“…Mỗi bên đồng hợp tác 27 năm, cho nhiều thế hệ tiếp nối liên tục, khai thác quần đảo Bạch Long Vĩ. Nói cách khác, Đặng Tiểu Bình muốn tìm thời gian dài để tiện nuốt trửng Vịnh Bắc Bộ không thông qua phân định lại hải giới…”
Việt Nam mất Vịnh Bắc Bộ khi nào ?
Người dân Việt yêu đất nước đã phải chảy máu và nước mắt xuống đường phố Hà Nội và Sài Gòn. Rồi cuối cùng chịu cảnh ngồi tù, chấp nhận mọi nhục hình của nhà nước cộng sản Việt Nam, chỉ vì người dân biết đứng lên nói tiếng nói yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm cứ Biển Đông của Tổ quốc Việt Nam.
Biển Đông Việt Nam là nguồn phát sinh tài nguyên vô cùng to lớn. Thiên nhiên đã ban phú cho dân tộc Việt cho một góc trời chiến lược phong phú, để xây dựng vận mệnh ngàn đời và trở nên điểm yếu trọng của Châu Á. Nay bỗng chốc Biển Đông thuộc về bành trướng phương Bắc, và tất nhiên Việt Nam hết giá trị, chỉ còn là một cục đất chết. Sẽ đến ngày đất nước hòa tan vào tay kẻ chiếm biển. Biển không những cung cấp tài nguyện vô tận, như thủy sản, dầu khí, chất đốt, du lịch, muối. Ngoài ra còn có một trữ lượng thiên nhiên khổng lồ, như gió, thủy triều hóa điện, môi trường, không gian và biển tính. Bấy nhiêu kho tàng tiềm ẩn trong lòng biển Đông. Một hứa hẹn Việt Nam mai sau tươi sáng nay đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam biếu không cho Trung Quốc đổi lấy sự sống phù du cho đảng độc trị, một chế độ tham nhũng nhất, chưa bao giờ thấy qua trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trung Quốc vốn có tham vọng bành trướng và nhân dịp Mao Trạch Đông tiến hành chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đẩy một hình nộm Hồ Chí Minh vào Việt Nam múa bài ca vô sản, tạo ra chiến tranh thu hút con người như những con thiêu thân, xây dựng cơ sở vũ trang, đưa vũ khí vào Việt Nam nhân danh tình hữu nghị anh em, thành lập nhân sự tình báo Hoa Nam, tuyên truyền tạo lòng tin cướp chính quyền. Kết quả đất nước Việt Nam hoà tan vào đất Hán.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã âm thầm xoáy mòn biên giới từ năm 1940. Sau chiến tranh ngày 17/2/1979, đất Việt bị sạt một mảnh bờ cõi, mất một góc một phía Tây Bắc-Biển Đông, trung tâm Vịnh Bắc Bộ, và nay cả biển Đông. Đảo Hải Nam trước đây là một đảo cũ, nơi phòng thủ tốt của Nam Việt bị nhà Hán chiếm cứ vào cuối thời nhà Triệu (Nam Việt 207 TCN-111 TCN). Đảo Hải Nam có vị trí chiến lược giúp cho kẻ trộm dòm ngó vào nhà Việt Nam.
Tiếp theo, Hồ Chí Minh đạo diễn một vở kịch khôn ngoan dùng Công hàm do Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, nhượng vùng Biển Đông cho Trung Quốc. Trước khi "công hàm 14/9/1958" xuất hiện, Hồ Chí Minh đã gửi thông tư mật số 342 chính phủ, chấp nhận Trung Quốc thôn tính quần đảo Vịnh Bắc Bộ có trên 27 đảo lớn nhỏ. Trung Quốc âm thầm chọn Bạch Long Vĩ (Bailongwei-白龙尾), đảo lớn nhất của trung tâm Vịnh Bắc Bộ, với diện tích 9,96 km vuông, lớn hơn 2 lần đảo Thái Bình (Taiping Island-太平), lớn hơn 4 lần đảo Vĩnh Hưng (Yongxing-永兴). Và Trung Quốc đã điều nghiên những khác biệt của mỗi đảo trong Vịnh Bắc Bộ. Đảo Bạch Long Vĩ được đánh giá tài nguyên phong phú, san hô có trữ lượng dầu khí cao, một lục địa chiến lược có ví trí kinh tế, kiểm soát cả vùng vịnh và đảo Hải Nam, đặc biệt phía Tây của quần đảo Bạch Long Vĩ thuận lợi cho việc lập huyện đảo, nhờ có sông, suối, đường nước ngọt ngầm, núi rừng dày đặc, khí hậu ôn hoà, thuận lợi thủy sản, bắt nuôi cá, ngư trường lớn cho phép hoạt động quanh năm không bị thiên tai.
