Tôi quen Khoa ở trại tỵ nạn Chimawan, Hongkong, cuối 1983, ghe hai đứa cùng vượt biên xuất phát từ Nha Trang, Bình Thuận cùng một thời điểm tính qua Phi mà bị bão thổi lên Hongkong, nhưng anh và tôi sĩ quan khác ngành nên không thân nhau mấy. Khoa tánh xuề xòa, trước làm Tình báo bên An ninh quân đội, nên phái đoàn Mỹ tin cậy, giao anh nhiệm vụ kiểm tra coi ai là lính thiệt, ai là lính giả khai man để được đi định cư Mỹ.
Anh Hùng, người tổ chức vượt biên cho tôi tháp tùng năm đó là đại úy CTCT, ngày xưa ở tù ngoài Bắc tám năm, còn Khoa tù tám năm Campuchia, nên hai người này cùng cảnh ngộ mới thật là thân nhau. Qua Mỹ, hai người lại tình cờ ở gần nhau, người Orange County, người Long Beach. Anh Hùng bán địa ốc, Khoa làm thầu khoán xây cất sửa nhà, sửa điện, plumbing, ráp cửa garage, thay bồn nước nóng, cắt cỏ...cái gì cũng biết.
Năm kia, nhân trên San Jose tổ chức hội Ái hữu tỵ nạn Chimawan họp mặt, anh lái xe chở anh Hùng và tôi lên dự tiệc, coi có gặp người quen cũ không. Nhờ chuyến đi đó mà anh thân với tôi hơn, gọi phone thăm, ghé nhà chơi, vui vẻ tới sửa giùm điện, nước, gas, thay bồn nước nóng, thay cửa garage bị hư trong nhà. Bất cứ cái gì hư... gọi một tiếng là anh tới, sốt sắng mua đồ, thay, sửa, mau mắn làm được hết... Tôi có nhà mà không biết sửa nhà, tự nhiên được một ông bạn "handyman" tới giúp đỡ các việc linh tinh trong nhà, thật là may mắn. Có lần tôi than, "Già ở một mình mà con cái bạn bè đều ở xa, lỡ lái xe bị "panne" trên freeway đêm hôm, không biết gọi ai tới cứu...", anh buột miệng liền, "thì có tôi, gọi tôi, tôi lái xe tới cứu cho", làm tôi nín lặng, cảm động.
Bạn bè sống chung thời kỳ Chimawan cũ nay ở tứ tán, chỉ có tôi và anh Hùng ở gần, nay anh Hùng mất, chỉ còn tôi, nên Khoa thường xuyên ghé thăm trò chuyện, tâm sự. Hai đứa cũng lăn lộn thăng trầm đủ nghề ở Cali, nếm đủ cả thành công lẫn thất bại nên thông cảm nhau lắm.
Hồi mới qua anh đi rửa chén cho nhà hàng lấy tiền mặt, rồi đi học nghề, làm chủ thầu, điều động đám thợ Mễ đi chỗ này chỗ nọ, bây giờ kinh tế suy, không có việc, đành làm công cho hãng Mỹ sửa chữa nhà cửa, chung cư, ăn lương tháng, khi làm ở L.A, Long Beach, Chino Hills, khi ở Riverside... Thấy nhà tôi mát mẻ, yên tĩnh, thích lắm, nhờ coi khu này có ai rao bán, cho anh hay để mua một căn như vậy để nay mai về hưu ở gần cho vui.
Một lần anh ghé tôi loay hoay thay cái motor điện xay rác ở sink nhà bếp bị hư, tôi đứng gần coi, anh bảo đừng đụng người anh, coi chừng bị giựt. Tôi nói đùa:
- Mạng tôi lớn lắm, đừng lo.
Tôi nấu cà phê, anh sửa xong, tôi lấy bánh Pháp ra mời ngồi ăn, vui chuyện kể con người có số, tôi chết hụt mấy lần mà Trời cứu: hồi trẻ đi lính đang gác đồn mấy tháng không sao, vừa được chuyển vô Trung tâm hành quân làm thì đồn bị đánh úp nửa đêm, cụt tay cụt chân chết biết bao nhiêu lính; lần khác trong một cuộc cãi cọ, bị lính say đập chai bia lên đầu nứt sọ mà không sao; qua Mỹ lái xe đêm khuya bị tài xế chạy ngược chiều đâm sầm vào mà lách kịp trong nháy mắt... Anh buột miệng kể mạng anh cũng lớn, năm 75 ở tù bên Campuchia cũng bị đánh nứt sọ mà không chết, bị cai tù VC đập cây lên đầu bất tỉnh, rồi xối nước cho tỉnh tra hỏi tiếp vì nghi làm cho CIA, làm tôi giật mình
trố mắt:
- Anh làm chức gì mà bị nhốt tuốt bên đó vậy?
- Tôi trước làm cho DAO (Defend attack office) thuộc CIA Mỹ, VC được tình báo cho biết nên bắt tôi, nhưng chưa có bằng chứng, bèn đưa tôi qua đó nhốt riêng, ở chung với các thành phần làm cho Mỹ. Nó tra hỏi tôi, bắt đưa cái code để mở computer truy tìm danh sách nhân viên tình báo làm cho Mỹ. Tôi nói, "Tôi không biết, mà dù có biết đi nữa, tôi cũng không thể tiết lộ". Nó tức giận cầm cái chày đạp lên đầu tôi nứt sọ, tôi bất tỉnh té xỉu. Nó dội nứớc lên đầu lên mặt cho tỉnh, tiếp tục tra tấn tiếp....
- Thì anh có tiết lộ, Mỹ cũng đã thua rút về nước hết rồi, đâu có biết mà trừng phạt anh? Mà sao họ không mang theo tất cả những người làm tình báo giúp họ như anh về Mỹ, lại bỏ rơi lại đây cho VC làm thịt? Thật là nguy hiểm cho tánh mạng, không riêng anh, mà cả gia đình anh nữa.
