Dẫn nhập: Vừa qua chúng tôi có phổ biến lại bài viết “Một Công, Hai Việc” viết về những việc đánh phá Thiên Chúa Giáo và ca tụng tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh của tên “Tiến sĩ Bác Hồ” Trần Chung Ngọc.
Đây là một trong những bài viết trong loạt bài vạch mặt bọn tay sai VC. Thấy có vị tỏ vẻ “ưu thời, mẫn thế” lên tiếng can ngăn “nghĩa tử là nghĩa tận”! Xin thưa đúng là “nghĩa tử là nghĩa tận”, có nghĩa “chết là hết”. Nhưng thành ngữ cũng có những câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”, “Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!”.
Với những kẻ lúc còn sống làm hại cho nhân quần, xã hội như Lê Hiếu Đằng, Trần Chung Ngọc, Đinh Viết Tứ, Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng… và những tên “Tiến sĩ đầu ruồi”, cũng như những kẻ lãnh đạo những đảng phái hoạt đầu ở hải ngoại khi chết đều phải chịu… cái quan định luận! Bởi vì chính họ là những kẻ tiếp tay cho đảng CSVN để bọn lãnh đạo của đảng này tiếp tục củng cố quyền lực, tiếp tục đè đầu cởi cổ 90 triệu người dân trong nước.
Bài viết về tên cố “Thiếu Tướng phản chủ” Đỗ Mậu được viết cách đây 19 năm cũng nằm trong mục đích trên.
Đây là một trong những bài viết trong loạt bài vạch mặt bọn tay sai VC. Thấy có vị tỏ vẻ “ưu thời, mẫn thế” lên tiếng can ngăn “nghĩa tử là nghĩa tận”! Xin thưa đúng là “nghĩa tử là nghĩa tận”, có nghĩa “chết là hết”. Nhưng thành ngữ cũng có những câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”, “Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!”.
Với những kẻ lúc còn sống làm hại cho nhân quần, xã hội như Lê Hiếu Đằng, Trần Chung Ngọc, Đinh Viết Tứ, Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng… và những tên “Tiến sĩ đầu ruồi”, cũng như những kẻ lãnh đạo những đảng phái hoạt đầu ở hải ngoại khi chết đều phải chịu… cái quan định luận! Bởi vì chính họ là những kẻ tiếp tay cho đảng CSVN để bọn lãnh đạo của đảng này tiếp tục củng cố quyền lực, tiếp tục đè đầu cởi cổ 90 triệu người dân trong nước.
Bài viết về tên cố “Thiếu Tướng phản chủ” Đỗ Mậu được viết cách đây 19 năm cũng nằm trong mục đích trên.
Chữ “bả” theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, ở trang 48, quyển thượng, có giải thích như sau:
-“Bả (dt): bà ấy, tiếng chỉ người mình gọi bà, vắng mặt: Bả đi đâu vắng?
-Bả: đồ ăn có thuốc độc để thuốc chuột, mồi của kẻ trộm dùng để thuốc chó. Bả chuột, bả chó/Tiền bạc, chức tước, thế lực, những món làm say mê lòng người: Bả lợi danh, bả vinh hoa.
-bả lợi danh (dt): Mồi nhử kẻ háo danh, tham lợi, dễ làm cho người sa ngã.
-bả vinh hoa (dt): Mồi nhử kẻ thích sang trọng vinh hiển, dễ làm cho người quên nhân nghĩa, đạo đức.
-Bã (dt): Bó, lọn. Bó lúa, chất bã.
-Bả: đồ ăn có thuốc độc để thuốc chuột, mồi của kẻ trộm dùng để thuốc chó. Bả chuột, bả chó/Tiền bạc, chức tước, thế lực, những món làm say mê lòng người: Bả lợi danh, bả vinh hoa.
-bả lợi danh (dt): Mồi nhử kẻ háo danh, tham lợi, dễ làm cho người sa ngã.
-bả vinh hoa (dt): Mồi nhử kẻ thích sang trọng vinh hiển, dễ làm cho người quên nhân nghĩa, đạo đức.
-Bã (dt): Bó, lọn. Bó lúa, chất bã.
