Tôi có biết một người quen rất "thần tượng" những điều gì liên quan đến Việt Cộng. từ "bác Hồ" đến tướng Giáp, qua cả nhạc sĩ Văn Cao, Trịnh Công Sơn...
Ai mà đụng đến "bác Hồ" thì anh ta trừng mắt, thậm chí lên tiếng "thóa mạ" nếu người kia tỏ ý không phục "bác Hồ" của anh ta.
Nhưng nếu có ai đả kích gì đến tt Ngô Đình Diệm thì anh ta không bao giờ có phản ứng "kinh" như vậy. Nhất là đối với ông tt Nguyễn Văn Thiệu, thì anh ta lộ vẻ khinh thị rõ rệt.
Có điều anh ta cứ nghĩ là mình tiến bộ, yêu nước, công bằng, không bao biện, chẳng áp chế gì ai.
Mà anh ta là một người tỵ nạn chính trị 100%, và trong gia đình không có ai hy sinh chống Pháp, đánh Mỹ gì ráo. Ngược lại đều đã từng ăn lương, làm giầu trong mọi thời kỳ, từ triều đình xưa, qua đến Pháp, và Mỹ.
Bàn về vấn đề gì mà cũng vì quan niệm chính trị nằm chềnh ềnh thì có gì mà tiến bộ. Anh ta sống thoải mái trong các xã hội tương đối tự do, nhưng hồn luôn tưởng nhớ đến thiên đàng XHCN, mà các lãnh tụ đáng kính, lầm lẫm đã xây ra.
0o0
Những nhân vật này hẳn nhiên đã và đang sống tại VN, và Trung Quốc. Chính họ là những viên đá lót cho chế độ, âm thầm không lộ mặt, nhưng rất hiệu lực.
Chính họ đã vinh danh những con người phò chế độ bất chấp những con người này có khả năng, hay là những khoa học gia chân chính hay không.
Chính họ đã công nhận vô điều kiện những danh hiệu "viện sĩ", "giáo sư tiến sĩ", "nghệ sĩ nhân dân"... mà guồng máy CSVN đã dựng nên, không một điều thắc mắc.
Gần đây, chắc hẳn họ buồn lắm khi thấy những sự thực được phơi bày, và khi quyền lực độc đoán trung ương yếu dần, đấy là lúc sức mạnh độc lập của từng cá nhân trong một xã hội có ý thức sẽ phát triển một cách tự do không hỗn loạn.
Tác giả Nguyên Hưng có bài viết sau, nên được đọc và suy nghĩ trong tinh thần độc lập, và kính trọng tác giả Lê Mạnh Chiến, ít nhất về sự can đảm và giữ trọn nhân cách, trong một xã hội đỏ mà có đầy rẫy "tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen".
Đinh Thế Dũng
Danh hiệu “Viện sĩ hàn lâm Pháp” của GS Phan Huy Lê - một sự mạo xưng liều lĩnh
Nguyễn Hưng
Từ giữa thàng 10/2012, sau khi bài Lược khảo về các tên gọi viện hàn lâm và viện sĩ cùng những nhầm lẫn tai hạicủa tác giả Lê Mạnh Chiến xuất hiện trên tạp chí Nghiên cứu & Phát triển rồi được một số website đưa lên mạng Internet, bài báo ấy đã được phổ biến một cách nhanh chóng.. Rất nhiều độc giả cảm thấy sửng sốt khi biết rằng, lâu nay, các tên gọi “viện hàn lâm” và “viện sĩ” đã được hiểu một cách mơ hồ dựa trên sự suy luận theo cảm tính, dẫn đến những “nhầm lẫn tai hại”. Tiếc thay, những “nhầm lẫn tai hại” ấy lại rơi vào những “trí thức tinh hoa” vốn được coi là những “bậc thầy” trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục.
Tuy nhiên, tác giả bài đó chưa (hoặc chưa có điều kiện) chỉ rõ, ngoài những “nhầm lẫn tai hại” còn có sự mạo xưng có tính toán, có đạo diễn kỹ càng. Nay chúng tôi đã có bằng chứng đầy đủ về vụ mạo xưng liều lĩnh của GS Phan Huy Lê. Trước khi nói về vụ này, chúng tôi thấy cần đúc kết sự phân tích về những “nhầm lẫn tai hại” trong bài Lược khảo.... và xin phép bổ sung một số ý nhỏ để làm rõ nét hơn về hiện tượng phản văn hóa khá phổ biến này.
I. Những nhầm lẫn tai hại về viện hàn lâm và viện sĩ
Danh tiếng của Viện hàn lâm Pháp (Académie franaise) trong giới trí thức tân học ở nước ta hồi nửa đầu thế kỷ 20 đã khiến cho tên gọi “viện hàn lâm” (tương ứng với Académie, Academy và Akademiya trong các thứ tiếng Pháp, Anh và Nga) thu hút sự sùng kính và ngưỡng mộ. Tiếp theo đó, tên tuổi lẫy lừng của một số viện sĩ thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trong vài chục năm giữa thế kỷ 20 lại càng làm cho các tên gọi Viện hàn lâm và viện sĩ trở nên cao quý lạ thường. Mặt khác, các khái niệm về viện hàn lâm và viện sĩ thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản nên không mấy ai tìm hiểu kỹ càng. Từ đó, dẫn tới những nhầm lẫn lâu dài. Có thể kể ra một số nhầm lẫn phổ biến nhất như sau:
1. Tên gọi “Viện hàn lâm” trong tiếng Việt tương ứng với chữ Academy trong tiếng Anh (hoặc Académie, Akademya trong tiếng Pháp và tiếng Nga). Tuy nhiên, các chữ Academy, Académie, Akademiya ...lại còn có những nghĩa khác như học viện, trường học (trung học, đại học), hiệp hội học thuật, v.v. Ở nước ta, nhiều người khi gặp các chữ này đều dịch là “viện hàn lâm” ngay cả khi nó có nghĩa là trường học hoặc là hội học thuật. Bởi vậy, có vị giáo sư từng học tại trường đảng của Liên Xô mang tên là Akademiya obshhestvennykh nauk (Học viện khoa học xã hội) thì xưng là đã nghiên cứu tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô. Phần lớn các trường đại học quân sự ở Nga (và Liên Xô trước đây) thường được gọi là Akademiya, nhưng các sĩ quan Việt Nam theo học ở đấy lại gọi trường học của mình là Viện hàn lâm quân.sự. Lỗi này có lẽ là do hiểu biết về tiếng Nga quá hẹp.
2. Nhiều người tưởng lầm rằng, hễ mang danh Viện hàn lâm thì mặc nhiên có giá trị rất cao về học thuật, mà không biết rằng, trên thế giới có vô số viện hàn lâm, và ngay ở một nước cũng thường có nhiều viện hàn lâm nên giá trị của các viện không như nhau, nhiều khi khác xa nhau “một trời một vực”. Có viện hàn lâm đã có uy tín trên toàn thế giới từ hàng trăm năm. Nhưng cũng có những viện mới mọc ra gần đây ở các nước mới phát triển. nên có giá trị thấp, không mấy ai để ý đến. Ngoài ra, còn có những hội đoàn của tư nhân, đặt tên cho hội của mình bằng chữ Academy cộng thêm một phụ tố nào đó cho có vẻ khoa học và sang trọng để kiếm nhiều tiền bằng cách kết nạp tất cả những người đồng ý nộp lệ phí để được cấp thẻ hội viên. Không ít kẻ hiếu danh đã tự biến mình thành “viện sĩ hàn lâm” bằng cách đó. Đa số dân ta thường nghĩ rằng viện sĩ là “to chuyện” lắm, vẻ vang lắm, ai biết đâu rằng “tấm bằng viện sĩ” ấy chỉ là cái thẻ hội viên với giá trên –dưới 100 USD, tùy từng “viện hàn lâm” loại này.
