Sau hơn 7 thập niên , Tây Tạng đang tiến dần đến hoàn toàn bị diệt chủng . Hiện chỉ còn một số ít người Phật Giáo thuần chủng trong nước và hải ngoại còn sống sót, khắc khoải mang nỗi hờn vong quốc . Họ thật sự sống trong tuyệt vọng , Thế giới TỰ DO gồm những ĐẠI SIÊU CƯỜNG gần như ngoảnh mặt , xoay lưng lại làm ngơ--- tưởng chừng như họ chưa bao giờ biết đến " hình như " trên quả địa cầu có một QUỐC GIA PHẬT GIÁO CHÍNH THỐNG HIỀN HÒA TÊN LÀ TÂY TẠNG HIỆN DIỆN VÀ KHÁ RỘNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT ĐÃ HÀNG NGHÌN NĂM NAY !!!! ????? TẠI SAO NHÂN LOẠI TỰ HÀO LÀ VĂN MINH LẠI VÔ TÌNH VÀ NHẪN TÂM ĐẾN THẾ . PHẢI CHĂNG TỘI ÁC PHẢI THẮNG ĐẠO ĐỨC , GIAN TRÁ PHẢI THẮNG SỰ THẬT , VÀ BẠO TÀN PHẢI THẮNG TÌNH THƯƠNG ?
Phan Đình Thuyên
On this day in 1959, Tibetans band together in revolt, surrounding the summer palace of the Dalai Lama in defiance of Chinese occupation forces.
The March 1959 uprising in Lhasa was triggered by fears of a plot to kidnap the Dalai Lama and take him to Beijing. When Chinese military officers invited His Holiness to visit the PLA headquarters for a theatrical performance and official tea, he was told he must come alone, and that no Tibetan military bodyguards or personnel would be allowed past the edges of the military camp. On March 10, 300,000 loyal Tibetans surrounded Norbulinka Palace, preventing the Dalai Lama from accepting the PLA’s invitation. By March 17, Chinese artillery was aimed at the palace, and the Dalai Lama was evacuated to neighboring India. Fighting broke out in Lhasa two days later, with Tibetan rebels hopelessly outnumbered and outgunned. Early on March 21, the Chinese began shelling Norbulinka, slaughtering tens of thousands of men, women and children still camped outside. In the aftermath, the PLA cracked down on Tibetan resistance, executing the Dalai Lama’s guards and destroying Lhasa’s major monasteries along with thousands of their inhabitants.
How the Dalai Lama escaped Tibet in 1959
China’s stranglehold on Tibet and its brutal suppression of separatist activity has continued in the decades following the unsuccessful uprising. Tens of thousands of Tibetans followed their leader to India, where the Dalai Lama has long maintained a government-in-exile in the foothills of the Himalayas.
60 năm ngày Tây Tạng bị Bắc Kinh xâm chiếm và đàn áp đẫm máu
Cung điện Potala, trụ sở của chính quyền Tây Tạng tại Lhassa, trước khi Trung Quốc sát nhập Tây Tạng.REUTERS
Hôm nay 10/03/2019 là tròn 60 năm ngày người dân Tây Tạng vùng lên ở Lhassa chống Trung Quốc chiếm đóng rồi bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hàng ngàn người chết và nhiều người phải sống lưu vong, trong đó có đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hiện giờ, Tây Tạng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của công an Trung Quốc. Bắc Kinh mạnh tay thúc đẩy Hán hóa Tây Tạng. Việc giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng bị hạn chế. Vào dịp này, khách du lịch nước ngoài còn không được chính quyền Trung Quốc cho phép đến thăm Tây Tạng. Lệnh cấm này kéo dài cho đến ngày 01/04.
Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết thêm chi tiết :
« Thường thì du khách nước ngoài muốn đến thăm Tây Tạng buộc phải xin giấy phép đặc biệt từ nhà chức trách Trung Quốc. Nhưng hiện giờ tất cả đều bị từ chối.
Trong tuần qua, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng khẳng định việc hạn chế du khách nước ngoài đến Tây Tạng là để « bảo vệ » họ, vì độ cao, việc thiếu oxy và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể gây nguy hiểm cho du khách. Lhassa, thủ phủ của Tây Tạng, nằm ở độ cao 3.650m so với mực nước biển.