- Mỹ đi nhưng người của họ để lại nhiều lắm, làm sao mình biết được kế hoạch của họ ra sao. Tôi đã lỡ thề giữ bí mật suốt đời khi làm cho DAO rồi. Mình mà tiết lộ bí mật đó thì suốt đời như ngồi trên lửa, lo sợ không biết chết lúc nào... mà cũng chắc gì VC để cho mình yên thân khi đã khai ra. Anh thấy như Osama Bin Ladin được Pakistan che dấu bảo vệ kỹ lưỡng như vậy mà Mỹ còn theo dõi ám sát được.
- Anh đi Thủ đức khoá mấy?
- Khóa 27.
- Ủa, tôi cũng khóa 27... nhưng khóa đó đông quá, thặng dư nên họ chuyển tôi ra Đồng Đế học khóa 2/68.
- Tôi có cử nhân luật, nên chỉ học Thủ đức hết giai đoạn một là họ đưa về Nha quân pháp, tuyển chọn đưa qua làm tình báo cho Mỹ.... Tới ngày mãn khóa, tôi được gọi vô trường dự lễ gắn lon chuẩn úy cho có lệ. Nhưng thực ra tôi mang lon trung úy giả định. Đám bác sỹ cũng vậy, đâu có tốt nghiệp hay chiến đấu gì cũng được gắn lon trung úy giả định như tôi. Họ gửi tôi qua Mỹ học. Khi về, làm cho DAO thuộc CIA, hay đi máy bay với Mỹ hết vùng này qua vùng kia, chụp không ảnh, nghiên cứu địa hình.....
- Vậy sao? Tôi chưa hề nghe có vụ như vậy..
- Anh biết, sau lần chết hụt đó, được mấy năm, nó tìm ra manh mối về tôi, chuyển tôi qua trại khác, bắt ăn uống khổ sở, lao động vất vã, ba đứa mà có một tô cơm hẩm rắc muối. Một đêm nọ, có hai thằng xách súng vô chỗ tôi nằm, kêu dọn đồ đi theo chúng. Tôi đã chuẩn bị cái chết sẵn trong đầu rồi nên không sợ hãi. Lâu lâu tụi nó vẫn đêm khuya đang ngủ, hùng hổ vô dẫn người ra bìa rừng, rồi nghe tiếng súng nổ, anh em không bao giờ thấy mặt lại... Một thằng ném cho tôi bộ đồ bộ đội xanh cứt ngựa, bảo thay đồ, nó ấn cái nón cối lên đầu tôi, nhưng tóc tôi nhiều và dài tới vai-cả mấy năm trời đâu có được cắt tóc, thấy không giống bộ đội, mới dẫn tôi tới một trạm gác nhỏ, nói thằng lính trong đó hớt tóc cho tôi.
Tôi không biết tụi này tính làm gì. Nếu thủ tiêu tôi thì cần gì mất công cắt tóc, thay đồ làm chi. Một thằng lái Honda chở tôi, hai đứa kia lái Honda khác theo sau, đi trong rừng ban đêm, tới trạm khác lại thay cặp khác lái theo hộ tống, hai tên cũ quay về... Có vẻ như chúng nó dẫn tôi đi đâu xa lắm, trình diện ai đó... Lúc nào cái thằng ngồi kèm với tôi cũng theo chặt tôi, hai thằng kia theo sau hộ tống từng chặng một, rồi đổi người. Qua tối hôm sau thì tới Tây Ninh biên giới Việt Nam, chúng bỏ tôi vô đồn lính gác ăn qua loa rồi kêu đi ngủ, tụi nó trao đổi xầm xì gì với nhau một lúc. Tôi nghe loáng thoáng là mai chúng đưa tôi về Saigon, lúc đó tôi hết sợ, biết là được cứu thoát rồi...
- Bà con anh có ai làm lớn ở ngoài mà cứu ra khỏi tù hay vậy?
- Má tôi chạy một ông đảng viên gộc (1) ở Saigon 30 cây vàng chứ ai cứu, họ đưa thẳng tôi từ tù ở Campuchia qua Saigon, chở ra Phan thiết bỏ nằm ở nhà ga mấy ngày, sau đó đưa tôi ra ghe đi vựợt biên luôn.
- Trời...sao bà già biết đường dây gộc đó hay vậy? Ngừời nào mà móc nối bã với ông gộc đó cũng là thứ dữ lắm. Hồi bã đi thăm nuôi anh, có khi nào úp mở nói mánh chuyện đó cho anh biết trước không?
- Làm gì có... Thăm nuôi, nó đứng bên cạnh dỏng tai nghe, ở đó mà dám nói chuyện đại sự... Bã chỉ cho biết là thằng em tôi đã về "ở" với cậu Năm rồi, mà cậu Năm thì chết đã lâu, tôi ngẫm nghĩ thấy lạ không dám hỏi, sau mới hiểu ra là em tôi bị chúng giết chết trong tù. Nó đại úy làm bên an ninh. Còn lại có tui là con một.
Thấy tôi trố mắt chăm chú nghe, Khoa kể tiếp như thuộc lòng câu chuyện từ lâu:
- Sáng ra cái thằng phụ trách tôi chở tôi từ biên giới Tây Ninh về Saigon, thấy chiều còn nắng, nên nó ngừng ở ngoại ô, chờ sụp tối mới chở tôi vô thành phố, vì ban đêm an toàn hơn, không ai thấy rõ mặt tôi.
Nó chở tôi vô dinh ông đó, đèn đuốc sáng choang, trình giấy tờ hai ba chỗ, tôi thấy lính gác đi qua đi lại ngoài vườn trong nhà đông lắm. Ông đó lúc đó làm lớn ở Saigon, ở trong cái dinh khổng lồ của ông lớn nào chế độ cũ bỏ lại, lính nói chuyện với nhau có lúc nhắc tên ổng, tôi nghe được. Vô phòng khách, ổng kêu tôi ngồi xuống, hỏi thăm vài ba câu rồi sai lính đưa tôi đi tắm thay một bộ đồ công nhân hỏa xa, rồi mời vô ngồi ăn cơm chung bàn. Lính mỗi lần trình báo điều gì, đều kính cẩn kêu "Chú Sáu, chú Sáu".