3. Hầu hết mọi người ở nước ta, kể cả những người biên soạn từ điển tiếng Việt đều nghĩ rằng, thành viên của viện hàn lâm tức là viện sĩ. Nhưng theo quy chế của các viện hàn lâm thì hoàn toàn không phải như vậy. Trong một viện hàn lâm ở nước ngoài thường có từ hai ngạch thành viên trở lên nhưng chỉ có ngạch thành viên chủ chốt (gọi là thành viên chính thức, thành viên thực nhiệm) mới được gọi là viện sĩ. Danh hiệu член-корреспондент ở Nga đáng lẽ phải dịch là thành viên thông tấn thì suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua vẫn bị dịch sai là viện sĩ thông tấn. Những người mà lâu nay ở nước ta gọi viện sĩ của các Viện hàn lâm khoa học ở Liên Xô hoặc ở các nước Đông Âu, thực ra, đều không phải là viện sĩ, mà chỉ là thành viên nước ngoài của các viện đó (một danh hiệu có ý nghĩa ngoại giao), vì viện sĩ của các nước ấy đều phải gắn liền với quốc tịch của từng nước. Ở Nga hiện nay có khá nhiều tổ chức được gọi là Akademiya (với nghĩa là “viện”, có thể dịch là “viện hàn lâm” chứ không phải là trường học) nhưng Chính phủ Liên bang Nga chỉ cho phép 6 viện như vậy được gọi các thành viên chính thức của mình là akademik (tức là viện sĩ), đó là Viện hàn lâm khoa học Nga và 5 viện hàn lâm chuyên ngânh, gồm có Viện hàn lâm Y học Nga, Viện hàn lâm Nông nghiệp Nga, Viện hàn lâm Giáo dục Nga, Viện hàn lâm Kiến trúc và Khoa học xây dựng Nga, Viện hàn lâm Nghệ thuật Nga (xem: mục từ Академик trên từ điển Wikipedia, tiếng Nga).
4. Có một vị giáo sư từng giữ chức vụ rất to, vẫn tự xưng là viện sĩ Viện hàn lâm giao thông Nga.(Российская Академия транспорта, thành lập ngày 26/6/1991). Viện này có 966 thành viên thực nhiệm (966 действительных членов) và 42 đại biểu nước ngoài (xem tạihttp://www.academtrans.ru). Vì không có quốc tịch Nga nên ông giáo sư này chỉ có thể thuộc con số 42 đại biểu nước ngoài chứ không phải là thành viên thực nhiệm (tức là thành viên chính thức). Viện này lại không nằm trong 6 viện được phép gọi các thành viên chính thức của mình là viện sĩ. Vậy thì ông ta không thể là viện sĩ của Viện hàn lâm giao thông Nga.
Lại một giáo sư khác từng là quan to, cũng được gọi là viện sĩ. Có nơi nói ông là viện sĩ của Viện hàn lâm khoa học sư phạm Nga (tức Viện hàn lâm giáo dục Nga, Росси́йская акаде́мия образова́ния), nhưng ông lại không có tên trong danh sách 278 thành viên (gồm các viện sĩ và các thành viên thông tấn) của Viện này. Có nơi khác lại nói ông là viện sĩ của Viện hàn lâm khoa học chính trị Nga (Российская академия политической науки). Chẳng biết có phải như vậy hay không, vì trên website chính thức của nó không công bố danh sách thành viên, nhưng viện này không nằm trong 6 viện được phép gọi các thành viên chính thức của mình là viện sĩ, cho nên ông không thể là viện sĩ ở đây. Sự nhầm lẫn của hai giáo sư này là do thiếu hiểu biết hay cố ý.? Chỉ có các ông ấy mới biết, nhưng rõ ràng, đây là những sự nhầm lẫn khá tai hại.
5. Mọi người đều biết rằng, có vô số viện hàn lâm, mỗi viện đều có một tên riêng, rất cụ thể. Bởi vậy, danh hiệu viện sĩ phải gắn liền với tên của viện hàn lâm, nơi ông ta được bầu. Ở một nước có nhiều viện hàn lâm (ví dụ: nước Pháp), trong số đó có một viện quá nổi tiếng, mọi ngườì dân đều biết (ví dụ: ở Pháp có Viện hàn lâm Pháp – Académie franaise), chỉ cần nhắc đến Viện hàn lâm (L’Académie) là người ta nghĩ ngay đến nó và không cần gọi tên đầy đủ của nó. Cho nên, khi người Pháp chỉ viết Académicien hoặc Membre de l’Académie thì đã có nghĩa đó là viện sĩ của Viện hàn lâm Pháp. - Académie franaise. Tuy nhiên, các viện sĩ hàn lâm Pháp rất ít khi nêu danh hiệu Académicien hoặc Membre de l’Académie ngay trước họ và tên của mình, mà thường đặt ở phía sau. Ở Nga (hoặc Liên Xô trước đây), ngay trước tên của nhiều nhà bác học lớn, chúng ta thường thấy có ghi danh hiệu Akademik(tiếng Nga, nghĩa là viện sĩ), ví dụ: Akademik I.P. Pavlov,Akademik A.D. Sakharov . v.v. Chữ Akademik ở đây có nghĩa là viện sĩ của Viện hàn lâm khoa học Nga (hoặc Liên Xô) – Viện hàn lâm nổi tiếng nhất trong số rất nhiều viện hàn lâm trên đất nước này. Nếu là viện sĩ của các viện khác thì không được ghi như thế, mà phải ghi rõ là Akademik của Viện hàn lâm nào. Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam, từ “đảng viên” (mà không kèm theo tên đảng nào) thì chỉ có nghĩa là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, trong một nước đã có một viện hàn lâm quá nổi tiếng mà hế nói đến “viện sĩ” tức là nói đến thành viên thực nhiệm của viện ây, thì các ông viện sĩ của các viện đàn em hầu như không bao giờ đưa cái danh hiệu “viện sĩ của Viên hàn lâm X” để khoe hoặc tôn xưng, vì người ta chỉ khoe và tôn xưng những gì thuộc hạng nhất, chẳng ai khoe hoặc tôn xưng các thứ thuộc hạng hai hay hạng ba. Ví dụ, nếu ông Lê Văn M. là đại biểu quốc hội thì có thể kèm danh hiệu ấy trước họ và tên của ông ta và viết:: ĐBQH Lê Văn M.. Nhưng nếu chỉ là đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh, thì chẳng mấy ai nêu cái danh hiệu ấy trước họ và tên của mình.
