Ngay sau khi chiến tranh VN kết thúc chưa được bao lâu, khi “phe thắng cuộc” còn đang ngây ngất trong “hào quang chiến thắng” và thế giới còn đang nhìn vào đảng cộng sản VN với ít nhiều khâm phục thì người dân, chủ yếu là từ miền Nam, bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi…
Mặt trái của tấm huy chương lộ ra dần dần theo những thông tin, hình ảnh về những thuyền nhân bị hãm hiếp, bị cướp bóc tàn nhẫn hay vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển sâu trong quá trình chạy trốn khỏi nước Cộng hòa XHCN VN đi tìm bến bờ tự do, được đăng tải rộng rãi...
Một trong những cuộc di dân lớn nhất trong thế kỷ XX bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.
Điều đáng nói là cho mãi đến bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm đường ra đi, bằng cách này cách khác.
Người nghèo thì chủ yếu đi bằng con đường bán sức lao động, dưới danh nghĩa đi lao động hợp tác, còn gọi là “xuất khẩu lao động”-một trong những khái niệm mới có dưới chế độ ưu việt của đảng ta. Khi các nước thuộc khối XHCN cũ còn tồn tại, thì VN “xuất khẩu” người lao động sang các nước này, và khi khối XHCN bị sụp đổ thì lại “xuất” sang môi trường các nước tư bản, lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm.
Cách làm này đã đem lại cho nhà nước VN một món ngoại tệ không nhỏ hàng năm, cộng với số tiền của kiều bào gửi về, khiến VN mấy năm gần đây liên tục lọt vào danh sách các quốc gia có lượng kiều hối cao trên thế giới. Thực chất, đây là nạn buôn người một cách công khai và VN cũng đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới cảnh báo về điều này.
Người viết bài này đã từng tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người đi xuất khẩu lao động tại một số quốc gia ở Đông Âu như Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan…Hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, phải cầm cố ruộng vườn nhà cửa, vay nợ ngân hàng để có tiền đóng cho các công ty môi giới lao động. Vì vậy khi sang đến nơi họ phải “cày” ngày “cày” đêm, ăn uống sinh hoạt hết sức tằn tiện, vừa dành tiền trả nợ, nuôi gia đình, tiết kiệm mong để dành được chút vốn sau này về nước làm ăn.
Dù làm việc vất vả, sống eo hẹp nhưng vẫn còn là…may mắn. Cực khổ, rủi ro hơn nhiều là những người đi sang nước khác bằng hộ chiếu du lịch rồi ở lại làm lao động “chui”.
Chẳng hạn, có rất nhiều người đi du lịch sang Nga rồi nhờ đường dây đưa sang Đức sang Tiệp, đi đường bộ, đường rừng. Biết bao nhiêu hiểm nguy bất trắc rình rập, còn với phụ nữ thì khó mà thoát khỏi nạn bị cưỡng hiếp dọc đường, không phải chỉ một lần.
Vì không có giấy tờ, họ chỉ có thể làm việc cho những người chủ Việt, bị bóc lột nặng nề trong những điều kiện vô cùng tồi tệ mà không kêu cứu được ai.
Đôi khi chúng ta lại đọc thấy những tin tức như một xưởng may ở Nga bị cháy (tháng 9.2912), nhiều công nhân VN bị chết, hóa ra đó là một xưởng may hoạt động bất hợp pháp và các công nhân có thể đã bị đưa đi xuất khẩu lao động “chui”; hay “Một người Việt ở Nga bị bắt vì sử dụng 700 lao động Việt như nô lệ” (Vietinfo), “Cảnh báo rủi ro lao động Việt Nam đi làm việc chui ở Philippines” (Báo mới), “Góc khuất về người lao động VN ở Angola”(VOV)…
Ngay các nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển…bây giờ cũng có nhiều người đi du lịch rồi ở lại. Nhiều cặp vợ chồng bỏ lại con nhỏ cho ông bà nội ngoại nuôi, biền biệt làm ăn cả chục năm chưa về nước là chuyện bình thường!
Liều lĩnh hơn nữa, mới đây báo chí VN đưa tin nhiều người đi du lịch theo tour rồi bỏ trốn, chấp nhận vứt luôn cả hộ chiếu, sống hoàn toàn không giấy tờ trên nước người. (“Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: xuất ngoại rồi bỏ trốn”, VietnamNet).
Tất cả cũng chỉ vì quê hương không còn là “chùm khế ngọt” nên con người phải tha hương nhọc nhằn kiếm sống.
Nhiều cô gái trẻ ở nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chọn con đường đổi đời bằng những cuộc hôn nhân thông qua các tổ chức môi giới, với những người chồng đến từ Đài Loan, Hàn Quốc. Những cuộc hôn nhân vội vàng chớp nhoáng, lệch pha, mà bản thân các cô gái và gia đình chỉ nhận được một món tiền rẻ mạt, đa phần không tìm được hạnh phúc. Thậm chí kết thúc bằng cái chết.