Chữ “bả” trong bài viết này xin độc giả hiểu theo nghĩa là bả vinh hoa. Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều có câu:
“Mùi phú quý nhử làng xa mã
Bả vinh hoa lừa gã công khanh
Giấc Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”.
Bả vinh hoa lừa gã công khanh
Giấc Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không”.
*
Là một người cầm bút, tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm lên tiếng khi đọc những dòng chữ sau đây:
“… Làng tôi vốn đã nghèo như tôi mô tả trong hồi ký của tôi, suốt thời kỳ Mỹ ném bom Bắc Việt làng tôi lại là nơi hứng chịu nhiều nhất về bom đạn vì làng tôi ở trên bờ sông Gianh, gần rừng già Tuyên Hóa, một vùng chiến lược.
Thời Pháp đô hộ, làng tôi chỉ có 20% nhà ngói, 80% là nhà tranh, nhưng nay thì ngược lại đã có đến 80% nhà ngói, có cả nhà lầu, 20% nhà tranh. Ở thôn quê Việt Nam nơi nào có nhiều nhà ngói là biểu hiệu cho sự giàu có, ăn nên làm ra. Đường sá không còn bùn lầy nước đọng nữa mà xe ô tô có thể chạy khắp làng. Trường học làng tôi trước chỉ có hai lớp lụp xụp nay có đến năm lớp khang trang. Qua cuộn video tôi thấy các em bé học sinh ăn mặc lành lặn, sạch sẽ, trời lạnh mà em nào cũng có áo ấm và đi dép cao su khác với Việt Nam thời tôi còn trẻ đi học phải mang tơi đội nón, đi chân không. Điểm làm tôi không ngờ là điện chạy từ Đồng Hới về làng cách 42 cây số, nhà khá giả có thể bắt được điện và gắn tivi như nhà cháu tôi. Làng được một Hội đồng Quản trị làm việc trong tinh thần dân chủ, kỷ luật cởi mở không còn cảnh tượng Lý Toét, Xã Xệ, cường hào ác bá như xưa.
Nhưng điều đặc biệt mà tôi chú ý nhất là vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và các phong tục cổ truyền. Trước hết, dân Việt Nam được nhà nước khuyến khích việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, coi như quốc đạo, các lễ nghi cổ tục, đều được phục hồi. Ai có thể theo dõi thêm chương trình “Asia Now” của Hoa Kỳ trên băng tần PBS trưa thứ Bảy mỗi tuần sẽ thấy thỉnh thoảng có chiếu những lễ nghi, cổ tục, đang được phục hồi tại Việt Nam kể cả lễ rước thần, các hội hè mùa Xuân.
Ngôi nhà thờ Tổ của họ bị bom Mỹ san bằng nay được con cháu họ tôi đóng góp tiền bạc xây cất mới lại hoàn toàn, cũng có mái cong cong, cũng có lưỡng long triều nguyệt, cũng có trạm trổ quy, phượng, long, lân, voi chầu, ngựa phục, cũng có cờ vuông, cờ đuôi nheo, chiêng, trống, hộ bộ, bát bửu… đầy đủ khí cụ thờ cúng của thời xa xưa mà Hà Nội là nơi có kỹ nghệ sản xuất đang phát tài, chứng tỏ tín ngưỡng đang được phục hồi mạnh mẽ.
Ngôi nhà cha mẹ tôi ở xưa kia, nơi tôi ra đời vốn bằng tranh nay bằng gạch ngói lại có ao sen hồ cạn, cây kiểng bốn mùa. Một người cháu nội của cha tôi nay là gia trưởng coi việc cúng kỵ hàng năm, chủ nhân của ngôi nhà đầy kỷ niệm của tôi thời thơ ấu.
Cầu sông Gianh đang được một công ty Pháp xây cất theo kiểu cầu xa lộ, vì nhà nước đương quyền có chủ trương thiết lập đường xa lộ chạy dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào đến Cà Mau, Tây Ninh.