6. Có lẽ vì bắt chước theo người Nga nên ở Việt Nam đã có vài chục ông giáo sư ghi danh hiệu viện sĩ ngay trước họ và tên của mình, ví dụ: GS VS Nguyễn Văn X., GS VS Đặng Y., v.v, Nhưng, ở Việt Nam thì chẳng có viện hàn lâm nào cả, mà phải có một viện hàn lâm quá quen thuộc, tương tự như Đảng Cộng sản Việt Nam vậy, thì các ông viện sĩ của viện ấy mới có thể bắt chước cách xưng danh hiệu như người Nga. Huống chi, cái danh “viện sĩ” của các ông ấy lại có rất nhiều nguồn gốc, phần nhiều là ảo, do sự “nhầm lẫn tai hại” mà có, hoặc nếu không ảo thì lại là viện sĩ của những viện hàn lâm mà không mấy ai biết đến.
Tóm lại, ở Việt Nam ta, dù là ai, nếu ngay trước họ và tên của mình có chữ VS (nghĩa là “viện sĩ”), hoặc viết hẳn là Viện sĩ, thì cách viết như vậy là không ổn, chẳng khác gì ta gắn danh hiệu đảng viên cho ông Barack Obama. Đương nhiên, dù chỉ được bầu làm viện sĩ của những viện hàn lâm có tên tuổi rất mờ mịt thì cũng là một niềm vinh dự, và vẫn có thể khoe, nhưng phải viết đúng cách. Ví dụ, nếu viết: Trịnh Văn K., viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Thế giới thứ ba thì đúng là người có văn hóa, nhưng nếu viết: GS VS Trịnh Văn K. hay Viện sĩ Trịnh Văn K. thì không những sai đối với tiếng Việt, mà ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng không ổn..
II. GS Phan Huy Lê cố ý mạo xưng là Viện sĩ hàn lâm Pháp
1. Khởi đầu từ sự nhầm lẫn
Những nhầm lẫn về “viện hàn lâm” và “viện sĩ” đã được phân tích trong bài Lược khảo về các tên gọi viện hàn lâm và viện sĩ cùng những nhầm lẫn tai hại, như chúng tôi vừa đúc kết (và có viện dẫn thêm) thành 4 mục nhỏ trên đây đều rất phổ biến, từ các em học sinh cho đến các giáo sư hàng đầu các ngành khoa học xã hội và ngôn ngữ đều mắc phải. Điều đó đã dẫn đến những sai lầm rất buồn cười. Thế mà bản thân những người được gán danh hiệu ảo ấy vẫn cảm thấy phấn khởi, tự hào và không muốn rời bỏ nó. Trong số bọn họ, liệu có ai chủ động mạo xưng hay không? Thật khó khẳng định là không có. Nhưng khi chưa tìm thấy chứng cứ cụ thể về sự mạo xưng, tác giả bài báo ấy chỉ mới nói đến sự “nhầm lẫn tai hại”. Thân trọng như vậy là phải.
Riêng về GS Phan Huy Lê, chúng tôi mới phát hiện ra rằng, lúc đầu, quả là ông có những “nhầm lẫn tai hại” do sự hiểu biết rất mù mờ về chữ nghĩa như mọi ngườ khác. Nhưng khi đã có người vạch ra sự nhầm lẫn thì ông quyết không chấp nhận, và quyết chí mạo xưng. Sau đây là những chứng cứ cụ thể.
Trên tạp chí Xưa & Nay số 383 (phát hành đầu tháng 7/2011) có bài “Giáo sư Phan Huy Lê được bầu làm thông tín viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn học Pháp” chiếm trọn vẹn trang 8, khổ giấy A4 (xem hình ảnh thu nhỏ). Dưới bài này không có tên tác giả. Vậy, đó là bài của Ban biên tập Xưa & Nay. Trang báo này in hình bức Thư thông báo của ông Jean Leclant, thư ký trọn đời của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn ở Pháp báo tin về việc GS Phan Huy Lê được chỉ định làm thông tín viên nước ngoài (Correspondant étranger), phần còn lại gồm khoảng 700 chữ, phác họa những nét cơ bản về Viện này.
Người viết bản tin ấy hẳn là một biên tập viên thạo tiếng Pháp, đã tra cứu tư liệu từ website chính thức của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn nên đã cung cấp được thông tin cần thiết và mới mẻ về Viện này. Ông ấy đã trình bày vắn tắt về lịch sử (thành lập năm 1663), quá trình phát triển, những nhiệm vụ và thành tựu của Viện này qua các thời kỳ. Bài báo cho biết, hiện tại, Viện này có 55 thành viên và 40 cộng tác viên ở nước ngoài.. Xin nói thêm, theo quy chế hiện nay, Viện có 55 thành viên chính thức, tức là 55 viện sĩ mang quốc tịch Pháp và 40 thành viên cộng sự người nước ngoài, tất cả đều tại vị trọn đời; ngoài ra, còn có 50 thông tín viên người Pháp (50 correspondants franais) và 50 thông tín viên nước ngoài (50 correspondants étrangers) tại vị có thời hạn. Ông cũng cho biết “lý lịch trích ngang” (thiếu ngày sinh) của 7 thông tín viên nước ngoài được chỉ định ngày 27/5/2011, cùng một lần với GS Phan Huy Lê..
Như vậy, danh hiệu “thông tín viên” cho GS Phan Huy Lê đã được Ban biên tập của tạp chí Xưa & Nay tra cứu và dịch rất chính xác, vì Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn đã xác định rằng, correspondant đảm nhiệm vai trò “trạm thông tin khoa học bên cạnh Viên hàn lâm”. Vậy, correspondant chính là là thông tín viên. .
Cũng vẫn tạp chí Xưa & Nay, nhưng ở số 384 (phát hành cuối tháng 7/2011), tại trang 16 và nửa trên của trang 17 lại có bài Chúc mừng Giáo sư Phan Huy Lê, với câu mở đầu như sau:
“Nhân dịp GS NGND Phan Huy Lê được Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn học nước Cộng hòa Pháp bầu là viện sĩ thông tấn nước ngoài* , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển , Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng phối hợp tổ chức buổi gặp mặt thân mật với sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và sinh viên cũ và mới của GS Phan Huy Lê tại Hội trường Lê Văn Thiêm, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.”
Cuộc họp long trọng này diễn ra ngày 25/7/2011.
【Sau mấy chữ “Viện sĩ thông tấn nước ngoài* “ có một dấu sao (*) để ghi chú thích ở cuối bài:
(*) Membre correspondant étranger de l”Académie: Trên Xưa & Nay số 383, chúng tôi sử dụng cách dịch cũ từ những năm 1930 là “thông tín viên nước ngoài”, khi thuật ngữ “Viện sĩ thông tấn” chưa phổ biến trong tiếng Việt. Nay xin được sửa lại cho chính xác là: Viện sĩ thông tấn nước ngoài】
Độc giả tinh ý sẽ thấy ngay rằng, bài “Chúc mừng....” củaXưa & Nay số 384 nhăm mục đich gắn danh hiệu “viện sĩ hàn lâm” cho ông Phan Huy Lê và xóa bỏ danh hiệu “thông tín viên” mà chính tạp chí này đã ghi nhận trước đó hai tuần lễ.
Hai bài báo trên Xưa & Nay (số 383 và 384) cùng với các bản tin trên các báo khác đã giúp chúng ta hình dung động thái của ông Phan Huy Lê trong tháng 7 năm 2011 như sau.