Đây không phải lần đầu tiên Tây Tạng bị đóng cửa với người nước ngoài. Hồi năm 2009, nhân dịp 50 năm cuộc nổi dậy ở Lhassa, du khách quốc tế không được phép đến Tây Tạng. Sau những cuộc nổi dậy hồi năm 2008, Tây Tạng cũng bị đóng cửa suốt gần một năm.
Hiện giờ, các phóng viên nước ngoài và các nhà ngoại giao muốn đến Tây Tạng đều phải xin phép, nhưng hầu như đều không được chính quyền đồng ý.
Việc cản trở các nhà quan sát độc lập đến Tây Tạng cho phép Bắc Kinh duy trì chính sách kiểm soát chặt chẽ vùng này, nhưng tránh được sự chỉ trích của thế giới bên ngoài ».
Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho Tây Tạng ?
Bên lềkhóa họp thường niên của Quốc Hội, tuyên bố trước báo giới tại Bắc Kinh, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt, tuyên bố là đức « Đạt Lai Lạt Ma không làm được gì cho người dân Tây Tạng, người Tây Tạng biết ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc vì đã mang lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc ».
Bình luận về phát ngôn trên, ông LobSang Nyima, thành viên chính phủ lưu vong Tây Tạng, đặc trách về truyền thông với cộng đồng người Hoa ở châu Âu, phát biểu với đài RFI tiếng Trung:
« Để đáp lời ông ấy, tôi chỉ muốn hỏi lại ông ấy một câu đơn giản là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho người dân Tây Tạng sau khi xâm chiếm Tây Tạng ?
Dưới góc nhìn lịch sử, sau khi xâm nhập Tây Tạng, trong suốt 50 năm gần đây, họ đã giết hại toàn bộ giới tinh hoa Tây Tạng. Hồi năm 1959, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đàn áp cuộc đấu tranh đòi quyền tự do của dân tộc Tây Tạng. Từ năm 1966 đến năm 1976 (giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc), chính quyền Bắc Kinh đàn áp người Tây Tạng cả về thể xác và trí tuệ, để tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng.
Sau này, người Tây Tạng phản kháng. Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đàn áp và biến Tây Tạng thành một nhà tù khổng lồ. Mặc dù tên đầy đủ của Tây Tạng là vùng tự trị Tây Tạng, nhưng Tây Tạng hoàn toàn không có quyền tự trị.
Ngô Anh Kiệt, người có những phát ngôn nói trên, vừa là lãnh đạo vùng, vừa là đại diện của đảng Cộng Sản Trung Quốc tại vùng tự trị này, thế nhưng ông ta lại là người Trung Quốc chứ không phải người Tây Tạng.
Đó là chưa kể đến chuyện chưa từng có lãnh đạo chính nào của vùng tự trị Tây Tạng là người Tây Tạng ».
Thơ
Hoàng Xuân Thảo
LỜI CHUÔNG TIẾNG MÕ
Cảm khái trước cuộc nổi dậy
của nhân dân Tây Tạng
Còn
nhớ xưa đọc truyện
Đường
Tam Tạng thỉnh kinh
Lòng
mơ xứ Tây Trúc
Đầy
Phật và chuà chiền.
Đât
lành, dân hiền thục
Suốt
ngày đêm nguyện cầu
Người
người được an lạc
Đời
đời bớt khổ đau.
Thương
thay cho Tây Tạng
Đang
sống cảnh thái hoà
Bỗng
Tàu sang xâm chiếm
Gây
bao cảnh xót xa!
Đền
chùa xưa tấp nập
Phật
tử tự mười phương
Nay
sân rêu, cỏ dại
Lăn
lóc các bình hương...
Kinh
kệ, giặc làm giẻ
Bàn
thờ: chẻ củi đun
Sư
sãi đi cải tạo
Phật
Sống phải lưu vong!
Tây
Tạng: đỉnh trái đất
Hi
Mã vời vợi cao
Chẳng
lẽ đành cúi mặt
Gục
đầu mãn kiếp sao?
Không! Không! Không bao giờ
Nước
Phật chịu khuất phục
Sẽ
có ngày nổi dậy
Giành
Độc lập, Tự do.
Không! Không! Không bao giờ
Tây
Tạng chịu bỏ cuộc
Khi
được người lãnh đạo
Như
Đạt-Lai Lạt-Ma.
Không
bao giờ Tây Tạng
Sẽ
im mãi lời chuông
Tiếng
cầu kinh, gõ mõ
Om
Mani Padma Hum...