Theo hiệp ước Pháp˗Thanh 1885, quần đảo Bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền của Việt Nam, và đã có chiều dài lịch sử hành chánh dân sinh lâu đời gắn liền với vịnh thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tháng 7 năm 1955, Pháp đóng quân kiểm soát quần đảo Bạch Long Vĩ, sau chiến tranh Việt˗Pháp, Hồ Chí Minh viện cớ nhờ Trung Quốc bảo vệ Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đưa một đơn vị cấp lữ đoàn từ đảo Hải Nam, chính thức đồn trú trên đảo Bạch Long Vĩ vào tháng 3 năm 1957, cùng lúc Trung Quốc cho di dân đến đảo, thành lập "Văn phòng Chính phủ Huyện đảo".
Chiến tranh Nam˗Bắc Việt Nam bùng nổ, Hồ Chí Minh hối hả tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung Quốc, đặt Hải Phòng vào phòng thủ, tăng cường bảo vệ không phận Hà Nội. Trung Quốc lấy quyết định chọn đảo Bạch Long Vĩ làm chiến thuật, thiết lập hệ thống radar, vị trí phòng không, các trạm thông tin liên lạc. Quân đội Trung Quốc ngụy trang thành quân đội Việt Nam, ồ ạt kéo vào đảo Bạch Long Vĩ thêm 3 sư đoàn, và những đảo nhỏ trong Vịnh, từ đó chiếm cứ luôn vùng vịnh Bắc Bộ. Sau đó Trung Quốc tuyên bố ngược :
‒ Cho Đảng Cộng sản Việt Nam mượn vùng Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc tìm mọi cách tránh né, đối đầu trực tiếp quân sự với Mỹ. Cuối cùng, Mao Trạch Đông chơi trò cướp biển "Sâu ăn luỗn thịt-thâm cật thiết nhục (深吃切肉)". Hồ Chí Minh vờ vĩnh đồng ý, mượn tạm đảo Bạch Long Vĩ của Trung Quốc để làm đối lực chiến tranh với Mỹ. Cũng là một cách bán nước thâm hiểm của Hồ Chí Minh.
Sau 1975, Trung Quốc viện dẫn nhiều lý do cho rằng quần đảo Bạch Long Vĩ thuộc về lãnh hải của Trung Quốc, viện cớ dân cư người Hòa sống trên quần đảo, Trung Quốc đã nhiều lần làm áp lực Đảng Cộng sản Việt Nam để lấy (cướp) trọn quần đảo Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên vì vẫn còn ái ngại về tính pháp lý của Hiệp ước Pháp˗Thanh 1885 nên chưa vội cướp càn. Hồ Chí Minh chưa qua đời, cũng thừa biết một khi vùng Vịnh Bắc Bộ đã "Nước đổ dễ dàng nhưng khó khăn thu hồi - xuất khứ đích thủy dịch phóng nan thu (出去的水易放难收) !".
Trung Quốc đã lượng định trước quyền lợi lớn. Ai làm chủ quần đảo Bạch Long Vĩ sẽ kiểm soát được đặc khu hành chính đảo Hải Nam và mở đường hàng hải phía Đông Nam, khai thác từ vịnh Bắc Bộ đến cửa huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị ra Biển Đông.
Tuy quần đảo thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, nhưng Trung Quốc vẫn gào thét khẳng định biển đảo của nhà Hán. Kẻ cướp không từ bất cứ thủ đoạn nào. Tháng 12/1973, Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn Vịnh Bắc Bộ thuộc thẩm quyền của mình để phê duyệt khu vực thăm dò dầu khí đầu tiên cho công ty dầu khí Ý. Ngày 18/1/1974, Trung Quốc nhạy cảm đề nghị Việt Nam tổ chức cuộc đàm phán bình thường hóa về phân định Vịnh Bắc Bộ. Ngày 15/8/1974, Việt Nam-Trung Quốc đồng ý đàm phán, Trung Quôc kêu gọi các công ty dầu khí nước thứ ba, đình chỉ mọi hoạt động thăm dò trong vịnh Bắc Bộ. Hóa ra lãnh hải của Việt Nam thuộc quyền phán quyết của Trung Quốc !