Sau này suy nghĩ mãi, tôi mới đoán biết ổng là ai, hồi làm CIA tôi thấy tên đó trong danh sách những người đặc biệt làm việc với Mỹ hoài mà không biết là ai. Ổng hoạt động ở Củ Chi. Té ra ổng làm việc cho cả hai bên.
Anh Hùng, người tổ chức vượt biên cho tôi tháp tùng năm đó là đại úy CTCT, ngày xưa ở tù ngoài Bắc tám năm, còn Khoa tù tám năm Campuchia, nên hai người này cùng cảnh ngộ mới thật là thân nhau. Qua Mỹ, hai người lại tình cờ ở gần nhau, người Orange County, người Long Beach. Anh Hùng bán địa ốc, Khoa làm thầu khoán xây cất sửa nhà, sửa điện, plumbing, ráp cửa garage, thay bồn nước nóng, cắt cỏ...cái gì cũng biết.
Năm kia, nhân trên San Jose tổ chức hội Ái hữu tỵ nạn Chimawan họp mặt, anh lái xe chở anh Hùng và tôi lên dự tiệc, coi có gặp người quen cũ không. Nhờ chuyến đi đó mà anh thân với tôi hơn, gọi phone thăm, ghé nhà chơi, vui vẻ tới sửa giùm điện, nước, gas, thay bồn nước nóng, thay cửa garage bị hư trong nhà. Bất cứ cái gì hư... gọi một tiếng là anh tới, sốt sắng mua đồ, thay, sửa, mau mắn làm được hết... Tôi có nhà mà không biết sửa nhà, tự nhiên được một ông bạn "handyman" tới giúp đỡ các việc linh tinh trong nhà, thật là may mắn. Có lần tôi than, "Già ở một mình mà con cái bạn bè đều ở xa, lỡ lái xe bị "panne" trên freeway đêm hôm, không biết gọi ai tới cứu...", anh buột miệng liền, "thì có tôi, gọi tôi, tôi lái xe tới cứu cho", làm tôi nín lặng, cảm động.
Bạn bè sống chung thời kỳ Chimawan cũ nay ở tứ tán, chỉ có tôi và anh Hùng ở gần, nay anh Hùng mất, chỉ còn tôi, nên Khoa thường xuyên ghé thăm trò chuyện, tâm sự. Hai đứa cũng lăn lộn thăng trầm đủ nghề ở Cali, nếm đủ cả thành công lẫn thất bại nên thông cảm nhau lắm.
Hồi mới qua anh đi rửa chén cho nhà hàng lấy tiền mặt, rồi đi học nghề, làm chủ thầu, điều động đám thợ Mễ đi chỗ này chỗ nọ, bây giờ kinh tế suy, không có việc, đành làm công cho hãng Mỹ sửa chữa nhà cửa, chung cư, ăn lương tháng, khi làm ở L.A, Long Beach, Chino Hills, khi ở Riverside... Thấy nhà tôi mát mẻ, yên tĩnh, thích lắm, nhờ coi khu này có ai rao bán, cho anh hay để mua một căn như vậy để nay mai về hưu ở gần cho vui.
Một lần anh ghé tôi loay hoay thay cái motor điện xay rác ở sink nhà bếp bị hư, tôi đứng gần coi, anh bảo đừng đụng người anh, coi chừng bị giựt. Tôi nói đùa:
- Mạng tôi lớn lắm, đừng lo.
Tôi nấu cà phê, anh sửa xong, tôi lấy bánh Pháp ra mời ngồi ăn, vui chuyện kể con người có số, tôi chết hụt mấy lần mà Trời cứu: hồi trẻ đi lính đang gác đồn mấy tháng không sao, vừa được chuyển vô Trung tâm hành quân làm thì đồn bị đánh úp nửa đêm, cụt tay cụt chân chết biết bao nhiêu lính; lần khác trong một cuộc cãi cọ, bị lính say đập chai bia lên đầu nứt sọ mà không sao; qua Mỹ lái xe đêm khuya bị tài xế chạy ngược chiều đâm sầm vào mà lách kịp trong nháy mắt... Anh buột miệng kể mạng anh cũng lớn, năm 75 ở tù bên Campuchia cũng bị đánh nứt sọ mà không chết, bị cai tù VC đập cây lên đầu bất tỉnh, rồi xối nước cho tỉnh tra hỏi tiếp vì nghi làm cho CIA, làm tôi giật mình
trố mắt:
- Anh làm chức gì mà bị nhốt tuốt bên đó vậy?
- Tôi trước làm cho DAO (Defend attack office) thuộc CIA Mỹ, VC được tình báo cho biết nên bắt tôi, nhưng chưa có bằng chứng, bèn đưa tôi qua đó nhốt riêng, ở chung với các thành phần làm cho Mỹ. Nó tra hỏi tôi, bắt đưa cái code để mở computer truy tìm danh sách nhân viên tình báo làm cho Mỹ. Tôi nói, "Tôi không biết, mà dù có biết đi nữa, tôi cũng không thể tiết lộ". Nó tức giận cầm cái chày đạp lên đầu tôi nứt sọ, tôi bất tỉnh té xỉu. Nó dội nứớc lên đầu lên mặt cho tỉnh, tiếp tục tra tấn tiếp....
- Thì anh có tiết lộ, Mỹ cũng đã thua rút về nước hết rồi, đâu có biết mà trừng phạt anh? Mà sao họ không mang theo tất cả những người làm tình báo giúp họ như anh về Mỹ, lại bỏ rơi lại đây cho VC làm thịt? Thật là nguy hiểm cho tánh mạng, không riêng anh, mà cả gia đình anh nữa.