Cuối tháng 5 năm 2011, Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn ở Pháp có đợt bầu chon một loạt 8 thông tín viên nước ngoài (Correspondant étranger) của Viện này để bổ sung cho đủ con số đã quy định là 50 người. Trong số 8 người đó có GS Phan Huy Lê. Đầu tháng 7 năm 2011, GS Phan Huy Lê nhận được thư của ông Jean Leclant, thư ký trọn đời của thông báo về việc này. Tạp chí Xưa và Nay (của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, mà ông Phan Huy Lê là chủ tịch) là cơ quan báo chí được báo tin này sớm nhất. Sư nhầm lẫn nghiêm trọng và sự mạo xưng liều lĩnh của GS Phan Huy Lê đã đểu bắt đầu từ đây.
Thư của ông Jean Leclant, thư ký trọn đời của Viện hàn lâm
Bi ký và Mỹ văn thông báo về việc chỉ định ông Phan Huy Lê
làm thông tín viên của Viện này.
Chép rõ Thư thông báo của ông Jean LECLANT, thư ký trọn đời của
Académie des Inscriptions et Belles Lettres
về việc GS Phan Huy Lê được cử làm thông tín viên nướcc ngoài.
INSTITUT DE FRANCE
Académie des Inscriptions et Belles Lettres
Paris, Le 27 mai 2011
Le Secrétaire perpétuel, de l’Acaadesmie
Cher Monsieur
J’ai l’honneur de porter à votre connaissance que l’Académie des Inscriptions et Belles Lettres dans sa séance de vendredi 27 mai 2011 vous a nommé Correspondant étranger au fauteuil précédemment occupé par Francisco Rico.
L’Académie s’honorerait bientôt de vous recevoir et elle sent toujours heureuse d’entendre les communications que vous pouvez juger à propos d’y prononcer.
Veuillez agréer, Monsieur, avec mes félicitations personelles l’assurance de ma consideration la plus distinguée
Jean Leclant
Monsieur Lê Phan Huy
|
Dịch sang tiếng Việt:
Paris ngày 27 – 5 - 2911
Thư ký trọn đời của Viện Hàn lâm Bi ký và Mỹ văn
Tiên sinh thân mến
Tôi có vinh dự được báo tin để tiên sinh biết rằng, tại phiên họp ngày thứ năm 27 tháng 5 năm 201, Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn đã chỉ định tiên sinh làm Thông tín viên nước ngoài tại ghế bành mà trước đây thuộc về Francisco Rico.
Viện hàn lâm hân hạnh sẽ sớm được tiếp đón ông, và luôn luôn cảm thấy vui mừng được lắng nghe những lời lẽ trao đổi mà tiên sinh có thể phán quyết về việc đang nói ở đây..
Với những lời chúc mừng của cá nhân tôi., mong Tiên sinh hãy đón nhận sự bảo đảm về lòng quý mến đặc biệt nhắt.
Jean Leclant ...
Tiên sinh Phan Huy Lê
|
Danh hiệu của GS Phan Huy Lê là Correspondant étranger. Chữ “correspondant” trong tiếng Pháp (và correspondent trong tiếng Anh, корреспондент trong tiếng Nga) có nghĩa là thông tín viên. Trong Viện hàn lâm khoa học Nga (hoặc Liên xô trước đây) có hai ngạch thành viên: thứ nhất là thành viên thực nhiệm (действительный член) là thành viên chính thức, được gọi là akademik, tức là viện sĩ; thứ hai là thành viên thông tấn (член-корреспондент, chuyển sang tiếng Pháp là membre-correspondant), không được gọi là viện sĩ. Nhưng ở Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua, từ член-корреспондент bị dịch saithành viện sĩ thông tấn vì thiếu hiểu biết về tiếng Nga và thiếu thông tin về các ngạch thành viên của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Bởi vậy, khi được mời làm Correspondant, GS Phan Huy Lê đinh ninh rằng, hẳn đây cũng chính là membre-correspondant, tức là viện sĩ thông tấn. Ông cũng tin rằng, ai cũng phải hiểu như mình, cho nên chỉ cần đưa bản sao chụp Thư thông báo của ông Jean Leclant cho một người biết tiếng Pháp trong Ban biên tập tạp chí Xưa & Nay, tự khắc người ấy sẽ giới thiệu ông Lê là viện sĩ thông tấn. Không ngờ, người này giỏi tiếng Pháp và cẩn thận hơn hẳn ông Lê nên đã tìm đọc website chính thức của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn ở Pháp để tìm hiểu ngọn nguồn. Nhờ vậy, ông ta đã giới thiệu được những nét quan trọng của Viện này.và gọi đúng nghĩa của chữ correspondant là thông tín viên. Hẳn là ông Phan Huy Lê cũng nhầm lẫn như rất nhiều người khác, nên đã nghĩ rằng, Correspondant cũng là Membre correspondant như ở Nga mà lâu nay người ta vẫn dịch là Viện sĩ thông tấn. Nếu không có sự nhầm lẫn như thế thì chắc hẳn ông đã căn dặn hoặc thương lượng với Ban biên tập ngay khi ông báo tin để không bị lộ bí mật.
Danh hiệu “thông tín viên” của GS Phan Huy Lê đã được giảng giải rất rành mạch trong bài Lược khảo về các tên gọi.”viện hàn lâm” và “viện sĩ” cùng nhứng nhầm lẫn tai hại, với những cứ liệu rút ra từ website chính thức của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn Pháp. Đó là sự thực không ai có thể chối cãi, là điều không thể đảo ngược.
2. Mạo xưng Viện sĩ hàn lâm Pháp, đánh lừa cả nước
Đến lúc đọc bài báo trên Xưa & Nay số 383, trang 8, ông Phan Huy Lê mới biết danh hiệu thực của mình chỉ là thông tín viên, không phải là viện sĩ như ông đã hiểu lầm. Sự thật đó khiến ông cụt hứng. Ông bèn quyết chí mạo xưng là viện sĩ. Danh hiệu thật của ông Phan Huy Lê bằng tiếng Pháp là Correspondant étranger de l’Académie des Inscriptions et Belles Lettres, ông bèn thêm một chữ Membre ở đàng trước để trở thành Membre correspondant de l’Académie des Inscriptions et Belles Lettres rồi từ đó dịch sang tiếng Viêt là Viện sĩ thông tấn của Viện hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn. Khi đã lách được cái danh viện sĩ rồi, ông xưng luôn là Viện sĩ hàn lâm Pháp. ..
