Saturday, 27 April 2019

Sách lược Chờ Sung Rụng

Chờ Sung Rụng
Bốn bốn năm qua chẳng kết đoàn
Nên trời quê mẹ vẫn đa đoan
Phải chăng non nước đang kiên định ?
Hay tại lòng người vẫn chủ quan
Hán đã xâm lăng toàn đất Việt
Cộng còn gieo hận khắp miền nam
cứ ngồi vọng tưởng huyền năng sẽ -
Xoá bỏ cường quyền diệt ác gian .

26/4/2019

Tháng Tư ngồi buồn
Bâng khuâng lật lại bài viết cũ
Ước mong giải tỏa nan đề của Vo Ngo

Ngồi chờ hán ngụy việt cọng Cải cách Dân chủ giống như ngồi “ Chờ sung rụng!”



Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trở nên tồi tệ hơn trong năm 2018. Theo bà Elaine Pearson Giám đốc Human Rights Watch Australia, có 28 nhà hoạt động bị bắt chỉ trong 8 tháng đầu của 2018. Tức là cao hơn con số 24 trong nguyên năm 2017. Trong tháng 4, một số tòa án nhân dân do Đảng CSVN kiểm soát ban hành nhiều bản án từ 7 đến 15 tù giam đối với các thành viên của Hội Anh Em Dân chủ gồm có Ls Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Nhà báo Trương Minh ức, Ls Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân.

Trong tháng 7 và tháng 8, nhà cầm quyền cũng tuyên án 16 năm tù cho Nhà hoạt động tôn giáo Đinh Diệm và 20 năm tù với Nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng. Tới tháng 10 thì có 5 nhà vận động dân chủ bị tuyên phạt từ 1 đến 15 năm tù giam. Bản án nặng nhất 15 năm tù giành cho Lưu Văn Vịnh bị chế độ cáo buộc là “thường xuyên vào các trang mạng xã hội đọc các thông tin tiêu cực, sau đó kết nối với các thành phần chống đối chính trị, nhận định phiến diện cho rằng chế độ chính trị hiện nay đã lỗi thời nên sẽ bị đào thải.”

Để đối phó với những lời phê bình, chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, chế độ đã trả tự do và trục xuất Ls Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự và Lê Thu Hà sang Đức vào tháng 6 và gần đây hơn là Mẹ Nấm sang Mỹ trong tháng 10. Một phần là để giảm áp lực quốc tế. Mặt khác là chuẩn bị cho tiến trình hội nhập sau khi CPTPP có hiệu lực và thúc đẩy suôn sẻ việc phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam châu Âu (EVFTA).
( LS. Nguyễn Văn Thân - Triển vọng nhân quyền Việt Nam trong năm 2019? )

Vì sao mà nói ngồi chờ việt cọng kải kách dân chủ giống như ngồi chờ sung rụng?

Bởi vì kinh nghiệm từ hàng chục năm qua, từ Quy chế Tối huệ quốc về thương mãi với Hoa Kỳ tới gia nhập Tổ chức Thương mãi Quốc tế ( WTO ) nhằm khuyến khích, thúc đẩy việt cọng cải thiện dân chủ, nhân quyền đều như nước đỗ lá môn, đàn khãy tai trâu.

Hiện tại, Hoa Kỳ đã đổi sách lược từ “ Kết Giao – Mở Rộng “ sang “ Răn Đe – Be Bờ “ nên dzụ dùng các hiệp ước có lợi về kinh tế cho việt cọng đê nó kải kách dân chủ chỉ là quán tính, tàn dư thời cũ.

Từ “ Kết Giao – Mở Rộng “ tới “ Răn Đe – Be Bờ “
Từ mở rộng Dân chủ tới giữ y Toàn trị.

Sau khi khối cọng sản Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Hoa Kỳ đề ra chính sách “Kết giao – Mở rộng” (Engagement – Enlargement) để đối phó với các nước cọng sản còn sót lại.

Kết giao: Kết ước – Giao thương.
Mở rộng: Mở rộng dân chủ hay cải tiến dân chủ.

Đại cương, sách lược gồm 3 bước tiến hành:

1/ Bãi bỏ cấm vận: nhằm tháo gở mối đe dọa đối đầu.

2/ Trao đổi nhân sự: Trao đổi sinh viên, học sinh du học. Doanh gia qua lại nghiên cứu thị trường... để tập làm quen với cách thức sinh hoạt của hai bên.