- Mỹ đi nhưng người của họ để lại nhiều lắm, làm sao mình biết được kế hoạch của họ ra sao. Tôi đã lỡ thề giữ bí mật suốt đời khi làm cho DAO rồi. Mình mà tiết lộ bí mật đó thì suốt đời như ngồi trên lửa, lo sợ không biết chết lúc nào... mà cũng chắc gì VC để cho mình yên thân khi đã khai ra. Anh thấy như Osama Bin Ladin được Pakistan che dấu bảo vệ kỹ lưỡng như vậy mà Mỹ còn theo dõi ám sát được.
- Anh đi Thủ đức khoá mấy?
- Khóa 27.
- Ủa, tôi cũng khóa 27... nhưng khóa đó đông quá, thặng dư nên họ chuyển tôi ra Đồng Đế học khóa 2/68.
- Tôi có cử nhân luật, nên chỉ học Thủ đức hết giai đoạn một là họ đưa về Nha quân pháp, tuyển chọn đưa qua làm tình báo cho Mỹ.... Tới ngày mãn khóa, tôi được gọi vô trường dự lễ gắn lon chuẩn úy cho có lệ. Nhưng thực ra tôi mang lon trung úy giả định. Đám bác sỹ cũng vậy, đâu có tốt nghiệp hay chiến đấu gì cũng được gắn lon trung úy giả định như tôi. Họ gửi tôi qua Mỹ học. Khi về, làm cho DAO thuộc CIA, hay đi máy bay với Mỹ hết vùng này qua vùng kia, chụp không ảnh, nghiên cứu địa hình.....
- Vậy sao? Tôi chưa hề nghe có vụ như vậy..
- Anh biết, sau lần chết hụt đó, được mấy năm, nó tìm ra manh mối về tôi, chuyển tôi qua trại khác, bắt ăn uống khổ sở, lao động vất vã, ba đứa mà có một tô cơm hẩm rắc muối. Một đêm nọ, có hai thằng xách súng vô chỗ tôi nằm, kêu dọn đồ đi theo chúng. Tôi đã chuẩn bị cái chết sẵn trong đầu rồi nên không sợ hãi. Lâu lâu tụi nó vẫn đêm khuya đang ngủ, hùng hổ vô dẫn người ra bìa rừng, rồi nghe tiếng súng nổ, anh em không bao giờ thấy mặt lại... Một thằng ném cho tôi bộ đồ bộ đội xanh cứt ngựa, bảo thay đồ, nó ấn cái nón cối lên đầu tôi, nhưng tóc tôi nhiều và dài tới vai-cả mấy năm trời đâu có được cắt tóc, thấy không giống bộ đội, mới dẫn tôi tới một trạm gác nhỏ, nói thằng lính trong đó hớt tóc cho tôi.
Tôi không biết tụi này tính làm gì. Nếu thủ tiêu tôi thì cần gì mất công cắt tóc, thay đồ làm chi. Một thằng lái Honda chở tôi, hai đứa kia lái Honda khác theo sau, đi trong rừng ban đêm, tới trạm khác lại thay cặp khác lái theo hộ tống, hai tên cũ quay về... Có vẻ như chúng nó dẫn tôi đi đâu xa lắm, trình diện ai đó... Lúc nào cái thằng ngồi kèm với tôi cũng theo chặt tôi, hai thằng kia theo sau hộ tống từng chặng một, rồi đổi người. Qua tối hôm sau thì tới Tây Ninh biên giới Việt Nam, chúng bỏ tôi vô đồn lính gác ăn qua loa rồi kêu đi ngủ, tụi nó trao đổi xầm xì gì với nhau một lúc. Tôi nghe loáng thoáng là mai chúng đưa tôi về Saigon, lúc đó tôi hết sợ, biết là được cứu thoát rồi...
- Bà con anh có ai làm lớn ở ngoài mà cứu ra khỏi tù hay vậy?
- Má tôi chạy một ông đảng viên gộc (1) ở Saigon 30 cây vàng chứ ai cứu, họ đưa thẳng tôi từ tù ở Campuchia qua Saigon, chở ra Phan thiết bỏ nằm ở nhà ga mấy ngày, sau đó đưa tôi ra ghe đi vựợt biên luôn.
- Trời...sao bà già biết đường dây gộc đó hay vậy? Ngừời nào mà móc nối bã với ông gộc đó cũng là thứ dữ lắm. Hồi bã đi thăm nuôi anh, có khi nào úp mở nói mánh chuyện đó cho anh biết trước không?
- Làm gì có... Thăm nuôi, nó đứng bên cạnh dỏng tai nghe, ở đó mà dám nói chuyện đại sự... Bã chỉ cho biết là thằng em tôi đã về "ở" với cậu Năm rồi, mà cậu Năm thì chết đã lâu, tôi ngẫm nghĩ thấy lạ không dám hỏi, sau mới hiểu ra là em tôi bị chúng giết chết trong tù. Nó đại úy làm bên an ninh. Còn lại có tui là con một.
Thấy tôi trố mắt chăm chú nghe, Khoa kể tiếp như thuộc lòng câu chuyện từ lâu:
- Sáng ra cái thằng phụ trách tôi chở tôi từ biên giới Tây Ninh về Saigon, thấy chiều còn nắng, nên nó ngừng ở ngoại ô, chờ sụp tối mới chở tôi vô thành phố, vì ban đêm an toàn hơn, không ai thấy rõ mặt tôi.
Nó chở tôi vô dinh ông đó, đèn đuốc sáng choang, trình giấy tờ hai ba chỗ, tôi thấy lính gác đi qua đi lại ngoài vườn trong nhà đông lắm. Ông đó lúc đó làm lớn ở Saigon, ở trong cái dinh khổng lồ của ông lớn nào chế độ cũ bỏ lại, lính nói chuyện với nhau có lúc nhắc tên ổng, tôi nghe được. Vô phòng khách, ổng kêu tôi ngồi xuống, hỏi thăm vài ba câu rồi sai lính đưa tôi đi tắm thay một bộ đồ công nhân hỏa xa, rồi mời vô ngồi ăn cơm chung bàn. Lính mỗi lần trình báo điều gì, đều kính cẩn kêu "Chú Sáu, chú Sáu".