Việc tạp chí Xưa & Nay đưa tin GS Phan Huy Lê được bầu làm thông tín viên nước ngoài của Viện hàn lâm Văn khắc và Văn học Pháp là một điều hết sức bất ngờ khiên ông Phan Huy Lê chưng hửng, nhưng đó là sự thực. Nếu là người trung thực, ông Phan Huy Lê phải cảm ơn người đồng nghiệp đã “mở mắt” cho mình và tiếp nhận sự thực đó. Nhưng, ông ta đã không chọn cách ứng xử lương thiện như vậy. Thế là, ông lấy lại bình tĩnh, nén nỗi bực tức để bắt tay vào cuộc vận động ráo riết với ý chí sắt đá, quyết mạo xưng là“viện sĩ hàn lâm Pháp”, rồi bắn tin đến các cơ quan thông tin mạnh nhất để phổ biến đến khắp mọi ngành, mọi địa phương, mọi người, Từ ngày 07/7/2011 trở đi, hàng ngàn trang thông tin điện tử dồn dập đưa tin về việc GS Phan Huy Lê trở thành Viện sĩ hàn lâm Pháp. Sau đây, xin nêu một số ví dụ:
Ngày 07/7/2011, báo điện tử VietNamNet đăng bài Pháp bầu nhà sử học hàng đầu VN là viện sĩ(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/29303/phap-bau-nha-su-hoc-hang-dau-viet-nam-la-vien-si.html)
Ngày 07/7/2011, báo điện tử Đất Việt, diễn đàn của Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đăng bài GS Phan Huy Lê chính thức trở thành viện sĩ danh dự Pháp
(http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/ GS-Phan-Huy-Le-chinh-thuc-tro-thanh-vien-si-danh-du-Phap/20117/153916.datviet)
Ngày 08/7/2911, báo điện tử của Chính phủ đăng bài Giáo sư Phan Huy Lê trở thành Viện sĩ hàn lâm Pháp (http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Giao-su-Phan-Huy-Le-tro-thanh-Vien-si-han-lam-Phap/20117/91210.vgp)
Ngày 08/7/2011, trang điện tử của tạp chí Tia sáng đăng bàiGiáo sư Phan Huy Lê trở thành Viện sĩ hàn lâm Pháp(http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=4190&CategoryID=4)
Ngày 08/7/2011, báo điện tử vnExpress đăng bài GS Phan Huy Lê được vinh danh là viện sĩ Pháp (http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/07/gs-phan-huy-le-duoc-vinh-danh-la-vien-si-phap/)
Ngày 11/7/2011, bản tin của Nhà xuất bản tri thức đăng bàiGiáo sư Phan Huy Lê trở thành Viện sĩ hàn lâm Pháp (http://nxbtrithuc.com.vn/viet-nam/145-gs-phan-huy-le-tro-thanh-vien-si-vien-han-lam-phap )
Trang bìa của tạp chí Xưa & Nay, số 384
Ngày 16/7/2011, báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam đăng bài Giáo sư Phan Huy Lê - Niềm tự hào của giới sử học nước nhà, với câu mở đầu là: Lần đầu tiên có một người của ngành Khoa học xã hội Việt Nam trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.(http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30129&cn_id=468867).
Nên nhớ rằng, ở Pháp, các Viện sĩ hàn lâm Pháp được coi là những “Người bất tử” (Immortels), là những vĩ nhân của nước Pháp và của thế giới.
Tuy tạp chí Xưa & Nay số 383 đã cho GS Phan Huy Lê một liều thuốc đắng vì nó đã tiết lộ chính xác danh hiệu thật của ông ta, nhưng dẫu sao, vẫn còn có sự may mắn cho ông, bởi hai lẽ. Thứ nhất là, tạp chí này có số phát hành không lớn, số độc giả không nhiều nên “tin xấu” chỉ loang ra trong phạm vi hẹp. Thứ hai là, tạp chí này trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử mà ông Lê là chủ tịch, nên khi đã lỡ in ra và phát hành một phần nhỏ, ông có thể hãm lại ngay. Sau khi ông Phan Huy Lê cùng những người thân tín tổ chức những cuộc họp trọng thể để chúc mừng ông trở thành viện sĩ hàn lâm Pháp, vị biên tập viên kia đành phải “đính chính” bản tin đúng của mình, đúng theo ý muốn của ông Phan Huy Lê.
Qua nhiều ngày nỗ lực thông báo khắp nơi, tin về việc GS Phan Huy Lê trở thành viện sĩ hàn lâm Pháp đã được đồng loạt đăng trên hàng trăm tờ báo và tạp chí cùng hàng ngàn bản tin điện tử.
Đến ngày 25 /11/2011, “Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển , Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng phối hợp tổ chức buổi gặp mặt thân mật với sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, sinh viên cũ và mới của GS Phan Huy Lê tại Hội trường Lê Văn Thiêm, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.” (Xưa & Nay, số 384, tr. 16
Cuộc mạo xưng danh hiệu Viện sĩ hàn lâm Pháp của GS Phan Huy Lê, với sự cộng tác đắc lực của GS Đinh Xuân Lâm và của nhiều vị giáo sư đàn em khác tưởng như đã thành công mỹ mãn và đã đánh lừa được cả nước. Nhưng, sự gian dối không thể che mắt mọi người mãi mãi. Đầu tháng 10 năm 2012, bài Lược khảo về các tên gọi “viện hàn lâm “ và “viện sĩ” cúng những nhầm lẫn tai hại (đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 7 năm 2012 và xuất hiện trên mạng Internet), với lập luận chặt chẽ cùng những cứ liệu xác thực, đã chứng minh và khẳng định rằng GS Phan Huy Lê chỉ là thông tín viên nước ngoài của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn ở Pháp, không phải là viện sĩ. Sau bài báo ấy, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm các tài liệu liên quan và đã phát hiện thêm rằng, danh hiệu viện sĩ hàn lâm Pháp của ông Phan Huy Lê là một sự mạo xưng liều lĩnh. Đúng là lúc đầu, vì thiếu hiểu biết nên ông Phan Huy Lê đã dịch chữ correspondant (thông tín viên) thành “viện sĩ thông tấn”. Nhưng khi đã được ông bạn đồng nghiệp ở tạp chí Xưa & Naygiải mê và “mở mắt” cho mình, ông ta không vượt qua nổi căn bệnh hiếu danh nên đã dấn bước vào việc mạo xưng.
III. Nhọ nhem lắm rồi, lầy gì lau chùi cho sạch?
Danh hiệu Thông tín viên của ông Phan Huy Lê là hoàn toàn chính xác. Ông Phan Huy Lê chỉ là Thông tín viên nước ngoài của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn ở Paris. Bài Lược khảo về các tên gọi ‘viện hàn lâm “ và “viện sĩ” ...đã chứng minh điều đó một cách rõ ràng. Đến nay, chúng ta còn biết thêm rằng, ông Phan Huy Lê đã cố ý mạo xưng là viện sĩ thộng tấn của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn, rồi nâng lên thành Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp. Đó là những tội lỗi rành rành, không thể chối cãi. hoặc tẩy rửa. Vậy mà vẫn có kẻ trơ trẽn tìm cách vu cáo người khác để lau mặt cho ông Phan Huy Lê.
Ngày 25/11/2012, bản tin điện tử của khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn t/p HCM đã đăng bài Về “những sai lầm tai hại” của ông Lê Mạnh Chiến của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học quốc gia Hà Nội) để phản bác và kết tội tác giả của bàì Lược khảo về các tên gọi ‘viện hàn lâm “ và “viện sĩ”
Ông Nguyễn Quang Ngọc viết:
..... Trong bài viết của mình, ông Lê Mạnh Chiến đưa ra cách dịch của cá nhân để loại trừ tất cả những nhà khoa học Việt Nam được các Viện Hàn lâm nước ngoài bầu làm “Membre étranger” (cho chỉ là “Thành viên nước ngoài”) hay “Correspondant étranger” (cho chỉ là “Thông tín viên nước ngoài”). Theo ông tất cả các danh hiệu “Viện sĩ nước ngoài” hay “Viện sĩ thông tấn nước ngoài” đều là “những nhầm lẫn không nhỏ trong việc sử dụng tên gọi Viện sĩ” và Việt Nam chưa hề có ai là Viện sĩ cả, tất cả đều là “gọi nhầm, hiểu nhầm”
Tôi không bàn luận về toàn bộ bài viết cùa ông Lê Mạnh Chiến mà chỉ đi vào một trường hợp mà tác giả cố tình lấy làm ví dụ cụ thể. Tôi cũng xin được gạt ra ngoài những lời lẽ không được văn hóa của tác giả, để công luận phán xét. Tôi viết về trường hợp GS Phan Huy Lê mà tôi có điều kiện biết khá cặn kẽ. Tuy nhiên, ngay trong trường hợp cụ thể này tôi cũng chỉ tập trung vào một số nội dung cốt lõi mà thôi.
