Monday 7 October 2013

Chuyện Bên Úc: CLIVE PALMER VÀ CÁN CÂN QUYỀN LỰC


CLIVE PALMER VÀ CÁN CÂN QUYỀN LỰC.

Vì thể thức bầu cử Thượng viện và cách đếm phiếu phức tạp, nên tuy diễn ra cách đây đã gần một tháng vào hôm 7/9, Ủy Hội Bầu cử nước Úc mới vừa công bố kết quả bầu cử Thượng viện trong tuần qua.
Một trong những điểm khiến giới quan sát chính trị đặc biệt lưu ý là đảng Palmer United Party của ông Clive Palmer đã chiếm được đến 3 ghế ngay trong lần “xuất quân” đầu tiên.
Quan trọng hơn nữa, 3 vị tân Thượng nghị sĩ này sẽ nắm cán cân quyền lực ở Thượng viện vì các con số hiện nay cho thấy trong tổng số 76 ghế ở Thượng viện, liên đảng cầm quyền Tự Do & Quốc gia có 33 ghế, “liên minh” Lao động và đảng Xanh có 35 ghế, 5 TNS độc lập và, như đã nói ở trên, 3 thuộc đảng PUP.
Như vậy, muốn các sắc luật được thông qua ở Thượng viện, chính phủ Liên đảng của ông Tony Abbott phải có thêm 6 phiếu và dù được sự đồng thuận của tất cả 5 TNS độc lập, ông cũng cần ít nhứt là 1 lá phiếu của đảng PUP.
Điều này chứng tỏ quyền bính sẽ không ít thì nhiều nằm trong tay của tỉ phú Clive Palmer.
Clive Palmer
NIỀM VUI VÀ NỖI KHỔ TÂM.
Chủ bút trang chính trị của nhật báo The Australian, ông Paul Kelly, viết hôm thứ Bảy 5/10 rằng chiến thắng bất ngở của đảng PUP sẽ vừa là một niềm vui và cũng là sự ray rứt, khổ tâm cho tân Thủ tướng Tony Abbott
Hiện tượng Palmer trở nên to tát và bất chấp mọi tiên đoán. Nó có vẻ như một sự hổn hợp của đảng One Nation được tái sinh và việc du nhập chủ thuyết Berlusconism, một doanh gia quyền lực, khoa trương nhưng bị xa lánh.
Kết quả hiện nay vẫn chưa ngã ngủ cho chiếc ghế Hạ viện ở đơn vị Fairfax mà ông Palmer đang tranh với ông Ted O’Brien của Liên đảng. Nhưng dù ông Palmer có thất bại ở đây đi nữa, ba đảng viên của ông ở Thượng viện cũng sẽ đủ để thúc đẩy những đường lối mà nhà tỉ phú này chủ trương.
Ông Malcolm McKerras, một chuyên viên phân tích kết quả bầu cử nói “Đây là một kết quả sáng lạn cho Clive Palmer. Đảng PUP là một ngạc nhiên trong kỳ bầu cử này. Bây giờ nó đã trở thành một đảng thiểu số quan trọng”.
Vấn đề là liệu ông Palmer có thực sự muốn là một chính trị gia hay không. Liệu ông ta có đủ thi giờ và sự kiên nhẫn để xây dựng một đảng phái có hệ thống dựa trên căn bản 5.5% số phiếu ngay từ lần tham chiến đầu tiên này. Con người, đời sống và tiền bạc của ông đóng các vai trò then chốt. Nhiều quan sát viên chính trường nhận định trong những ngày cuối cùng của cuộc vận động bầu cử vừa rối, ông Palmer tung tiền ra còn hơn đảng Lao động. Liệu ông ta sẽ nâng mức ủng hộ lên đến từ 6 đến 8% và tăng gấp đôi số Thượng nghị sĩ của ông hay chăng ? Nếy được thì chính trường của Úc sẽ thay đổi rất nhiều.
Mặt khác, ba Thượng nghị sĩ vừa đắc cử, vì không có nhiều điểm tương đồng, có thể sẽ trở thành như các TNS độc lập vì đảng của họ không giữ được sự liên kết giữa họ với nhau và vì điểm gắn bó duy nhứt là lòng trung thành với Clive Palmer. Điều sau này tuy cần nhưng không đủ. Hãy nhớ lại sự rạn nứt từ trong nội bộ đảng One Nation.
