người Pháp thua nhiều dân tộc khác. Paris đã có những đội ngũ đi phạt những chủ chó vô trách nhiệm, nhưng thay đổi thói quen không phải dễ. Mỗi năm, thành phố Paris tốn hàng chục triệu euros để cạo rửa kẹo cao su ngoài đường, hàng chục triệu khác để xoá những graffitis trên tường.
Tại sao không phạt nặng như Singapour? Bởi vì người Pháp không có văn hóa cấm, phạt.
Móc túi:
Quả thực, nếu du khách không để ý, dễ tin (như du khách Nhật chẳng hạn), sẽ thấy giấy tờ, tiền bạc, iPhone không cánh mà bay.
Móc túi là một nghề độc quyền của các di dân hay “du khách” đến từ các nưóc hậu Cộng Sản nghèo, như Bulgarie, Roumanie, Albanie, nhất là những người sống di động, không định cư.
Tại những nưóc này, có những làng chuyên về nghề móc túi, huấn luyện dân, nhất là con nít để đưa sang các nước giầu, nhất là Pháp, nơi luật pháp lỏng lẻo nhất.
Luật Pháp cấm giam giữ vị thành niên, trừ trường họp nghiêm trọng. Nếu bị bắt, trẻ em chỉ việc khai tên tuổi, ra khỏi bót cảnh sát lại tiếp tục hành nghề. Khai tên giả, tuổi giả, vì trên người không có giấy tờ gì. Dần dần trở thành một trò chơi. Cảnh sát chán, chẳng muốn bắt nữa.
Homeless nằm đường:
Hiện tượng này có, vì nhà cửa hiếm, giá địa ốc quá cao. Nhưng nhất là số di dân bất hợp pháp càng ngày càng đông. Vào nước Pháp rất dễ. Và khi vào rồi, rất khó trục xuất, vì luật lệ rắc rối. Người SDF (sans domicile fixe, homeless) nằm đầy đường, cảnh sát không dám đụng tới. Nếu dùng biện pháp mạnh, các hội nhân quyền sẽ tố cáo tùm lum. Chưa nói tới dân đi đường, sẵn sàng can thiệp, nhiều khi những người phản đối cảnh sát cũng là người than phiền vì đường phố bất an.
Thị trưởng Paris đã nhiều lần yêu cầu cảnh sát giải tán những khu người di dân tụ tập quá đông, nhưng trong trường hợp này, phải có chỗ cho họ ăn ở.
Ở Pháp, bạn thấy rất thường chuyện xe cảnh sát dẫn đầu, giữ trật tự cho những người nhập cư… bất hợp pháp biểu tình đòi giấy tờ.
Mùa Đông, thị xã và nhà nước rất sợ có người homeless nằm đường chết lạnh, sẽ lãnh đủ trước dư luận. Họ gởi người, cùng với các hội đoàn thiện nguyện, đưa những người này vào các trung tâm tạm trú. Nhiều homeless từ chối, vì thích nằm đường tự do hơn. Và không ai có quyền cưỡng bắt người khác phải ngủ ở nơi này, nơi khác nếu họ không muốn.
Ăn mày, ăn xin:
Không phải là chuyện phạm pháp, nếu không gây rối trật tự công cộng. Cảnh sát chỉ có quyền can thiệp trong trường hợp phạm pháp. Cách đây ít lâu, một thị trưởng quyết định cấm ăn xin ở nhũng nơi có nhiều du khách, vì người ăn xin quá nhiều, đôi khi say rượu, có thái độ hung hăng. Các hội đoàn nhân quyền phản đối tùm lum, ông thị trưởng phải rút lại chuyện cấm đoán.
Tóm lại, giải quyết những vấn đề trên rất tế nhị, cực khó, khi nước Pháp còn nặng lòng với triết lý “Cấm không được cấm” (Il est interdit d’interdire, một biểu ngữ nổi tiếng trong cuộc nổi loạn tháng Năm 1968, Mai 68).
Chúng ta tới từ một xứ cái gì cũng cấm, thấy nó kỳ kỳ, nhưng đó là một hình thức văn hóa của nước Pháp.
Ánh sáng:
Trước đây, một ông viết: tới Paris, tôi chỉ ngồi nhà uống rượu với bạn; Paris chẳng có gì, ngoài cứt chó. Với ông này thì tôi chào thua, không dám bàn. Người Pháp nói: Cái gì quá lố đều vô nghĩa.
Nhiều người tới Paris, chỉ kéo nhau tới khu Tàu quận 13 ăn phở bột ngọt, rồi than Paris chẳng có gì đáng coi. Tôi ở Paris mấy chục năm, hay la cà ngoài đường, vẫn chưa khám phá hết cái duyên của thành phố này. Như cái duyên của một người đàn bà đẹp quý phái, nhưng trang nhã, kín đáo.
Mỗi người nhìn một thành phố với một nhãn quan. Với tôi, 3 thành phố lưu luyến nhất là Paris, Tokyo và Sài Gòn trước 75. Cái lưu luyến của ta với một thành phố chẳng có gì khách quan. Chỉ là chuyện tình cảm, liên hệ tới những kỷ niệm, những cái rất riêng tư.
Nhiều người chê đường xá Paris quá hẹp, tôi lại thích những con hẻm lát đá: nó ấm cúng, gần gũi.
Trước kia, đường phố Paris còn chật hẹp hơn nữa. Ông Haussmann, “préfet” Paris giữa thế kỷ 19, quyết định nới rộng thêm, để cảnh sát dễ can thiệp khi dân… biểu tình.
Nhà cửa, đường phố, dinh thự Paris ngày nay hầu hết đều có dấu tay Haussmann. Ông ta vẽ lại bản đồ thành phố để biến Paris thành một hòn ngọc, chưa biết vẽ bản đồ để vồ mấy khu nhà mặt tiền.
À, bạn có biết tại sao Paris có biệt danh là “kinh đô ánh sáng?” Ngày nay, có nhiều nơi “sáng” hơn Paris, đèn đuốc xanh đỏ lập loè, nhất là các thành phố mới bên Tàu.
Paris được gọi là kinh đô ánh sáng, vì đó là nơi đầu tiên trên thế giới có đèn đường. Ðể giảm bớt cướp bóc ban đêm, một ông Tây đã có sáng kiến dựng cột đèn ở những nơi có đông người qua lại.
PS: Nếu bạn đi du lịch, nên thư thả đôi chút. Ðừng chơi trò 7 nước 7 ngày. Bạn bắt đầu cảm nhận một thành phố sau một hai tuần la cà. Và nước Pháp không phải chỉ có Chinatown quận 13, cũng không phải chỉ có Paris. Hãy thăm viếng những tỉnh nhỏ đẹp và dễ thương tuyệt vời, ít người Việt đặt chân tới.