Sau đó, ông Ngọc đã căn cứ theo một số cuốn từ điển nhưPháp-Việt từ điển (1936) của GS Đào Duy Anh, Dictionnaire FranÇais-Vietnamien của Ủy ban Khoa học xã hội do Lê Khả Kế chủ biên (1981), Từ điển Việt-Pháp của Viện Khoa học xã hội do Lê Khả Kế, Nguyễn Lân chủ biên (1994) và Từ điển bách khoa Việt Nam của Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (tập IV, 2005).nhằm chứng minh rằng ông Lê Mạnh Chiến đưa ra cách dịch của cá nhân để loại trừ tất cả những nhà khoa học Việt Nam được các Viện Hàn lâm nước ngoài bầu làm “Membre étranger” (cho chỉ là “Thành viên nước ngoài”) hay “Correspondant étranger” (cho chỉ là “Thông tín viên nước ngoài”).
Một điều rất đáng lưu ý là ông Nguyễn Quang Ngọc chỉ dựa vào các cuốn từ điển để phản bác, mà hoàn toàn né tránh mọi lý lẽ mà tác giả Lê Mạnh Chiến đã trình bày rất rõ ràng khi dịch các danh hiệu “Membre étranger” là thành viên nước ngoài và“Correspondant étranger” là thông tín viên nước ngoài. Trong khi đó, tác giả Lê Mạnh Chiến đã căn cứ vào quy chế và lời diễn giải về các ngạch thành viên ở các viện hàn lâm để dịch các danh hiệu ấy..
Về các ngạch thành viên của Viện hàn lâm khoa học Nga (và Liên Xô trước đây, cũng như của các viện hàn lâm ở các nước Đông Âu sao chép theo khuôn mẫu Liên Xô), tác giả Lê Mạnh Chiến viết:
【【 Sau đây, tôi xin viện dẫn mục Члены РАН trong bài Росси́йская акаде́мия нау́к (Viện hàn lâm khoa học Nga) tại từ điển Wikipedia tiếng Nga (mà mọi người sử dụng Internet đều rất dễ tìm thấy) để diễn giải về các ngạch thành viên của Viện hàn lâm khoa học Nga.. Đó cũng là quy định của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước kia.
.Члены РАН
Членами Российской академии наук являютсядействительные члены РАН (академики) и члены-корреспонденты РАН. Главная обязанность членов Российской академии наук состоит в том, чтобы обогащать науку новыми достижениями. Члены РАН избираются общим собранием академии. Членами Российской академии наук избираются учёные, являющиеся гражданами Российской Федерации. Члены Российской академии наук избираются пожизненно.Действительными членами РАН избираются учёные, обогатившие науку трудами первостепенного научного значения. Членами-корреспондентами РАН избираются учёные, обогатившие науку выдающимися научными трудами.
По состоянию на 23 декабря 2011 года среди членов РАН были 531 академик и 769 членов-корреспондентов.
(Последнее изменение этой страницы: 15:35, 22 сентября 2012)
Xin đổi chữ РАН (Росси́йская акаде́мия нау́к) nghĩa là Viện hàn lâm khoa học Nga thành chữ RAS (Russian Academy of Siences) và chuyển đoạn văn trên đây sang tiếng Việt, như sau:
Các thành viên của Viện hàn lâm khoa học Nga
Các thành viên của Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS) gồm có các thành viên chính thức (các viện sĩ - akademiki) và các thành viên thông tấn. Trách nhiệm chủ yếu của các thành viên RAS là phải đóng góp cho khoa học bằng những thành tựu mới. Hội nghị toàn thể của Viện hàn lâm bầu ra các thành viên của Viện. Các nhà bác học được bầu làm thành viên RAS phải là công dân của Liên bang Nga. Các thành viên RAS được bầu suốt đời. Các nhà bác học đã hoàn thành những công trình có ý nghĩa khoa học hàng đầu để cống hiến cho khoa học thì được bầu làm thành viên chính thức (trở thành viện sĩ). Các nhà bác học đã góp những công trình khoa học xuất sắc cống hiến cho khoa học thì được bầu làm thành viên thông tấn.
Theo tình trạng đến ngày 23/12/2011, trong số các thành viên của RAS đã có 531 viện sĩ và 679 thành viên thông tấn (LMC dịch)
(Sự thay đổi gần đây nhất của trang này là vào hổi 15h23’ ngày 22.0.2002)】】
Như vậy, theo từ điển Wikipedia tiếng Nga thì Viện hàn lâm khoa học Nga có hai ngạch thành viên. Thứ nhất là thành viên chính thức (действительные член, nếu dịch thật sát nghĩa thì gọi là thành viên thực nhiệm), là akademik, là viện sĩ. Thứ hai là thành viên thông tấn (член-корреспондент), có tư cách thành viên thấp hơn, chưa phải là thành viên chính thức, chưa phải là viện sĩ. Bởi vậy, nếu gọi họ là viện sĩ thông tấn. thì sai, danh hiệu “viện sĩ” (akademịk) phải dành cho thành viên chính thức.
Thực ra, còn có một ngạch thành viên nữa nhưng có lẽ ít quan trọng nên từ điển Wikipedia tiếng Nga đã bỏ qua, đó là thành viên nước ngoài (tiếng Nga gọi là иностранные члены), nhưng trên Wikipedia tiếng Anh thì có nhắc đến.
Theo quy chế của Viện hàn lâm khoa học Nga, có hai điều đáng chú ý:
1. Chỉ riêng các thành viên thực nhiệm mà tiếng Nga gọi làдействительные члены mới được gọi là академики, là các viện sĩ; các thành viên thông tấn (члены-корреспонденты) không được gọi là академики nên không thể gọi là viện sĩ thông tấn.
2. Các viện sĩ và các thành viên thông tấn của Viện hàn Lâm khoa học Nga đều phải là những người mang quốc tịch Nga
Vậy thì người Việt Nam không thể là viện sĩ của Viện hàn lâm khoa học Nga, chỉ có thể là thành viên nước ngoài của Viện hàn lâm này mà thôi. Đối với các nước XHCN Đông Âu cũng vậy. .
Để nói rõ về danh hiệu “thông tín viên” của ông GS Phan Huy Lê, tác giả Lê Mạnh Chiến viết:
【【....tìm đọc bài viết về Académie des Inscriptions et Belles-Letres trong Wikipedia tiếng Pháp. Văn bản này được chỉnh lý lần cuối cùng vào ngày 02/9/2012, trong đó không có một chữ nào nói đến membre-correspondant hoặc correspondant của Viện này. Tôi lại tìm đọc Liste des membres de l'Académie des inscriptions et belles-lettres de l'Institut de France.tức là Danh sách các thành viện của Viện Bi ký và Mỹ văn ở Pháp, nơi mà các báo đưa tin là GS Phan Huy Lê được bầu làm viện sĩ thông tấn nước ngoài.