3/ Tái lập bang giao: Dùng các thỏa ước thương mại có lợi cho đối tác để làm đòn bẩy khuyến khích “thay đổi dân chủ” (Using beneficiary agreements as leverage to encourage democratic transformations)

Từ ngày Hoa Kỳ tái lập bang giao với Việt Nam xã nghĩa đến nay đã ngoài 20 năm, trải qua 2 thỏa ước giao thương quan trọng:

Một là Quy chế Tối huệ quốc (The Most Favored Nation MFN). Theo đạo luật Jackson Vanick, thỏa ước nầy đòi hỏi việt cọng phải có Nghiệp đoàn Tự do và luât lệ bảo vê quyền lợi của công nhân mới được công nhận. Nhưng Quốc hội Mỹ phe lờ cho thông qua ngon ơ! Đến thỏa ước tham gia Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organzation WTO), quốc hội Mỹ cũng chuẩn y như vậy.

Và hiện tại, cái Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, rồi ra cũng y chang như 2 thỏa ước MFN và WTO!

Có lần anh sinh viên già 57 tuổi hỏi vị giáo sư Mỹ: Vậy chớ cái mở rộng Enlargement chừng bao lâu thì có kết quả? Ông giáo sư nghiêm nghị đáp: It's a very long way to go! Diễn nôm là đường còn xa lắm người ơi!

Mà quả đúng như vậy thật: Từ bấy đến nay, 20 năm đã trôi qua mà cái mở rộng dân chủ “no go to where”, nghĩa là hổng đi tới đâu! Có chăng chỉ là những vụ xuất cảng “tù nhân lương tâm (?!)” để hai bên cùng khoe thành tích: Mỹ khoe thành tích binh vực dân chủ, nhân quyền. Việt cọng khoe nhân đạo, nhân nghĩa bà tú để.

Cù cưa như vậy xem ra còn đỡ.
Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí.
Bất thình lình Mỹ chơi trò xoay trục.

Từ Kết giao Mở rộng xoay qua Răn đe – Ngăn chặn (Deterrence – Containment)

Khởi đầu Tàu cọng chơi trội, đơn phương đặt định “Vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông, giáp không phận Quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Để răn đe, Mỹ ngang nhiên bay thẳng vào cái gọi là vùng nhận diện phòng không ấy mà không lực chệt cọng không ngăn chặn gì được!

Gần đây, chệt cọng ngang tàng xây dựng những bãi đá ngầm ở phần Quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chúng chiếm cứ thành các đảo nổi để lập căn cứ không – hải lực. Đô đốc Tư lịnh hải quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ phóng tin trước là sẽ bay ngang qua các đảo tân tạo của chệt để thị sát, tức là công khai xâm phạm cái gọi là không phận chệt cọng. Vậy mà hệ thống ra đa phòng không chệt không phát hiện được. Và vừa rồi, hàng không mẫu hạm nguyên tử Ronald Reagan thuộc lực lương phản ứng nhanh của Mỹ, sau khi lượn lờ thị uy ngoài khơi vịnh Cam Ranh đã tiến lên biển Hoa Đông và cặp bến Yokosuka Nhật Bản.

Hiện tại, Mỹ đang toan tính cho chiến hạm tiến sát vào hải phận 12 hải lý của các đảo tân tạo của chệt ở Trường Sa để trắc nghiệm phản ứng của tàu cọng.

Đó là các hành động nằm trong khuôn khổ sách lược Răn đe – Gián chỉ (Deterrence)

Bây giờ là Ngăn chặn – Bao vây (Containment).

Khởi đầu là thủ tướng Nhật Bản, ngay sau khi nhậm chức, liền công du các nước Đông Nam Á (trừ VNcs) và đặc biệt Ấn Độ nhằm vận động thành lập “ Liên Minh Kim Cương “ . Trên bản đồ, đó là hình thoi mà các mủi nhọn là Tokyo Nhật Bản – Hawaii Hoa Kỳ – New Delhi Ấn Độ và Canberra Úc Châu, nghĩa là liên minh 4 cường quốc cứng như kim cương để bao vây, ngăn chặn con gấu đỏ chệt tràn xuống Đông Nam Á.

Và vừa qua, sau khi tiển đưa tổng bí Lú việt cọng rời Hoa Kỳ sau chuyến viếng thăm rằm rộ, “ chị “ đại sứ Mỹ Tét Ô xúc ghé thăm cộng đồng người Việt Tị nạn cọng sản ở Cali tuyên bố một câu xanh dờn: “ Mỹ không có kế hoạch thay đổi chế độ chánh trị của Việt Nam (cọng sản toàn trị)!”

Câu nói khẳng định ấy có nghĩa là: Từ nay không còn vấn đề “khuyến khích thay đổi dân chủ” gì nữa mà chỉ còn vấn đề “liên minh quân sự” bao vây tàu cọng, bất kể việt cọng toàn trị thì cũng để y như vậy.

