Saturday, 18 January 2014

THƠ Ý NGA: AI ĐÓI, AI NO?

Thơ bừng bừng từng điệp khúc Thương Ca
Chuyện không lạ*: chuyện san hà nguy biến!




XUÂN RỈ MÁU

Đưa thuốc độc cho đồng bào tôi uống,
Đảng đóng tuồng rằng thảo dược hồi sinh!
Rồi trá hình chuyện bất chính đáng khinh
Chúng lừa phỉnh toàn lộ trình hèn hạ!
 
Ngừa hiểm họa, dân Phi* lòng sắt đá
Chẳng lơ là, tránh hiểm họa tối đa
Khôn ngoan tìm Âu, Á giữ sơn hà
Trứng chọi đá, trước ác tà: quyết chống!
 
“Ông” Việt Cộng trơ mắt ra như phỗng
Xúm ngồi đồng, ong óng miệng kể công.
Cờ “đại đồng” lồng lộng hướng biển Đông!
Trong gió lộng: “đỏ, hồng” tanh biển máu!
 
Xuân rỉ máu! Xin hãy mau chiến đấu!
Anh hùng đâu? Xin gương mẫu đi đầu!
Xóa thảm sầu, lật cường bạo, cùng nhau
Giúp con cháu thay niềm đau huyết sử!
 
Cờ Trưng Nữ thấm ưu tư nhi nữ
Trước túi tham sâu hoắm luôn ngấm ngầm!
Há vô tư, nam tử người nước Nam
Trước ác hiểm khát thèm từ rợ Hán?
 
Ý Nga, 10-1-2013.
               
*Phi Luật Tân = Philippine

http://www.flickr.com/photos/pannacida/3072250989/



malay1-8628-1389016446.jpg
Cảnh sát Malaysia đang lấy lời khai từ các cô gái Việt Nam trong cuộc đột kích vào hai tụ điểm ăn chơi ở Perak. Ảnh: NST


CHIẾU XUÂN: TRINH NỮ VIỆT ĐÂU RỒI?      
   *  
            Thương tặng những số phận hẩm hiu đang
bị CSVN  bán sang Tàu Cộng làm nô lệ tình dục
 *
Xuân hời! Xuân hỡi! Tội tình chi?
Vạn lý đường xa, thẹn nữ nhi  
Bán tuổi xuân thì: em, cháu, chị
Tội tình? Tội nghiệp phải ra đi!
 
Hiền ngoan thôn nữ, rất nhu mì
Cam chịu điều tà ý, bấc, chì
Tết trước, Tết này: ai hậu hỹ
Cho em xóa sạch những hồ nghi?
 
-Tội em? Em hỏi: tội tình gì?
Bán xác tênh hênh, phải cúi quỳ
Nghĩa mẹ, công cha chưa toại ý,
Chỉ vừa ơn đảng: phản lương tri!
 
Xuân này? Xuân trước? Vẫn chia ly;
Vẫn tạm dung, ăn xổi, ở thì
Xuân, viết thư thăm, lời tỉ mỉ:

“Đồng dành, đồng dụm rất chi li!
Chị ơi! Xứ… “lạ” bán thân hèn
Cho chúng mua quyền, đảng quá… quen
Trinh tiết ố hoen đành uất nghẹn
Chong đèn nguyệt thẹn, đảng chưa khen!”
*
“Văn, thi, hoạ, nhạc sĩ”: ai hờn?
Văn Học, “chiếu” giành, liệu có hơn?
Tám chục triệu người: đời bất ổn       
Nơi nào chiếu trải, bút không ghi?

Ý Nga, 25-12-2012
---
*Chiếu Văn Học: nơi tranh giành danh hão của những “thi bá, thi vương”


NHẤT KHỨ BẤT PHỤC HOÀN*
 
“Thi ông”, thi sĩ …tự phong
“Thi bà, thi bá” thổi phồng… “Thi nhân”
Huênh hoang vẽ “rắn” thêm… chân
Cõng về đất Mẹ chật “Sân”, cắn “Gà”
Bắc thuộc, trang sử nước nhà
Bao nhiêu máu của Ông Cha góp phần
 
Xuân này thêm nữa mấy xuân?
“Sỉ” kia dấu hỏi. Hỏi cần mấy trăm?**
Đi? Về ? Tôi nhắn lời thăm:
Đường nào rời xứ? Mấy năm… thật về?
 
Mai về có sẽ ngô nghê?
Học thông Hoa ngữ trổ nghề… bán dân?