Cùng năm 1974, trong vòng đàm phán Việt-Trung đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Việt Nam đề xuất đàm phán hòa bình, tuy nhiên Đặng Tiểu Bình phóng tay trước mở cuộc chiến tranh ngày 17/2/1979, dùng chiêu bài "dạy cho Việt Nam một bài học" và tiếp theo đó là chiến trận Lão Sơn 2/4/1984-1990, gọi là "Tự vệ biên giới phía Nam".
Ngày 3-4/9/1990, Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam tha thiết bảo vệ đảng hơn đất nước đã trao cho Trung Quốc kế hoạch nhượng Vịnh Bắc Bộ và những văn kiện bí mật khai thác Vịnh.
Năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cần thiết mở rộng hội nghị, càng sớm càng tốt, giải quyết những vấn đề biên giới, bao gồm quần đảo Vịnh Bắc Bộ, thành lập ban tư vấn đối ngoại, ban quốc phòng, ban thủy sản, ban bản đồ. Chính quyền địa phương và các bộ phận khác thành lập hai phái đoàn chính phủ đàm phán biên giới, đã hội nghị lần thứ ba (3) về đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ.
Năm 1992 đến năm 2000, hai Đảng Cộng sản và Trung Quốc đã tổ chức tổng cộng bảy (7) cuộc đàm phán cấp Chính phủ, hai phái đoàn gặp nhau ba (3) lần.
Ngày 25/12/2000, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc ký Hiệp định phân định bởi cả hai bên cùng một lúc ký Hiệp định hợp tác nghề đánh bắt và nuôi cá tại Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 29 tháng 4 năm 2004 tại Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc ký một giao uớc thỏa thuận hợp tác nghề cá bổ sung. Theo thỏa thuận đánh bắt cá trong khu vực mô tả 30.000 cây số vuông, được quyền đánh bắt cá theo qui định, hai bên ngư thuyền Việt-Trung có thể nhập một, thời hạn 15 năm, ngoài các khu vực phía Bắc được đánh cá chung và vẽ thành một ranh giới chuyển tiếp bốn năm bổ sung lại. Cho phép hai đội ngư thuyền Việt-Trung hợp tác khai thác toàn diện.
Đặng Tiểu Bình muốn kết thúc các cuộc đàm phán cho được trong suốt nên đã đề nghị mỗi bên đồng hợp tác 27 năm, cho nhiều thế hệ tiếp nối liên tục, khai thác quần đảo Bạch Long Vĩ. Nói cách khác, Đặng Tiểu Bình muốn tìm thời gian dài để tiện nuốt trửng Vịnh Bắc Bộ không thông qua phân định lại hải giới.
Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu cho xây dựng đường biển Vịnh Bắc Bộ Việt Nam thay cho Việt Nam - (替越南行道- Thế Việt Nam hành đạo !). Trung Quốc nghiêm cấm đánh cá trong Vịnh Bắc Bộ và xung quanh các đảo biển Bạch Long Vĩ trong phạm vi 15 dặm. Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép Trung Quốc vung tay cao hoành hành trên đất nước Việt Nam, tích cực thu tóm tài nguyên Biển Đông. Lẽ tất nhiên Việt Nam bị xói mòn mạnh mẽ, những thế hệ mai sau không còn tài nguyên về biển để sống.
Trung Quốc tráo trở ra quân chiếm đảo trong Vịnh Bắc Bộ, cùng lúc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974, và đánh chiếm một vài đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Trung Quốc phá được vòng vây Biển Đông, lập tức xây thành đắp lũy, khánh thành huyện đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa Việt Nam), củng cố vị trí chiến lược trên Biển Đông và khai thác tài nguyên vô tận dưới lòng biển, không còn trở ngại. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cảm ơn Đảng ộng sản Việt Nam đã xử sự như một chư hầu tốt.
Ngày 20/6/2013. Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức ký văn kiện bổ sung bật đèn xanh để Trung Cộng tự do tung hoành, khai thác toàn diện Vịnh Bắc Bộ.
Nguồn : THX
Theo nguồn tư liệu năm 2007 lưu trữ tại Vụ Đông Nam Á Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam trao đổi hoà bình, bằng cách mở cửa cho kế hoạch bành trướng của Trung Quốc tiến chiếm Việt Nam từng phần.