KHÓ KHĂN CỦA HAI CHÍNH ĐẢNG.
Trong khi đó, hai chánh đảng cũng sẽ gặp khó khăn.
Câu kinh nhật tụng của Thủ tướng Tony Abbott về “một chính phủ dồng nhứt và không có ngạc nhiên nào hết” sẽ được thử thách với một thành phần Thượng viện vừa mới được bầu lên.
Còn đảng Lao động, dù ông Bill Shorten hay ông Anthony Albanese lãnh đạo, cũng sẽ lâm vào thế khó xử, ít nhứt là từ đây đến tháng Sáu 2014 khi tân Thượng viện chính thức thành hình. Nếu tiếp tục liên kết với đảng Xanh để bác bỏ các sắc luật, nhất là sắc luật bãi bỏ thuế khí thải, của chính phủ Abbott đữa từ Hạ viện lên, Lao động sẽ càng làm dân chúng xa lánh.
Về phần 5 TNS độc lập thì sao ?
Ngoài ông Nick Xenophon (hình bên trái), được xem là “lão làng” và được cử tri ở Nam Úc quý mến, được nhiều phiếu hơn cả các ứng cử viên của đảng Lao động, bốn người còn lại có chủ trương hoàn toàn dị biệt hẳn nhau kể cả ông Rick Muir của đảng “Motoring Enthusiast Party” (Đảng Mê Lái Xe hơi) (hình bên mặt cùng với vợ Kerri-Anne và hai con)
Nick Xenophone
Ricky and Kerri Anne Muir
Đó chính là ác mộng của Thủ tướng Tony Abbott. Tuy không còn phải đối đầu với “liên minh” Lao động và đảng Xanh, ông sẽ phải liên tục điều đình với các TNS với những đường lối và quyền lợi khác biệt.
Ông nói Palmer là một người “bảo thủ” với một tiểu sử dài gắn liền với đảng National. Thêm vào đó, ông Abbott nói “ Nếu anh được bầu lên như một người bảo thủ và cư xử như một người theo khuynh hướng xã hội, anh sẽ bị trừng phạt” – ám chỉ đến hai cựu dân biểu Tony Windsor và Rob Oakeshott. Điều đó đúng. Nhưng quá đơn giản. Ông Palmer sẽ thách đố tất cả mọi sự phân loại: ông ta ủng hộ thương nghiệp và mềm dẽo về vấn đề tầm tỵ. Đảng của ông ta nổi lên chống đảng LNP cầm quyền ở Queensland. Ông ta là một cáo già chính trường trong nhiều năm qua.
Hãy chờ xem các cơ quan truyền thông thổi phồng nhân vật Clive Palmer. Hãy đón xem Clive Palmer tái lập lại tham vọng trở thành Thủ tướng nước Úc. Hãy đón xem ông ta áp dụng nguyên tắc của cựu Thủ hiến Queensland, Joh Bjelke-Petersen, là “tiếng nào cũng là tiếng tốt cả”.
Trong khi đó, khó khăn của đảng Lao động còn tệ hại hơn của Liên đảng. Trong kỳ bầu cử này, họ mất đến 5 ghế ở Thượng viện.
Ở Queensland, Tây Úc, NSW, họ chỉ được 2 trong số 6 ghế cho mỗi tiểu bang trong kỳ bầu cử bán phần Thượng viện. Sửng sốt nhứt là ở Nam Úc, tiểu bang sinh trưởng của cựu Thủ tướng Julia Gillard, Lao động chỉ được một trong sáu ghế.
Do đó, bài học cho đảng Lao động vẫn không thay đổi. Trong khi hai ứng cử viên chức lãnh tụ đảng, Bill Shorten và Anthony Albanese, đì vòng quanh nước Úc để vận động và cố tạo nên một niềm phấn khởi trong lòng đảng viên, họ cần phải nhớ rằng càng nói với nhau và càng nói về nhau, Lao động càng xa rời quần chúng nhiều hơn. *-
HƯNG VIỆT (Brisbane)
07/10/2013
Tài liệu nghiên cứu: