Saturday, 16 March 2019

Nhạc Sĩ LAM PHƯƠNG - Facebook Việt Hải

CSVN lên án nhạc Lam Phương "phản động" (?). Âm nhạc vốn cần nhân bản tính. Âm nhạc sắt máu, âm nhạc phục vụ bạo quyền chỉ là sản phẩm phi nhân bản...
Vì sao nhạc Lam Phương bị cấm? Bài của Thanh Thư:
http://baotreonline.com/vi-sao-nhac-bi-cam/
VOA TIẾNG VIỆT : TÁC GIẢ, NHẠC SĨ NÓI VỀ VỤ CẤM CA KHÚC TRƯỚC 1975
Nghe Những bài hát này : Năm Bài Hát bị Cấm
Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo tạm thời dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước 1975 để xem xét, xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu về ca từ với bản nhạc gốc. Đó là các ca khúc: Cánh thiệp đầu xuân của tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ, Rừng xưa và Chuyện buồn ngày xuân của tác giả Lam Phương, Đừng gọi anh bằng chú của tác giả Diên An, và Con đường xưa em đi của tác giả Châu Kỳ – Hồ Đình Phương.
Từ California, nhạc sĩ Lam Phương, tác giả của hai bài hát vừa bị chính quyền Việt Nam đình chỉ lưu hành cho VOA biết ông không cảm thấy buồn vì lệnh đình chỉ này. Nhạc sĩ Lam Phương năm nay 80 tuổi, sức khỏe yếu, đi lại khó khăn, giọng nói thay đổi vì bị đột quỵ. Ông nói như sau:
“Họ cấm là chuyện dĩ nhiên rồi! Đó là hai bài tôi viết trong chế độ đó. Chuyện gì họ cũng cấm hết. Không sao, tôi còn cả mấy trăm bài, cấm có hai bài đâu có ăn thua gì. Chuyện này mình biết trước rồi. Tôi biết thế nào họ cũng cấm nhiều bài nữa. Mình viết tân nhạc mà trái với đường lối thì họ cấm. Chuyện dĩ nhiên mà. Hổng có chuyện gì buồn hết. Nghịch với đường lối của họ thì họ làm. Còn tình cảm sáng tác thì mình vẫn giữ thôi. Họ để thì để, họ không để thì cấm thôi. Đường của mình thì mình đi, đường của họ thì họ đi.”
Cũng như nhạc sĩ Lam Phương, nhạc sĩ Lê Dinh, đồng tác giả của bài hát quen thuộc Cánh thiệp đầu xuân, hiện đang sốngt tại Montreal, Canada, không bận tâm lắm về lệnh hoãn lưu hành này. Nhạc sĩ Lê Dinh chia sẻ:
“Trước năm 1975 thì là của mình. Mình viết theo sự tự do của mình. Còn bây giờ thì họ muốn làm gì thì làm. Tôi không để ý tới. Lời ca thì viết theo chánh phủ của mình, Việt Nam Cộng Hòa. Họ muốn đổi thì đổi, muốn không hát thì không hát. Tôi không để ý tới. Đới với tôi là tác giả, không thành vấn đề.”
Theo Báo Pháp luật, tác phẩm Rừng xưa, Cánh thiệp đầu xuân, Chuyện buồn ngày xuân được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép vào năm 2011, còn lại hai ca khúc Con đường xưa em đi và Đừng gọi anh bằng chú đều cấp phép vào năm 2014.
Báo Pháp Luật trích lời ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nói rằng: “Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ gửi văn bản đến các trang mạng nghe nhạc trực tuyến, hãng băng đĩa… để tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc này. Bởi nếu tiếp tục lưu hành việc sai lời, sai tác giả… sẽ còn ảnh hưởng đến quyền tác giả và các quyền liên quan.”
Ngoài ra, khi trao đổi với Báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Đăng Chương cũng cho biết 5 ca khúc bị dừng lưu hành như nêu trên “không có vấn đề về tư tưởng, chính trị.”
Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn, hơn 40 năm qua, Cục đã cấp phép phổ biến hơn 2.500 bài hát của các tác giả sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhiều bài hát do thất lạc bản nhạc gốc, các đơn vị đề nghị xin cấp phép sử dụng đều ký âm lại và cam kết tính chính xác của tác phẩm, việc làm này dẫn đến nhiều tên tác giả/bút danh và ca từ có sự khác nhau trên cùng một tác phẩm âm nhạc.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Vinh Sử cho biết nhận xét của ông về lệnh hoãn lưu hành 5 ca khúc được sáng tác trước 1975:
“Vấn đề này là cái tào lao của bên Sở Văn Hóa. Nếu mà trong bài mà mình chỉnh “lính” thành lại “bộ đội” thì không cho phép, bởi vì khi ca lên sửa cái lời dù liên quan đến bộ đội nhưng người ta vẫn hiểu là Việt Nam Cộng Hòa rồi. Cái này không cho là đúng. Các sáng tác cá nhân, nếu đứa con của mình không hoàn hảo thì có thể sửa cho hoàn hảo đứa con này, đó là quyền của tác giả.”
Nhạc sĩ Lê Minh, cũng ở thành phố Hồ Chí Minh, cho VOA biết ông khá bất ngờ về lệnh hoãn này:
“Riêng Chuyện buồn ngày xuân thì mới gần đây ca từ do ảnh hưởng sau năm 1975 thì ít nghe phổ biến, còn bài Con đường xưa em đi thì người vẫn hát. Không biết lý do gì mà bên Cục lại không cho hát?”
Nhạc sĩ Lê Minh nói rằng Cục Nghệ thuật Biểu diễn vẫn chấp nhận việc sửa lời bài hát, và một số ca khúc sửa lời đang được lưu hành. Nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm nhận xét của ông về việc kiểm duyệt âm nhạc của chính quyền Việt Nam:
“Thật ra một bài hát có xuất xứ ra đời thì nó gắn liền với thời gian, gắn liền với một cột mốc nào đó. Thành ra những người yêu nhạc, người ta sống theo ký ước thì người phản ứng là đúng. Còn một số ca sĩ mình vì muốn được cấp phép mà trong khi Cục chưa ra thông báo cho phổ biến những bà đó thì họ có thay đổi ca từ. Trường hợp đó cũng rất nhiều, nhưng có những bài nó vượt qua luôn, chẳng hạn như bài Tôi đưa em sang sông, vì đời tôi là chiến binh thì người ta sửa lại là vì đời tôi là cánh chim bay khắp phương trời thì được lọt lưới luôn cho tới bây giờ vẫn còn hát. Hay là Trên đường đi lễ xuân đầu năm của Hoài An, đón xuân nơi trận tiền thì đổi thành Đón xuân qua mọi miền thì cũng được cho hát tới bây giờ. Không nghe nói vấn đề cấm phổ biến. Riêng bài Con đường xưa em đi, theo tôi biết, lời của nó là Chiến trường anh bước đi, thì có ca sĩ đổi lại là Lối mòn anh bước đi, nhưng có ca sĩ vẫn để Chiến trường anh bước đi, vẫn phổ biến trên mạng, trên Youtube hay trên các MV.”
“Còn người nghe người ta phản ứng là đúng. Vì vào thời điểm người nghe những bài hát này là những thời điểm ký ước họ quay về, gợi về những kỷ niệm đó. Bây giờ anh sửa lại thì người phản kháng. Từ đó mới túng ta lúng túng trong vấn đề quản lý.”
Báo Người Lao Động viết rằng “Không ít ca khúc dòng nhạc này có nội dung liên quan đến lính chế độ Sài Gòn. Vì thế, để được sử dụng, nhà sản xuất và ca sĩ thường sửa những ca từ liên quan đến nội dung này khi gửi văn bản ra Cục Nghệ thuật Biểu diễn xin phép. Tuy nhiên, dù có sửa ca từ thì những người từng sống ở miền Nam trước năm 1975 nghe là nhận ra ngay.”
