- Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc RFA, là người Châu Á và là phụ nữ duy nhất trong số 5 thành viên của Hội Đồng BBG (Hội Đồng Truyền Thông Quốc Tế của chính phủ Hoa Kỳ), luôn luôn dành cảm tình đặc biệt cho chương trình Việt Ngữ và cộng đồng Việt Nam.
- Đây là buổi gặp gỡ lần đầu của Bà Libby Liu với giới Truyền Thông & Thân Hữu tại Bắc Cali do Giám Đốc Ban Việt Ngữ Nguyễn Văn Khanh sắp xếp sau bốn lần không thành trước đây.
qqq._ Mõ-SF (tin tổng hợp)
Đáp lời mời của LS Nguyễn Tâm, NB Lê Bình, và NB Huỳnh Lương Thiện, thay mặt Câu Lạc Bộ Báo Chí Bắc Cali, nhiều thành viên trong giới truyền thông: báo chí, truyền thanh, truyền hình, phóng viên, nhiếp ảnh, v.v... và nhiều thân hữu đã đến tham dự buổi gặp gỡ với Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc RFA, và ông Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ vào lúc 12 giờ 20 Thứ Ba, 20/08/2013 tại nhà hàng Hội An Bistro.
Từ trái: NB Nguyễn Vạn Bình, KS Lâm Hữu Đức, Ô. Trương Thành Minh, Anh Nguyễn Hữu Nghĩa, CS Lý Tống, Anh ...Đức, KS Nguyễn Tấn Thọ, NB Giang Viễn Tân (đứng), Bà Trần Thanh Dung, Bà Ngọc Lan, Ô Nguyễn Văn Khanh (GĐ Ban Việt Ngữ RFA), Bà Libby Liu (TGĐ RFA), cô Minh Uyên, LS Nguyễn Tâm, LS Ngô Văn Tiệp, BS Trần Quyền, Bà Trương Vân Lan, NV Ngọc Thủy
Ngoài ban tổ chức, có các vị sau đây: LS Ngô Văn Tiệp, BS Trần Quyền, Ông Trương Thành Minh, Chiến Sĩ Lý Tống, KS Nguyễn-Tấn Thọ, KS Lâm Hữu Đức, Bà Trương Vân Lan, Bà Trần Thanh Dung, Bà Hồ Ngọc Lan, NV Ngọc Thủy, cô Minh Uyên, Anh Nguyễn Hữu Nghĩa (MBA), NB Nguyễn Vạn Bình (Ý Dân), NB Giang Viễn Tân (Việt USA), NB Phạm Lễ (CM Magazine), NB Đinh Vinh (Thằng Bờm), Ông Bùi Văn Phú (cựu Cộng Tác Viên BBC), PV Trường Kỳ, NAV Trương Xuân Mẫn, v.v..., và Ban Lãnh Đạo RFA gồm bà Libby Liu (TGĐ), Ông Nguyễn Văn Khanh (GĐ Ban Việt Ngữ).
LS Nguyễn Tâm thay mặt Ban Tổ Chức là Câu Lạc Bộ Truyền Thông Bắc Cali, mở lời chào mừng đến tất cả qúy khách tham dự. Sau khi giới thiệu ban lãnh đạo đài RFA, LS Tâm đã lần lượt giới thiệu từng quan khách gồm hơn 20 vị đại diện giới truyền thông và đại diện cộng đồng, các đoàn thể trong vùng San Jose Bắc Cali.
Trong lời chào mừng bà Libby Liu, LS Tâm phát biểu rằng cộng đồng người Việt vùng Bắc Cali đã mong đợi có ngày gặp mặt như hôm nay với ban lãnh đạo đài RFA.
Dịp này, LS Tâm đặc biệt quan tâm trước viễn cảnh chương trình Việt Ngữ của đài có thể bị giảm đi hay tệ hơn là cắt bỏ hoàn toàn. Trong khi đó, tiếng nói của đài RFA dần dà đã trở thành quen thuộc, và là phương tiện truyền thông duy nhất phổ biến những tin tức quan trọng và cần thiết cho công cuộc đấu tranh tự do dân chủ tại Việt Nam. Cụ thể nhất, là giúp tiếng nói cho các nhà dân chủ trong nước trước hoàn cảnh khó khăn hiện nay, như trường hợp của Nguyên Kha và Phương Uyên...
Trong phần phát biểu của mình, bà TGĐ Libby Liu đã thật sự thích thú khi có buổi gặp gỡ thân mật và quý hoá này với giới truyền thông và các
vị trong các tổ chức, hội đoàn tại miền Bắc California. Bà xem đây là cơ hội để chia xẻ những khó khăn hiện nay của Đài RFA trong việc phát thanh chương trình Việt Ngữ và lắng nghe những ý kiến đóng góp.
