Monday, 30 December 2013

Hồ Sơ Đen Của Cộng Sản Việt Nam: Thuyền Nhân - Michel Tauriac

Ông Michel Tauriac là một sử gia, ký giả, nhà văn nổi tiếng của Pháp vừa qua đời ngày 26-12-2013.
Ông là tác giả quyển sách : VIET NAM, LE DOSSIER NOIR DU COMMUNISME  - HỒ SƠ ĐEN VIỆT CỘNG .

    Sinh thời, ông xem đất nước Việt Nam như quê hương thứ hai của ông và cũng chính nơi đất nước này là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm khác như : Jade, Áo Lụa (La Tunique de Soie), La Nuit du Tết .

    Còn nhớ những năm đầu của thập niên 80, ông Michel Tauriac đã mang một chiếc tàu từ Thái Lan sang Pháp đặt trước Maison de la Radio  nhằm đánh động giới truyền thông ở Pháp nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung chú ý về những thảm cảnh vượt biên, vượt biển của người Việt Nam mỗi ngày một gia tăng.

        Gần đây nhất, một điểm son nữa của ông Michel Tauriac không thể không nhắc tới là vào năm 2.000, khi thế giới đã đóng lại  Hồ Sơ Thuyền Nhân, ông đã thuyết trình tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp Quốc Hải Ngoại về lịch sử danh từ Boat People và sau đó là một câu chuyện thương tâm của một gia đình vượt biên chết hết, người sống sót duy nhứt tên là Hiệp.
 
    Nay ông đã ra đi, nhưng những gì ông nhận định, quan tâm, chia sẻ với dân tộc VN  về những thảm cảnh đau thương  dưới sự cai trị rất tàn bạo, độc ác của cs VN vẫn còn đâu đó trong tâm khảm mỗi người Việt có tên gọi là Thuyền Nhân Việt Nam  Tỵ Nạn Cộng Sản ! 
    
    Kính mời quý vị đọc  bài ''Thuyền Nhân'' của ông như một nén hương tiễn ông về cõi vĩnh hằng!
 
 Nguyễn thị Ngọc Hoa

Nguyên tác: Viet Nam: Le Dossier Noir du Communisme - Tác giả: Michel TauriacDịch giả: Nhà Báo Hồ Văn Đồng

Những Con Bò Sữa

"Thuyền Nhân". Cái danh từ có một âm tự mà mỗi khi chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ đến danh từ "đồng đô la". Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh đã xảy ra cho danh từ đó? Mặc dù danh từ "Thuyền Nhân" xuất hiện lần đầu tiên trên tờ báo New York Times bởi ngòi bút của ký giả Henry Kamm, nhưng ai cũng biết cuộc di tản bằng đường biển của người tỵ nạn Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi các phương tiện bỏ chạy bằng đường bay không còn hữu hiệu nữa vì Sài Gòn đã bị Cộng Sản chiếm đóng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi Việt Nam, bằng đường biển vào ngày mất nước hôm đó, là những người tỵ nạn Cộng Sản. Họ thả xuôi theo giòng nước sông Cửu Long ra đến cửa biển Cần Thơ, một thành phố lớn nhất vùng châu thổ, trên hai chiếc tầu nhỏ và một chiếc ghe, cùng với hai mười người Mỹ và trong đó có cả Tổng Lãnh Sự Mc Namara. Cùng trong ngày hôm đó, chiếc chiến hạm Mỹ tên là Mobile, nằm ở cửa biển sông Sài Gòn, đã thấy có đến hai mươi chiếc tầu đánh cávà một chiếc tầu chở hàng cũ chứa đầy người tỵ na.n. Những người tiền phong cho cả một đám đông khổng lồ ra với hành trang tuyệt vọng.


Ngày hôm sau, thứ Năm, mồng Một, tháng Năm, năm 1975. Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, ở cách bờ biển 35 dặm, đã chứng kiến một đoàn 27 chiếc tầu nhỏ ào ạt tắp đến từ đảo Phú Quốc, một hòn đảo nhỏ c'ach Việt Nam 25 dă.m. Trên khoang những chiếc tầu, có gần 30,000 người tỵ nạn, trong số 50,000 người mà Thủ Tướng VNCH đã quyết định cho di tản đên đảo này từ hai ngày sau khi Thủ Đô Sài Gòn thất thủ. Rạng đông ngày thứ Sáu, mồng Hai, Tháng Năm, năm 1975, trên tầu Blue Ridge, chiếc chiến hạm chỉ huy của Hạm Đội VII với 46 đơn vị, đã mang đến 25,000 người Sài Gòn trong số những người cuối cùng có thể thoát khỏi thành phố bị bao vây. Trên thành tầu, những người thủy thủ nghiêng mình nhìn xuống một cảnh tượng kinh hoàng mà họ không dám tin là sự thật: mặt biển được bao phủ bởi hàng ngày ... và ... hàng ngàn chiếc thuyền ghe đủ loại đủ cỡ, từ những chiếc xà lan già nua rỉ sét cho đến những chiếc thuyền đánh cá tý hon mỏng manh và lố nhố đầy người trên khoang thuyền. Những ký giả được tầu Blue Ridge cứu lên đã ước lượng là có đến khoảng 100,000 người, đó là con số những "Thuyền Nhân" đầu tiên trong lịch sử người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản.