Nhạc sĩ Lê Minh nói rằng việc sửa lời ca khúc là không thể chấp nhận vì như vậy là “không tôn trọng người sáng tác”:
“Sống lại trong lòng người ta không vì ca từ không thôi, mà còn còn giai điệu nữa. Nếu mà chúng ta xét nét từ câu từ chữ thì cũng dễ thôi. Nó là một sản phẩm văn hóa, tinh thần thì không có vấn đề gì hết. Cứ cho hát, ai thích cái gì thì chọn cái nấy. Có khi mình làm như vậy thì người ta tò mò thêm. Nói thật ra cái đó là sự xúc phạm đến người sáng tác. Một số hãng băng hay một số ca sĩ tự ý làm thì cái đó thì cái đó không tôn trọng tác giả. Hai là nếu người nghe đã in hình bài đó rồi thì coi như không tôn trọng người nghe thì những việc làm đó, tôi cho là không đúng. Chúng ta nên giữ nguyên hiện trạng. Anh cảm thấy anh cho thì tôi hát, chứ không sửa. Giống như mới đây bài Ly rượu được cho phép cho hát sau 40 năm không được phép hát. Người ta vẫn không sửa. Trên tinh thần đó thì chúng ta nên sử dụng những tác phẩm hay, có giá trị, chứ không gì một chính kiến gì đó mà chúng ta cất nó đi hay không cho phép nó tồn tại. Điều đó không nên.”
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thu Đông, Trưởng phòng Quản lý băng đĩa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn khẳng định với báo VNExpress rằng “năm ca khúc bị tạm dừng lưu hành không gặp vấn đề nghiêm trọng về nội dung. Sau khi quá trình thẩm định kết thúc, Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ cấp phép trở lại.”
Trước tình hình các ca khúc bị hoãn lưu hành, gây thiệt hại cho các công ty phát hành băng đĩa và ảnh hưởng đến công chúng yêu nhạc trước năm 1975, báo Người Lao Động đưa ra kiến nghị: “Thay vì cấp giấy phép phổ biến lẻ tẻ cho từng ca khúc xưa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thể ra một văn bản nêu rõ những ca khúc loại nào không được phép phổ biến.”
“Về mặt quản lý nhà nước, cần đơn giản hóa những thủ tục hành chính, loại bỏ triệt để các loại giấy phép con mà những quyết định cho phép phổ biến các sáng tác trước năm 1975 tại miền Nam hay sáng tác của người Việt Nam sinh sống và định cư ở nước ngoài là một loại giấy phép con cần bỏ.”

Chuyện buồn ngày Xuan – Lam Phương – Tuắn Vũ – Hương Lan
https://www.youtube.com/watch?v=j4xLYX99GfE
Rừng Xưa – Lam Phương – Tuấn Vũ:
https://www.youtube.com/watch?v=QeaRhUwSV-0

Hình ảnh người lính trong ca khúc Lam Phương
16 Tháng Mười Hai 2011- Du Tử Lê

Nói tới nhạc Lam Phương, hầu hết những người yêu mến nhạc của ông, thường liên tưởng ngay tới những ca khúc viết về người lính.
Điều này cũng dễ hiểu. Bởi vì ông không chỉ là một trong số rất ít nhạc sĩ mang hình ảnh người lính vào trong cõi giới âm nhạc của mình, sớm nhất. Mà, người lính trong ca khúc của Lam Phương, còn là hình ảnh người lính rất gần với đời thường.
Ở miền Nam, khi cuộc chiến bước lần tới giai đoạn của những trận đánh khốc liệt, với nhu cầu gia tăng quân số, khiến đa số thanh niên phải tòng quân thì số lượng ca khúc viết về tâm cảnh người lính cũng gia tăng mạnh mẽ.
Người ta thấy khá nhiều nhạc sĩ đã tạo hình ảnh người lính trong ca khúc của họ, là những thanh niên hào hoa phong nhã. Nhiều ca từ trong số những ca khúc này, cho người nghe cảm tưởng người lính ra mặt trận, đi hành quân, như đi “picnic!” Hay đi du lịch tới một nơi chốn mà ở đó, là cảnh tượng thanh bình, của những sông, suối, trăng, sao!... mơ màng, làm thơ ca ngợi mây, gió vu vơ khi nhớ, nghĩ tới người yêu “bé nhỏ” ở thành phố...