Đó là câu khẳng định với việt cọng, từ nay không có sự vụ gì gọi là “diễn biến huề bình của các thế lực thù địch” để cho việt cọng yên tâm “xoay trục thoát Trung quy mã”.

Và cũng vì thế mà hiện tại, các nhà “ tranh đấu bất bạo động “ đủ mọi màu sắc, từ bất đồng chính kiến tới đối lập “ xã hội dân sự “ bắt đầu nói gần xa tới hai chữ cấm kỵ “cách mạng”.

Lý do:
Trước nay phe ta chỉ biết cậy dựa vào cái Enlargement, “khuyến khích vc mở rộng dân chủ” của “đế quốc Mỹ” để cổ cồn cà vạt tới lui các tòa Đại sứ, chủ yếu Tòa Đại sứ Mỹ để hội thoại Dân chủ – Nhân quyền. Bây giờ chị Tét Ô xúc nói như vậy rồi thì còn tới lui chi nữa!?

Con đường đấu tranh “bất bạo động” cải lương, cải xà lách tiệm tiến như vậy là bặt đường lui tới. Và như vậy chỉ còn một con đường: Đường cách mạng.

Cho nên nhà văn trong nước Võ Thị Hão mới nói: “Một khối ung thư không thể cải cách được. Chỉ có thể cắt bỏ khối ung thư đó đi và liền sẹo. Nó có thể phát triển nếu cắt bỏ khối ung thư đó đi.

Chúng ta có thể cải cách một cái xe đạp hỏng hết 2 bánh không, nát hết 2 bánh xe và khung gẫy không? Chúng ta không thể cải cách cái xe ấy được.

Chỉ có thay xe thôi.Cách mạng là như thế. Nó đơn giản vậy thôi.

Tôi nghĩ đừng sợ từ cách mạng. Cần phải làm cách mạng chứ. Nhưng cách mạng càng tránh bạo lực càng tốt, đỡ đau thương. Những cuộc cách mạng không bạo lực bây giờ nó có rất nhiều cơ hội. “

Và nhà bắt “Tổ Quốc ăn năn” cây da Kiểng ở bên Tây cũng ăn theo, thiết pháp về con đường kách miệng tràn giang đại hải để rồi kết luận một câu hô khẩu hiệu: “ Chúng ta không có giải pháp nào khác hơn là một cuộc cách mạng dân chủ. Dù muốn hay không chúng ta vẫn phải có một cuộc cách mạng dân chủ. Chúng ta không thể cải tổ chế độ này.

Và mới đây, Cù công tử đỏ cũng đi một đường kách mạng hoành tráng trên VOA: “Kết luận lại, Nguyễn Tấn Dũng có giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng chỉ thay thế chế độ độc tài tập thể của đảng này bằng chế độ độc tài cá nhân trộn lẫn gia đình trị của bản thân Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, dân chủ hóa Việt Nam gắn với “thoát Trung” chỉ có thể đạt được bằng một cuộc cách mạng bất bạo động của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước với sự ủng hộ mạnh mẽ của lương tri dân chủ toàn thế giới.

Tóm lại, trong khi chủ trương “tranh đấu ôn hòa – cải cách tiệm tiến” cuối đường đứt gánh, cả ba nhà tranh đấu từ trong nước lẫn lưu ly bên Tây và cả nhân vật mới xuất cảng qua Mỹ đều hô “cách mạng” với đặc điểm chung là từ “tránh bạo lực” qua “cách mạng dân chủ (?)” tới cách mạng “ bất bạo động ( ?!).

Nó cũng giống như hô xung phong bằng “tiếng kèn ngập ngừng”. Nó cũng giống như hô xung phong chậm rải, từ từ để khỏi nguy hiểm.

Thuở nay các nhà tranh đấu ôn hòa, biết thức thời quyền biến thường hay chê trách những ai chủ trương cách mạng xóa bỏ toàn trị việt cọng là “chống cọng cực đoan quá khích”. Bây giờ thì gã nhà quê tui khẳng khái nói như vầy:

Yêu nước? Có hay không ?
Chớ không có vụ yêu nước nhiều hay ít!
Chống cọng? Có hay không ?
Chớ không cò chống cọng ôn hòa hay quá khích!

Và đặc biệt giờ phút nầy đây:
Làm cách mạng? Có hay không?
Chớ không có cách mạng ôn hòa “bất bạo động” cho dù “với sự ủng hộ mạnh mẽ của lương tri dân chủ (?!) toàn thế giới.”

Nếu cứ cái mửng iêu nước vừa vừa – chống cọng lạng quạng – cách mạng xuội lơ thì muôn năm nô lệ.

Nguyễn Nhơn
Trước thềm Quốc Hận 44
26/4/2019