Từ đêm hôm đó cho đến rạng đông ngày mồng Ba tháng Năm, năm 1975, lần lượt các nước láng giềng gần ranh giới Việt Nam cũng đã đón nhận được những người đầu tiên bỏ trốn ra khỏi nước mà hành lý mang theo là hai bàn tay trắng với trái tim rướm máu và một tâm hồn tuyệt vo.ng. Sau này, trước sự vượt biên thường xuyên của họ, chính những quốc gia này đã đành phải đẩy họ trở ra biển để trả lại tử thần vì không còn cách nào khác hơn đươ.c. Một chiếc tầu 8,000 tấn, có tên là Đông Hải, đã mở đầu con đường hải lộ bi thương này khi thả lên Singapour một nhóm 822 người tỵ na.n. Trong khi đó, ngày mồng, Bốn, tháng Năm, năm1975, 4,500 người khác, trong số có 1000 thiếu nhi, được lên tầu Đan Mạch Clara Maersk. Họ đã rất may mắn vì chiếc thương thuyền chở họ, có tên là Trường Xuân, đã rời khỏi Việt Nam ngay trước mắt Cộng Sản, và còn đang ở trong tình trạng sửa chữa. Khi sắp bị chìm thì tầu Trường Xuân được chiết tầu cứu tinh này từ phương Bắc đến gần và cứu vớt.

Tổng cộng, có khoảng hơn 200,000 người tỵ nạn Việt Nam đã trốn ra khỏi nước trong những ngày đầu tiên của tháng Năm. Khoảng 130,000 người được Hoa Kỳ tiếp nhận sau khi qua trạm Phi Luật Tân hay đảo Guam, một hòn đảo nằm ở vùng biển Thái Bình Dương mà trước đây có căn cứ Hải Quân của Mỹ. Những người khác, thường thì họ mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp nên đã được đi Pháp. Trong số những làn sóng người tỵ nạn đầu tiên có rất nhiều kỹ sư, chuyên viên đủ nghành, và y sĩ, họ đều quan ngại đến sự thù ghét mà Cộng Sản dành cho giai cấp của họ.

Kể từ năm 1975 đến năm 1977, làn sóng "Thuyền Nhân" đã gia tăng đều đặn, và các trại tỵ nạn cũng đã được Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (HCR) đều đặn mở ra tại Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, và Nam Dương hàng ngày đều có thêm người tỵ nạn mới nhập tra.i. Các quốc gia Tây Phương đã rộng rãi chấp nhận một số đông người tỵ nạn đến tạm trú như Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, và Úc Đại Lợi (bỏ ra nhiều thời gian hơn để quyết định), ngoài ra còn có thêm một số quốc gia Âu Châu ở bên ngoài bức màn sắt.

Cho đến đầu năm 1976, Cộng Sản Việt Nam lại càng thêm cứng rắn và sắt máu với người dân. Những lời hứa hẹn về "hoà hợp hoà giải dân tộc" đã vĩnh viễn bay biến, và các trại cải tạo tập trung đầy ắp người, dân chúng miền Nam bị công an Cộng Sản theo sát như hình với bóng, và mấy chục ngàn người dân thành phố bị đày ải đi đến các thành phố khô cằn sỏi đá hay rừng thiêng nước độc mà Cộng Sản Việt Nam che đậy bằng danh từ hoa mỹ là "vùng kinh tế mới", mà ở đó người dân bước vào kinh tế vô sản với kiếp sống đọa đày và khốn khổ. Cùng trong khi đó thì "luật cải cách ruộng đất" đã tước đoạt hết đất đai của nông dân. Do đó mà người dân Việt Nam đã bất chấp thất cả mọi thử thách kể cả những kho khăn nguy hiểm ngày càng chồng chất, thậm chí có thể bị tù đày hay giết chết, họ vẫn cứ lén lút và chen chúc nhau, từng đêm đi chôn dầu vượt biên, và đuà giỡn với tử thần trên các bờ bãi. Vào năm 1977, đã có hơn 10,000 "Thuyền Nhân" - danh từ này đã trở nên thông dụng - đến Thái Lan và Mã Lai. Các trại tỵ nạn đã phải mở rộng thêm ra và các xứ sở đầu tiên tạm dung họ bắt đầu khó chi.u. Và chỉ có một nửa đơn thỉnh nguyện di trú được các nước Tây Phương chấp thuận.