Tính chất lãng mạn hóa đời thực của người lính nơi trận tuyến của những nhạc sĩ này, theo tôi, vô hình trung là một thứ ma túy, một loại cần sa, tạo ảo giác cho cả đối tượng được nói đến trong ca khúc, cũng như những người yêu mến ca khúc ấy.
Đứng ở góc độ tuyên truyền, những ca khúc đó rất đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, ở lãnh vực sáng tác thì, mọi chủ tâm triệt tiêu sự thật, đời thường, lại chỉ là một thứ dầu gió hay, cao dán ngoài da. Đôi khi phản tác dụng. Gây bất mãn cho chính người được ca ngợi.
Tôi không biết có phải bản chất Lam Phương vốn thật thà, đôn hậu hay không? Nhưng hiển nhiên, những ca khúc viết về tâm tình người lính của ông, ngay tự những năm đầu tiên, của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, đã cho thấy, ông không quay lưng, không chối bỏ sự thật.
Tính nhậy cảm, khả năng sống được, sống cùng những buồn vui của đám đông, kẻ khác, đã mang lại Lam Phương, đồng thời cho kho tàng âm nhạc miền Nam khá nhiều những ca khúc trung thực viết nói về người lính thời chinh chiến. Có dễ vì thế, dù chiến tranh chấm dứt đã lâu, mà hôm nay, một người không liên hệ, không trải qua những ngày binh đao xưa, vẫn có thể hình dung, cảm nhận những sự thật về người lính một thời, qua ca từ của Lam Phương.
Tôi xin trích dẫn một ca khúc Lam Phương sáng tác rất sớm, vào những năm cuối thập niên (19)50, với những bày tỏ hay, thú nhận (xác nhận) không thể thành thật và cụ thể hơn, khi ông viết:
Dù đời mình còn dài nhưng ngày vui chóng tàn
Ta yêu nhau đi thôi cho mộng không vỡ thành đôi
Từ khi anh là lính chiến không về thăm ghé nhà em
Không còn nghe tiếng cười thâu đêm buồn ơi sao là buồn.
Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi
Đời chỉ làm bạn cùng sương gió
Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn
Biết cho chăng đêm nay
Chiến tranh đem thân trai đi ngàn phương
Đời chỉ ân ái với cánh thư hồng ấp yêu.
Rừng lá rừng chập chùng, giá lạnh trai chiến trường
Đêm nay xa quê hương, xa lìa tiếng nói người thương
Ngày anh lên đường chiến đấu hoa lòng đã chớm tình yêu
Nhưng chờ đâu thấy người anh yêu chờ đến xuân về chiều.
(Trích “Biết Đến Bao Giờ”)
Sự khẳng định một cách chân chất như “đời chỉ ân ái với cánh thư hồng ấp yêu,” vốn rất ít thấy trong ca từ của những nhạc sĩ khác, khi viết về người lính. Họa chăng, mãi sau này, mới có thêm một nhạc sĩ nữa. Đó là nhạc sĩ Trúc Phương. (*)
Qua ca khúc “Kẻ Ở Miền Xa,” Trúc Phương không chỉ giữ tính “mộc” nhất (nên cũng con người nhất) cho người lính của mình, mà ông còn thẳng thắn lên án những người mị lính qua trích đoạn dưới đây:
Đơn vị thường khi
nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng
tiếng hát môi em
Tiếng hát ngọt mềm...
Người nâng lính khổ
Viết bởi câu ca
Vì tiền hay thiết tha?
Xin đối diện một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi.
Đến với tôi,
hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời!
(Trích “Kẻ Ở Miền Xa,” Trúc Phương)
Trở lại với Lam Phương, theo ghi nhận của cố nhà báo Trường Kỳ, trong bài đã dẫn thì:
“...Đến năm (19)58 là thời gian Lam Phương gia nhập quân đội thì ông nghiêng hẳn những sáng tác của mình về những nhạc phẩm đề cập đến đời lính chiến. Sang năm (19)59, ông giải ngũ để sau đó gia nhập ban văn nghệ Bảo An rồi qua đến đoàn Hoa Tình Thương. Cùng thời gian này ông cộng tác với các đài phát thanh Quân Đội và Sài Gòn cùng một lúc là thành phần của Biệt Đoàn Văn Nghệ cho đến ngày 30 tháng 4 năm 75, cũng là ngày ông rời khỏi Việt Nam trên chiếc tầu Trường Xuân.