Thành phố Đồng Hới, tỉnh lỵ Quảng Bình, cũng đã tái thiết như một thành phố nghỉ mát trên cửa sông Nhật Lệ, không còn quê mùa lụp xụp như trước nữa mà có nhà lầu 4, 5 tầng, có sân vận động, có hoa viên đàng hoàng. Đây quả là một cố gắng vượt bực của nhà nước đương quyền vì năm 1945, 1946, Đồng Hới bị triệt hạ theo chủ trương “vườn không, nhà trống” thế mà sau 1975 hòa bình trở lại, thành phố được xây cất tiên tiến theo kiểu Tây phương. Sau 50 năm chiến chinh xa cách nay nhờ quê hương thống nhất, đất nước thanh bình, con tôi đại diện cho gia đình trở về làng xưa, xóm cũ thăm viếng bà con họ hàng và dâng lên một nén hương lên bàn thờ ông bà cha mẹ, được mọi người già trẻ niềm nỡ đón chào, mừng mừng tủi tủi, tiếng khóc chen lẫn tiếng cười, tôi thật không ngờ có ngày đẹp trời đến thế. Cứ tưởng chủ nghĩa và ý thức hệ mãi mãi phân cách đôi bờ. Những hình ảnh quê mùa nhưng đầy tình bà con thắm thiết nơi chôn nhau cắt rốn, hiện ra trên máy tivi làm cho tôi không cầm được nước mắt tự hỏi biết bao giờ tôi có thể trở lại cố hương?”
*
Cách đây khoảng 2 năm, tôi cũng có đọc một bài báo có cái tựa “Việt Nam năm 2020” của một tác giả ở San José, cũng viết về Việt Nam đổi mới có kiểu đại ý: “Tôi đã gặp trẻ em đi ra đường không còn mặc quần áo vá, một em bé đang bê một cục đá, chắc là đem về để uống đá lạnh. Ngày xưa tôi còn bé, ở quê tôi không có đá lạnh để mà uống. Quê tôi bây giờ đã không còn tăm tối như hồi đó, đã có điện khắp nơi. Lúc tôi đi ngang qua một ao hồ, dự án kinh tế thứ nhất hiện ra trong đầu: đào sâu ao hồ này xuống, nuôi tôm cá xuất khẩu…”
Tôi không có ý kiến gì vì tác giả bài viết này có viết: “đây chỉ là những ý kiến thô thiển mong được một vài người đồng ý là tác giả… vui rồi!”
Năm ngoái, tôi có coi một băng video, quay cảnh đối thoại giữa một sinh viên và “nhà văn lớp ba trường làng” Lệ Lý Hayslip ở hội chợ VietExpo 94 được tên tay sai VC Vũ Đức Vượng tổ chức ở San Francisco.
Màn đối thoại như sau:
- Người sinh viên trẻ: Cháu biết cô là ai rồi. Cô là Lệ Lý Hayslip. Cô không có khả năng viết quyển “Khi Trời Đất Đổi Chỗ” mà cô nhờ người Mỹ viết để xuyên tạc lịch sử. Xin cô đừng có tiếp tay với Việt Cộng và bọn phản chiến Mỹ để làm cho đất nước thêm nghèo khổ…
- Lệ Lý Hayslip: Cháu là tương lai của đất nước. Cháu ráng học về để giúp dân, giúp nước.
- Người sinh viên trẻ: Cháu chỉ về Việt Nam khi nào không còn Cộng Sản. Theo cháu, chính Việt Cộng đã làm cho Việt Nam trở thành một đất nước nghèo đói như hiện nay…
- Lệ Lý Hayslip: Cháu nói vậy không có đúng đâu… Ba cô sinh năm 1906, mẹ cô sinh năm 1907, cô sinh năm 194.. (nghe không rõ). Đất nước mình nghèo đói từ hồi đó. Ba má cô uống nước từ cái giếng đó, bắt con cá từ cái ao đó. Cô không được ăn học như cháu. Việt Cộng nó ngu dốt lắm, những người như cô, như cháu nên về để xây dựng lại đất nước mình.
- Người sinh viên trẻ: Cháu không tin những điều cô nói đâu. Đất nước mình không bao giờ khá được nếu còn bị cai trị bởi những người Cộng Sản.
Màn đối thoại bị cắt ngang. Người đàn bà tên Lệ Lý Hayslip cong đôi môi son đỏ chót màu máu, quay mặt nhìn đi nơi khác.
