Trần Chung Ngọc, lãnh tụ Giao Điểm chống Công Giáo đã qua đời hôm 29.1.2014 tại Illinois, Hoa Kỳ
Lời nguyện đầu năm
Giao Điểm là một nhóm biết rất ít về Thiên Chúa giáo nhưng thích phê bình và xuyên tạc vì mặc cảm thua kém quá xa.
Trước khi chịu tử nạn, Chúa Jesus đã nói: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ chẳng biết việc của họ làm” (Lc 23,34).
Số người theo Thiên Chúa Giáo trên thế giới hiện nay là 2,2 tỷ, chiếm 32% dân số thế giới. Phật Giáo 376 triệu, 7,1%.
Trên Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đều có ghi câu: IN GOD WE TRUST - Chúng tôi tín thác nơi Thiên Chúa.
Chính đây là nơi những người Việt tỵ nạn, không phân biệt tôn giáo, đã ùn ùn kéo đến. Chẳng ai chịu đi Ấn Độ, Sri Lanka hay Miến Điện - đất thánh của Phật Giáo.
Lời nguyện đầu năm của những người theo Thiên Chúa Giáo:
"Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ chẳng biết việc của họ làm” (Lc 23,34).
Đây cũng là lời cầu cho Trần Chung Ngọc, người khi còn sống cũng như khi đã qua đời vẫn ôm lòng hận thù Thiên Chúa Giáo.
Lữ Giang
Pháp thoại nhức nhối đầu năm
Lữ Giang
Khi năm con rắn bước qua năm con ngựa, chúng tôi lại nhớ đến những pháp thoại của Trưởng Lão Thích Thông Lạc, người đã có những bài giảng pháp gây nhức nhối cho Phật Giáo ở trong và ngoài nước trong hơn 10 năm qua, trong đó có những pháp thoại nói về những mê tín dị đoan trong đạo Phật mỗi dịp xuân về.
Thích Thông Lạc theo Phật Giáo Nguyên Thủy, còn được gọi là Trưởng lão bộ, Thượng tọa bộhay Theravàda, có sự thông hiểu về Phật pháp rất sâu rộng và tuổi đạo cũng cao, nên được tôn xưng là Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG PHẬT GIÁO?
Trưởng Lão có thế danh là Lê Ngọc An, Pháp danh là Thông Lạc, sinh năm 1928, xuất gia lúc mới 8 tuổi. Ông tu tập nhiều pháp môn khác nhau, khởi đầu là Mật Tông với Hòa Thượng Thích Thiện Thành, rồi đến Tịnh Độ với Họa Thượng Thích Thiện Hòa và Thiền Tông với Hòa thượng Thích Thanh Từ. Từ đó ông xả thân tu hành với pháp môn Thiền Tông, chứng đạt đầy đủ 18 loại hỷ tưởng, tức là triệt ngộ.
Đức Phật ngày xưa tu tập theo giáo pháp Bà La Môn, sau khi chứng ngộ các định Vô Sắc ấy nhưng không thấy giải thoát, nên Ngài đã từ bỏ chúng và tìm ra đường lối tu tập riêng biệt và cuối cùng Ngài chứng đạt chân lý Tứ Diệu Đế. Thầy Thích Thông Lạc cũng tu tập các pháp nói trên nhưng nhận thấy không giúp đoạn diệt tâm tham, sân, si, mạn, nghi nên chuyển qua tu tập pháp môn "Như Lý Tác Ý" trong Đại Tạng Kinh Nikaya. Sau khi chứng đạo, với mục tiêu “trùng tu tinh thần chánh pháp của Phật”, ông bắt đầu nói về những sai lầm của Đại Thừa khi kết hợp giữa kinh Bà La Môn và kinh Phật, giữa Nho Giáo và Lão Giáo với Phật Giáo. Ông đi giảng Pháp từ nam ra bắc. Ông lên án mạnh mẽ những mê tín dị đoan trong Phật Giáo. Ông coi Phật Giáo Việt Nam đang ở thời kỳ mạt pháp.