Và tư liệu này cũng cho biết Vịnh Bắc Bộ được tác động bởi cắm mốc phân giới, nay thuộc Trung Quốc. Hiệp định hiệu lực, toàn bộ vùng biển phía Bắc trong Vịnh Bắc Bộ 128.000 cây số vuông, thuộc thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông. Trung Quốc ép bức phía Việt Nam phải giảm xuống vùng hoạt động của ngư trường truyền thống 32.000 km vuông, riêng Hải Nam tăng cường ngư thuyền lên đến 6.000 chiếc. Theo tư liệu của Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp thuận 50% ngư trường truyền thống còn lại, sẽ âm thầm hòa tan vào phía Tây đường trung tâm Bắc của Vịnh Bắc Bộ thuộc thị trấn Trạm Giang, thành phố Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
Trung Quốc tạo ra công ăn việc làm cho thành phố Trạm Giang, hiện nay ngành ngư nghiệp ở đây hoạt động mạnh, dọc theo khu vực quần đảo Vịnh Bắc Bộ, có khoảng 700.000 - 800.000 ngư dân, với sản lượng mỗi năm 540.000 tấn thủy sản, thu hoạch 5,9 tỷ nhân dân tệ.
Tại Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Bạch Long Vĩ, đã xảy nhiều tình trạng đau xót trong 48 năm qua (1975-2013) vì chính quyền cộng sản Việt Naml bỏ rơi nhân dân. Biển của Việt Nam nhưng Trung Quốc làm chủ, ngư dân Việt hóa thành nô lệ lao động cho Trung Quốc. Ngư nghiệp Việt Nam biến mất trước ngày phân định Vịnh Bắc Bộ. Đa số ngư dân rời cuộc sống biển, từ bỏ con tàu lên bờ, thay nghề đổi nghiệp. Vì vậy mà 48 năm qua tại Vịnh Bắc Bộ không có một sự cố nào xảy ra và không một ai nói đến tranh chấp Vịnh Bắc Bộ, lý do đơn giản là vì lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam ngày nay đã thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Điều này Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết. Chỉ có nhân dân Việt Nam gần như tối tăm không biết sự thật tại vùng Vịnh Bắc Bộ. Vịnh đã thay đổi chủ quyền và cho đến nay nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn cấm không cho phổ biến tin tức về tình trạng mất Vịnh. Nếu nhân dân mở miệng hỏi, ghé mắt theo dõi thì chỉ ở tù, rờ mó vào là mất mạng. Hãy "để đảng lo", cho dù mất nước, đảng còn mình (đảng viên) vẫn còn ! Hồ sơ bán nước được xem là hồ sơ tối mật của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Thủy Sản Trung Quốc, từ nay ngư trường biển Đông đã lặng gió, việc khai thác ở phía Bắc và phía Tây của đường trung tâm Vịnh Bắc Bộ an toàn. Việt Nam đã cam kết gửi Cảnh sát biển gìn giữ an ninh Vịnh Bắc Bộ, nay không còn trầm trọng như trước, ngư dân tiếp tục cạnh tranh nguồn lợi thủy sản, khai thác tối đa và toàn diện.
Trung Quốc còn buộc trói Đảng Cộng sản Việt Nam theo những thỏa thuận đã đồng ý tại Hội nghị Thành Đô tháng 09/1990, theo đó Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ không còn những tranh chấp nghiêm trọng, tình hình an toàn cho việc khai thác thủy sản, mọi vấn đề tai nạn khác trên biển không gia tăng, khai thác và quản lý nghề cá thuận lợi hơn. Từ đó, Đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam thực hiện mật ước miệng bảo đảm cho ngư nghiệp Trung Quốc vào khai thác tài nguyên trong Vịnh, kể cả ngoài biển Đông, và cam kết mật độ khai thác thủy sản không được suy giảm !
Dưới đây là những lời tố cáo do miệng lưỡi của kẻ “vừa đánh trống vừa ăn cướp” : Đảng Cộng sản Việt Nam không thực lòng đảm bảo an ninh ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, cản trở sinh hoạt của ngư dân Trung Quốc, ngư dân khai thác thủy sản không được trọng ven bởi đã xảy ra những sự cố.