Người viết “quê tôi bây giờ đã có điện đầy đường, đã có đá lạnh để uống” là một businessman ở San José. Tôi xin không có ý kiến vì tác giả đưa ra “những dự phóng về kinh tế Việt Nam năm 2020”. Và tác giả chỉ mong được một, hai người đồng ý là vui rồi!
Về màn đối thoại giữa cuộc triển lãmVietExpo giữa người sinh viên trẻ và Lệ Lý Hayslip, một người tự xưng là chỉ mới học lớp ba trường làng ở Việt Nam, sau đó phải làm-đàn-bà-để-sống, lấy chồng Mỹ già, bị mọi người khinh rẻ. Qua Mỹ bị người hàng xóm gọi là “con đĩ” bằng tiếng Anh mà cũng không biết người ta nói cái gì về mình. Giờ đã viết được sách tiếng Anh, được đưa vào dạy ở các trường Trung học, được quay thành phim. Tôi cũng xin không có ý kiến vì những việc làm của nàng Kiều thời đại này đã quá rõ nét là có những kẻ chủ mưu ở phía sau. Không có gì để bàn luận.
*
Như trên đã viết, tôi tự thấy mình có bổn phận phải lên tiếng với phần trích dẫn ở đầu bài vì đây là “tác phẩm” của một người tự xưng là đã viết một quyển hồi ký và “đã nhận được trên 1.500 lá thư khen tặng, khuyến khích” (còn ngon lành hơn ca sĩ Ý Lan nhiều. Nhưng không biết có thư nào rủa sả và chửi bới không, có thư nào hăm dọa không?). Trong khi đó thì trong cái gọi là “Tâm Thư”, tác giả lại viết rằng: “… dù suốt 9, 10 năm trời bị đánh phá vẫn trơ như đá, vững như đồng… lưu hành ở trong nước lẫn ngoài nước…” và tác giả tự xưng “Kẻ hèn này từ bỏ thái độ mũ ni che tai suốt 7, 8 năm trời… xuất hiện để cầm bút trở lại viết tiếp những gì mình biết mà chưa nói hết để khỏi mang tội là biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết lời là bất nghĩa như người xưa đã dạy…Ngoài ra, còn một lý do khác vô cùng quan trọng nữa là đất nước quê hương đang đi vào thời ký “lột xác…”. Vì tác giả có viết trong phần “Thay Lời Đề Tựa” là “vì tuổi đời xấp xỉ tám mươi, sức khoẻ yếu kém, bệnh tật liên miên, ngày ra đi vĩnh viễn không định trước được…” nên trong bài viết này, tôi chỉ xin nêu lên một điểm nhỏ về cái mà tác giả gọi là “đất nước quê hương đang đi vào thời kỳ lột xác”.
Không biết có phải vì “con chim sắp chết thường hót tiếng bi ai”, trong cái gọi là “Tâm Thư”, một quyển sách tạp nham xuất bản năm 1995, ông Đỗ Mậu, người thường tự xưng trong sách mình là “kẻ hèn, thất phu, dốt nát, học hành tầm thường” lại chửi bới người này là kẻ “múa gậy vườn hoang”, người kia là “làm trò sơn đông mãi võ”. Ông chất vấn mọi người là trong 20 năm nay đã làm gì cho đất nước, quê hương? Riêng ông, ông tự hào “thành tích” chống Cộng của ông ở hải ngoại là viết cuốn hồi ký “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” kể lể “thành tích” lẫy lừng của ông.
Ở đây, xin miễn bàn về chuyện ông công kích Thiên Chúa giáo vốn chắc đã ăn sâu vào máu của ông rồi. Người xưa có câu”non sông dễ đổi, bản tính khó dời” nên tôi xin được miễn bàn mấy chuyện chửi bới tùm lum của ông về Thiên Chúa giáo!
Sở dĩ tôi nghĩ phải có bổn phận lên tiếng về mấy cái điều mà ông gọi là “đất nước quê hương đang đi vào thời kỳ lột xác” vì tôi thấy với nhận xét này ông chỉ là một con ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung! Hoặc, ông đã bị ăn phải bả: Bả vinh hoa hoặc bả…VC thì tôi chưa xác quyết được!