Sau này suy nghĩ mãi, tôi mới đoán biết ổng là ai, hồi làm CIA tôi thấy tên đó trong danh sách những người đặc biệt làm việc với Mỹ hoài mà không biết là ai. Ổng hoạt động ở Củ Chi. Té ra ổng làm việc cho cả hai bên.
Bà vợ ngồi phòng khách, lâu lâu đứng dậy đi tới đi lui liếc nhìn tôi. Ổng nói, "Tôi chỉ cứu anh một lần này. Hiện giờ người ta đang truy nã anh khắp Saigon, tới các nhà bà con bạn bè anh kiếm bắt anh, anh phải rất cẩn thận. Tôi không muốn thấy anh lại, nếu bị bắt lại đừng nói tên tôi. Tôi muốn anh phải đi thật xa... ra khỏi nước. Ở lại ngày nào là nguy cho cả anh lẫn tôi. Bây giờ anh là nhân viên hỏa xa. Ngay đêm nay sẽ có xe hộ tống anh ra ga Phan thiết, ra chợ anh sẽ gặp lại gia đình anh và biết chuyện gì sẽ tới...". Ổng đưa tôi cái căn cước mới có hình tôi, một thẻ nhân viên hỏa xa và một ít tiền. Nói xong là có lính đưa tôi ra xe liền."
Tôi chép miệng:
- Công nhận, tụi đảng viên cao cấp có trình độ ăn nói khôn ngoan, dùng chữ vắn tắt, nói lửng lơ, đủ cho mình hiểu chứ không dùng từ ngữ "giúp vượt biên", sợ sau này có gì đổ bể xảy ra, mình không thể dùng từ đó "đập" lại họ được.
- Bởi vậy mới làm lớn được, đâu phải ba đứa công an cán bộ thất học ăn nói bậy bạ như bây giờ.
Tôi lo lắng hỏi:
- Anh ở nhà ga, lỡ công an thấy lạ, tới hỏi, nói lớ ngớ lộ chuyện chết..
- Ga Phan thiết đông lắm, họ bảo tôi nằm ngủ trên băng ghế dài với cái "balô" và tấm mền ở các toa xe lửa trống một vài hôm, chờ sẽ có người đón đi. Chỗ đó tàu ra Bắc vô Nam liền liền mỗi ngày, nhân viên cán bộ di chuyển cũng ngủ tạm ở các toa xe trống như tôi nên chả ai để ý hỏi tôi. Tôi có thẻ nhân viên hỏa xa đóng dấu đàng hoàng nên cũng không lo, chỉ sợ gặp người quen nhận ra hỏi han lôi thôi. Mỗi sáng tôi ra chợ mua thức ăn rồi về lại toa xe ngồi, ngắm thiên hạ. Lần thứ ba ra chợ, tôi giựt mình thấy vợ tôi, có hai thằng công an kè kè bên cạnh, mắt nhìn láo liên.
Tôi lấy vợ dân Phan thiết năm 74, qua năm sau VC vô thì đi tù, vợ chồng xa nhau tám năm bây giờ mới gặp lại, tôi bồi hồi xúc động, nhưng không dám gọi. Bà ấy nhìn dáo dác, thấy tôi, mắt sáng lên, nhưng lật đật quay mặt phóng tầm mắt ngay đi phía khác. Tôi hiểu ngay công an địa phương đi theo người nhà để lùng kiếm tôi, vội cúi mặt, lẻn trốn chỗ khác, rồi
về lại toa xe lửa. Hai hôm sau, ban đêm có người tới chỗ tôi, mang lon sĩ quan, chắc làm chức vụ lớn, thấy tôi nằm, xung quanh có nhiều người còn thức, bảo tôi đứng dậy chuẩn bị "đi công tác". Tôi hiểu ý, đứng lên dọn đồ xách "balô", đi theo ổng ra ngoài có xe hơi đậu, leo lên ngồi. Xe chạy thẳng ra hướng biển, gió mát thổi lồng lộng. Tới chỗ nhà nọ, hắn ngừng xe, đi vô nhà dắt ra cái Honda, rồ máy bảo tôi lên ngồi đàng sau. Tôi loay hoay khoác ba lô trên lưng, hắn nói:
- Anh không cần hành lý này nữa đâu, vứt đi..
Rồi hắn chạy xe len lỏi mấy vòng trong mấy ngõ cụt, đậu truớc một bãi biển vắng vẻ có một chiếc ghe và mấy bóng người đứng lố nhố gần đó. Hắn hất hàm bảo tôi xuống xe:
- Vợ anh đang chờ anh dưới đó, xuống đi. Coi chừng cẩn thận... Chúc đi may mắn...
Tôi ngỡ ngàng, cảm ơn rồi chạy xuống bãi. Vợ tôi chạy tới ôm chầm lấy, kéo tay xuống ghe... Có khoảng mười mấy người vừa đàn ông vừa đàn bà, trong đó tôi nhận ra vài người bà con bên vợ. Người chỉ huy là một anh trung úy tôi quen, tên Hà, đang cãi nhau với chủ ghe tại sao hứa bán ghe 2 "lốc" mà giờ chót giao ghe F10 nhỏ xíu... Tôi nghe qua, biết ngay bà già tôi trước đây thương lượng mua ghe của ông già này, lão hứa đưa ghe lớn mà giờ chót tráo trở đưa ghe nhỏ, còn bãi là đã mua của công an địa phương rồi, nhắm chuyện đã lỡ, có dằng co cũng vô ích, không còn thì giờ nữa, mà tên ngồi Honda trên kia thì đi đi lại lại có vẻ sốt ruột, kêu nhổ neo cho mau, đành xua tay bảo Hà, "thôi thôi, chuyện lỡ rồi anh, mình đi cho rồi." Chủ bán ghe ở lại, tất cả lên ghe. Tài công giựt máy nổ, ghe xình xịch rời bến. Tôi nhìn quanh thấy mấy cuộn dây dừa thật to, bốn cây tre dài bốn thước, mười can dầu, nước uống đầy đủ, thức ăn chuẩn bị tươm tất, có cả bốn cây súng M16. Hà nói có hải bàn, hải đồ ở buồng lái.