- Ngày 12/6/1992, ngư thuyền Đam Châu (儋州船在) số 06.002, đăng kiểm Hải Nam (海南) hoạt động tại vị trí phía Bắc Vịnh 533 (儋州06002船在北部湾533海), trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trong lúc ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá, quân đội Việt Nam hợp tác với hải phỉ, tịch thu máy móc, lưới đánh cá, dụng cụ sản xuất ngư nghiệp, lấy cá, bắt cóc thủy thủ đoàn tống tiền. Thiệt hại kinh tế trên 89.000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 9/2/1993, đội ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 12.169, 12.150, 12.001, 12.162, 12.002, 12.163 đăng kiểm Hải Nam (海南), hoạt động ở phía Bắc vị trí Vịnh 338, bị ba (3) tàu chiến của Hải quân Việt Nam cướp sạch : 62 ngư dân bị đánh đập, thuyền trưởng Dương Văn Khánh (杨文庆˗Yang Wenqing) bị thương. Quân cướp Việt Nam lấy "lưới rê 1600", máy ròng 6, pin 6, lấy cắp tất cả các phương tiện của ngư dân sinh sống, và bọn cướp đòi mãi lộ 57.600 nhân dân tệ cho mỗi tàu. Ngư dân thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 100 triệu nhân dân tệ.
‒ Ngày 17/3/1993, ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 03.108, đăng kiểm Hải Nam, hoạt động tại vĩ độ tạm thời trong Vịnh Bắc 18°23', kinh độ 108°. Khi quân đội Việt Nam đến cướp, bắt cóc tất cả ngư dân, tịch thu công cụ sản xuất và các mặt hàng gia dụng, buộc ngư dân phải mãi lộ 30.000 nhân dân tệ. Thiệt hại kinh tế trực tiếp 105.000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 27/3/1993, đội ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 11.010 và 12.109 đăng kiểm Hải Nam, đang đánh bắt cá tại vị trí 534-8 trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Khi quân đội Việt Nam đến cướp, tịch thu thiết bị sản xuất ngư nghiệp, mỗi thuyền bị phạt 60.000 nhân dân tệ. Thiệt hại kinh tế là 275.000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 6-10 tháng 5/1993, đội ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 11.329, 11.030, 11.329, và 11.030, hoạt động tạm thời ở vị trí 487-5 phía bắc Vịnh. Quân đội cướp biển Việt Nam, tịch thu tất cả các công cụ sản xuất, tống tiền từ 50.000 nhân dân tệ cho mỗi thuyền. Thiệt hại kinh tế trực tiếp 186.000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 27/12/1993, đội ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 03.026, 03.106, 12.145, 11.092, 11.135, 12.208 và 12.234 đăng kiểm Hải Nam, đánh bắt cá phía Bắc tại vị trí Vịnh 441-4. Quân đội cướp biển Việt Nam đòi tiền xuất cảng, thông qua trung gian Văn phòng khu tự trị Quảng Tây thanh toán cho mỗi tàu đánh cá 67.000 nhân dân tệ, riêng thuyền số 12.208 trực tiếp chuyển giao tiền cho phía Việt Nam. Thiệt hại kinh tế tổng cộng 1,01 triệu nhân dân tệ.
‒ Ngày 6/5/1995, ngư thuyền Quỳnh Hải (琼海船在) số 00.339 đăng kiểm Hải Nam, thuyền hoạt động trong quần đảo Nam Sa Nam Vi (南沙南薇) vĩ độ 7°50 'kinh độ 111°44'. Quân đội Việt Nam tịch thu 19 tấn "kiếm ngư", trị giá 80.000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 13-17/5/1995, ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 03.013 đăng kiểm Hải Nam, thuyền đánh cá trong Vịnh Bắc 442-1. Chiến thuyền quân đội Việt Nam nổ súng, có năm (5) ngư dân bị bắn vào chân, tịch thu máy liên lạc, máy bơm nước, hai vải gió, tổng cộng 6000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 31/5/1995, ngư thuyền Đam Châu (儋州船在) số 00513, đăng kiểm Hải Nam, thuyền đánh cá trong Vịnh Bắc Bộ tại vị trí 442, bị quân đội Việt Nam bắn phá và bắt cóc, kéo vào đảo Nam Cát Bà (南吉婆), cướp công cụ sản xuất, thiệt hại kinh tế 28.000 nhân dân tệ.
˗ Ngày 17/5/1995, đội ngư thuyền Lâm Cao (临高船在) số 11363, 05023 và 12.107 đăng kiểm Hải Nam, đang đánh cá ở phía Bắc Vịnh, vĩ độ 19°18', kinh độ 107°10'. Quân đội cướp biển Việt Nam, lấy toàn bộ công cụ sản xuất ngư nghiệp và các vật tư khác, tống tiền mỗi thuyền $ 4,400. Thiệt hại kinh tế tổng cộng 550.000 nhân dân tệ. Được biết có thuyền bị quân đội cướp thanh toán tiền đến lần thứ 18.