Ông cũng đã giảng dạy cho nhiều tu sinh, xây dựng Chùa Am và thành lập Tu Viện Chơn Như ở Tây Ninh. Ông đã viên tịch ngày 1.11.2013
Những tài liệu truyền pháp và pháp thoại của ông còn được lưu trữ đầy đủ trên websitenguyenthuychonnhu.net/index.php/thichthonglac, được Nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành và phổ biến rộng rãi với ghi chú: “Sách này chỉ biếu, không bán”. Nhiều người đã coi pháp thoại của Trưởng Lão Thích Thông Lạc là một hiện tượng. Dĩ nhiên, những bài pháp thoại của ông đã gây nhức nhối cho nhiều tông phái, nhiều tăng sĩ và cho Phật Giáo Việt Nam, nhưng số người lên tiếng phản biện rất ít, nhất là không có sự lên tiếng của các nhân vật có thẩm quyền trong Phật Giáo.
Trong bài “Về sư Thông Lạc: GHPGVN im lặng mới là ‘hiện tượng’”, đăng trên phattuvietnam.net, Phật tử Minh Quân đặt câu hỏi: Thích Tông Lạc bảo “Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ là lừa đảo, Tịnh độ tông và Mật tông mê tín, Thiền tông bịp bợm, Lục tổ Huệ Năng tu không chứng…, ngay cả Bồ tát Thích Quảng Đức, để lại qủa tim là nhờ vào tưởng lực của ngài quá mạnh, chứ chưa thể làm chủ sinh tử, kinh điển Đại Thừa phát triển là ngoại đạo, thì tại sao GHPGVN lại im lặng?” Tác giả nói: “Sự im lặng của qúy vị đã mặc nhiên thừa nhận Sư Thông Lạc nói đúng!...”
Theo chúng tôi, có lẽ các tông phái và các tăng sĩ trong nước không lên tiếng, một phần vì những lý luận của ông rất sắc bén, khó phản biện được, và phần khác vì sợ những phản biện sẽ làm cho cuộc tranh luận giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa nổ lớn và lan rộng, nhiều mặt trái của vấn đề lại được phô bày ra trước công luận.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề gây tranh luận này trong một bài khác. Trong bài này, chúng tôi sẽ nói qua về một số tập tục trong Phận Giáo nhân dịp mừng xuân, đã bị Trưởng Lão Thích Thông Lạc tố cáo là mê tín dị đoan. Những đoạn dưới đây được trích cuốn “Đường về xứ Phật” và cuốn “Người Phật tử cần biết” (Những điều phi Phật Pháp), dưới hình thức vấn đáp, xin được tóm lược lại.
CHUYỆN ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Hỏi: Kính bạch Thầy, sắp đến ngày 23 Tết Âm lịch, năm nào cũng vậy, mọi nhà lo mua ba bộ mũ, hia, giày và một con cá chép sống để cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ông Táo là một chuyện mê tín của dân gian, mục đích là để răn người đừng làm điều ác, vì làm điều ác là ông Táo sẽ về chầu Trời tố cáo tội ác trong năm… Ông Táo không có thật, mà chỉ là một tưởng tri của loài người, để khiến cho người ta sợ mà không làm điều ác. Từ câu chuyện răn nhắc đừng làm ác thì dần dần biến thành phi công lý, phi đạo đức (hối lộ mũ hia, giày, quần áo, cá chép, cúng bái thần linh là một hình thức hối lộ)…
Phật giáo Đại thừa cũng chịu ảnh hưởng, nhưng lấy ngày đó làm ngày lễ đưa chư Thiên về chầu trời. “Dân gian thì đưa Táo quân, Phật giáo thì đưa chư Thiên về trời”! Câu chuyện mê tín dân gian Phật giáo Đại thừa lại biến thành mê tín Phật giáo. Bởi vậy Phật giáo Đại thừa có đáng cho chúng ta đủ niềm tin chăng?
CHUYỆN CHIẾC THUYỀN BÁT NHÃ
Hỏi: Trong các chùa đầu năm, có làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây Phương, Niết Bàn... Vậy, những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ?
Đáp: Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây Phương, Niết Bàn, v.v... đó là những việc làm lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ, vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để các sư cô ghi tên họ mà đưa về Tây Phương Cực Lạc. Đó là một việc làm mê tín nhất trong các kinh sách Đại thừa mà các sư cô thực hiện. Những việc làm này là phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt Phật giáo, còn người có trí hiểu biết sẽ đánh giá trị Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo tín đồ.
Những việc làm này nó không có lợi ích cho con người, khiến cho con người tiền mất, tật mang, chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi.
CẦU PHÚC, XIN LỘC CÓ LỢI LẠC GÌ KHÔNG?
Hỏi: Kính thưa Thầy, đầu năm đi chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất là ngày rằm tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ quanh năm không bằng đi ngày rằm tháng giêng”!