Ghe đi khoảng được trăm mét, tôi nhìn lên bờ thấy tên đi Honda bắt đầu rồ máy rời bãi, bỏ chạy biến mất trong bóng đêm.
Tối hôm sau thì ghe đang chạy, vướng phải lưới đánh cá của dân giăng chìm bên dưới, mấy ghe cá xa xa chạy lại tính gây sự, Hà bèn lôi súng ra bắn mấy phát khiến họ bỏ chạy. Tụi tôi xúm lại cắt lưới dính vô chân vịt, chạy tiếp... Mấy tiếng sau ghe lại mắc kẹt vô lưới nữa, lưới đánh cá chỗ khác. Lại lụi hụi cắt lưới. Qua ngày sau thì trời nổi cơn bão lớn, chắc ra tới hải phận quốc tế rồi. Từ xa sóng cao bằng cái nhà lầu hai tầng ầm ầm kéo tới, ai nấy nhắm mắt sợ hãi chờ chết thì tự nhiên tới gần ghe, sóng nó cúi xuống thấp chui lòn dưới ghe qua bên kia... Lạ thiệt...
Chiếc ghe hẹp nhỏ xíu, mỏng manh mà sóng to gió lớn dập vùi nghiêng ngả, tôi kêu đám thanh niên cột chặt bốn thanh tre dài vào hai bên bờ ghe, mỗi bên hai cây, để làm ghe rộng ra, hóa giải các ngọn sóng đập vào, cản nước khỏi tràn vô, nhờ vậy mà ghe chỉ chòng chành qua lại nhưng lúc nào cũng giữ được thăng bằng, không cách chi bị sóng đánh chìm qua một bên nỗi. Đó là lý do tại sao ông chủ ghe bỏ vào mấy cây tre dài khi bán ghe cho đám vượt biên mấy ngày trước. Có lần sóng mạnh như muốn hất tung chiếc ghe lên trời, tôi phải bắt đàn bà con nít nằm mọp dưới đáy ghe, lấy mấy cuộn dây dừa ra ràng chằng chịt qua lại bên trên để giữ họ khỏi bị hất văng xuống nước.
Thấy tài công không rành coi hải bàn ngòai biển lớn, tôi dành lấy, soi đèn pin coi, nhờ ở tù nhiều năm học được của anh em bạn tù hải quân, hướng dẫn lái ghe tắp vô Phi. Nhưng thấy bờ biển Phi trước mặt không xa mà không tới gần được, ghe cứ quay tròn chứ không đi thêm được, coi lại bản đồ thì ra có cái hố nước xoáy sâu, đường kính dài tới mười cây số nên ghe cứ lòng vòng mắc kẹt ở đó hoài. Tôi phải cho lái lên phía bắc, tắp vô chùm đảo Hoàng sa tụi Tàu chiếm đóng từ 1974. Tui bảo anh em quăng mấy cây súng xuống biển, sợ Tàu thấy nó nả súng bắn mình oan mạng. Lúc đó Tàu với VN là kẻ thù, nên họ cho một chiếc tàu tới ghe tụi tôi nhảy xuống tra hỏi khám xét, nói tiếng Tàu xì xồ nên chẳng ai hiểu gì. Vợ tôi sợ, muốn quăng mấy lượng vàng đem theo xuống nước, tôi bảo đừng, cứ dấu trong mình, tụi này đâu phải hải tặc cướp biển. Viên chỉ huy toán lính gọi máy liên lạc với trên đồn chở tới một thông dịch viên, hỏi tụi này bằng tiếng Việt rồi dịch lại tiếng Tàu cho tên chỉ huy tàu lớn. Biết dân VN vượt biên, họ có vẻ an tâm, thông dịch viên bảo ghe đi theo họ vô đồn trong những con đường nước có thả phao đỏ hai bên, không được đi ra ngoài, sẽ bị đá ngầm đâm lủng ghe. Họ cho thức ăn, xì dầu, đồ hộp thừa mứa. Tụi tôi ở lại gần đồn họ đêm đó, tờ mờ sáng họ đã ra dấu đuổi đi, cho mấy thùng dầu để đi tiếp lên phía bắc.
- Tụi lính Tàu tử tế quá nhỉ...
- Tôi cũng nghĩ vậy... nhưng chính vì mấy thùng dầu đó mà ghe tôi tắt máy giữa biển sau đó. Loại dầu đó dành cho tàu lớn xài, ghe nhỏ xài loại dầu khác. Thế là chạy mới được một ngày, ghe khọt khẹt một lúc rồi tắt máy, nổi lênh đênh giữa vùng nước tối đen bao la... Mà bão thì ở đâu ngay lúc đó ầm ầm kéo tới... Lênh đênh giữa trời tối như mực, gió tung ghe lên xuống liên hồi... Bị nhồi xóc liên tục, ai cũng lăn ra ói mửa nằm đài la liệt... Tôi là người cuối cùng kiệt sức lăn ra lịm đi, mơ mơ màng màng không biết là đang ở trên vùng biển nào, phó mặc cho số mệnh, nghĩ có lẽ ghe đang trên đường lên Đài Loan hay lạc lõng vô vịnh Bắc Việt, gần đảo Hải Nam. Thình lình không hiểu sao, tôi cảm thấy như gió bão đẩy ghe vùn vụt, hay như có bàn tay Ơn Trên phù hộ, nâng ghe lên cho gió thổi ào ào đẩy ghe thật nhanh...