Tôi không biết là ông nghĩ gì khi viết làng ông bây giờ đã có đến 80% nhà ngói, có cả nhà lầu, 20% nhà tranh (xưa thì ngược lại), xưa, ông mang tơi, đội nón, đi chân không, giờ các em bé ăn mặc lành lặn sạch sẽ, trời lạnh mà em nào cũng có áo ấm và đi dép cao su… và còn nhiều điều ông “hể hả” kể ra như trong đoạn trích dẫn trên làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Với ông businessman ở San José, với nàng Kiều thời đại ở San Diego, tôi thấy không có gì đáng trách vì họ chỉ nghĩ tới như vậy là hết… cột cờ! Còn ông, thân danh là một cựu Giám đốc Nha An ninh Quân đội, một cựu Phó Thủ tướng Đặc trách Văn hóa Giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà ông cũng nghĩ ra được cái cách so sánh “làng tôi của ngày xưa” với “làng tôi của bây giờ” một cách quái đản như vậy, hay sao?
Trong sách ông có viết là đã xấp xỉ tám mươi, cứ coi như vậy đi. Ông đem so sánh cái làng của ông thời 1926, khi chú nhóc tì Đỗ Mậu khoảng 10 tuổi với thời kỳ 1995 khi ông là một cụ già gần đất, xa trời! Ông bảo bây giờ “không còn cảnh Lý Toét, Xã Xệ cường hào ác bá như ngày xưa” thì tôi nghĩ chỉ có ông và “những người bỏ bả cho ông” tin ông mà thôi! Theo tôi nghĩ, chắc con, cháu ông cũng ít có người dám tin những điều ông đã viết.
Thấy ông có khoe chương trình “Asia Now” của Hoa Kỳ trên băng tần PBS nghe nản quá. Chả biết anh nào “gà” cho ông viết cuốn sách này mà đầu đuôi chẳng ra làm sao cả. Thấy trong sách, ông khoe tài liệu tiếng Anh, tiếng U tùm lum; ông kêu gọi mọi người “trở về với dân tộc… chung lo việc nước, đối phó với ba hiểm họa quốc gia: Trung Quốc, Văn hóa Côca cola, và xã hội băng hoại đang sẵn sàng đánh phá quê hương ta (sic!)” nghe thật rổn rảng, nghe thật là “ưu thời mẫn thế”. Nhưng, hình như ông không biết một chút gì về cái mà ông gọi là “quê hương đang lột xác”: 80% nhà ngói mà ông khoe nhặng sị lên đó, thưa ông, đó là tiền của những người Việt tỵ nạn gởi về để giúp đỡ bà con ruột thịt - giống như con ông được mọi người già trẻ niềm nỡ đón chào chỉ vì con ông là “Việt kiều áo gấm về làng” đấy, ông ạ!
Không ai trách móc gì về những người Việt tỵ nạn nước ngoài gởi tiền, đem tiền về giúp thân nhân, họ hang, bè bạn. Có những người vượt biển từ những làng rất nghèo ở ven biển gởi tiền, đem tiền về giúp gia đình, thân nhân, chứ không phải tài “ưu việt” của “Đảng của ông” và “Nhà nước của ông” làm cho 20% nhà ngói, 80% nhà tranh của thời 1926 thành 80% nhà ngói và 20% nhà tranh vào năm 1995 đâu!
Nếu ông chưa biết, tôi xin nói cho ông biết, sau trận lụt năm 1979, dân Việt Nam suýt chết đói. Thời nhà cầm quyền Việt Cộng gọi những người Việt tỵ nạn là bọn đĩ điếm, bọn thù nghịch chạy trốn ra nước ngoài, không cho Việt kiều gởi tiền về, nhân dân đói rách thảm thương, có nơi người ta phải bắt cóc con nít, rạch bụng, xức thuốc đỏ băng lại để đi ăn xin. Thời đó, chính nhà thơ “con cưng” của chế độ là Chế Lan Viên còn phải công nhận sự “khốn khổ” là có thật, sự “rách rưới” là có thật, cái “đói” là có thật!
Và năm 1988 của cái gọi là thời “đổi mới” chính Nguyễn Duy, một người làm thơ ở trong nước đã viết:
“… Nặng kiếp phân thân mặt nạ,
Thì lột mặt đi - lần lữa mãi mà chi
Dù dối cũng không lừa được nữa.