Thừ cuối năm 1977 đến đầu năm 1978, tình trạng lại càng thê thảm hơn. 80,000 thuyền nhân đến bờ biển các nước miền Đông và Đông Nam Á Châu, thì có đến 70,000 người đổ xô vào chỉ riêng một nước Thái Lan. Đó là thời điểm mà tiếng đại bác nổ dữ dội ở vùng biên giới Viê.t-Hoa, và "đàn anh Trung Cộng" đang vác gánh nặng ở vùng biên giới phía Nam vì những cuộc giao tranh giữa quân Khờ Me Đỏ và bộ đội Cộng Sản Việt Nam. Biến cố này đã khiến cho 300,000 người Hoa Kiều bỏ trốn. Hoa Kiều ở miền Bắc thì chạy bộ vượt biên giới sang Trung Cộng, Hoa Kiều ở miền Nam thì dùng đường biển mà chạy lấy ma.ng. Cộng Sản Hà Nội lên án Bắc Kinh là muốn phá hoại tình trạng kinh tế Việt Nam khi chiếm mất số dân cư rất năng động kia, mà đa số họ là đang nắm huyết mạch tiền tệ và thương mại thời đó. Con hát mạt hạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Khắc Viện lại rống lên những điệp khúc rẻ tiền do các quan thày của hắn ở Bắc Bộ Phủ đã soạn sẵn bài bản (SuđVietnam au fil des années, 241. Éditions en langues étrangères, Hanoi, 1984.): Các gián điệp Trung Hoa dưới sự điều động trực tiếp của tòa đại sứ Trung Hoa ở Hà Nội đã xúi giục người Hoa Kiều hồi hương "nơi đó nhà nước sẵn sàng đón rước họ để tham gia lao động tái thiết "Đại Trung Quốc". Họ nói là người Việt Nam sẽ tàn sát họ một khi tiếng đại bác đầu tiên phát nổ ở vùng biên giới Viê.t-Hoa. Như thế, đối với các đảng viên Cộng Sản Việt Nam, nếu hàng trăm ngàn đồng hương của họ bỏ xứ trốn đi, thì luôn luôn là do bởi sự xúi giục từ "mạng lưới ngầm" của những người nước ngoài đáng ghét.

Mặc dù bên ngoài thì che đậy như thế, nhưng trên thực tế thì phỉ quyền Cộng Sản ở Hà Nội đã tìm ra hai mối lợi: một cơ hội để dứt bỏ một số dân chúng rất dễ trở nên nguy hiểm trong trường hợp chiến tranh vùng biên giới gây bất lợi, và một cơ hội khác là để nhét đầy túi tiền. Họ đã làm tiền người ra đi sau khi thẳng tay bóc lột sạch sẽ đủ mọi thứ. ngày 24, tháng 3, năm 1978, Cộng Sản Việt Nam bắt đầu tung công an ra tấn công tài sản của "giới tư sản mại bản" ở Chợ Lớn, khu vực người Hoa-Kiều tại Sài Gòn. Tất cả tài sản của cộng đồng người Hoa Kiều đều bị "quốc hữu hóa" đồng lúc với tư doanh. Bàn ghế, nhà cửa, nữ trang, qúy thạch, đồ sứ đắt tiền, và đo6` dùng các thứ đều trở thành "tài sản nhân dân". Kho tàng của chiến tranh, mà Cộng Sản Hà Nội hy vọng như vậy, để bù trừ các hậu qủa của việc bỏ trốn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Không cần phải phí phạm một giây khắc suy nghĩ nào, người ta cũng có thể hiểu được rằng việc đó sẽ đưa Cộng Sản Việt Nam vào chỗ bế tắc sau này.

Vì bị khốn đốn trong tuyệt vọng, người Hoa Kiều đã bắt buộc phảiđặt chân lên những con tầu. Người ta còn nhớ câu chuyện chiếc tầu hàng hải cũ kỹ tên là Hồng Hải sắp bị chìm trong hải cảng Klong ở Mã Lai, với 2,500 hành khách mà phần lớn là người Việt gốc Hoa, đã bị khước từ không cho lên bờ. Thảm cảnh này đã làm rúng động lương tâm thế giới và thúc đẩy xu hướng cứu cấp của người Tây Phương. Một trong số đó là một y sĩ người Pháp, một cựu đảng viên đã ly khai Đảng Cộng Sản, ông ta đã tìm cách đền bù lỗi lầm vì đã hoạt động cho Cộng Sản bằng cách mua một chiếc tầu dùng để ra biển Đông vớt người tỵ nạn, mặc dù các "cựu đồng chí" của ông thấy động cơ đó không đúng chỗ. Sự ra đi của tất cả những hành khách không ngày về đó đã được tổ chức trong bóng tối, mà mỗi người đều phải mang nợ để đáp ứng yêu sách vô hạn đi.nh. Dù cho có phải là Hoa Kiều hay không, ngày nay người ta đều có thể rời khỏi Việt Nam "bán chính thức", cho dù người Hoa Kiều bị cưỡng bách hay là do tự ý ra đi như tất cả mọi người, họ đều muốn chạy thoát khỏi nanh vuốt của kẻ áp bức là Cộng Sản Việt Nam.