Không biết bao lâu, khi tôi tỉnh cơn mê ngồi dậy thì thấy ghe đã dập dềnh tắp vô bờ biển, xa xa hàng trăm ghe đánh cá thắp đèn sáng rực. Mọi người lục đục quanh tôi ngồi dậy ngó dáo dác, tháo dây dừa ra, vì bể lặng, sóng êm, ghe nổi bềnh bồng... Có vài chiếc ghe nhỏ tụi thanh niên Bắc kỳ vượt biên từ mạn Hải phòng tới, lảng vảng ở bờ, gần ghe tôi, nói tiếng Bắc kỳ rổn rảng. Tôi gọi hỏi thăm, tụi nó nói đây là bờ biển Trung quốc, giữa Hải nam và Hongkong, chúng nói tụi Tàu biên phòng không cho lên bờ, cũng không bắt giữ ghe vượt biên từ Việt Nam, chỉ xua tay đuổi đi tiếp về phía bắc. Ghe tui mừng quá, coi như thoát chết, đám thanh niên lấy mấy cây chèo ra, cứ men theo bờ biển mà chèo đi.
Có lần thấy một bãi biển vắng, tụi tôi lén tắp vô, xách can nhựa chạy lên kiếm mấy cái giếng múc lấy nước uống, ai dè công an ở đâu xuất hiện, xách súng ra la ó, xua đuổi. Nhưng thấy múc nước họ cũng chờ, để yên cho múc đầy, rồi đi theo xuống chỗ ghe đậu coi có ai trốn ở lại không. Một ngày sau thì ghe tắp vô Macao, thành phố sòng bạc nổi tiếng Á châu. Cảnh sát xuống ghi số ghe, tịch thu các giấy tờ cá nhân coi từ đâu tới. Sợ họ đuổi đi, tụi tôi phá hư máy, để được tiếp nhận. Coi giấy tờ xong, biết từ Việt Nam tới, họ nói bằng tiếng Anh, "Ở đây, chúng tôi một tuần chỉ có một ngày nhận dân tỵ nạn tới, đó là ngày thứ sáu, hôm nay mới thứ năm, chúng tôi buộc lòng phải đuổi các anh đi. Đi thêm nửa ngày nữa, các anh sẽ tới Hongkong, ở đó họ nhận tỵ nạn... Nhưng nếu họ hỏi,không được nói ở đây đẩy qua đó.
Họ tử tế cho một chiếc ghe tốt hơn, nhận chìm ghe cũ, bắt chúng tôi dời qua ghe mới, rồi cho một tàu nhỏ kéo đi qua Hongkong. Thấy Hongkong hiện ra xa xa là tàu tháo dây cáp, vẫy tay chào chúng tôi, bỏ quay về lại Macao. Khi ghe tụi tôi cập bến, cảnh sát tới tịch thu giấy tờ, hỏi ai là chỉ huy. Tôi bảo Hà để tôi nhận là chỉ huy, vì có giấy tờ làm cho CIA của Mỹ trước kia. Giấy tờ này, gồm cả hình ảnh mặc đồ lính, bằng cử nhân luật trước 75, vợ tôi chuẩn bị sẵn một phong bì bao bịch nylon, đưa tôi lúc gặp nhau dưới ghe ở bờ biển Phan thiết. Họ hỏi đi từ đâu tới. Tôi nói từ Việt Nam. Họ hỏi sao đi ghe của Macao. Tôi nói tại ghe tôi hư máy tắp vô Macao, Macao cho ghe khác rồi đuổi đi. Họ ghi chép tên họ cấp bậc chức vụ tôi, báo ngay cho phái đoàn Mỹ biết... Phái đoàn điện về Washington, và ba hôm sau ông boss Mỹ cũ của tôi bay qua Hongkong gặp tôi, gửi gấm cho phái đoàn Mỹ tại Hongkong. Tôi trở nên cố vấn tin cậy của họ, làm việc trực tiếp với một bà xếp Mỹ. Bất cứ vấn đề gì liên quan tới nhân sự làm cho Mỹ trước kia, họ đều hỏi ý kiến tôi.
Trong mấy tháng ở Hongkong, tôi đã giúp biết bao nhiêu người tỵ nạn tình ngay mà lý gian, chỉ vì họ vô tình khai gian, hay giấy tờ không đầy đủ. Tôi bắt họ nói thật, nếu đúng là cựu quân nhân mới bảo đảm với bà boss, để giữ uy tín mình... Anh biết, người ta đã tin mình, mình không nên vì tình cảm cá nhân, hay mủi lòng thương hại mà làm chuyện gian dối, Mỹ sẽ khinh cả đám. Ở đây tôi gặp anh Hùng, đại úy Hải, Thiện, anh... thằng Danh. Anh nhớ thằng Danh, cái thằng láu cá, nó đâu có đi lính ngày nào mà xưng là thiếu úy. Nghe có người mách nó lấy giấy tờ anh nó là thiếu úy nhảy dù qua đây, mặt hai anh em giống nhau y hệt, nên không ai biết. Lúc đó, tôi nghĩ tới hoàn cảnh chính tôi, em thì bạc phước bị VC giết, còn mình thì có phước được qua đây như nó, công trình vượt biên một lần đi chín phần chết, một phần sống chứ đâu phải dễ, nên làm ngơ... Nó mới 22 tuổi, còn cả một tương lai trước mặt, cho nó có cơ hội giúp đỡ mẹ già, anh khổ ở lại…
- Hồi đó tôi được chuyển qua Phi học ESL mấy tháng không gặp anh. Hình như anh đi thẳng Mỹ.
Tôi chép miệng:
- Công nhận, tụi đảng viên cao cấp có trình độ ăn nói khôn ngoan, dùng chữ vắn tắt, nói lửng lơ, đủ cho mình hiểu chứ không dùng từ ngữ "giúp vượt biên", sợ sau này có gì đổ bể xảy ra, mình không thể dùng từ đó "đập" lại họ được.
- Bởi vậy mới làm lớn được, đâu phải ba đứa công an cán bộ thất học ăn nói bậy bạ như bây giờ.
Tôi lo lắng hỏi:
- Anh ở nhà ga, lỡ công an thấy lạ, tới hỏi, nói lớ ngớ lộ chuyện chết..