…
Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói
Vẫn còm làm cho thằng thẳng lưng ăn.
Đổi mới thật hay giả vờ đổi mới?
Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”
Thì lột mặt đi - lần lữa mãi mà chi
Dù dối cũng không lừa được nữa.
…
Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói
Vẫn còm làm cho thằng thẳng lưng ăn.
Đổi mới thật hay giả vờ đổi mới?
Máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?”
Năm 1994, chính Đỗ Mười, Tổng bí thư Đảng đã phải kêu lên về tệ tham nhũng: “Buôn lậu 5 ngàn ô-tô và 12 ngàn xe gắn máy. Đây không phải là buôn lậu mà là buôn lậu công khai!”
Lợi tức bình quân của người Việt tại quê nhà là 200 đô-la một năm, tiền đâu mua xe mà “xe ô-tô chạy đầy đường?!” Xe hơi, nhà ngói, nhà lầu của “Việt Nam mới lên từng giờ” - theo cách viết của báo chí ở trong nước (sao mà giống cách viết của ông thế!) – là do 500 triệu Mỹ kim của người Việt tỵ nạn khắp nơi mỗi năm gửi về giúp thân nhân đấy ông ạ!
Với “những sự thật không thể chối bỏ” như vậy mà ông Đỗ Mậu lại quai miệng ra ca tụng “quê hương đang trên đà lột xác thì thật là… hết ý!
Về ước vọng “biết bao giờ tôi có thể trở lại cố hương” của ông dễ òm, vậy mà ông cũng bày đặt tự hỏi. Với quyển sách đã ca tụng “nhà nước ta” đã làm quê hương, đất nước “lột xác” hơn những năm… 1926, với những luận điệu đánh phá cộng đồng hải ngoại, đánh phá những tu sĩ Phật giáo có chủ trương đấu tranh với Cộng sản, đánh phá Thiên Chúa giáo tùm lum là ông đã dư sức trở lại cố hương. Có khi còn được tặng bằng khen nữa là khác! Đề nghị ông về bên đó đòi tác quyền quyển “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” được “Đảng và Nhà nước ta” in và đổi tựa thành “Tâm Sự Tướng Lưu Vong”. Ông khoe ông viết sách chống Cộng mà lại được Việt Cộng đem in lại và phổ biến ở trong nước, bố bảo cũng chẳng ai dám tin ông chống Cộng!
Đề nghị ông nên về bên đó để nhìn thấy tận mắt cảnh “Đường sá không còn bùn lầy, nước đọng nữa mà xe ô-tô chạy khắp đường”, để biết cái gọi là tinh thần dân chủ, kỷ luật cởi mở không còn cảnh tượng Lý Toét, Xã Xệ, cường hào ác bá như xưa kia. Nếu cần, ông nên ở luôn bên đó tiếp tay với “Đảng và nhà nước của ông” để thực hiện di chúc “đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay” của Hồ Chí Minh - người mà ông đã ca tụng là có công thống nhất đất nước!
*
Với quyển “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” mà ông Đỗ Mậu đã khoe là “đã in 9 lần, được in lại ở cả trong nước.” Theo tôi, lý do dễ hiểu vì quần chúng khoái chuyện lạ. Người ta muốn tìm hiểu xem tại sao một anh lính khố xanh, khố đỏ lại leo lên được tới cấp Tướng, được giữ chức Phó Thủ tướng Đặc trách Văn hóa Giáo dục. Người ta muốn tìm hiểu xem kẻ phản chủ đã giết chủ của mình đã viết cái giống gì ở trong đó. Giống như người ta tìm xem tạp chí Inquirer viết về chuyện đàn bà 4 vú, 3 mông v.v… Việt Cộng in lại và phổ biến quyển sách này cũng là chuyện dễ hiểu vì có lợi cho chế độ của họ.
Ít ra ông Đỗ Mậu cũng đã can đảm khi viết hồi ký khoe thành tích phản chủ của mình! Nhưng ông đã đi quá đà!