Từ chuyện một cô dâu Việt mới bước qua tuổi 20 chưa lâu (sinh năm 1993) bị người chồng Hàn Quốc bóp cổ đến chết mới đây, báo Dân Trí có bài “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu Việt bị giết”.
Bởi đây không phải là lần đầu tiên, các bậc cha mẹ khi tiễn con gái đi lấy chồng xa cứ nghĩ là đời con mình sẽ sung sướng vì được lấy chồng “ngoại”, chẳng bao lâu sau đã phải đón con về trong những bình tro cốt giá lạnh. Những cái chết tức tưởi, bị đánh, bị đâm, hay quẫn trí quá mà nhảy lầu tự sát ôm theo con…
Vậy mà theo bài báo: “Phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan bị đánh đập, hành hạ, bị giết, nhưng tỉ lệ thấp hơn và ít rủi ro hơn lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc, bị đày đọa nhiều năm cho đến khi thân tàn thì đuổi khỏi nhà…Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”
Đó là chưa kể đến những cô gái Việt bán phấn buôn hương trong những địa điểm ăn chơi cho đến những ổ chứa gái rẻ tiền trên đất Thái, Phi, Cambodia, Malaysia…
Nếu như các cô gái nông thôn ở phía Nam hoặc các tỉnh sát biên giới phía Bắc thường lấy chồng Đài, Hàn, Trung qua con đường môi giới thì các cô gái ở các thành phố lớn, có ăn học, có nhan sắc, nhất là có chút tiếng tăm nếu hoạt động trong giới showbiz Việt như người mẫu, ca sĩ, diễn viên… lại có xu hướng lấy chồng ngoại quốc hoặc Việt kiều từ Mỹ và các nước phương Tây.
Nói vậy không có nghĩa là mọi cuộc hôn nhân có yếu tố “ngoại” đều tính toán, vẫn có những cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu, do cả hai đều có cơ hội và thời gian chọn lựa hơn. Nhưng với một tỷ lệ không nhỏ và ngày càng tăng những cuộc hôn nhân như vậy trong giới showbiz vẫn khiến người ta tự hỏi phải chăng cái quốc tịch của các đức ông chồng (và cả các cô vợ) là một ưu điểm lớn?
Những người gia đình trung lưu, khá giả thì đầu tư cho con cái đi du học tự túc rồi tìm cách ở lại. Trước kia cha mẹ thường cho con đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhưng càng ngày người ta càng cho con đi sớm hơn, từ khi mới lớp 9,10, 11. Riêng ở Hoa Kỳ, hiện tại“VN đứng thứ 8 về số du học sinh ở Mỹ” "với hơn 16.000 sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn nước này” (VNExpress).
Nhưng không phải cuộc đầu tư cho con đi học nào cũng thành công, nếu không có sự chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, kiến thức, một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình và một mục đích rõ ràng. Những cô cậu học sinh, sinh viên hoặc theo không nổi, học là phụ chơi là chính, sau này về nước chỗ làm đã có cha mẹ “dọn” sẵn, điều này dễ thấy với dạng con ông cháu cha. Hoặc dễ chệch hướng, sa ngã.
Đám quan chức và những kẻ thủ lợi nhiều nhờ chế độ này, miệng thì chửi bới Mỹ và các nước “tư bản giãy chết” nhưng hỏi ra đều đã tính đường “hạ cánh an toàn” cả. Phần lớn đều có con cái, nhà cửa, cơ sở kinh doanh ở Mỹ hay một nước phương Tây, có trương mục trong các ngân hàng uy tín nhất thế giới. Đám này sướng từ trong nước đến khi ra nước ngoài vẫn tiếp tục nhàn nhã nhờ vào những đồng tiền mà chúng tham nhũng, ăn cướp từ nhân dân.
Và vẫn chưa hết, cảnh vượt biên bằng đường biển, đường bộ…Úc là một trong những điểm đến được nhắm tới trong những năm gần đây cùa thuyền nhân Việt và các nước khác. Nhưng với chính sách mới cứng rắn của chính phủ Úc, người Việt vượt biển sẽ không bao giờ được định cư ở Úc mà nếu được xét là người tỵ nạn thực sự, họ cũng chỉ được định cư tại đảo Papua New Guinea mà thôi.
Đất nước như một con tàu lớn đang chìm dần trong khi những người cầm lái thì vẫn tiếp tục mù quáng, chưa tỉnh thức, buộc lòng nhân dân, mạnh ai nấy phải tìm cách nhảy ra khỏi con tàu đắm vậy.
Như một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…” (bài “Một cõi đi về”). Có lẽ chỉ đến khi chế độ này sụp đổ và thay đổi theo hướng tự do dân chủ, mới hết cảnh người Việt bỏ nước ra đi, hết những bi kịch đầy máu và nước mắt đằng sau những cuộc trốn chạy khỏi thiên đường XHCN VN.
Một trong những cuộc di dân lớn nhất trong thế kỷ XX bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.
Điều đáng nói là cho mãi đến bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm đường ra đi, bằng cách này cách khác.
Người nghèo thì chủ yếu đi bằng con đường bán sức lao động, dưới danh nghĩa đi lao động hợp tác, còn gọi là “xuất khẩu lao động”-một trong những khái niệm mới có dưới chế độ ưu việt của đảng ta. Khi các nước thuộc khối XHCN cũ còn tồn tại, thì VN “xuất khẩu” người lao động sang các nước này, và khi khối XHCN bị sụp đổ thì lại “xuất” sang môi trường các nước tư bản, lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm.
Cách làm này đã đem lại cho nhà nước VN một món ngoại tệ không nhỏ hàng năm, cộng với số tiền của kiều bào gửi về, khiến VN mấy năm gần đây liên tục lọt vào danh sách các quốc gia có lượng kiều hối cao trên thế giới. Thực chất, đây là nạn buôn người một cách công khai và VN cũng đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới cảnh báo về điều này.
Người viết bài này đã từng tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người đi xuất khẩu lao động tại một số quốc gia ở Đông Âu như Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan…Hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, phải cầm cố ruộng vườn nhà cửa, vay nợ ngân hàng để có tiền đóng cho các công ty môi giới lao động. Vì vậy khi sang đến nơi họ phải “cày” ngày “cày” đêm, ăn uống sinh hoạt hết sức tằn tiện, vừa dành tiền trả nợ, nuôi gia đình, tiết kiệm mong để dành được chút vốn sau này về nước làm ăn.
Dù làm việc vất vả, sống eo hẹp nhưng vẫn còn là…may mắn. Cực khổ, rủi ro hơn nhiều là những người đi sang nước khác bằng hộ chiếu du lịch rồi ở lại làm lao động “chui”.
Chẳng hạn, có rất nhiều người đi du lịch sang Nga rồi nhờ đường dây đưa sang Đức sang Tiệp, đi đường bộ, đường rừng. Biết bao nhiêu hiểm nguy bất trắc rình rập, còn với phụ nữ thì khó mà thoát khỏi nạn bị cưỡng hiếp dọc đường, không phải chỉ một lần.
Vì không có giấy tờ, họ chỉ có thể làm việc cho những người chủ Việt, bị bóc lột nặng nề trong những điều kiện vô cùng tồi tệ mà không kêu cứu được ai.
Đôi khi chúng ta lại đọc thấy những tin tức như một xưởng may ở Nga bị cháy (tháng 9.2912), nhiều công nhân VN bị chết, hóa ra đó là một xưởng may hoạt động bất hợp pháp và các công nhân có thể đã bị đưa đi xuất khẩu lao động “chui”; hay “Một người Việt ở Nga bị bắt vì sử dụng 700 lao động Việt như nô lệ” (Vietinfo), “Cảnh báo rủi ro lao động Việt Nam đi làm việc chui ở Philippines” (Báo mới), “Góc khuất về người lao động VN ở Angola”(VOV)…
Ngay các nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển…bây giờ cũng có nhiều người đi du lịch rồi ở lại. Nhiều cặp vợ chồng bỏ lại con nhỏ cho ông bà nội ngoại nuôi, biền biệt làm ăn cả chục năm chưa về nước là chuyện bình thường!
Liều lĩnh hơn nữa, mới đây báo chí VN đưa tin nhiều người đi du lịch theo tour rồi bỏ trốn, chấp nhận vứt luôn cả hộ chiếu, sống hoàn toàn không giấy tờ trên nước người. (“Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: xuất ngoại rồi bỏ trốn”, VietnamNet).
Tất cả cũng chỉ vì quê hương không còn là “chùm khế ngọt” nên con người phải tha hương nhọc nhằn kiếm sống.
Nhiều cô gái trẻ ở nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chọn con đường đổi đời bằng những cuộc hôn nhân thông qua các tổ chức môi giới, với những người chồng đến từ Đài Loan, Hàn Quốc. Những cuộc hôn nhân vội vàng chớp nhoáng, lệch pha, mà bản thân các cô gái và gia đình chỉ nhận được một món tiền rẻ mạt, đa phần không tìm được hạnh phúc. Thậm chí kết thúc bằng cái chết.
Từ chuyện một cô dâu Việt mới bước qua tuổi 20 chưa lâu (sinh năm 1993) bị người chồng Hàn Quốc bóp cổ đến chết mới đây, báo Dân Trí có bài “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu Việt bị giết”.
Bởi đây không phải là lần đầu tiên, các bậc cha mẹ khi tiễn con gái đi lấy chồng xa cứ nghĩ là đời con mình sẽ sung sướng vì được lấy chồng “ngoại”, chẳng bao lâu sau đã phải đón con về trong những bình tro cốt giá lạnh. Những cái chết tức tưởi, bị đánh, bị đâm, hay quẫn trí quá mà nhảy lầu tự sát ôm theo con…
Vậy mà theo bài báo: “Phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan bị đánh đập, hành hạ, bị giết, nhưng tỉ lệ thấp hơn và ít rủi ro hơn lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc, bị đày đọa nhiều năm cho đến khi thân tàn thì đuổi khỏi nhà…Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”
Đó là chưa kể đến những cô gái Việt bán phấn buôn hương trong những địa điểm ăn chơi cho đến những ổ chứa gái rẻ tiền trên đất Thái, Phi, Cambodia, Malaysia…
Nếu như các cô gái nông thôn ở phía Nam hoặc các tỉnh sát biên giới phía Bắc thường lấy chồng Đài, Hàn, Trung qua con đường môi giới thì các cô gái ở các thành phố lớn, có ăn học, có nhan sắc, nhất là có chút tiếng tăm nếu hoạt động trong giới showbiz Việt như người mẫu, ca sĩ, diễn viên… lại có xu hướng lấy chồng ngoại quốc hoặc Việt kiều từ Mỹ và các nước phương Tây.
Nói vậy không có nghĩa là mọi cuộc hôn nhân có yếu tố “ngoại” đều tính toán, vẫn có những cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu, do cả hai đều có cơ hội và thời gian chọn lựa hơn. Nhưng với một tỷ lệ không nhỏ và ngày càng tăng những cuộc hôn nhân như vậy trong giới showbiz vẫn khiến người ta tự hỏi phải chăng cái quốc tịch của các đức ông chồng (và cả các cô vợ) là một ưu điểm lớn?
Những người gia đình trung lưu, khá giả thì đầu tư cho con cái đi du học tự túc rồi tìm cách ở lại. Trước kia cha mẹ thường cho con đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhưng càng ngày người ta càng cho con đi sớm hơn, từ khi mới lớp 9,10, 11. Riêng ở Hoa Kỳ, hiện tại“VN đứng thứ 8 về số du học sinh ở Mỹ” "với hơn 16.000 sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn nước này” (VNExpress).
Nhưng không phải cuộc đầu tư cho con đi học nào cũng thành công, nếu không có sự chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, kiến thức, một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình và một mục đích rõ ràng. Những cô cậu học sinh, sinh viên hoặc theo không nổi, học là phụ chơi là chính, sau này về nước chỗ làm đã có cha mẹ “dọn” sẵn, điều này dễ thấy với dạng con ông cháu cha. Hoặc dễ chệch hướng, sa ngã.
Đám quan chức và những kẻ thủ lợi nhiều nhờ chế độ này, miệng thì chửi bới Mỹ và các nước “tư bản giãy chết” nhưng hỏi ra đều đã tính đường “hạ cánh an toàn” cả. Phần lớn đều có con cái, nhà cửa, cơ sở kinh doanh ở Mỹ hay một nước phương Tây, có trương mục trong các ngân hàng uy tín nhất thế giới. Đám này sướng từ trong nước đến khi ra nước ngoài vẫn tiếp tục nhàn nhã nhờ vào những đồng tiền mà chúng tham nhũng, ăn cướp từ nhân dân.
Và vẫn chưa hết, cảnh vượt biên bằng đường biển, đường bộ…Úc là một trong những điểm đến được nhắm tới trong những năm gần đây cùa thuyền nhân Việt và các nước khác. Nhưng với chính sách mới cứng rắn của chính phủ Úc, người Việt vượt biển sẽ không bao giờ được định cư ở Úc mà nếu được xét là người tỵ nạn thực sự, họ cũng chỉ được định cư tại đảo Papua New Guinea mà thôi.
Đất nước như một con tàu lớn đang chìm dần trong khi những người cầm lái thì vẫn tiếp tục mù quáng, chưa tỉnh thức, buộc lòng nhân dân, mạnh ai nấy phải tìm cách nhảy ra khỏi con tàu đắm vậy.
Như một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…” (bài “Một cõi đi về”). Có lẽ chỉ đến khi chế độ này sụp đổ và thay đổi theo hướng tự do dân chủ, mới hết cảnh người Việt bỏ nước ra đi, hết những bi kịch đầy máu và nước mắt đằng sau những cuộc trốn chạy khỏi thiên đường XHCN VN.