Theo danh sách này, từ khi thành lập (năm 1663) đến ngày 02/9/2012, cả thảy có 670 vị là thành viên người Pháp (viện sĩ), trong đó có ghi rõ chức vụ, nghề nghiệp, lĩnh vực nghiên cứu, năm sinh, năm mất, năm được bầu làm viện sĩ. Năm 2011, Viện đã bầu 3 viện sĩ là Franois Déroche (sinh năm 1954), Jean Guilaine(sinh năm 1936) và Véroniquee Schiltz (sinh năm 1942). Năm 2012, Viện cũng bầu 3 viện sĩ là Pierre Gros (sinh năm 1939),Jehan Desanges (sinh năm 1929) và Jacques Verger (sinh năm 1943). .
Bên cạnh danh sách này, còn kèm theo danh sách Associés(chúng tôi tạm dịch là các cộng sự viên, hay thành viên cộng sự),Associés libres (cộng sự viên tự do) và Associés étrangers(cộng sự viên nước ngoài).Tất cả các danh sách này đều không có tên GS Phan Huy Lê. Trong danh sách Associés étrangers, chúng tôi thấy có tên ông Norodom Sihamoni, đương kim Quốc vương Căm-pu-chia (sinh năm 1953, được bầu chọn từ năm 2008)
Cần nhớ rằng, từ năm 1663 đến nay, Viện này đã 4 lân thay đổi tên và 5 lần thay đổi quy chế về thành viên, trước đây có khi gồm vài ngạch viện sĩ và vài ngạch cộng sự viên. Hiện nay, có một ngạch viện sĩ người Pháp và một ngạch thành viên cộng sự, người nước ngoài.
Như vây, GS Phan Huy Lê không có tên trong danh sách các viện sĩ và các cộng sự viên (associés) của Académie des Inscriptions et Belles –Lettres. Vì không có ngạch thành viên thông tấn nên không có gì bám víu để từ đó có thể cố ý dịch sai, biến ông thành viện sĩ thông tấn. rồi nhích dần lên viện sĩ.
Để tìm cho rõ danh vị của GS Phan Huy Lê trong Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn, tôi phải tìm website chính thức (Official website) của viện này tại địa chí: http://www.aibl.fr/?lang=fr )
Tìm đến trang chủ của Website này, click vào mục MEMBRES (hoặc tìm trực tiếp tại địa chỉ::http://www.aibl.fr/membres/?lang=fr thì sẽ thấy một trang nói rõ về các ngạch thành viên, như sau:
Membres L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres se compose de cinquante-cinq académiciens de nationalité française et de quarante associés étrangers. Elle comprend égalementcinquante correspondants français et cinquante correspondants étrangers.
L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres réunit en son sein des personnalités de qualification exceptionnelle, hautement représentatives. Les académiciens sont des savants élus à vie par leurs pairs en raison de la qualité de leurs travaux dans les disciplines relevant de la compétence de l’Académie (archéologie, histoire, philologie et leurs multiples branches et spécialités), de leur puissance de travail ainsi que de leur renommée internationaleLorsqu’un fauteuil d’académicien est déclaré vacant par suite de décès, l’Académie décide, à la majorité des suffrages exprimés, de l’opportunité de pourvoir à son remplacement ; si tel est le cas, le Bureau propose une date pour
l’élection du nouveau membre, sinon, une nouvelle délibération a lieu sur la question après un délai de six mois. Contrairement à une règle généralement de mise dans le monde académique, il n’y a pas d’appel à candidature à l’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres, chaque académicien ayant la liberté de proposer un candidat dont il fait distribuer les titres et travaux. L’élection a lieu au scrutin secret et à la majorité absolue des académiciens présents.
Les associés étrangers, élus selon le même principe et souvent membres des Académies les plus prestigieuses de leur pays, sont choisis parmi les maîtres les plus éminents à travers le monde. Quant aux correspondants, ils assurent un rôle de relais de l’information scientifique auprès de l’Académie et participent à sa vie et à ses travaux; choisis par les académiciens, ils constituent un vivier de personnalités de premier plan parmi lesquelles l’Académie a pris l’habitude de recruter souvent ses nouveaux membres.
(Nguồn: http://www.aibl.fr/membres/?lang=fr)
Dịch sang tiếng Việt::
Các thành viên (của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn)
Viện HL Bi ký và Mỹ văn gồm có 55 viện sĩ (académiciens) có quốc tịch Pháp và 40 cộng sự viên nước ngoài. Nó còn bao gồm 50 thông tín viên (corresondants) người Pháp và 50 thông tín viên nước ngoài.
Viện HL Bi ký và Mỹ văn tập hợp các nhân vật đạt trình độ nghiệp vụ ngoại hạng có tính đại diên cao. Các viện sĩ là những nhà bác học được những người đồng đẳng bầu suốt đời do phẩm chất của những công trình của họ trong các bộ môn thuộc thẩm quyền của Viện (khảo cổ học, lịch sử, ngữ văn học, cùng nhiều ngành và nhiều chuyên khoa của chúng), do năng lực làm việc và thanh danh quốc tế của họ.
Khi một chiếc ghế bành (fauteuil) viện sĩ được tuyên bố là khuyết vì chủ nhân đã qua đời, Viện sẽ theo đa số những ý kiến được bày tỏ để quyết định cơ hội bổ nhiệm người thay thế; trong trường hợp đó, Văn phòng sẽ đề nghị một ngày để bầu thành viên mới, nếu không, thì phải có một cuộc thảo luận về vấn đề này sau thời hạn sáu tháng. Khác với quy tắc thường được áp dụng trong giời học thuật, không có việc kêu gọi ứng cử vào Viện Bi ký và Mỹ văn, mỗi viện sĩ được tự do đề cử một ứng cử viên, giới thiệu các chức vị và các công trình của người ấy. Việc bầu chọn được thực hiện bằng cách bỏ phiểu kín và theo đa số tuyệt đối của các viện sĩ có mặt.
Các cộng sự viên nước ngoài, được bầu theo đúng nguyên tắc như vậy, và thường là viện sĩ của các Viện có uy tín nhất ở nước họ, được chọn trong số những bậc thầy nổi tiếng nhất trên thế giới.Còn về các thông tín viên (correspondant), họ giữ vai trò trạm thông tin khoa học bên cạnh Viện HL Bi ký và Mỹ văn và tham gia sinh hoạt cùng các công việc của Viện; họ được các viện sĩ bầu chọn, họ hợp thành một nhóm nhân vật quen thuộc hàng đầu để từ đó, Viện tuyển chọn các thành viên mới, theo thói quen thường có. (LMC dịch)
Qua đoạn văn trên đây, chúng ta biết rằng, các cộng sự viên nước ngoài (Associés étrangers) là những nhà bác học lớn có tầm cỡ ngang hàng với các viện sĩ người Pháp, nhưng họ không có danh hiệu viện sĩ vì họ không mang quốc tịch Pháp. Nếu gọi họ là “viện sĩ nước ngoài” thì chưa đúng về ngôn từ, vì người Pháp không gọi họ như vậy, nhưng đúng về thực chất. Còn các correspondant, phâỉ dịch chính xác là thông tín viên, hay người truyền tin vì họ được xác định là các trạm thông tin khoa học bên cạnh Viện HL Bi ký và Mỹ văn. So với viện sĩ, họ có cương vị thấp hơn rất nhiều, họ cũng không được bầu suốt đời (thông tín viên Francisco Rico, người Tây Ban Nha mà GS Phan đã thay thế, sinh năm 1942, vẫn đang sống). Họ cũng không phải là những ứng cử viên sẵn có để chờ khi có viện sĩ qua đời thì sẽ được chọn lựa. GS Phan Huy Lê được chọn làm người truyền tin nước ngoài ngày 27/5/2011 cùng với 7 người khác. Trước đó một năm rưỡi, ngày 06/11/2009, Viện này cũng đã thay 8 người truyền tin nước ngoài và 8 người truyền tin trong nước.】】
Xin bổ sung một chút, Ông Francisco Rico đã được bầu làmassocié étranger (cộng sự viên nước ngoài) ngày 04/6/2010, ở “ghế bành” của Dietrich von BOTHMER.