‒ Ngày 12/5/1995, ngư thuyền Đam Châu (儋州船在) số 11.036 đăng kiểm Hải Nam, hoạt động tại vĩ độ Bắc 20°20 ', kinh độ 107°35'. Gặp phải quân đội cướp biển Việt Nam, tịch thu hết công cụ sản xuất, và hàng gia dụng, thiệt hại kinh tế khoảng 33.000 nhân dân tệ.
‒ Ngày 5-9/3/1995, ngư thuyền Đam Châu (儋州船在) số 17.007 đăng kiểm Hải Nam, hoạt động ở phía bắc Vịnh tại vĩ độ 19°47', kinh độ 107°58' . Chiến thuyền quân đội Việt Nam cho súng bắt lửa cháy, làm chết tại chỗ ngư dân Ngô Đại Nho (吴大儒), ngư dân Lý Tiểu Tam (李小三-Li ba), ngư dân Lý Trấn Kiệt (李镇杰-Lizhen Jie), và ngư dân Phù Chiến Nghĩa ( 符战义-Yi Fu) bị chấn thương.
‒ Ngày 9/4/1995, đội ngư thuyền Quỳnh Ngư (琼渔船在) số 12.114, 12.123 đăng kiểm Hải Nam, đánh bắt cá ở phía Bắc Vịnh, tại vĩ độ 20°35', kinh độ 107°49'. Đang hoạt động bị quân cướp biển Việt Nam, 23 ngư dân thuộc hai đoàn thủy thủ ngư nghiệp đã mất tích không trở về Hải Nam.
Từ 1991-1995, truyền thông Trung Quốc cho biết "những đội thuyền ngư nghiệp của Hải Nam, khai thác thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, bị những tên cướp biển Việt Nam tấn công 110 lược, làm bị thương hai người. Riêng quân đội Việt Nam nổ súng uy hiếp, làm thiệt mạng nhiều ngư dân, cướp 12 vụ, 30 thuyền bị tịch thu, và trường hợp tống tiền 286 ngư dân, ngài ra có một số vụ cướp biển khác không xác định được tên tuổi".
Theo thống kê của tỉnh Quảng Đông (广东), ngư dân Trung Quốc thiệt hại kinh tế trực tiếp 18.240.000 nhân dân tệ, và Quảng Tây (广西), ngư dân thiệt hại kinh tế trực tiếp 18.172.000 nhân dân tệ.
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vì khiếp nhược đã phải chấp nhận bồi hoàn cho Bắc Kinh những thiệt hại trên. Trong sự hợp tác và khai thác toàn diện, hai đảng cùng có lợi, trải qua đã 48 năm (1975-2013), chưa ai nghe nhà nước cộng sản Việt Nam công bố lợi ích quốc gia trên số thành được thụ hưởng 5,9 tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Trái lại đảng và nhà nước ta ra sức bên vực, bao che hành động của Trung Quốcvi phạm lãnh hải chủ quyền Việt Nam, và từ đó xuất từ ngữ "tàu lạ". Trung Quốc thừa dịp đưa vào tự điển và học đường và họ giải thích một cách rất thú vị : "Tàu lạ", xuất phát từ tranh chấp Biển Đông, ám chỉ tàu biển Trung Quốc".
Đảng Cộng sản Việt Nam, mang phải bệnh "ham sống sợ chết", không dám tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải Biển Đông của Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam giả vờ không nghe, không biết. Họ chưa hề phân ưu hay cứu trợ những gia đình ngư dân bị Trung Quốc cướp, tống tiền và sát hại. Đảng Cộng sản Việt Nam quá khiếp nhược đối với Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam nhất định phải biết rõ "đồng đảng cộng sản cần sống, ta mạnh dân thua". Nay thân phận dân tộc Việt Nam không thể làm trâu, thân cày, nô lệ từ thế hệ này đến thệ hệ mai sau. Việc nước tất nhiên phải phán xét, dù sớm hay muộn cũng kết thúc, và ngay từ bây giờ nhân dân Việt Nam cần đi đến một lộ trình Dân Chủ Đa Nguyên cho Việt Nam, không còn con đường nào khác. Chúng ta không còn thời gian nữa.
Huỳnh Tâm