Tiếp tục chơi trò “trâu già không nệ dao phay”, ông Đỗ Mậu hoàn toàn thất bại trong quyển “Tâm Thư” mà ông cho là “suy nghĩ cuối đời” của ông. Vì quyển sách có quá nhiều lý luận tráo trở, ngang ngược một cách ấu trĩ. Đó là chưa kể những vu vạ vô bằng cớ về người này, người nọ mà ông không rành, chỉ nghe “những người bỏ bả” cung cấp. Ông kêu gọi mọi người “đồng tâm hợp lực lo cho tương lai” cùng lúc ông chê bai các đảng phái, giáo phái kẻ dựa Tàu, người dựa Nhật, người khác dựa Tây. Trong khi đó ông lại hết lời ca tụng Cộng sản đã làm đất nước “lột xác”, ca tụng Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước!
Xin ông bình tâm tự vấn lại lương tâm là ông đã đóng góp được gì cho đất nước từ khi ông đi lính khố xanh đến lúc ông làm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, làm Phó Thủ tướng Đặc trách Văn hóa, Giáo dục cho đến lúc chạy ra nước ngoài viết sách khoe là “chống Cộng theo cách của ông” khác với cách chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa và chờ… chết?! (Cách chống Cộng hay nhất của ông được viết thành sách và Việt Cộng cho in lại và phổ biến để nhân dân cả nước cùng chống Cộng. Hay thật!).
Cầu mong ông Đỗ Mậu chỉ vì “cái bả vinh hoa lừa gã công khanh!”. Nói lỡ dại, ông mà ăn nhằm cái:
“Bả Vixi lừa gã háo danh”
cho đến khi:
“Giấc Nam Kha khéo bất bình
Nhắm con mắt lại thấy mình là ngu!”
cho đến khi:
“Giấc Nam Kha khéo bất bình
Nhắm con mắt lại thấy mình là ngu!”
Thì cũng uổng cho ông già đời mà chưa trọn!
Ông Đỗ Mậu có dẫn câu: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết lời là bất nghĩa”. Với bài viết này, tôi chỉ mới làm được phần đầu câu nói của người xưa. Tôi không thể, và cũng không muốn thực hiện phần thứ hai của câu nói; vì, ông Đỗ Mậu đã tự cho mình là “học hành tầm thường” mà lại đi nói về những chuyện “nghiên cứu lịch sử dân tộc” và đưa ra đường hướng đấu tranh cứu dân, cứu nước nghe nó… làm sao ấy! Học hành tầm thường hãy làm chuyện của kẻ học hành tầm thường. Xông ra làm chuyện cứu dân, cứu nước dễ “làm… bậy” lắm! Cái gọi là “kinh nghiệm 30 năm chống Cộng trong nước bằng cả quân sự, cả chính trị, cả cán bộ trong một đoàn thể cách mạng…” mà ông Đỗ Mậu tự khoe ở trong sách tôi thấy không cần phải bàn luận. Vì, trong 30 năm đó, theo ý kiến của nhiều người, ông chỉ có một thành tích duy nhất là đã thành công trong việc góp tay vào âm mưu giết chủ của mình là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Còn nói về chuyện tôn giáo với người máu bị nhiễm trùng “kỳ thị tôn giáo” như ông Đỗ Mậu thì, chuyện quả còn khó hơn chuyện con lạc đà chui qua lỗ… trôn kim!
Thôi cũng đành mang tiếng … bất nghĩa! Có cái cũng còn tự an ủi mình chưa làm kẻ bất trung lại tiếp tục làm điều bất nhân, bất nghĩa như Tam Bất Lão Nhân Đỗ Mậu!
*
Viết thêm: Bài viết này được viết vào năm 1995. Theo tin báo chí, sau này, ông Đỗ Mậu có về Việt Nam, ngồi trên xe lăn lên đài truyền hình ca tụng Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước, khoe là mình cùng quê với Đại tướng VC Võ Nguyên Giáp nhưng, không chịu làm “con cá hồi… về nguồn” mà lại quay chết già ở Mỹ. Trong đám tang của ông ta nghe nói Đại sứ VC là Nguyễn Tâm Chiến có gửi một vòng hoa phúng điếu có cờ đỏ, sao vàng nhưng những người tổ chức tang lễ đã phải đem giấu vào kẹt cửa vì sợ bị lộ diện có liên hệ với Việt Cộng!
LÃO MÓC