Từ trái: Ô Nguyễn Khanh, Bà Libby Liu, LS Nguyễn Tâm
Bà đã trình bày thêm về số lượng giờ khác nhau mà mỗi chương trình của từng nước Châu Á có được. Việc này không thuộc thẩm quyền quyết định của Bà mà do Hội Đồng Truyền Thông Quốc Tế của chính phủ Hoa Kỳ. Bà Libby Liu đã trả lời từng ý kiến một cách khéo léo, pha lẫn nét vui nhộn, tạo không khí thân mật và gần gũi hơn. Bà cho biết hiện nay, mỗi ngày Đài Á Châu Tự Do (RFA) phát về Trung Quốc 12 tiếng, Tây Tạng 10 tiếng, Hàn Quốc 5 tiếng, Việt Nam 2 tiếng …
Tiếp đó, NB Huỳnh Lương Thiện đặt ngay một câu hỏi trực tiếp:
“Thưa Bà, dân số Tây Tạng chỉ có khoảng 3 triệu mà được phát đến 10 tiếng trong khi dân số Việt Nam có khoảng 90 triệu mà chỉ được Đài cho phát có 2 tiếng mà thôi. Tôi nghĩ là qúa ít và không công bằng với người Việt. Nhất là đài Á Châu Tự Do (RFA) không những được đông đảo người dân Việt trong nước rất thích nghe mà còn là một nguồn động viên tinh thần quý báu cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Vậy, theo Bà, có cách nào để tăng thêm giờ phát thanh Việt Ngữ của Đài RFA không?”
NB Huỳnh Lương Thiện
Bà Libby Liu trả lời: "Tôi cũng không hiểu tại sao lại có sự phân chia giờ giấc như thế, và việc này không thuộc thẩm quyền của tôi." Theo bà, một phần có thể vì ngân sách hạn chế và một số vị lãnh đạo Đài nghĩ rằng 2 tiếng đối với Việt Nam là đủ.
Tuy nhiên, bà đề nghị rằng: "chính các thính giả của Đài cũng như các tổ chức cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, như quý vị trong buổi gặp gỡ hôm nay chẳng hạn, cần lên tiếng về mong muốn này".
Chiến Sĩ Lý Tống
Chiến Sĩ Lý Tống góp lời đề nghị:
"Để vận động tăng giờ phát thanh chương trình tiếng Việt Đài RFA (Á Châu Tự Do), nên làm một Thỉnh Nguyện Thư, nhờ bà Tổng Giám Đốc Libby Liu thảo giúp, bởi chỉ có bà mới biết rõ trọng điểm của vấn đề và những nhân tố chính tác động hữu hiệu đến các nhà hành pháp và lập pháp Mỹ."
Ông nói thêm: "Anh Nguyễn Văn Khanh là một nhà truyền thông có kinh nghiệm và có quan hệ tốt với các Đài Truyền Hình và Truyền Thanh tiếng Việt tại Mỹ. Nhờ anh phụ trách liên lạc với các cơ quan nầy, đặc biệt SBTN, giúp phổ biến rộng rãi TNT và vận động đồng hương tỵ nạn Việt tham gia ký TNT đông đảo mới có triển vọng đạt kết quả tốt."
Ý kiến của ông Lý Tống phù hợp với các ý kiến của bà Trương Vân Lan và Trần Thanh Dung về các nội dung sau:
- Viết Thỉnh Nguyện Thư, nhờ bà Dân Biểu LB Zoe Lofgren can thiệp.
- Kêu gọi đồng hương người Việt Tỵ Nạn toàn thế giới, đặc biệt các mạnh thường quân có khả năng tài chánh, đóng góp phụ thêm ngoài ngân sách chính phủ Hoa Kỳ, để có đủ ngân quỹ tăng giờ phát thanh trong thời điểm quan trọng hiện nay.
- Có thể tổ chức các buổi gây qũy cho Đài RFA từ trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn.
Vài ý kiến khác: ông Trương Thành Minh nhận định đài RFA có hiệu quả to lớn và ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giới. Cô Minh Uyên tích cực ủng hộ việc phát triển và tăng giờ cho chương trình Việt Ngữ …
LS Nguyễn Tâm sau đó đã thay mặt Ban Tổ Chức nói lời cám ơn về sự hiện diện của tất cả qúy vị trong buổi gặp gỡ nhiều ý nghĩa hôm nay.