Để che đậy tội ác và lừa bịp thế giới, Cộng Sản Hà Nội lên tiếng xuyên tạc sự thật rằng: Làm sao dám giả định là các thuyền nhân trốn lánh một sự áp bức thường trực? Bọn này chỉ tuân theo mệnh lệnh của Washington và muốn phá hoại nền kinh tế nước nhà bằng cách tước đoạt lấy chất xám. Và những luận điệu này đã được chúng lập đi lập lại nhiều lần với báo chí Tây Phương. Chưa hết, mỗi ngày, tên bác sĩ Việt Cộng hành nghề con hát tên Nguyễn Khắc Viện, đều kể lể trong bản thông tin của bọn Phỉ Quyền Cộng Sản và trên các tài liệu tuyên truyền của chúng dành cho "người nước ngoài" rằng: Hoa Kỳ đã đề nghị cùng những người vượt biên là sẽ chở họ đi với giá từ khoảng 2,000 đến 3,000 đô la, đến tạn các tầu Hải Quân Mỹ đậu ngoài khơi chờ đón. Những chuyên viên giỏi và trí thức thì không phải trả tiền gì cả, hắn ta còn dám xác nhận rằng: "Giờ đây chúng tôi có thể quả quyết rằng nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra nước ngoài sinh sống." Thật vậy, nếu một vài người bị "lầm lạc" bởi các "lực lượng phản động ở trong nước và ngoài nước", hắn ta còn thêm vào, đó là vì "họ không có can đảm đi khai khẩn các vùng đất mới." Nguyễn Khắc Viện đưa ra thí dụ của một đồng nghiệp bác sĩ, dưới chế độ cũ thì ông bạn đồng nghiệp này "đi xe ô tô và sống trong vi la có gắn máy lạnh" và trở thành "quản lý của một bệnh viện công". Như thế thì làm sao người này có thể sống trong một "xã hội mới", thích nghi với một "xã hội cách mạng" ? Còn về phần nhà nước, tuy rất tiếc khi thấy những người này ra đi, nhưng không thể làm được gì khác hơn là cầu chúc cho họ được thượng lộ bình an.

Những bài diễn văn kiểu ngụy biện và xuyên tạc như trên, chúng ta thường thấy xuất hiện dưới ngòi bút của các ký giả Cộng Sản, là những người duy nhất vào thời điểm đó được ra vào Việt Nam, đóng kín ở phía sau bức màn sắt đầy đe dọa, từ tháng Năm, năm 1975, như một con nhím đang dương những cọng gai nhọn hoắt. Và hai mươi năm sau, nó vẫn còn nằm trong cửa miệng của một vài tay bình luận Tây Phương. Thí dụ như miệng của một phóng viên báo PhápĐDức, Arte [Le Grand Documentaire, ngày 11, tháng 2, 1995], đã chứng kiến cảnh đào thủy lợi bằng tay không của "những người dân can đảm của mười làng ra công hợp sức", và tìm được trong "cái thú vị của sự nỗ lực chung", và để giải thích lý do tại sao mà nhiều vạn người khác quyết định trốn khỏi nước Việt Nam Cộng Sản, thì hắn ta châm biếm rằng họ không thể "có cái cảm giác xây dựng quê hương xứ sở, như là cha ông họ đã từng đánh giặc bằng vũ khí trên tay". Chỉ có những con hát mới biết mặt thật của họ ở phía sau lớp phấn son, và chỉ có Cộng Sản mới biết sự thật của họ ở phía sau bức màn sắt; do đó một cựu đại tá Việt Cộng như Bùi Tín thì dĩ nhiên là phải biết rõ Việt Cộng hơn một tên phóng viên của tờ báo Arte. Ông Bùi Tín giải thích điều đó trong quyển sách "Vietnam, La face cachée du regime", [147, Kergour, 1999], viết ít lâu sau khi ông đến lưu vong tại Paris. Việt hối lộ của các người Hoa Kiều ra đi "bán chính thức" được chính bộ Nội Vụ tổ chức. Được biết đó là "Kế Hoạch 2", mà mục đích được giữ kín, có cả một loạt những công tác cho phép các giới chức tổ chức cuộc ra đi của các người lưu vong mới sau khi "nhổ sạch lông" của họ một cách rất có phương pháp. Mỗi người phải trả giá vượt biên từ 3 đến 5 lượng vàng (một lượng = 36 grams), có khi gấp đôi. Nhà cửa, xe cộ, hoặc của cải để lại cho

