Monday 3 February 2014

ĐẠI PHÁ QUÂN THANH - Sáng tác: Hoàng Thi Thơ - Trình bày: Hợp Ca


"Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" 
(Vua Quang Trung)

*****

ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Sáng tác: Hoàng Thi Thơ - Trình bày: Hợp Ca


(1)
Ai phá tan quân Sầm Nghi Đống? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng

(2)
Ai nhớ chăng Quang Bình anh dũng? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng

Giặc nhà Thanh, đây Tôn Sĩ Nghị
Giặc nhà Thanh, đây Sầm Nghi Đống
Giặc tràn qua khắp bờ sông Nhị
Giặc tràn qua vây chặt thành Thăng Long

Mười vạn quân do ngài Quang Bình
Ào Ào đi ngăn đoàn quân tiến
Ào Ào đi đến miền Tam Điệp
Đợi mồng năm tiêu diệt sạch quân Thanh

Này bập bùng nhịp trống bồi hồi dòng chiêng
Vó ngựa hùng anh, vó ngựa dồn nhanh, vó ngựa tàn canh
Vó ngựa lừng vang rung rinh kinh thành
Nhằm Lục Đầu mà tiến, nhìn về Lạng Giang hướng về Hải Dương
Bắc Bình Đại Vương tiến Hà Hồi nhanh
đến Ngọc Hồi luôn quân Thanh tan tành

Ngàn quân Tàu vượt cầu như nước tràn
Hàng ngàn hàng ngàn quân Tàu vượt cầu trong gió ngàn
Ngàn quân Tàu sập cầu tô thắm màu Nhị Hà
Nhị Hà nước về đỏ ngầu thây chất tràn
Nào ngờ đâu bao mộng tan tành
Vạn giặc Thanh như là mây khói
Và từ đây nước Việt yên lành
Ngàn đời sau Bắc Bình còn vang danh

****** Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng/ Quân vua một giận oai bốn phương/ Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,/ Như trên trời xuống dám ai đương/ Một trận rồng lửa giặc tan tành,/ Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh/ Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,/ Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh/ Mây tạnh mù tan trời lại sáng/ Đầy thành già trẻ mặt như hoa,/ Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:/ "Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta" / 

(Thơ: Ngô Ngọc Du )

*****

"Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..."

(Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của ông)