Sau buổi gặp gỡ, KS Nguyễn-Tấn Thọ có trao đổi thêm với bà Libby Liu và ông Nguyễn Văn Khanh về những phương án khả thi xuyên qua những ý kiến đóng góp đã nêu ra.
Ông Nguyễn Văn Khanh chia xẻ cái nhìn của các chính giới Hoa Kỳ khi đến Việt Nam như sau: Họ có thể mở TV xem CNN, nghe radio các chương trình này, có thể xem các chương trình Fox, NBC, ABC... trên Internet, nên họ nghĩ rằng VN hôm nay là được rồi, không cần phải có nhiều giờ hơn. Chưa kể, họ không hiểu rằng, việc xem TV, mở internet chỉ dễ dàng ở các thành phố lớn và chỉ ở thành phần có trình độ hoặc có điều kiện mà thôi. Trong khi đa số ở thôn quê, các vùng xa cần nghe radio hơn, vì đó là phương tiện thuận lợi và duy nhất mà người dân trong nước có được.
Bà Libby Liu, KS NT Thọ, Ô. Nguyễn Khanh
KS Thọ đã đặt câu hỏi cụ thể là cần biết giá cả hiện nay cho 1 tiếng phát thanh chương trình Việt Ngữ. Như thế mới dễ dàng tính liệu phương cách.
Sau khi tham khảo với nhân viên có trách nhiệm, Bà Libby Liu đã trả lời cụ thể như sau: Hiện nay giờ phát thanh là: $210/giờ, 2 giờ mỗi ngày là $420, mỗi tuần sẽ là $2940, mỗi tháng $12803, mỗi năm $153000. Tăng thêm 1 giờ cho mỗi ngày, mỗi năm phải tốn thêm $76500.00.
Đây là con số cần thiết của một năm, nếu chỉ tăng thêm 1 giờ trong mỗi ngày, để có số giờ phát thanh về VN là 3 tiếng mỗi ngày.
Nếu việc vận động bằng TNT, qua các cơ quan hành pháp hay lập pháp để tăng giờ không thành, liệu cộng đồng tỵ nạn chúng ta có thể gây qũy số tiền này hay không? Lời giải đang ở phía chúng ta.
Được biết, sau buổi gặp gỡ, bà Trương Vân Lan đã soạn xong mẫu Thỉnh Nguyện Thư và sẽ đưa ra trong thời gian sớm nhất, mời gọi ký tên để chuyển ngay đến bà Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren.
Buổi gặp gỡ thân mật và nhiều ý nghĩa hôm nay đã chấm dứt lúc 3 giờ 20 cùng ngày.
Lương Tấn
Tho NguyenTan
qqq._ Mõ-SF (tin tổng hợp)
Đáp lời mời của LS Nguyễn Tâm, NB Lê Bình, và NB Huỳnh Lương Thiện, thay mặt Câu Lạc Bộ Báo Chí Bắc Cali, nhiều thành viên trong giới truyền thông: báo chí, truyền thanh, truyền hình, phóng viên, nhiếp ảnh, v.v... và nhiều thân hữu đã đến tham dự buổi gặp gỡ với Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc RFA, và ông Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ vào lúc 12 giờ 20 Thứ Ba, 20/08/2013 tại nhà hàng Hội An Bistro.
Từ trái: NB Nguyễn Vạn Bình, KS Lâm Hữu Đức, Ô. Trương Thành Minh, Anh Nguyễn Hữu Nghĩa, CS Lý Tống, Anh ...Đức, KS Nguyễn Tấn Thọ, NB Giang Viễn Tân (đứng), Bà Trần Thanh Dung, Bà Ngọc Lan, Ô Nguyễn Văn Khanh (GĐ Ban Việt Ngữ RFA), Bà Libby Liu (TGĐ RFA), cô Minh Uyên, LS Nguyễn Tâm, LS Ngô Văn Tiệp, BS Trần Quyền, Bà Trương Vân Lan, NV Ngọc Thủy
Ngoài ban tổ chức, có các vị sau đây: LS Ngô Văn Tiệp, BS Trần Quyền, Ông Trương Thành Minh, Chiến Sĩ Lý Tống, KS Nguyễn-Tấn Thọ, KS Lâm Hữu Đức, Bà Trương Vân Lan, Bà Trần Thanh Dung, Bà Hồ Ngọc Lan, NV Ngọc Thủy, cô Minh Uyên, Anh Nguyễn Hữu Nghĩa (MBA), NB Nguyễn Vạn Bình (Ý Dân), NB Giang Viễn Tân (Việt USA), NB Phạm Lễ (CM Magazine), NB Đinh Vinh (Thằng Bờm), Ông Bùi Văn Phú (cựu Cộng Tác Viên BBC), PV Trường Kỳ, NAV Trương Xuân Mẫn, v.v..., và Ban Lãnh Đạo RFA gồm bà Libby Liu (TGĐ), Ông Nguyễn Văn Khanh (GĐ Ban Việt Ngữ).
LS Nguyễn Tâm thay mặt Ban Tổ Chức là Câu Lạc Bộ Truyền Thông Bắc Cali, mở lời chào mừng đến tất cả qúy khách tham dự. Sau khi giới thiệu ban lãnh đạo đài RFA, LS Tâm đã lần lượt giới thiệu từng quan khách gồm hơn 20 vị đại diện giới truyền thông và đại diện cộng đồng, các đoàn thể trong vùng San Jose Bắc Cali.
Trong lời chào mừng bà Libby Liu, LS Tâm phát biểu rằng cộng đồng người Việt vùng Bắc Cali đã mong đợi có ngày gặp mặt như hôm nay với ban lãnh đạo đài RFA.
Dịp này, LS Tâm đặc biệt quan tâm trước viễn cảnh chương trình Việt Ngữ của đài có thể bị giảm đi hay tệ hơn là cắt bỏ hoàn toàn. Trong khi đó, tiếng nói của đài RFA dần dà đã trở thành quen thuộc, và là phương tiện truyền thông duy nhất phổ biến những tin tức quan trọng và cần thiết cho công cuộc đấu tranh tự do dân chủ tại Việt Nam. Cụ thể nhất, là giúp tiếng nói cho các nhà dân chủ trong nước trước hoàn cảnh khó khăn hiện nay, như trường hợp của Nguyên Kha và Phương Uyên...
Trong phần phát biểu của mình, bà TGĐ Libby Liu đã thật sự thích thú khi có buổi gặp gỡ thân mật và quý hoá này với giới truyền thông và các
vị trong các tổ chức, hội đoàn tại miền Bắc California. Bà xem đây là cơ hội để chia xẻ những khó khăn hiện nay của Đài RFA trong việc phát thanh chương trình Việt Ngữ và lắng nghe những ý kiến đóng góp.
Từ trái: Ô Nguyễn Khanh, Bà Libby Liu, LS Nguyễn Tâm
Bà đã trình bày thêm về số lượng giờ khác nhau mà mỗi chương trình của từng nước Châu Á có được. Việc này không thuộc thẩm quyền quyết định của Bà mà do Hội Đồng Truyền Thông Quốc Tế của chính phủ Hoa Kỳ. Bà Libby Liu đã trả lời từng ý kiến một cách khéo léo, pha lẫn nét vui nhộn, tạo không khí thân mật và gần gũi hơn. Bà cho biết hiện nay, mỗi ngày Đài Á Châu Tự Do (RFA) phát về Trung Quốc 12 tiếng, Tây Tạng 10 tiếng, Hàn Quốc 5 tiếng, Việt Nam 2 tiếng …
Tiếp đó, NB Huỳnh Lương Thiện đặt ngay một câu hỏi trực tiếp:
“Thưa Bà, dân số Tây Tạng chỉ có khoảng 3 triệu mà được phát đến 10 tiếng trong khi dân số Việt Nam có khoảng 90 triệu mà chỉ được Đài cho phát có 2 tiếng mà thôi. Tôi nghĩ là qúa ít và không công bằng với người Việt. Nhất là đài Á Châu Tự Do (RFA) không những được đông đảo người dân Việt trong nước rất thích nghe mà còn là một nguồn động viên tinh thần quý báu cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Vậy, theo Bà, có cách nào để tăng thêm giờ phát thanh Việt Ngữ của Đài RFA không?”
NB Huỳnh Lương Thiện
Bà Libby Liu trả lời: "Tôi cũng không hiểu tại sao lại có sự phân chia giờ giấc như thế, và việc này không thuộc thẩm quyền của tôi." Theo bà, một phần có thể vì ngân sách hạn chế và một số vị lãnh đạo Đài nghĩ rằng 2 tiếng đối với Việt Nam là đủ.
Tuy nhiên, bà đề nghị rằng: "chính các thính giả của Đài cũng như các tổ chức cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, như quý vị trong buổi gặp gỡ hôm nay chẳng hạn, cần lên tiếng về mong muốn này".
