Monday 16 September 2013

Tối Chủ Nhật, Los Angeles... - Việt Hải

Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ nếu đã thành công tại tại San Jose, Bắc Cali, phải nói là quý anh chị Bắc Cali đã giúp đỡ bạn bè phương xa về, yếu tố địa phương San Jose là những thành tố rất quan trọng, xin một lần nữa tri ân tình bằng hữu Văn Nghệ Sĩ nói chung. Tôi có dịp nghe bác sĩ nhạc sĩ Lê Khắc Bình ca hôm ra mắt sách và bây giờ lại được biết thêm về tài nghệ hòa âm của anh. Tôi thích nghe nhạc hòa tấu vào đêm khuya, vắng lặng, khi mợi vạn vật khung cảnh chung quanh chìm lắng trong giấc ngủ, chỉ mình ta thả hồn theo âm nhạc không lời, như vậy mới đích thực nghe nhạc khi bám theo từng tiết tấu, tiếng nhạc cụ hòa quyện vào nhau. Con người khi lắng nghe tiếng mưa rơi hồn xao xuyến, thì tiềng nhạc hòa tấu hay, do được hòa âm hay sẽ xao xuyến hơn gấp bội lần.

Và nhạc hòa tấu do NS. Lê Khắc Bình hòa âm:
 
Riêng với anh toubib nhạc sĩ Phạm Anh Dũng là chỗ thân tình quen biết, tôi được nghe nhiều tác phẩm của anh, những CD tiêu biểu như CD Đưa Người Về Phương Đông,... Phạm Anh Dũng là một trong những nhạc sĩ của giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có những dòng nhạc theo khuynh hướng nhạc tiền chiến, ví dụ những bài ca trong CD Đưa Người Về Phương Đông là điển hình. Mà nhạc tiền chiến được nhiều người trước 75 quyến luyến, thích thú, nó là dòng nhạc đầu tiên của giai đoạn tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn ra đời, thời Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp thuộc, vào cuối thập niên 1930; ít nhiều văn hóa Pháp, nhạc cụ tây phương, nhạc lý và ký âm nhạc học về thanh nhạc và sáng tác nhạc mà người của ta học từ người phương tây. Nét air nhạc tình cảm lãng mạn từ phương trời âu tây truyền sang bên ta của những làn air như các bài 

"Tout le jour, toute la nuit", năm 1932 do Fred Astaire trình bày, hay "J'ai deux amours, mon pays et Paris" sáng tác năm 1931 bởi nhạc sĩ Vincent Scotto, lời do 2 nghệ sĩ Geo Koger và Henri Varna hợp soạn, do ca sĩ Joséphine Baker trình bày, rồi "Quand on est matelot", ra đời năm 1936 nhạc có nhịp điệu vui, cũng như "Quand l'amour sourit", năm 1930,...

J'ai deux amours, mon pays et Paris,  Ruth Jacott trình bày:
 
Và những ca sĩ được ái mộ như Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean, Georges Milton... Giữa thập niên 30 và về sau những bài hát của Pháp như Marinella, C'est à capri, Tant qu'il y aura des étoiles, Un jour loin de toi, Celle que j'aime éperdument, Les gars de la marine, L'oncle de Pékin, Guitare d'amour, Créola, Signorina, Sous les ponts de Paris, Le plus beau tango du monde, Colombella...
 
                                                                        
Le Plus Beau Tango Du Monde - Marcel Amont trình bày:
 
Trong những thập niên 30-40 và về sau đó, những nhạc sĩ của loại nhạc mới lãng mạn như Lê Thương, Thẩm Oánh, Hoàng Quý, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Tô Hải, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Vũ Thành, Anh Bằng,.... những bài ca như Nụ Cười Sơn Cước, Cô Láng Giềng, Tà Áo Xanh, Hòn Vọng Phu, Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu, Buồn Tàn Thu, Cung Đàn Xưa, Nỗi Lòng Người Đi, Giấc Mơ Hồi Hương,... những bài nhạc được xem như loại tiền chiến.
 
Giấc Mơ Hồi Hương - Nhạc Vũ Thành, Mai Hương trình bày:
 
Hận Ly Hương, Ngọc Quỳnh, Việt Hải:http://www.saigonocean.com/gocchung/html/vh-2-7-2012.pdf
 
Nếu Vũ Thành có Giấc Mơ Hồi Hương, tôi nghĩ Phạm Anh Dũng có Tình Khúc Hồi Hương, rất "tiền chiến" theo khuynh hướng phân loại âm nhạc. Ngày trước 75 những người xa đất Bắc trong nỗi lưu luyến, buồn bã ôm giấc mơ sẽ trở về cố hương không còn giặc thù CS. Nỗi niềm như vậy giờ đây cũng là giấc mơ cho nhiều người hải ngoại sẽ chỉ trở lại Việt Nam một khi chính thể không thích hợp hiện hữu vốn bạo ngược, tàn ác cần được cáo chung.
 
 
Trong các bài tình ca của Phạm Anh Dũng, khi nghe nhạc phẩm "Mùa Xuân Anh Yêu Em" tôi thích lắm, nghe xong ôm keyboard viết ngay một truyện vui thời còn đi học. Một bài tình ca khác khá lãng mạn, âm điệu nhẹ nhàng, thấm đượm nét diu dàng không kém bài trên là bài "Yêu em và yêu em". Tôi nghe riết hình như trong tôi thì nếu "Mùa Xuân Anh Yêu Em" do ca sĩ  Hoàng Quân hát thì "Yêu em và yêu em" phải do đôi nghệ sĩ Vương Đức Hậu và Minh Ngọc song ca thì mới đúng goût âm nhĩ.
 