Khi đến chỗ xuống tầu, thường thì ở ngay tại thành phố như Cần Thơ, bên bờ Cửu Long, chẳng hạn, người ra đi phải chịu đựng những sự bóc lột cuối cùng như: bị tịch thu do các băng đảng tự cho là có quyền lục lọi, lấy vàng, nữ trang hoặc đô la mà người tỵ nạn có thể còn cất dấu đươ.c. Sau đó thì xuống tầu với nỗi lo sợ rằng chiếc tầu chở mình sẽ có một phần hai cơ hội sẽ bị hải tặc tấn công để lấy nốt những mẩu vàng còn xót lại trên người trước khi ném họ xuống biển. Thế nhưng khi đã lên được tầu rồi vẫn còn chưa yên với tuần cảnh địa phương nếu tầu chưa ra đến hải phận quốc tế. Nếu muốn thoát khỏi không bị bắt lại, thì tốt hơn hết là đưa ra chút của cải nào còn được dấu vào chỗ kín nhất. Bằng không thì sẽ bị bắt lại, và trong trường hợp này, tội danh là phản bội và bị "đế quốc Mỹ" mua chuô.c. Tội này có thể ngồi tù từ 12 năm cho đến 20 năm (sắc luật luôn luôn có sẵn để tham khảo.)

Những người chọn cách đi tỵ nạn bằng đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào hay Căm Bốt đến Thái Lan thì gọi là Bộ Nhân (land people) . Những cuộc hành trình vượt biên đi tỵ nạn bằng đường bộ thì luôn luôn gặp nguy hiểm. Họ sẽ bi công an, hay bộ đội, hay là cảnh vệ nhân dân đuổi bắt, và có khi chỉ là người đi đường, thường là có liên hệ với Cộng Sản. Còn những người vượt biên nào "mượn được", theo với giá do quân đội Nhân Dân ấn định, một chiếc xe vận tải quân sự chở quân nhu, cho phép họ núp bên trong thùng lớn, cách này được xử dụng khá thường xuyên, nhưng có khi cũng bị ngộp thở chết vì hơi xăng, và các nạn nhân trong trường hợp này cũng khá đông.

Những người may mắn hơn hết là có thể "kiếm" được một "giấy xuất cảnh chính thức" và vé máy bay đến tận Hoa Kỳ. Nhờ vào một kế hoạch do Liên Hiệp Quốc tổ chức với sự thỏa thuận giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội vào năm 1979. Thế nhưng họ cũng vẫn chịu hạch sách và tống tiền thì đơn xin xuất cảnh chính thức mới qua lọt, nhiều khi phải mất đến mười năm chờ đơ.i. Ngay chí Hoa Kỳ còn bị hạch sách đủ điều, và phải trả tiền cho từng đầu người tỵ nạn để được phê chuẩn cho phép đi.

Do đó, Cộng Sản Việt Nam đã phát minh ra được "NHỮNG CON BÒ SỮA THUYỀN NHÂN" của họ. Một nhà nghiên cứu ở Ba Lê tên là Bùi Xuân Quang, trong cuốn sách La Troisième guerre d'Indochine 1975-1099 (207-590, L'Harrmattan, 2000), ông đã tính toán "mối giao dịch" này của Cộng Sản Việt Nam, kéo dài ròng rã 20 năm kể từ 1975 đến 1995, đã mang lại cho Ngân Khố của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam khoảng 25 TẤN VÀNG. Với chừng ấy vàng mà người ta thấy xuất hiện trên thị trường tiền tệ Tây Phương dưới hình dạng các thỏi vàng mang ấn dấu cu/a Việt Nam. Chủ yếu của nó là dùng vào việc bồi hoàn những số nợ mà bọn Phỉ Quyền Cộng Sản Việt Nam đã ký kết với Cộng Sản Nga và các xứ dân chủ nhân dân cùng tiền mua vũ khí chiến tranh, số vàng ấy lên đến trị giá khoảng 2.5 tỷ Mỹ Kim, tính trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1983.

