Không có nhiều nước mắt trong tang lễ của
người đã giải phóng người Nam Phi da đen ra khỏi kiếp nô lệ .
Không có nhiều nước
mắt, chỉ một vài giọt lệ rơi kín đáo sau nhưng cặp kính đen mà người ta vội vã
lau đi một cách thầm lặng. Đại đa số dân Nam Phi tiễn đưa người anh hùng của dân
tộc họ bằng những khuôn mặt tràn đầy sinh khí, rạng rỡ và những điệu nhẩy múa làm
bà cựu Thủ Tướng Canada Kim Campbell cũng bị lôi cuốn nhẩy theo trên khán đài.
Việc này khiến người ta liên tuởng đến Á Châu, với tang lễ của các lãnh tụ, ở
Việt Nam trước đây, và ở Bắc Hàn mới đây. Các người dân bị sống dưới sự kềm kẹp
kinh hoàng của chế độ, đã hết nước mắt khóc thầm trong nhà, những dịp đó lại phải
cố dằn ra nước mắt, nước mũi, cho chúng chẩy lòng thòng, nhễu nhão trước công
chúng, dưới các ống kính các máy quay phim.
Nếu họ không làm vậy, có thể thiệt mạng như một ông Tướng Bắc Hàn nào đó,
đã bị xử bắn chỉ vì dám uống rượu trong ngày tang lễ Kim Chánh Nhựt.
Cả đến tấm bia sẽ
được đặt trước mộ phần.
Khi được hỏi phải đề ra làm sao: Lãnh Tụ Kính
Yêu? Cha Già Dân Tộc? Tổng Thống? Người
đoạt giải Nobel về Hòa Bình ??? . Mandéla đã yêu cầu chỉ đề một chữ Mandela, một
chữ đó mà thôi
Ngoài công việc
phi thường là Giải Phóng dân tộc, Mandela là một người bình thường, rất con người.
Cựu Thủ Tướng Brian Mulroney của Canada nói rằng nói chuyện với
Mandela rất vui, vì ông hiểu rõ mọi vấn đề ngoài phương diện chính trị. Ông có
thể nói chuyện về văn học, về âm nhạc, nhưng
ông ưa nói chuyện Thể Thao. Ông đặc biệt yêu thích môn Bóng Tròn, hay đá
banh. Khi Nam Phi tổ chức giải Đá Banh Toàn Cầu, ông có tham dự nhiều trận đấu,
như tất cả các dân ghiền đá banh trên Thế Giới.
Có người đặt vấn
đề ông Mandela nhiều vợ, có tới ba người. Nhưng phong tục địa phương cho phép, ông Tổng Thống đương
nhiệm cũng nhiều vợ, hình như lên đến 5 bà. Vả lại, sự ly dị với bà vợ lớn là
trong tình thế rất đặc biệt. Dù sao chăng nữa, nếu Mandela không có tới ba bà vợ,
thì Nam Phi có thể có nhiều phụ nữ chết thảm, như người sơn nữ họ Nông
xấu số bên Việt Nam ta.
Ông Mandela không
may gặp phải cảnh các người con trai của ông đều qua đời trước ông. Khi người
con trai sau cùng chết vì bệnh SIDA, nếu là người khác, sợ tai tiếng, dấu nhẹm đi.
Nelson Mandela công khai xác nhận sự việc
và nói là ông ước mong là cái chết của
con ông vì bệnh SIDA sẽ làm mọi người chú ý đến sự trầm trọng của nạn dịch này,
để giúp đỡ cho Phi Châu, trong việc phòng bệnh và trị bệnh .
Theo dõi hơn một tuần tang lễ của một vĩ nhân,
tôi bàng hoàng trước phản ứng của các người da đen Nam Phi. Phải thú thực là trước
đây, nói tới dân da đen Phi Châu, trong lòng tôi có ít nhiều sự coi thường. Nay
tôi thấy là có lẽ người Á Châu phải học hỏi nơi người Phi Châu ở nhiều điểm, chẳng
hạn như là sống hồn nhiên, thành thực với lòng mình, đừng mầu mè kiểu cọ, đứng đóng
kịch, những vở kịch vừa bi thảm, vừa khôi hài, vừa quái đản, như những vở kịch
Bắc Triều Tiên đang trình chiếu cho toàn cầu coi.
Mandela là một
nhân vật vĩ đại.
Ông vĩ đại vì những
cách hành xử của một « con người bình thường », dễ đến gần được.
Ông không vĩ đại ở
vị trí một ông thánh, một « lãnh tụ vô vàn kính yêu », môt « cha
già dân tộc hy sinh hạnh phúc cá nhân cho Tổ Quốc » như ai ai đó.
Chính ở chỗ này mà
người ta thấy được là « vĩ nhân » khác với « tiểu nhân »
nhiều lắm.
Trần Mộng Lâm