Yêu em và yêu em, Phạm Anh Dũng, Vương Đức Hậu và Minh Ngọc:http://www.nhaccuatui.com/video/yeu-em-va-yeu-em-pham-anh-dung-dang-cap-nhat.Vua5HEhnD4.html
 
Nhạc tình ca Phạm Anh Dũng...
 
Mùa Xuân Anh Yêu Em, Phạm Anh Dũng, Hoàng Quân trình bày:https://soundcloud.com/phamanhdung/m-a-xu-n-anh-y-u-em-ph-m-anh-d
 
"Với các cặp tình nhân thì khoảng thời gian dư dã khi xếp hàng dài như thế này sẽ tha hồ cho họ trao đổi, thủ thỉ những tâm sự, những điều không đâu vào đâu với người khác, nhưng lại quan trọng đối với họ. Ịiều mà người Anh hay Mỹ gọi là những "sweet nothing", tôi hỏi nàng câu chân thật nhất là vì sao nàng lại quay về Los Angeles. Nàng thố lộ là gia đình nàng có ý định gả nàng cho một vị bác sĩ mà nàng không thương và không quen. Cha nàng nghĩ là hôn nhân cần sự vững vàng về cuộc sống xung quanh mà anh chàng này có thể mang đến cho nàng. Nhưng Mai lại dứt khoát thoái thác và xin cha cho dọn về nam Cali. Tôi nói với Mai quan niệm thân phụ của nàng rất hợp lý, nó như cái thực tế tại xứ này mà thôi. Nàng hỏi tôi:
- "Anh có nhớ là Pascal nói: "Con tim có những lý lẽ mà lý trí không biết" không?". "
Ref. Link:
http://music.vietfun.com/trview.php?cat=13&ID=7635
 
"Tôi mỉm cười đồng ý và cuối hôn trên mái tóc của nàng như cám ơn cái ân tình mà nàng dành cho Los Angeles hay cho tôi.
Ra khỏi rạp hát, tôi ghé vào bưu điện lấy thơ, trong xấp thơ tôi nhận có cuộn CD nhạc có bài hát của người nhạc sĩ bạn quen sáng tác gởi tặng. Tôi mở máy nghe thử, mà tự hỏi bài nhạc sao lại đến đúng lúc mà tôi rất cần nó nhất như lời cầu hôn khi mùa xuân về cho hai chúng tôi trao lời tình tự yêu thương vô tận:
"Này em hỡi, xuân về rộn ràng. Bầy chim hót líu lo chào mừng. Nụ xuân ngát hương dịu ngọt ngào. Làn gió mát đưa tình yêu lên cao. Này em tôi, anh yêu em màu xanh, yêu trời xanh. Anh yêu mùa xuân, yêu nắng xuân. Và anh... anh yêu em... anh yêu em. Này em hỡi, xuân về bàng hoàng. Mầu môi thắm sao mà nồng nàn. Dòng tóc vắng bay trong chiều vàng. Em có biết xuân về hay không?", ("Mùa Xuân, Anh Yêu Em", Phạm Anh Dũng)

Viết cho những mùa xuân về trong dĩ vãng của một thuở hẹn hò, một thuở thần tiên trong đời."
 
 
Cám ơn anh Phạm Anh Dũng, anh Lê Khắc Bình và cô em LVD Nguyễn Túy Vân rất mê âm nhạc. Thật vậy, triết gia Friedrich Nietzsche phát biểu cảm nghĩ về âm nhạc như sau:
- "Without music, life would be a mistake.”
 (Friedrich Nietzsche)
 
- Thi hào Wllliam Shakespeare ngôn là: "If music be the food of love, play on."
 
- Nhà hiền triết Hy Lạp Plato cho chúng ta ý niệm ông nghĩ gì về âm nhạc: "Music is the movement of sound to reach the soul for the education of its virtue."

- Còn văn hào Nga Leo Tolstoy cho ý nghĩ: "Music is the shorthand of emotion."
 
Sau cùng, xin mời nghe....
 
 
Và nhạc hòa tấu do NS. Lê Khắc Bình hòa âm:


Việt Hải Los Angles

Vâng, nhạc tình ca Phạm Anh Dũng rất hay, như anh Lê Dinh nhận xét nhạc trong quốc nội VH sau 75, ngoại trừ những nhạc sĩ xưa của VNCH bị kẹt lại, ở VN ngày nay lớp "nhạc sĩ trẻ" hình như người ta không có khả năng sáng tác nhạc như thời của chúng ta với những Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Cung Tiến, Văn Phụng, Lam Phương, Anh Bằng, Ngô Thụy Miên, Phạm Anh Dũng, Trần Trịnh, Phạm Đình Chương,... Nhạc trong xứ với air nhạc lai căng, lai Tàu, Lai Thái, Lai Hàn, nhạc la hét, nhạc ráp nối notes nhạc nghe ngây ngô, lố lăng, lệch lạc, dở hơi, khó chấp nhận,....

Con Tim Loạn Nhịp Nguyên Vũ: 
Đẹp gái đẹp trai giơ 2 tay bay: 

Nhạc tiêm nhiễm giới trẻ VN như vầy lai căng, vô dịnh hướng văn hóa, thật đáng buồn.
Thân,
VHLA