Hiệp sống với nỗi ám ảnh là bỏ nước ra đi. Tôi còn nhớ tiếng nói của người "Thuyền Nhân" mà chúng tôi đã từng gặp nhau trên bãi biển Songkla tại Thái Lan giữa những người khác, bên cạnh chiếc tầu bị hư của họ, mà tôi đã được nghe anh kể lại câu chuyện thống khổ của anh. Và cho đến bây giờ bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời kể lại của anh: Vào một đêm nọ ở Việt Nam, một tên cán bộ Cộng Sản Việt Nam đã nói khẽ vào tai anh: "hai ngàn đô la, hay 4 cây vàng ..." Anh đồng ý với mối làm ăn; thế nhưng khi đến chỗ hẹn thì Hiẹp mới nhận ra mình đã bị cướp. Thuyền thì chẳng thấy đâu mà vàng thì bị mất. Đó là cái hoạ luôn luôn rình rập và cũng là một trong những cái giá mà những người muốn vượt biên tìm tự do. Làm sao để tránh khỏi bị lừơng gạt, cướp bóc hoặc bị tố cáo, và tìm ra đường giây tốt. Tôi biết có một "Thuyền Nhân" đã không thành công trong việc đi tỵ nạn mặc dù đã thử đến 27 lần. Hiệp thì đi hụt 3 lần, và sau đó thì anh quyết định tự tổ chức lấy chuyến vượt biên. Anh đã lén lút tự vá víu một chiếc tầu đánh cá cũ. Từng đêm rồi lại từng đêm cứ lo bào rồi lại trét, và những đêm trắng đêm hì hục sửa chữa máy móc. Thế rồi cuối cùng thì ngày khởi hành cũng đến, chiếc tầu đánh cá cũ kỹ của anh mang theo 85 người rời bãi xuôi giòng và trôi dọc theo những con kênh châ>y dài ra biển.
Hiệp lặp lại cho chúng tôi nghe với một vẻ thống khổ: "Chúng tôi có 85 người trên chiếc tầu này và đã rất sung sướng vì có thể rời khỏi Việt Nam. Bây giờ thì ông hãy nhìn xem, ngày hôm nay chúng tôi chỉ còn có hai người. Hai người sống sót duy nhất là Ngọc, con gái của chị tôi và tôi." Với cái đầu ướt lạnh như con mèo chết đưới và thân thể đói khát gầy trơ xương sườn như một con chó hoang, cùng với đứa bé gái lên sáu tuổi có đôi mắt nai khờ. Chúng tôi đã khóc. Nước mắt của những kẻ thừa mứa tự do đã đổ xuống mặn ướt câu chuyện phiêu lưu liều chết tìm tự do của anh. Anh đã bị kẹt lại ở trại Songkla này cùng với Ngọc sau khi thoát chết khỏi những bàn tay đẫm máu của bọn hải tặc Thái Lan đã giết chết chị anh cùng tất cả hành khách trên tầu sau khi chúng bắt mang theo gần hết phụ nữ.

Vào tháng 10 năm 1978 có 20,000 người tỵ nạn đặt chân lên bờ biển Mã Lai, và chỉ đến tháng 12 năm đó con số đã lên đến 50,000 người. Cộng thêm vào con số 5,000 người đi chân đất với ước vọng đã đến được bến bờ tự do. Chỉ trong vòng 4 tháng cũng đủ để cho hòn đảo hoang Pulau Bidong của Phi Luật Tân đón nhận được 20,000 kẻ bị biê>n ruồng bỏ. Vào khoảng giữa năm 1979, có 5000 người tỵ nạn mới đến thêm vào con số những người anh em khốn khổ trong trại tỵ nạn Hồng Kông, trong khi có 90,500 người khác làm đầy ắp trại tỵ nạn Mã Lai. Những người mà cảnh sát địa phương từ chối đẩy ra biển đã trôi giạt đến Nam Dương, hoặc xa hơn nữa, đến tận Nam Hàn, hay Nhật Bản, và có khi đến tận Úc Đại Lơ.i. Hãy thử nhắm mắt và tưởng tượng cuộc hành trình liều chết để tìm tự do của họ trên khoang một con tầu bé nhỏ mong manh ...

Bất thình lình, một hồi chuông báo động nổi lên khi hai nước Thái Lan và Mã Lai tuyên bố rằng từ nay về sau họ sẽ không nhận thêm thuyền nhân mới. Bị dồn vào đ+ờng cùng, Liên Hiệp Quốc phải triệu tập một hội nghị quốc tế ở Genève và thu hoạch được ba kết qủa là: Các quốc gia ở vùng duyên hải bảo đảm là thuyền nhân sẽ không bị đẩy lui ra biển; các quốc gia tiếp nhận họ gia tăng thêm một số lượng hạn định tái định cư bổ túc là 130,000 người; và quan trọng nhất là Hà Nội, lo ngại khi phương diện của chúnh bị bôi đen tối dần ở biển Đông trước sự bất mãn của cả thế giới, nên đã cho phép thuyền nhân có thể ra đi chính thức hợp pháp "trong vòng trật tự", bằng phương tiện hàng không, chương trình này Liên Hiệp Quốc gọi là "Ra Đi Trong Vòng Trật Tự" (Orderly Departure Program) viết tắt là ODP. Kể từ giờ phút đó, nhịp điệu những người vượt biển đến các trại tỵ nạn thưa thớt một cách rõ rê.t. Mực độ từ 300,000 người vào năm 1979, xuống chỉ còn 24,500 vào năm 1984, và đến năm 1986 chỉ còn 19,500 người. Cũng vào năm đó, lần đầu tiên, các cuộc ra đi tỵ nạn chính thức bằng hàng không với giấy nhập cảnh nhiều hơn con số những người trôi dạt đến bằng đường biển. Kết quả của hội nghị thuyền nhân tại Genève đã thỏa mãn thấy rõ, nơi mà Liên Hiệp Quốc nhắm vào một giải pháp mới cho vấn đề "Thuyền Nhân".

