Thursday, 31 October 2013

Nhân ngày giỗ thứ 50 TƯỞNG NHỚ VỀ CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM - Lê Duy San

Có thể nói, chỉ có bọn Việt Cộng, bọn thân Cộng và bọn Việt gian Cộng sản mới không nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và mới có những lời lẽ xúc phạm tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người Việt Quốc Gia chân chính, nếu không nhớ ơn thì cũng không bao giờ có lời lẽ bất kính đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. (LDS)

* KHÔNG VỀ VIỆT NAM NẾU CÒN VIỆT CỘNG (KVVNNCVC)
* MUỐN CHỐNG TÀU CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT CỘNG (MCTCPDVC)
* MUỐN DIỆT VIỆT CỘNG PHẢI DIỆT VIỆT GIAN (MDVCPDVG)
Lê Duy San
Nhân ngày giỗ thứ 50
TƯỞNG NHỚ VỀ CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM
 
Ảnh  “Tôi tiến, hãy tiến theo tôi.
   Tôi lùi, hãy giết tối.
   Tôi chết, hãy nối chí tôi”
                 Ngô Đình Diệm
 
Mùa hè năm 1954 Diện Biên Phủ thất thủ (1). Hoàng Đế Bảo Đại lúc đó là Quốc Trưởng, mời cụ Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Vì biết trước nếu không được tòan quyền thì nội các của cụ có lập ra cũng không thể đứng vững được quá 1 năm, nên cụ đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự. Hòang Đế bảo Đại đồng ý nên cụ đã nhận lời. Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam thành hai miền.  
Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp như các tướng Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Văn Vỹ), phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại  ngấm ngầm của thực dân Pháp và Việt Cộng. Ngay cả người Mỹ cũng chưa hết lòng ủng hộ cụ Diệm (2). Các chính trị gia thì mỗi người một chính kiến. Cụ Ngô Đình Diệm lại chẳng ở trong một đảng phái nào. Vậy mà cụ Ngô Đình Diệm cũng đã lo được cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản, ổn định được miền Nam, thu hồi chủ quyền từ tay người Pháp và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng cũng đủ để đem lại cho người dân một cuộc sống tự do dân chủ và an bình.
I/ Trưng Cầu Dân Ý để tiến tới thể chế Cộng Hòa.
Có người cho rằng cụ Diệm là bầy tôi bất trung, được Hòang Đế Bảo Đại tín nhiệm mời làm Thủ Tướng sau lại phản lại ngài và tìm cách lật đổ ngài bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế ngài. Đây là một sự lầm lẫn. Luật Sư Lâm Lễ Trinh (3) cho biết:
“Hiệp ước đình chiến Genève ký kết ngày 21/7/1954 chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17. (Chưa đầy một năm sau) Bảo Đại đã gây khó khăn cho ông Diệm bằng cách từ Cannes gửi ngày 28/4/55 và 30/4/55 hai công điện liên tiếp triệu hồi TT Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” vì ông Diệm khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh…Ý đồ của Bảo Đại là thay thế Thủ Tướng Diệm, có thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an và kiểm sóat sòng bài Đại Thế Giới để cung cấp tiền bạc cho QT Bảo Đại.
“Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lập để cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không ?” Hội nghị này gồm có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam. Đặc biệt, ba tổ chức nổi bật vì có thực lực: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN của Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện.
“Nhị Lang, tác giả cuốn sách “Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh Thế cho biết: Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo luận” rồi ông kiếu từ đi ngay…
“Lúc 5 giờ chiều, sau phiên họp kéo dài 7 tiếng, Chủ Tịch Nguyễn Bảo Tòan mời Thủ Tướng Diệm xuống phòng họp nghe kết qủa gồm có 3 điểm:
            * Truất phế Bảo Đại.
                        * Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính nhủ Cách mạng Lâm thời.
            * Tổ chức tổng tuyển cử, tiến tới chế độ cộng hòa.
 Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan trọng này.”
Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại đâu có phải do một mình Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam.
Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 26/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và cụ Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thấng Diệm ban hành ngày 26/10/1956.  
II/ Xây dựng đất nước.
 1/ Về Hành Chánh: Cải biến Trương Quốc Gia Hành Chánh và nâng cao trình độ thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (4).
Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt thành lập từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955 thì trường được chuyển về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là ba năm.
2/ Về Quân đội: Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân ĐàLạt thànhTrường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạt. và nâng cao trình độ các TT Huấn Luyện Hải Quân và Không Quân Nha Trang (5)
Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng PhápÉcole militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang thời Đệ I Cộng hòa Việt Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba quân chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đứchuấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan chọn binh nghiệp làm chính. Chương trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm.
Ngòai ra các Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyên Hải Quân Nha Trang …, cũng được nâng cao trình độ kiến thức để đào tạo các sĩ quan có khả năng cho hai ngành Không Quân và Hải Quân cho quân lực VNCH.
 3/ Về Giáo Dục: Việt Hóa Trung Học và Đại Học, Thành lập thêm Đại Học Huế
Trước khi cụ Ngô Đình Diệm về nước, chỉ có mỗi một Viện Đại Học đó là  Viện Đại Học Hà Nội. Sau năm 1954 được di chuyển vào Nam . Hầu hết các trường Đại Học Saigon và một số các trường Trung Học ở miền Nam vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi cụ Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được dùng để giảng dậy ở cấp Tiểu Học và Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để thiếu giảng viên Việt Ngữ nên đã được Việt hóa dân dần. Tới năm 1957, chính phủ Ngô Đình Diệm lập thêm Viện Đại Học Huế.
4/ Về Nông nghiệp: Thành lập Khu Trù Mật, Hữu Sản Hóa Nông Dân.
