GIẶC ĐÃ VÀO NHÀ, ĐẢNG Ở ĐÂU ?
Phạm Trần
Đặt tên bài như trên có “bóp méo sự thật” hay “xuyên tạc” không ?
Hiểu sao thì tùy mỗi người ở vị trí biết hay không biết, hoặc là “người của đảng” hay “người ngòai đảng”.
Nhưng căn cứ vào lời nói và hành động của Lãnh đạo Trung Cộng và Lãnh đạo Việt Nam thì chuyện “giặc đã vào nhà” đã xẩy ra từ lâu rồi còn ta có tìm thấy đảng ở đâu khi nhìn thấy giặc thì cũng tùy người ở trong nước có được đảng và nhà nước cho “sáng mắt sáng lòng” hay không ?
Trước nhất, hãy nói về những việc đã xẩy ra từ sau 2 cuộc viếng thăm Trung Cộng (19-21/06/2013) và Mỹ (24-26/07/2013) của Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang:
-Ngày 31/07/2013 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã lập lại chủ trương bất đi bất dịch của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để lại cho thế hệ sau cách nay 34 năm đối với vùng biển Trung Cộng tranh chấp với nước khác. Ông Tập nói : “The country will adhere to the policy of “shelving disputes and carrying out joint development" for areas over which China owns sovereign rights, while also promoting mutually beneficial and friendly cooperation and seeking and expanding common converging interests with other countries.” ( Xinhua (Tân Hoa Xã), 31/07/2013)
Tạm dịch : “Nước ta sẽ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương “gác lại tranh chấp và cùng khai thác” trên khu vực thuộc chủ quyền của ta để cùng có lợi hầu tạo sự hợp tác thân thiện, mưu tìm và mở rộng lợi ích chung với các nước khác.”
(Đài truyền hình trung ương của Trung Cộng cũng trích lời ông Tập nói rằng: "Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung".)
Đây là lần đầu tiên trong tư cách Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Cộng, kể từ khi thay ông Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nói trắng ra “chủ quyền” của Bắc Kinh trên hai vùng Biền Đông, có tranh chấp với Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei là chính và vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản.
Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island , hay còn được gọi là Thái Bình ), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa từ sau Thế chiến II, sau đó đã bỏ ngỏ một thời gian dài khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Hoa Lục ra Đài Loan, nhưng rồi tái chiếm vào khỏang giữa thập niên 50 và thập niên 70. Nhưng khi nói đến tranh chấp thì Bắc Kinh không bao giờ đề cập đến Ba Bình vì Trung Cộng coi Đài Loan là phần lãnh thổ của họ.
Đảo Ba Bình, theo Đài Loan, dài 1360 mét, rộng 350 mét, cao 3,8 mét và có diện tích là 0,4896 cây số vuông đã được xây đồn lũy phòng thủ kiên cố và có cả một đường bay dành cho máy bay vận tải quân sự lên xuống dễ dàng.
Theo Tân Hoa Xã, họ Tập đã đưa ra quan điểm “hợp tác cùng khai thác” tại buổi học tập với Bộ Chính trị đảng về điều được gọi là “quyền lợi biển” của Trung Cộng.
Ông Tập Cận Bình nói với các Ủy viên : “ Trung Hoa sẽ bảo vệ quyền lợi biển và sẽ điều nghiên mọi dữ kiện cho kế họach tòan bộ này.” (China will safeguard its maritime rights and interests, and make overall plans and take all factors into consideration)
Họ Tập cũng cảnh giác rằng : “ Trung Hoa sẽ phát triển theo đường hướng hòa bình, nhưng nhất quyết không bào giờ từ bỏ quyền lợi của mình hay hy sinh quyền lợi cốt lõi của quốc gia.”
(China will adhere to the path of peaceful development, but "in no way will the country abandon its legitimate rights and interests, nor will it give up its core national interests.")
Ông Tập còn lưu ý rằng : “ Trung Hoa sẽ dùng các biện phác hòa bình để thương thuyết giải quyết mối xung đột cho mục tiêu hòa bình và sự ổn định, nhưng cũng chuẩn bị đối phó với mọi tình huống và tăng cường khả năng của mình cho quyền lợi biển, và kiên quyết bảo vệ quyền này bằng mọi gía.”
(China will "use peaceful means and negotiations to settle disputes and strive to safeguard peace and stability. China will prepare to cope with complexities, enhance its capacity in safeguarding maritime rights and interests, and resolutely safeguard its maritime rights and interests.)