Nhưng chỉ hai năm sau thì tình hình lại đổi ngược và đã làm cho thế giới thất vo.ng. Những người tỵ nạn đi tìm tự do lại trở ra biển: con số tăng lên 45,000 người vào năm 1988 (25,000 người nhiều hơn hai năm trước đó), 71,300 người vào năm 1989, trong số đó phải cộng thêm vào khoảng 17,000 người "bộ nhân". Vấn đề trở nên không giải quyết được và các quốc gia ở vùng duyên hải bắt đầu nổi giận.

Đó chính là lý do mà tại trại tỵ nạn Hồng Kông, nơi mà mỗi ngày có đến 34,000 "Thuyền Nhân" mới nhập trại, và chính quyền Hồng Kông quyết định từ đó về sau họ sẽ đưa những người mới đến vào trại tạm giam. Thế là những cuộc nổi loạn và tự tử nối tiếp theo quyết định của chính quyền Hồng Kông. Để đóng chặt cánh cửa ngăn chận hẳn cái mạch chính của làn sóng vượt biển tìm tự do không ngung này, các quốc gia tiếp nhận di trú lại tập họp lại thêm một lần nữa và họ đã tìm ra một biện pháp mới gọi là PAG (Plan d'Action Global)tức là chương trình Hành Động Toàn Cầu. Bất cứ thuyền nhân nào đến trước ngày 13 tháng 3 năm 1989 ở một quốc gia lân cận Việt Nam, kể từ đó, trên phương diện hành chánh, được xem như một người có quyền xin cư trú, nghiã là một người tỵ nạn chính trị hoàn toàn có quyền hy vọng được đi sống hết cuộc đời mình ở một nước Tây Phương. Dĩ nhiên là với điều kiện xứ này phải bằng lòng cấp cho họ một visa nhập cảnh. Ngược lại, tất cả hồn tồn khác đối với một người tỵ nạn lên bờ sau ngày 19 tháng 3, năm 1989. Họ bị xắp loại là di dân kinh tế, người đó phải chứng minh dược mình có một sự sợ hãi co căn cứ về việc bị xử tội, nếu khơng thì người đó bị đe dọa là sẽ bị cưỡng bách hồi hương. Trừ phi chính mình tự quyết dịnh quay về nước.

Đó là điều Hiệp đã lầm. Quy chế tỵ nạn chính trị của anh bị từ khước, anh biết mình khơng còn cơ hơi dược nhận vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, anh cũng phân vân rất lâu trước khi chấp nhận ý tưởng hồi hương. Bởi vì cũng như phâ`n đông các người tỵ nạn khác, anh sợ bị bắt nhốt vào tù một khi trờ về Việt Nam. Anh chưa bao giờ làm chính trị, nhưng có người anh từng chiến đấu trong quân dội Việt Nam Cộng Hòa, và ơng nội anh làm việc cho chính phủ bảo hô.. Hai vết đen đó trên lý lịch cá nhân có thể khiến anh phải trả giá rất đắt. Nhưng rồi có một lá thư từ Sài Gòn gửi đến trại tỵ nạn Thai Lan PhanatNikhom, nai anh tạm trú, đã trấ an anh được phần nào. Một trong những người bạn vượt biên cũ của anh, đã tình nguyện về Việt Nam, cho anh biết là mọi chuyện khá tốt đẹp ở đó, và khuyến khích anh cùng về.

Năm 1993, chúng tôi gặp lại Hiệp ở quê hương anh, và lại khóc lần nữa. Thế nhưng lần này thì chúng tôi cùng khóc mừng rỡ khi thấy anh đã thoát na.n. Anh là một trong 110.000 cựu "thuyền nhân" kể từ nam 1989 đã chọn hồi hương thay vì tiếp tục chết dần mòn ở một trại tỵ nạn Á Châụ Nhờ có sự giup đỡ tài chánh của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quo"c (HCR) và Liên Minh Âu Châu, mà giờ đây anh trở thành chủ nhân của một xưởng pha chế nước mắm và một căn nhà nho nhỏ hai phòng., gần Vũng Tầu, mà tên cũ người Pháp gọi là Cap Saint-Jacques, trên bờ biển Miền Nam mà ngày xưa anh đã bỏ ra đi tìm tự do không bao giờ có, và tưởng rằng không bao giờ anh sẽ phải trở lại nởi đây. Anh sống cùng bà gúa phụ của một trong những người bạn đã biến mất trên biển đi tìm tự do, cùng với người em gái và ba đứa con của bà. "Nhà của chúng tôi tuy nhỏ như chúng tôi có thể chứa được đủ thứ. Ở trên thuyền còn ít chỗ hơn."

Trong những cuộc vận động và thoả thuận cùng Hà Nội, Liên Hiệp Quốc đã cố gắng tạo điều kiện tốt cho những người cứng rắn, ngõ hầu giúp cho họ tự quyết định sắp xếp quay về. Họ cho chiếu những cuốn phim quay tại Việt Nam mà trong đó cho thấy cảnh những người cựu thuyền nhân tình nguyện hồi hương "sống như những ông hoàng". Các cán bộ Cộng Sản còn đến gặp họ để tâng bốc. Họ gáy lên những điệp khúc tuyên truyền nào là Việt Nam đã thay đổi, và ở đó người ta sống tự do và ai đói thì cứ ăn.