Khác với phong trào Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc của Cộng Sảndùng biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ, nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiến cả trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Chương trình Cải Cách Điền Địa ở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản hóa nông dân. Không những thế, chính phủ còn bồi thường đầy đủ cho họ. Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu.Sau đó chính phủ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán lại cho các nông dân chưa có ruộng Nếu không có tiền, người nông dân được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn sáu năm để mua (6).
5/ Cải tạo xã hội: Bãi bỏ chế độ đa thê, Bài trừ tệ đoan xã hội.
6/ Về Tài Chánh: Thành lập Ngân Hàng Quốc Gia và Viện Hối Đóai.
Ngày 3/12/54, thủ tướng ký sắc lệnh lập Ngân Hàng Quốc Gia VN một cách gấp rút để có thể hoạt động từ 1/1/55, khi Hoa Kỳ viện trợ trực tiếp cho VN và Viện Hối Đoái để phụ trách các giao dịch về ngoại tệ.
Có thể nói suốt thời gian từ 1954 tới 1963 là lúc cụ Diệm và bào đệ của cụ bị sát hại, những bậc cha anh của chúng ta đã được sống một cuộc sống thanh bình và no ấm. Còn những người cở tuổi chúng ta, nghĩa là sinh vào khỏang giữa thập niên 1930 và 1940 đã được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Nhờ đó mà chúng ta đã có đủ khả năng và kiến thức để phục vụ trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam. Đừng nói là nhờ có Mỹ viện trợ. Miền Bắc cũng được Nga Tầu viện trợ, miền Bắc lại không bị chia năm xẻ bẩy như miền Nam. Vậy mà đâu có ai ở miền Bắc được sống một cuộc sống no ấm như mọi người dân ở miền Nam và có ai được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng như những người dân miền ở Nam không ?
 Trong thập niên 1960, đã có nước nào trong vùng Đông Nam Á có một nền kinh tế tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh bằng miền Nam Việt Nam ? Nam Hàn đã có gì hơn Việt Nam? Vậy mà bây giờ Nam Hàn đã làm được cả máy bay chiến đấu và chiến hạm. Xe hơi và đồ điện tử thì Nam Hàn xuất cảng khắp thế giới. 
 III/ Những nguyên do đưa tới sự xụp đổ của nền Đệ I Cộng Hòa.
Ngòai những thành qủa trên, cụ Diệm còn cho thành lập Khu Trù Mật, thi hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược và phát động Phong Trào Tố Cộng khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ. Vào “Tháng Năm năm 1959 Việt Cộng đã mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào miền Nam hàng ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam (7).Và ngày5/9/1960, Hà Nội đã phải họp đại hội đảng lần thứ 3 trong 5 ngày liên tiếp để tìm biện pháp đối phó. Vào ngày 20/12/1960 Cộng Sản miền Bắc quyết định thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để lừa gạt thế giới, và bắt đầu mở những mặt trận lớn để quyết chiếm miền Nam.
  Vậy mà một số trí thức miền Nam cũng như một số đảng phái quốc gia đã không ý thức được vấn đề mà còn vì bất mãn cá nhân, vì quyên lợi riêng của đảng, đã lợi dụng quyền tự do báo chí và ngôn luận để, chỉ trích và chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Thêm vào đó, một số tu sĩ thân Công còn dựng chuyện kỳ thị tôn giáo khiến không những một số người miền Nam lầm tưởng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, tàn ác, tham nhũng, thối nát, kỳ thị tôn giáo và TT Ngô Đình Diệm có ý định dâng miền Nam cho CSVN vì đã để cố vấn Ngô Đình Nhu tiếp xúc với Phạm Hùng (8), mà ngay cả người Mỹ cũng nghĩ rằng chính phủ Ngô Đình Diệm không còn được làng dân và cũng không còn đủ khả năng chống Cộng nên đã cấu kết với một số tướng lãnh vô ý thức và vô kỷ luật tìm cách lật đổ TT Ngô Đình Diệm hầu có thể đem quân Mỹ vào VN tự tung tự tác.
Thử hỏi, sau khi nền đệ I Cộng Hòa Việt Nam xụp đổ, những chính trị gia miền Nam, những trí thức miền Nam thân Cộng cũng như bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm được gì cho nhân dân miền Nam hay đã đưa miền Nam vào cảnh nhiễu nhương, mất an ninh và làm miền Nam sớm lọt vào tay Cộng Sản ?
Tóm lại, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam cho tới bây giờ, chưa có một Tổng Thống, một Quốc Trưởng hay một Chủ Tịch nước nào đạo đức và liêm khiết bằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Và cũng kể từ khi Việt Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành quả tốt đẹp cho quốc gia dân tộc như chính phủ Ngô Đình Diệm.
Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng cụ Diệm mà nhiều người ngọai quốc trong đó có Giáo Sư Sử Gia Edward Miller và Sử Gia Henry Fairbanks cũng phải cộng nhận cụ là một người có hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp làm nền tảng cho phương thức canh tân xứ sở (9)
Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, một phần vì những người lãnh đạo đều là những người, không ít thì nhiều, cũng đã nhúng tay vào việc lật đổ Tổng Thống Diệm, một phần vì đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh, vì thế không ai dám nghĩ tới việc làm lễ tưởng niệm và nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diện. Nhưng kể từ ngày miền Nam xụp đổ người dân miền Nam đã nhận thức được đâu là nguyên do thực sự đưa đền cái chết của cụ, thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào tuần lễ đầu của tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cụ Diệm.
Tại Westminster, Nam Cali vào ngày 2/11/2013, số người tham dự Thánh Lễ Cầu Hồn cố TT Ngô Đình Diệm đã lên tới trên 3000 người. Ngay cả tại VN, vào ngày 1/11/2013 vừa qua, bất chấp sự đe dọa của công an VC, một phái đòan vào khỏang 50 người cũng đã tới nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi tại Lái Thiếu để làm lễ tưởng niệm cố TT Ngô Đình Biệm và bào đệ của ngài là Cố Vấn Ngô Đình Nhu.Có thể nói, chỉ có bọn Việt Cộng, bọn thân Cộng và bọn Việt gian Cộng sản mới không nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và mới có những lời lẽ xúc phạm tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người Việt Quốc Gia chân chính, nếu không nhớ ơn thì cũng không bao giờ có lời lẽ bất kính đối với cố Tổng Thống, người đã hy sinh vì muốn bảo vệ chính nghĩa của quốc gia và chủ quyền của dân tộc.//

Chú thích.

(1).Tháng 11 năm 1953, Navarre (Pháp) mở cuộc hành quân Castor đánh chiếmĐiện Biên Phủ.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả. 
Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm1954Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dânPháp tại Đông Dương.
(2) Nhiều người lầm tưởng rằng TT Diệm là con bài của Mỹ, do Mỹ đưa về. THực ra không phải vậy. Xin xem “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của tác giả Bùi Anh Trinh (Posted on Tháng Mười Mt 11, 2013 bBÁO T QUC
            (3) Lâm Lê Trinh: Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ I Cộng Hòa – Ký ức 50 năm sau.
(4).Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với ngạch trật phó đốc sự hạng 3 và được Bộ Nội Vụ cử đi làm việc tại các Quận, Tỉnh tùy nhu cầu. Sinh viên mới ra trường được đề cử làm Phó Quận Trưởng (tại các Quận) hay Trưởng Ty (tại Tỏa Hành Chánh Tỉnh) hay Phó Tỉnh Trưởng (Tòa Hành Chánh Tỉnh) hoặc Chủ sự, Chánh Sự Vụ, Giám Đốc tại các Bộ. Tới thời đệ nhị Cộng Hòa thì Học Viện Quốc Gia Hành Chánh có thêm ban Cao Học. Chương trình học là là hai năm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành về khoa học xã hội.
(5) Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì coi như đã hoàn tất bằng tú tài toàn phần (I & II).
Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 6/8 thuộc Lục quân.
Đến năm 1966 thì ngang hàng với bằng cử nhân đại học, tương đương với các  trường võ bị quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang cấp trung sĩ, hai năm sau làchuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy. Năm 1970Trường cho tốt nghiệp 241 khóa sinh.
(6) Chương trình này bị gián đọan vì biến cố 1/11/1963 và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973.
(7) Giáo sư Robert F. Turner: Hậu qủa của việc Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương. Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia. Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân. (Trích trong cuốn “Những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam”).
(8) Việc Phạm Hùng theo chỉ thị của ông Hồ Chí Minh từ Bắc vô Nam để gặp cố Vấn Ngô Đình Nhu chứng tỏ chúng lo sợ trước những thành quả của chính quyền miền Nam. Nhưng cũng có thể coi đây là trò bịp của tên cáo gìa Hồ Chí Minh muốn gây sự chia rẽ giữa chính quyền Mỹ và chính quyền VN. Ông Ngô Đình Nhu chắc chắn cũng không ngu dại gì mà không đề phòng. Như vậy nói TT Ngô Đình Diệm có ý định dâng miền Nam cho CSVN chỉ là sự vu cáo, không đúng sự thật. (Xin xem  cuốn sách “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, do Xuân Thu, ở Los AlamitosUSA, xuất bản, năm 1989, trang 205)
(9) Giáo Sư Sử Gia Edward Miller viết: “Ngô Đình Diệm là một người có hoài bão. Với tư cách là người lãnh đạo Miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đang theo đuổi” (2003).
            Và Sử Gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử nầy bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tựa đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau: “Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai … Dù sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới nầy đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đuổi một lý tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng với người nầy là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”.
Lê Duy San
Ảnh