Ý Nga.
--------
*Đi luôn không trở lại.
**Sỉ nhục

Photo: LU CHỨA NƯỚC  Ai một lần đến những vùng quê Miền Tây, sẽ nhìn thấy hai bên bờ hè là những lu chứa đầy nước mưa. Lu được làm bằng đất nung, lửa già cháy da lu, rất cứng. Từ xưa người Miền Tây đã gắn liền đời sống sinh hoạt với những chiếc lu, với nhiều kiểu dáng khác nhau. Lu để chứa nước uống, nước sinh hoạt, khi mùa hạn, người dân gánh nước dưới ao, đìa lên đổ vào lu lóng cặn cho nước trong rồi xài. Hình ảnh cái lu đã gắn liền với đời sống miền quê. Nên khi so sánh những người mập, họ nói mập như cái lu.   Trong câu truyện Trứng Rồng của Bác Ba Phi cũng đề cập. Bác Ba kể năm đó hạn dữ lắm, gọi là hạn Bà Chằn. Đất khô hết, không còn một giọt nước, ao đìa ráo hoảnh. Vào mỗi buổi chiều xa xa thấy vài  con rồng từ trên trời xà xuống tìm nước uống. Khu vực này chỉ có nhà Bác Ba là có nước. Vì Bác chứa nước trong mùa mưa bằng những hàng lu chạy dài bờ hè. Hôm nọ một con rồng cái đang có chửa rà xuống rề vào hàng lu chứa nước mưa. Bác Ba nấp sẵn một bên, đợi rồng cái đưa vòi vào lu là túm lấy bắt nó. Nó vừa thò vòi vào lu chưa kịp hút nước, Bác Ba đã nhảy tới ôm ngang hông nó, nó bay lên, vuột tay, Bác vội nắm lấy hai chân nó ghi xuống đất. Rồng cái cố sức bay lên, rặn ra một trứng rớt xuống đất, và vung mạnh vuột tay Bác Ba, nó bay   vút đi. Bác lấy trứng rồng vào luộc như luộc trứng vịt, làm muối tiêu chanh, mời bà con hàng xóm đến thưởng thức món trứng rồng. Tưởng đâu là loại đặc sản, chờ đợi để ăn. Không ngờ khi Bác Ba  bỏ một miếng vào miệng liền nhả ra, phun phèo phèo. Mọi người trố mắt nhìn. Bác nói: Trứng rồng ăn xám xịt mà còn hôi tro...   Các bạn có về chùa Phù Dung ở Hà Tiên, sau chùa có thờ Ngọc Hoàng, liên quan đến câu truyện. Chồng Bà Phù Dung là một viên quan có vài bà vợ. Do ghen tức nên bà vợ lớn đợi lúc chồng đi vắng bắt bà Phù Dung nhốt vào dãy lu trong dinh. Khi vị quan về không thấy vợ đâu đi tìm khắp nơi, lúc đó trời bỗng đổ cơn mưa lạ. Do lâu ngày không mưa hết nước xài, nên vị quan ra lệnh cho quân lính dở nắp lu ra hứng nước mưa. Không ngờ bà Phù Dung được cứu. Nên vị quan đã lập đền thờ ông trời đã mưa giúp ông cứu vợ.   Ngày nay những miền quê đã có những bể đựng nước bằng bê tông, nhưng những cái lu ở đâu đó vẫn còn  trong những mái nhà tranh, và ở đâu đó vẫn còn trong lòng của người dân Miền Tây, chân quê, thật thà hiếu khách.  Ngọc Linh

MÙA XUÂN TÌNH YÊU
 
Cho Mình Yêu Dấu
 
Mùa Xuân đến thật êm đềm
Có Hoa Hồng Thắm nở Thềm Tha Hương
Trữ tình Nốt Nhạc Yêu Thương
Trái tim nhạy cảm ngọt dường mạch nha
 
Hôm nay Mồng Bảy rồi mà!
Hạ nêu đầu xóm. Anh à! Anh ơi!
Ép vào cuốn vở những lời
Say men tình ái, anh mời Bến Mơ
 
Thoảng trong ngào ngạt trang thơ
Nụ yêu em cắm, thắt nơ chữ tình
Anh yêu nhớ giữ chuyện mình
Thủy chung đến chết chỉ mình mình thôi!
 
Nhé Anh! Đi trọn cuộc đời
Bên nhau mình viết đẹp lời trang thơ:
Nhắc Người Đi: -Chớ thờ ơ!
Việt Nam thương lắm! Hững hờ sao cam?

Ý Nga** Mồng Bảy Mậu Tý -13.2.2008


EM À! XUÂN ĐÂU?

Anh là giọt nước đầu tiên
Cho em cơn khát vượt biên năm nào
Ngon như vỏ dưa ngọt ngào*
Cho quên cơn đói thều thào trối trăn.
 
Anh từng mềm mại chiếc khăn
Ủ em ấm áp trong đêm tấp bờ
Anh như ánh lửa ấm, hơ
Giữa đêm biển Thái ngồi chờ từ tâm.
 
Anh thơm muỗng cháo nóng, nhâm**
Cứu em thoát chết nơi hầm ghe thô
Anh nhường em vỏ chuối khô
Để em đỡ dạ, còn mơ ngày… về.
 
Thay em tát nước tràn ghe
Tưới em nước biển, lau nhòe mắt lem
Anh là một nửa của em
Làm sao quên được? Thuyền đêm… hãi hùng.
 
Tết chia khổ. Xuân ngại ngùng
Mấy mươi năm đã, mình cùng nhau đi
Đừng lo nghĩ chuyện phân kỳ
Mai Xuân Đất Mẹ lo gì chẳng vui.
 
Anh à! Anh hỡi! Anh ơi!
Thương em, xin suốt một đời yêu dân.
 
Ý Nga

http://www.flickr.com/photos/pannacida/3072162063/

Ý Nga kính chuyển