Ông Nguyễn Quang Ngọc nên chú ý đến câu này:trong Quy chế về thành viên của viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn:: Còn về các thông tín viên (correspondant), họ giữ vai trò trạm thông tin khoa học bên cạnh Viện HL Bi ký và Mỹ văn và tham gia sinh hoạt cùng các công việc của Viện (Nguyên văn bằng tiếng Pháp: Quant aux correspondants, ils assurent un rôle de relais de l’information scientifique auprès de l’Académie et participent à sa vie et à ses travaux).
Chỉ riêng việc xác định chức danh “thông tín viên” cho ông Phan Huy Lê, tác giả Lê Mạnh Chiến đã phải tra cứu từ Quy chế về các loại thành viên của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn, vừa dịch vừa giải thích hết gần 1400 chữ, kể cả phần nói về các ngạch thành viên của Viện hàn lâm khoa học Nga, tác giả này đã viết hơn 2000 chữ. Thế mà ông Nguyễn Quang Ngọc viết là “ông Lê Mạnh Chiến đưa ra cách dịch của cá nhân để loại trừ tất cả những nhà khoa học Việt Nam được các Viện Hàn lâm nước ngoài bầu làm “Membre étranger” (cho chỉ là “Thành viên nước ngoài”) hay “Correspondant étranger” (cho chỉ là “Thông tín viên nước ngoài”)....” Còn ông Ngọc thì cặm cụi tra từ điển bằng tiếng Việt. để vạch rõ “sai lầm” của ông Lê Mạnh Chiền. Điều đó đủ thấy trình độ học lực và phương pháp nghiên cứu của ông GS TS Nguyễn Quang Ngọc.
Nên nhớ rằng, trong nghề dịch thuật, các từ điển (nhất là từ điển song ngữ) chỉ là tài liệu tham khảo, nhiều khi người ta phải tra cứu hàng chục bộ từ điển mới tìm được một nghĩa thỏa đáng. Đối với những từ khó, những thuật ngữ phức tạp, có khi người ta phải tra rất nhiều bộ từ điển bản ngữ kết hợp với văn cảnh cụ thể mà nhiều khi còn lúng túng.. Vậy mà ở đây không thấy ông Ngọc sử dụng một bộ từ điển nào bằng tiếng Nga hay tiếng Pháp. Trong các văn bản pháp quy, đối với những khái niệm hay những thuật ngữ quan trọng, người ta đều diễn giải rõ nghĩa của chúng, và nhất thiết phải căn cứ vào đó để hiểu hoặc để dịch sang ngôn ngữ khác. Cặm cụi tra cứu từ điển (nhất là từ điển song ngữ) để hiểu và để dịch là công việc của học sinh tiểu học. Học sinh tú tài thời Pháp thuộc chẳng có ai làm công tác “dịch thuật” kiểu như thế, chưa cần nói đến những người có học vấn cao hơn.
Ông Nguyễn Quang Ngọc đã chỉ trích phê phán tác giả Lê Mạnh Chiến một cách không đàng hoàng. Ông ta không bám theo lý lẽ của tác giả này để phê phán hay “phản biện” mà tự “luận tội” một cách vu vơ, lại còn dám xúc phạm tác giả này là có “những lời lẽ không được văn hóa” nhưng không nêu được bằng chứng gì cả. Bởi thế, bài Lược khảo... của tác giả Lê Mạnh Chiến vốn từng được đăng trên bản tin khoavanhoc-ngonngu.edu.vn đã bị gỡ xuống để thay bằng bài của ông Ngọc. Nếu tác giả Lê Mạnh Chiến đã phạm “những sai lầm tai hại” thì cứ để nguyên bài ấy cho độc giả đối chứng, sao lại phải xóa đi? Tuy chưa đến mức gọi là “ngậm máu phun người” nhưng những thứ mà ông Ngọc phun ra cũng chẳng sạch sẽ gì.
Điều tệ hại nhất của ông Ngọc ở đây là sự sai lầm nghiêm trọng về kiến thức và phương pháp kèm theo sự vu cáo tác giả Lê Mạnh Chiến một cách thiếu căn cứ, mờ ám.
Ông Nguyễn Quang Ngọc và cả ông Phan Huy Lê, nếu muốn bác bỏ lời phán xét của tác giả Lê Mạnh Chiến thì hãy đọc cho kỹ bài Lược khảo về các tên gọi “viện hàn lâm” và “viện sĩ” cùng những nhầm lẫn tai hại, sau đó mới liệu sức liệu tài mà “phản biện” nhé.
Một chi tiết rất nhỏ nhưng cũng cần nhắc đến. Ông Ngọc thấy có chữ “fauteuil” (ghế bành) ở câu “Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn đã chỉ định tiên sinh làm Thông tín viên nước ngoài tại ghế bành mà trước đây thuộc về Francisco Rico”.trong Thư thông báo gửi tới ông Phan Huy Lê, rồi coi đó như là bằng chứng về địa vị “viện sĩ” của ông Phan Huy Lê. Xin thưa với ông Ngọc rằng, trong ngôn ngữ xã giao, về những điều vụn vặt, người ta sử dụng những từ ngữ cho đẹp thêm cũng không sao. Nhưng, trong “Giấy chứng nhận” chức danh thông tín viên của ông Phan Huy Lê, có câu
Nommé le 27 mai 2011 correspondant étranger à la place de Francisco Rico (Được chỉ định ngày 27 tháng 5năm 2011, làm thông tín viên nước ngoài tại vị trí của Francisco Rico). Trong klhi đó, “Giấy chứng nhận” của ông Francisco Rico thì ghi: Élu, le 4 juin 2010, associé étranger de l’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres, au fauteuil de Dietrich von BOTHMER. (Được bầu ngày 04/5/2011, làm Cộng sự viên nước ngoài của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn, tại ghế bành của ông Dietrich von BOTHMER. Thế đấy, ông GS TS Nguyễn Quang Ngọc ạ.
GS Nguyễn Quang Ngọc đã hết sức cố gắng lau rửa mặt mũi cho GS Phan Huy Lê. Tuy nhiên, với phương pháp không sạch và vật liệu không sạch, làm sao mà lau rửa được.
Độc giả nào muốn biết rõ hơn về lý lẽ của GS TS Nguyễn Quang Ngọc, xin mời quý vị đọc toàn bài của ông tại địa chỉ sau đây: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3681%3Av-nhng-sai-lm-tai-hi-ca-ong-le-mnh-chin&catid=100%3Avn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid=161&lang=vi