Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10
1/ HQ trung tá Ngụy Văn Thà, HT/ HQ 10
2/ HQ thiếu-tá Nguyễn Thành Trí, HP/ HQ 10
3/ HQ đại-úy Vũ Văn Bang
4/ HQ đại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch
5/ HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân
6/ HQ tr/úy Phạm Văn Ðồng
7/ HQ tr/úy Ngô Chí Thành
8/ Th/sĩ nhất TP Châu quản nội trưởng
9/ Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng
10/ Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt
11/ Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc Lễ (nhiều tuổi nhất)
12/ Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung
13/ Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân
14/ Tr/sĩ GL Vương Thương
15/ Tr/sĩ TP Nam
16/ Tr/sĩ TP Ðức
17/ Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang
18/ Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng
19/ Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận
20/ Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn
21/ Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn
22/ Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng
23/ Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân
24/ Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý
25/ Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ
26/ Tr/sĩ CK Trần Văn Ba
27/ Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân
28/ Tr/sĩ BT Trần Văn Ðàm
29/ HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây
30/ HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thú
31/ HS1/TP Nguyễn Quang Mến
32/ HS1/vận chuyển Ngô Sáu
33/ HS1/CK Ðinh Hoàng Mai
34/ HS1/CK Trần Văn Mộng
35/ HS1/DV Trần Văn Ðịnh
36/ HS vận-chuyển Trương Hồng Ðào
37/ HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ
38/ HS/GL Nguyễn Xuân Cường
39/ HS/GL Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
40/ HS/TP Phan Văn Hùng
41/ HS/TP Nguyễn Văn Thân
42/ TT/DT Thanh
43/ TT/TP Thi Văn Sinh
44/ Th/sĩ DT Thọ
45/ HS/TP Nguyễn Văn Lợi
46/ HS/CK Trần Văn Bảy
Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4
47/ HQ trung-úy Nguyễn Phúc Xá
48/ HS1 vận chuyển Nguyễn Thành Danh
49/ Biệt hài Nguyễn Văn Vượng
Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5
50/ HQ trung-úy Nguyễn Văn Ðồng
51/ Th/sĩ ÐT Nguyễn Phú Hào
52/ TS1/TP Nguyễn Ðình Quang
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16
53/ TS/ÐK Xuân
54/ HS/QK Nguyễn Văn Duyên
Lực Lượng Người Nhái
55/Trung-úy NN Lê Văn Ðơn
56/HS/NN Ðỗ Văn Long
57/TS/NN Ðinh Hữu Từ
58/TT/NN Nguyễn Văn Tiến
Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10
59/ HS/CK Nguyễn Văn Ðông
60/ HS/PT Trần Văn Thêm
61/ HS/CK Phạm Văn Ba
62/ HS/ÐK Nguyễn Ngọc Hòa
63/ HS/ÐK Trần Văn Cường
64/ HS/PT Nguyễn Văn Phương
65/ HS/PT Phan Văn Thép
66/ TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa
67/ TT1/TP Nguyễn Văn Ðức
68/ TT1/TP Lý Phùng Quy
69/ TT1/VT Phạm Văn Thu
70/ TT1/PT Nguyễn Hữu Phương
71/ TT1/TX Phạm Văn Lèo
72/ TT1/CK Dương Văn Lợi
73/ TT1/CK Châu Túy Tuấn
74/ TT1/DT Ðinh Văn Thục
NGỤY VĂN THÀ,
NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG SA…
NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG SA…
Dạo ấy, vào khoảng giữa năm 1968 đang vui bình thường tôi bỗng trở nên buồn, chiều chiều không còn hứng thú thả rong xe jeep ra khu phố chợ xã ngắm cái lèo tèo của những căn nhà đang có vẻ chuẩn bị rút vào đêm, thời chiến tranh người ta đi ngủ sớm với suy nghĩ mong manh là giấc ngủ có thể làm quên lo âu gì đó. Hoặc là tôi cũng ít lái xe vào một xã bên la cà với mấy cô gái ngoan đạo hay những ông cha dòng khổ tu đi chân đất, có những ao nuôi cá to đùng để lần nào cũng cho tôi một vài con cá mang về nhậu chơi. Tôi buồn vì 3 anh bạn chung nhà cứ tìm cách nhảy dù về Sài Gòn với vợ để lại tôi một mình trong căn nhà lá tạm bợ dành cho mấy thiếu úy trẻ chúng tôi, trong đó tôi “vô sản” về tình ái hoặc đàn bà.