“Cuộc sống vật chất của Lam Phương đã sáng sủa hơn rất nhiều sau khi ông tung ra hai nhạc phẩm về đời lính là ‘Tình Anh Lính Chiến’ và ‘Chiều Hành Quân.’
“Hai nhạc phẩm này đã do chính Lam Phương in và tự phát hành. Trước đó ông đã sắm được một chiếc Lambretta để ngày ngày đi giao những bản nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Sài Gòn nhờ lợi nhuận của những bản nhạc trước mang lại. ‘Tình Anh Lính Chiến’ đã đạt được con số bán kỷ lục vào thời đó. Một thời gian sau nhạc phẩm ‘Chiều Hành Quân’ ra đời và cũng đạt được một con số bán cao không kém...”
Cả hai ca khúc này, được tác giả viết trong thời miền Nam tương đối còn thanh bình. Nhưng không vì thế mà Lam Phương cho người lính một chân dung, một diện mạo khác!
Phải chăng vì vậy mà hai ca khúc vừa kể, tính đến hôm nay, vẫn còn được những người yêu nhạc trước 1975, coi là hai trong số những ca khúc “kinh điển” nhất viết về người lính?
Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
Thương những người mạch sống đang khơi
Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương
Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến
Đời lính chiến xui gặp nhau đây
Đôi đứa mình còn mỗi đêm nay
Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường
Rồi ngày mai ra đi
Chốn biên thùy anh sá chi gian nguy
Có bao giờ anh nhớ chăng
Đêm nào nằm gần nhau
Hồn xây mộng ước mai sau
Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối
Đừng quên nhé những ngày bên nhau
Đêm cuối cùng buồn quá anh ơi
Bao giờ tình ngàn phương hòa lòng trai nơi sa trường.
(Lam Phương, trọn bài “Tình Anh Lính Chiến”)
Và:
Một chiều hành quân qua thôn xưa
lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ:
Em tôi đã đi phương nào?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh
ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ tìm đâu hình bóng cũ: Em ơi!
Em đi về đâu?
Về đâu em ơi lúc tình còn sâu
lúc hương trần đời vẫn chờ nhau giữa đêm thâu
Về đâu khi em vẫn là nguồn sống,
khi ánh xuân nồng vừa nhẹ vương lên má hồng...
Hẹn nhau qua hết một mùa phượng rơi
nhưng hoa chưa tàn mà lòng ai đã đổi thay.
Thế thôi vui chi sống trong tình đầu!
Nhạc “chiều hành quân” nay biết gởi về đâu? (...)
(Trích “Chiều Hành Quân” Lam Phương)
Bây giờ, hình ảnh người lính miền Nam trước đây, chỉ còn được gợi nhớ qua những bộ quân phục, xuất hiện trong những lễ kỷ niệm hoặc những họp mặt lớn mỗi năm ở hải ngoại. Nhưng, người ta sẽ rất khó hình dung tâm tình của người lính miền Nam cách đây trên ba thập niên, nếu không có những ca khúc, như các ca khúc của Lam Phương.
Ở khía cạnh quân sử của một quân lực nay không còn nữa thì, đóng góp của nhạc sĩ Lam Phương, trong lãnh vực này, là một đóng góp tôi nghĩ, chúng ta không thể không ghi nhận.
Du Tử Lê
(Theo tin Người Việt)
Chú thích:
(*) Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật Nguyễn Thiện Lộc. Ông sinh năm 1939 tại Trà Vinh, Vĩnh Bình, mất năm 1996, tại Saigon. Trúc Phương nổi tiếng rất sớm với những tình khúc, như những khám phá hay cách nói khác về tình yêu.