Chiến Sĩ Lý Tống
Chiến Sĩ Lý Tống góp lời đề nghị:
"Để vận động tăng giờ phát thanh chương trình tiếng Việt Đài RFA (Á Châu Tự Do), nên làm một Thỉnh Nguyện Thư, nhờ bà Tổng Giám Đốc Libby Liu thảo giúp, bởi chỉ có bà mới biết rõ trọng điểm của vấn đề và những nhân tố chính tác động hữu hiệu đến các nhà hành pháp và lập pháp Mỹ."
Ông nói thêm: "Anh Nguyễn Văn Khanh là một nhà truyền thông có kinh nghiệm và có quan hệ tốt với các Đài Truyền Hình và Truyền Thanh tiếng Việt tại Mỹ. Nhờ anh phụ trách liên lạc với các cơ quan nầy, đặc biệt SBTN, giúp phổ biến rộng rãi TNT và vận động đồng hương tỵ nạn Việt tham gia ký TNT đông đảo mới có triển vọng đạt kết quả tốt."
Ý kiến của ông Lý Tống phù hợp với các ý kiến của bà Trương Vân Lan và Trần Thanh Dung về các nội dung sau:
- Viết Thỉnh Nguyện Thư, nhờ bà Dân Biểu LB Zoe Lofgren can thiệp.
- Kêu gọi đồng hương người Việt Tỵ Nạn toàn thế giới, đặc biệt các mạnh thường quân có khả năng tài chánh, đóng góp phụ thêm ngoài ngân sách chính phủ Hoa Kỳ, để có đủ ngân quỹ tăng giờ phát thanh trong thời điểm quan trọng hiện nay.
- Có thể tổ chức các buổi gây qũy cho Đài RFA từ trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn.
Vài ý kiến khác: ông Trương Thành Minh nhận định đài RFA có hiệu quả to lớn và ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giới. Cô Minh Uyên tích cực ủng hộ việc phát triển và tăng giờ cho chương trình Việt Ngữ …
LS Nguyễn Tâm sau đó đã thay mặt Ban Tổ Chức nói lời cám ơn về sự hiện diện của tất cả qúy vị trong buổi gặp gỡ nhiều ý nghĩa hôm nay.
Sau buổi gặp gỡ, KS Nguyễn-Tấn Thọ có trao đổi thêm với bà Libby Liu và ông Nguyễn Văn Khanh về những phương án khả thi xuyên qua những ý kiến đóng góp đã nêu ra.
Ông Nguyễn Văn Khanh chia xẻ cái nhìn của các chính giới Hoa Kỳ khi đến Việt Nam như sau: Họ có thể mở TV xem CNN, nghe radio các chương trình này, có thể xem các chương trình Fox, NBC, ABC... trên Internet, nên họ nghĩ rằng VN hôm nay là được rồi, không cần phải có nhiều giờ hơn. Chưa kể, họ không hiểu rằng, việc xem TV, mở internet chỉ dễ dàng ở các thành phố lớn và chỉ ở thành phần có trình độ hoặc có điều kiện mà thôi. Trong khi đa số ở thôn quê, các vùng xa cần nghe radio hơn, vì đó là phương tiện thuận lợi và duy nhất mà người dân trong nước có được.
Bà Libby Liu, KS NT Thọ, Ô. Nguyễn Khanh
KS Thọ đã đặt câu hỏi cụ thể là cần biết giá cả hiện nay cho 1 tiếng phát thanh chương trình Việt Ngữ. Như thế mới dễ dàng tính liệu phương cách.
Sau khi tham khảo với nhân viên có trách nhiệm, Bà Libby Liu đã trả lời cụ thể như sau: Hiện nay giờ phát thanh là: $210/giờ, 2 giờ mỗi ngày là $420, mỗi tuần sẽ là $2940, mỗi tháng $12803, mỗi năm $153000. Tăng thêm 1 giờ cho mỗi ngày, mỗi năm phải tốn thêm $76500.00.
Đây là con số cần thiết của một năm, nếu chỉ tăng thêm 1 giờ trong mỗi ngày, để có số giờ phát thanh về VN là 3 tiếng mỗi ngày.
Nếu việc vận động bằng TNT, qua các cơ quan hành pháp hay lập pháp để tăng giờ không thành, liệu cộng đồng tỵ nạn chúng ta có thể gây qũy số tiền này hay không? Lời giải đang ở phía chúng ta.
Được biết, sau buổi gặp gỡ, bà Trương Vân Lan đã soạn xong mẫu Thỉnh Nguyện Thư và sẽ đưa ra trong thời gian sớm nhất, mời gọi ký tên để chuyển ngay đến bà Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren.
Buổi gặp gỡ thân mật và nhiều ý nghĩa hôm nay đã chấm dứt lúc 3 giờ 20 cùng ngày.
Lương Tấn
Tho NguyenTan