Trở nên buồn vì lúc ấy tôi đã ở lính được hơn 3 năm, chỉ còn không đầy một năm nữa là được giải ngũ trở về nghề dạy học mà tôi yêu thích thì quân đội VNCH có lệnh đình chỉ mọi trường hợp giải ngũ với lý do có lệnh tổng động viên. Ba năm mặc áo lính, một đơn vị quân nhu ở Thành Tuy Hạ đêm đêm vẫn nhìn thấy vùng sáng ánh đèn của Sài Gòn vì chỉ cách nhau hơn chục cây số đường chim bay. Kể cũng còn hơn rất nhiều người nhưng những ngày nghỉ về Sài Gòn lại ngơ ngáo giữa nơi mình đã sống trọn tuổi học hành, bạn bè giờ tản mác hết cả, con gái con đứa đầy đường phố nhưng tôi vẫn phải cu ky thu hình tuồng như thế giới chỉ toàn đực rựa. Vì vậy cà phê uống một mình thì có khác gì tự tố cáo mình về một nỗi cô đơn không thoát ra được! Buồn khi không được gỉai ngũ về với ngôi trường tỉnh lẻ với những “viên thuốc an thần” áo trắng quần đen xí xọn ăn hàng quay cóp của riêng tôi.
Trong tâm trạng ấy, tôi được ông đơn vị trưởng kêu lên phòng ông ấy, ông trung tá này, ngoài chuyện gái gú tèm lem ra thì không hiểu sao ông lại có thiện cảm với tôi. Ông ta bảo biết tôi không có ý tiến thân bằng con đường lính tráng, ông biết tôi buồn vì không được giải ngũ, và bảo ở lính lâu dài phải kiếm lấy một ám số chuyên nghiệp thay vì mang ám số bộ binh tác chiến có ngày sẽ khổ. An ủi một hồi, ông nói như ra lệnh “Chuẩn bị, ta cho chú mày đi học khóa Sĩ quan tiếp liệu 6 tháng”. Ít ngày sau tôi đi học khóa ấy tại trường Tiếp vận, cùng với tôi có hơn 40 sĩ quan cấp úy thuộc nhiều quân binh chủng trong đó tôi mang cấp thấp nhất, thiếu úy.
Chương trình học thuần về chuyên môn kỹ thuật tiếp vận nên chỉ học tại phòng và thật nhanh chóng nhiều người nhận ra lớp có hai người học giỏi- tôi và anh, Hải quân đại úy Ngụy Văn Thà. Chúng tôi cũng nhanh chóng thành bạn của nhau vì anh tính cản thận, chăm chỉ, ít nói và thư sinh, dáng hơi thon thả như con gái. Chúng tôi không xưng hô nhau theo cấp bậc mà là “Toa, moa”, giờ giải lao cặp chúng tôi xuống căng tin cũng ngồi riêng một bàn, chuyện các môn học là chính.
Kết thúc khóa học, điểm số tôi cao hơn anh một chút, theo cô nữ quân nhân ở văn phòng trường thì đương nhiên tôi đậu thủ khoa nhưng vài ngày sau cô này bảo ông chỉ huy trưởng muốn thủ khoa phải có cấp bậc cao hơn! Cuối cùng cũng cô này lại cho tôi hay, Thà được chọn thủ khoa nhưng anh nhất định từ chối nói điểm ai cao người ấy được. Thật ra với tôi chuyện ấy chẳng có nghĩa gì, còn với lính hiện dịch như Thà thì điều đó cũng đáng nói nhưng anh đã nói không với nó và nín thinh không hề nói gì với tôi. Tôi hiểu thêm anh là người trí thức tự trọng, và mãn khóa chúng tôi chia tay về đơn vị, bặt tin nhau từ đó nhưng hình ảnh con người hiền lành, giỏi ấy còn mãi trong tôi.
Cho đến một ngày, tin báo chí Sài Gòn cho biết Hạm trưởng Ngụy Văn Thà trong bộ quân phục cấp tá quân đội VNCH đã tử trận trong khi bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của VN. Còn nhớ bài báo có chi tiết Thà có thể ra lệnh rút lui nhưng lệnh của anh là mọi người lần lượt xuống ca nô đào thoát còn anh thì ở lại chìm theo tàu đúng quy định (?) của hải quân VNCH lúc đó.
Nay thì đã 40 năm, đảo Hoàng Sa còn đó, nhưng nói theo như vẫn nói, là vùng tạm bị chiếm. Sau Ngụy Văn Thà ít năm cũng có nhiều người lính VN dưới màu áo Quân đội Nhân dân VN hy sinh tại đó vì Tổ quốc mình, Tổ quốc chúng ta. Họ được nhắc nhớ, tôn vinh là hoàn toàn chính xác, bởi ai đã mang thân bảo vệ tổ quốc mình người ấy đều là người yêu nước, có công với nước nhất là công ấy đóng bằng xương máu của chính họ.
Không phải người có nhãn quan chính trị, chỉ là một công dân bình thường, một người VN thuần túy…sáng nay chợt nhớ đến người bạn dễ mến năm xưa, tôi nghĩ người VN Ngụy Văn Thà đã chọn biển Đông làm nấm mồ, thì những người VN hôm nay cũng phải chọn Hoàng Sa làm đài tưởng niệm cho những người như vậy. Vấn đề không nên nhìn lâu dài ở màu cờ sắc áo mà là ở chỗ bán nước haygiữ nước! Chỉ là và...phải là một tấm lòng, một truyền thống dân tộc đối với những ai vị quốc vong thân, phi vật thể nhưng tình nghĩa đó là vô giá và rất cần thiết!
Cao Thoại Châu