Bọn Phỉ Quyền Hà Nội có thể tự khen chúng. NHỮNG CON BÒ SỮA THUYỀN NHÂN ĐÃ MANG ĐẾN CHO BỌN PHỈ QUYỀN CỘNG SẢN HÀ NỘI RẤT NHIỀU QUYỀN LƠ.I. CHƯA HẾT, NHỮNG CON BÒ SỮA VẪN CÒN TIẾP TỤC CUNG CẤP SỮA DÙ Ở TẬN BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG. Qua những gói qùa họ gởi về cho gia đình mà những người tỵ nạn không bao giờ ngừng gởi về nuôi thân bằng quyến thuộc còn kẹt lại ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày đầu tiên họ đặt chân định cư trên một quốc gia tự do. Bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà họ không bao giờ ngưng chuyển về ngõ hầu giúp đỡ những người thân sống còn. Và bằng sự hiện diện của họ bởi vì ngày nay họ được phép về nước nghỉ hè bên cạnh thân bằng quyến thuô.c. Một ước tính vào năm 1999 cho tha6'y có đến hai tỷ đồng Đô La hàng năm họ đã mang lại cho Phỉ Quyền Cộng Sản, tức là một phần ba ngân sách của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.

GẦN HAI TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ CHỌN ĐỜI SỐNG LƯU VONG NƠI XỨ LẠ QUÊ NGƯỜI THAY VÌ LÀM NÔ LỆ CHO CỘNG SẢN, HÀNG TRĂN NGÀN NGƯỜI ĐÃ GỤC CHẾT TRÊN ĐƯỜNG TRỐN CHẠY NANH VUỐT CỘNG SẢN VIỆT NAM. KẺ NÀO ĐÃ DÁM ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO, VÀ TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT RẰNG TOÀN THỂ NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM ĐOÀN KẾT CÙNG CÁC "ANH HÙNG GIẢI PHÓNG" VÀO NĂM 1975 ???

Nỗi ám ảnh bỏ nước ra đi của Hiê.p. Tôi còn nghe anh nói, run rẩy trong bộ đồ bà ba ướt sũng nước biển, ga tài duy nhất còn sót lại trong đời anh. Giữa vùng vịnh Thái Lan, tiếng máy tầu của Hiệp hình như văng vẳng tiếng kêu của những linh hồn lìa xác. Thức ăn và nước uống đều sắp ca.n. Những người đàn bà qùy trên khoang tầu khấn nguyện trời đất. Phải chăng trời đất đã chấp thuận lời cầu nguyện của những thuyền nhân vừa mới thoát ra khỏi nanh vuốt Cộng Sản và đang dẫy trên giữa lòng đại dương ??? Vào giữa trưa ngày thứ sáu, có một chiếc thuyền lướt sóng cha,y nhanh về phía họ. Đó là một chiếc thuyền đánh cá Thái Lan. Rồi hai chiếc ... rồi ba chiếc .... Thoát Nạn chăng ? Nhưng ... Than ôi, đó là những chiếc thuyền hải tặc Thái Lan. Chúng cướp bóc trên tầu, giết chết những người đàn ông kháng cự, và bắt đi 18 người đàn bà trẻ nhất, rồi bỏ đi sau khi đâm thủng tầu. Những người Việt Nam cố bám vào thân tầu thì bị chúng dùng gậy đập chết. Khi trời sáng thì chỉ còn hai người sống sót duy nhất đang bám víu vào sự sống cuối cùng là chiếc thùng đựng nước bằng nhựa hóa học mà định mệnh của học bập bềnh theo sóng biển vô tình. Hai người đó là Hiệp và Ngọc, cô bé gái có đôi mắt của con nai bị thương vừa thoát chết dưới lưỡi hái của tử thần. Tôi nhìn cô bé đầu nghiêng mắt nai, tựa cằm trên bàn, và đăm đăm nhìn tôi với ánh mắt để đời. Dường như tất cả tuổi thơ đã bỏ em mà đi. Cô bé chỉ còn lại một khoảng trống rỗng của đời người. Một chiếc bình hoa tuyệt mỹ đã rơi xuống bên thềm địa ngục và tan vỡ giữa trần gian.

Đó là lịch sử của những người chạy trốn nanh vuốt Cộng Sản mà đời gọi họ là "THUYỀN NHÂN", và cũng có những người còn mệnh danh họ là kẻ "CHẾT ĐUỐI CHO TỰ DO". Lịch sử của một dân tộc trong suốt 20 năm trường đã bị tàn hại dưới nanh vuốt của một thứ chính trị đầy thù hận và kỳ thị của bất cứ một chế độ Cộng Sản nào.