NS Lam Phương: Liên Khúc “Tình Anh Lính Chiến” và “Chiều Hành Quân”:
https://www.youtube.com/watch…
NS Lam Phương, tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Trước cửa nhà ông là một con sông. Đối diện bên kia sông là chùa Thập Phương. Chính vì vậy nên những hình ảnh con đò đưa người qua sông, tiếng chuông chùa và cánh đồng lúa mênh mông là những hình ảnh khắc sâu trong tâm trí nhạc sĩ từ thuở còn thơ để sau này khi lớn lên đã đi vào các tác phẩm của ông.
Trong buổi họp mặt ngày 5 tháng 4 năm 2015, NS Trần Quang Hải đã viết: “Anh xứng đáng được bạn bè và cộng đồng người Việt ở hải ngoại và người Việt trong xứ mến thương và khâm phục trước một gia tài âm nhạc đồ sộ (217 nhạc phẩm được sáng tác từ năm 1952 tới nay). Ít có nhạc sĩ nào dính liền cuộc đời với lịch sử tân nhạc (trên 60 năm) với nhiều nhạc phẩm đã được hàng triệu người biết và thích”.Từ nhạc phẩm đầu tay « Chiều thu ấy » (1952) tới những bản nổi tiếng như « Chuyến đò vĩ tuyến » , « Kiếp nghèo » , « Khúc ca ngày mùa », « Duyên kiếp » Anh đã trở thành nhạc sĩ miền Nam ăn khách nhứt suốt 20 năm (1955-1975) Ở hải ngoại hai bài nhạc anh viết tặng riêng cho hai nữ ca sĩ Bạch Yến (bản Cho em quên tuổi ngọc, 1984) và Họa Mi (bản Em đi rồi, 1988).”
Lam Phương là Nhạc Sĩ nổi danh về Tình Ca và Tình Quê Hương, nhưng ông cũng viết những nhạc phẩm thật hay cho người lính chiến và đã được rất nhiều ca sĩ thuộc nhiều thế hệ trình bày rất thành công như: Tình Anh Lính Chiến, (1958), Chiều Hành Quân (1958), Đêm Dài Chiến Tuyến (1966), Đêm Tiền Đồn (1970)….
Trong phần Slideshow hôm nay, chúng tôi xin kính mời quý vị thưởng thức một Liên khúc về Tình Lính của NS Lam Phương gồm hai nhạc phẩm “Tình Anh Lính Chiến” và “Chiều Hành Quân”, qua hai tiếng hát Mỹ Huyền và Thanh Tuyền. SS này được minh họa bằng những hình ảnh Super HD hợp với lời ca.
Tình Anh Lính Chiến, Chiều Hành Quân - NS Lam Phương:
https://www.youtube.com/watch…
Lam Phương là Nhạc Sĩ nổi danh về Tình Ca và Tình Quê Hương, nhưng ông cũng viết những nhạc phẩm thật hay cho người Lính Chiến và ...
Cước Chú: Trong nhạc phẩm “Tình Anh Lính Chiến” với Tam ca Mỹ Huyền, Tương Khuê và Tường Nguyên, thâu âm bởi Trung Tâm Asia, có phụ thêm vài đoạn nhạc ngắn của “Không bao giờ Ngăn cách” (NS Trần Thiện Thanh) và “Chiều Mưa Biên Giới” (NS Nguyễn Văn Đông), khiến phần trình diễn có sắc thái mơi lạ.
Xin cám ơn quý vị.
Trần Ngọc
------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh Người Lính VNCH trong âm nhạc Lam Phương:
https://vimeo.com/216797628
Nhạc chủ đề : Hình ảnh người lính VNCH trong âm nhạc Lam Phương:https://www.dailymotion.com/video/x5lovtk
CÔ ĐƠN VÀ MỘT MÌNH, Việt Hải, Los Angeles:
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-CoDonVaMotMinh.htm
NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG GHI DẤU SINH NHẬT 78 VỚI BÀI VIẾT CUẢ NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI VÀ CA SĨ MÉLANIE NGAMY:
http://nvnorthwest.com/…/nhac-si-lam-phuong-ngay-hoi-ngo-s…/