Đáp: Đó là phong tục mê tín từ lâu trong các chùa Đại thừa, dùng cầu phúc, cầu lợi để lừa đảo tín đồ Phật giáo, đem phúc, lợi cho những tu sĩ ngồi trong mát ăn bát vàng, hơn là phúc, lợi cho tín đồ, đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện.
Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu đi chùa quanh năm, hoặc nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc, ban lộc, mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, lúc nào cũng có phiền não, sân hận, bất toại nguyện, v.v... thì có ích lợi gì? Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om sòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh, thì dù có lạy Phật đến sói đầu cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào.
CÁC TƯỢNG TRONG CHÙA
Hỏi: Các chùa miền Bắc có tục lệ thờ đủ thứ Phật như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Dược Sư, Phật Đại Thế Chí, Phật Văn Thù Sư Lợi, Phật Phổ Hiền, v.v... còn bên mặt thì thờ Đức Ông Quan Thánh Đế Quân và bên trái thì thờ Bà Chúa Tiên, Chúa Sứ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, phía sau thờ Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, tức là ông giám trai, phía trước thờ ông Thiện, ông Ác và Hộ Pháp… Vậy việc thờ phụng trên có đúng chánh pháp không? Và mỗi khi đến chùa chúng con phải cúng dàng như thế nào cho đúng chánh pháp?
Đáp: Trong chùa thờ cúng nhiều tượng Phật là thờ cúng không đúng chánh pháp. Trên thế gian này duy nhất chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu ni là một vị Phật có lịch sử chân thật của loài người. Còn tất cả các vị Phật khác đều là Phật giả tưởng của người sau đặt ra, đó là những nhân vật truyền thuyết, nhân vật tiểu thuyết không thật có. Thờ những tượng Phật không có lịch sử chân thật là thờ cúng mê tín, thờ cúng trong vô minh, không đúng chánh pháp, là thờ cúng theo kiểu ngoại đạo.
TÙY DUYÊN HOẰNG PHÁP?
Trên đây chỉ là một vài câu chuyên được trích ra nhân ngày đầu xuân. Còn vô số chuyện mê tính di đoan khác được nói trong sách. Cứ mở website nguyenthuychonnhu.net/index.php/thichthonglac ra mà xem.
Theo Trưởng Lão Thích Thông Lạc, Phật giáo Đại thừa đi đến đâu cũng viên dung và viên thông, lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín của con người làm giáo pháp của mình. Cho nên, giáo pháp Đại thừa là giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo khác, chỉ cần thay danh từ là biến thành giáo pháp của mình. Khi dân gian mê tín cúng Táo quân thì Đại thừa biến danh từ Táo quân thành danh từ chư Thiên.
Trưởng lão nói:
“Từ khi đức Phật nhập diệt, kinh luật đã được thiết lập theo các Tổ, nhưng mầm mống chia rẽ và phá giới, phạm giới đã có từ lúc đức Phật còn tại thế. Cho nên, ít ai còn giữ gìn và sống đúng giới hạnh. Đến khi ông A Nan tịch thì không còn ai có đủ quyền lãnh đạo, nên lần lượt chư Tăng chia thành nhiều bộ phái (20 bộ phái) và mỗi bộ phái tự kiến giải kinh luật riêng của bộ phái mình. Do đó, kinh sách phát triển của đạo Phật, càng ngày càng tăng lên rất nhiều. Chính những kinh sách này, dẫn đến lìa xa đạo Phật (mất gốc)...
“Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã xác định: ‘Giới luật còn là đạo Phật còn, giới luật mất là đạo Phật mất’. Lời di chúc này giúp cho chúng ta nhìn thấy tu sĩ hiện giờ phạm giới, phá giới là chúng ta biết ngay là Phật giáo đã mất, chỉ còn lại là đạo Bà La Môn, chuyên môn mang mõ chuông đi cúng tế cầu siêu, cầu an v.v…
“Là một tu sĩ Phật giáo sống thật, tu thật, không cầu danh lợi, không cầu cơm ăn áo mặc, không cầu chùa to, tháp lớn, chỉ tìm cầu sự giải thoát sanh, già, bệnh, chết nơi thân tâm của mình. Vì thế, chúng tôi nói thật, nói thẳng, nói mạnh.”
Đây là những pháp thoại nhức nhối, nhưng cũng là những điều cần suy nghĩ khi bước vào năm con ngựa.
Ngày 30.1.2014
Lữ Giang