- Ga Phan thiết đông lắm, họ bảo tôi nằm ngủ trên băng ghế dài với cái "balô" và tấm mền ở các toa xe lửa trống một vài hôm, chờ sẽ có người đón đi. Chỗ đó tàu ra Bắc vô Nam liền liền mỗi ngày, nhân viên cán bộ di chuyển cũng ngủ tạm ở các toa xe trống như tôi nên chả ai để ý hỏi tôi. Tôi có thẻ nhân viên hỏa xa đóng dấu đàng hoàng nên cũng không lo, chỉ sợ gặp người quen nhận ra hỏi han lôi thôi. Mỗi sáng tôi ra chợ mua thức ăn rồi về lại toa xe ngồi, ngắm thiên hạ. Lần thứ ba ra chợ, tôi giựt mình thấy vợ tôi, có hai thằng công an kè kè bên cạnh, mắt nhìn láo liên.
Tôi lấy vợ dân Phan thiết năm 74, qua năm sau VC vô thì đi tù, vợ chồng xa nhau tám năm bây giờ mới gặp lại, tôi bồi hồi xúc động, nhưng không dám gọi. Bà ấy nhìn dáo dác, thấy tôi, mắt sáng lên, nhưng lật đật quay mặt phóng tầm mắt ngay đi phía khác. Tôi hiểu ngay công an địa phương đi theo người nhà để lùng kiếm tôi, vội cúi mặt, lẻn trốn chỗ khác, rồi
về lại toa xe lửa. Hai hôm sau, ban đêm có người tới chỗ tôi, mang lon sĩ quan, chắc làm chức vụ lớn, thấy tôi nằm, xung quanh có nhiều người còn thức, bảo tôi đứng dậy chuẩn bị "đi công tác". Tôi hiểu ý, đứng lên dọn đồ xách "balô", đi theo ổng ra ngoài có xe hơi đậu, leo lên ngồi. Xe chạy thẳng ra hướng biển, gió mát thổi lồng lộng. Tới chỗ nhà nọ, hắn ngừng xe, đi vô nhà dắt ra cái Honda, rồ máy bảo tôi lên ngồi đàng sau. Tôi loay hoay khoác ba lô trên lưng, hắn nói:
- Anh không cần hành lý này nữa đâu, vứt đi..
Rồi hắn chạy xe len lỏi mấy vòng trong mấy ngõ cụt, đậu truớc một bãi biển vắng vẻ có một chiếc ghe và mấy bóng người đứng lố nhố gần đó. Hắn hất hàm bảo tôi xuống xe:
- Vợ anh đang chờ anh dưới đó, xuống đi. Coi chừng cẩn thận... Chúc đi may mắn...
Tôi ngỡ ngàng, cảm ơn rồi chạy xuống bãi. Vợ tôi chạy tới ôm chầm lấy, kéo tay xuống ghe... Có khoảng mười mấy người vừa đàn ông vừa đàn bà, trong đó tôi nhận ra vài người bà con bên vợ. Người chỉ huy là một anh trung úy tôi quen, tên Hà, đang cãi nhau với chủ ghe tại sao hứa bán ghe 2 "lốc" mà giờ chót giao ghe F10 nhỏ xíu... Tôi nghe qua, biết ngay bà già tôi trước đây thương lượng mua ghe của ông già này, lão hứa đưa ghe lớn mà giờ chót tráo trở đưa ghe nhỏ, còn bãi là đã mua của công an địa phương rồi, nhắm chuyện đã lỡ, có dằng co cũng vô ích, không còn thì giờ nữa, mà tên ngồi Honda trên kia thì đi đi lại lại có vẻ sốt ruột, kêu nhổ neo cho mau, đành xua tay bảo Hà, "thôi thôi, chuyện lỡ rồi anh, mình đi cho rồi." Chủ bán ghe ở lại, tất cả lên ghe. Tài công giựt máy nổ, ghe xình xịch rời bến. Tôi nhìn quanh thấy mấy cuộn dây dừa thật to, bốn cây tre dài bốn thước, mười can dầu, nước uống đầy đủ, thức ăn chuẩn bị tươm tất, có cả bốn cây súng M16. Hà nói có hải bàn, hải đồ ở buồng lái.
Ghe đi khoảng được trăm mét, tôi nhìn lên bờ thấy tên đi Honda bắt đầu rồ máy rời bãi, bỏ chạy biến mất trong bóng đêm.
Tối hôm sau thì ghe đang chạy, vướng phải lưới đánh cá của dân giăng chìm bên dưới, mấy ghe cá xa xa chạy lại tính gây sự, Hà bèn lôi súng ra bắn mấy phát khiến họ bỏ chạy. Tụi tôi xúm lại cắt lưới dính vô chân vịt, chạy tiếp... Mấy tiếng sau ghe lại mắc kẹt vô lưới nữa, lưới đánh cá chỗ khác. Lại lụi hụi cắt lưới. Qua ngày sau thì trời nổi cơn bão lớn, chắc ra tới hải phận quốc tế rồi. Từ xa sóng cao bằng cái nhà lầu hai tầng ầm ầm kéo tới, ai nấy nhắm mắt sợ hãi chờ chết thì tự nhiên tới gần ghe, sóng nó cúi xuống thấp chui lòn dưới ghe qua bên kia... Lạ thiệt...
Chiếc ghe hẹp nhỏ xíu, mỏng manh mà sóng to gió lớn dập vùi nghiêng ngả, tôi kêu đám thanh niên cột chặt bốn thanh tre dài vào hai bên bờ ghe, mỗi bên hai cây, để làm ghe rộng ra, hóa giải các ngọn sóng đập vào, cản nước khỏi tràn vô, nhờ vậy mà ghe chỉ chòng chành qua lại nhưng lúc nào cũng giữ được thăng bằng, không cách chi bị sóng đánh chìm qua một bên nỗi. Đó là lý do tại sao ông chủ ghe bỏ vào mấy cây tre dài khi bán ghe cho đám vượt biên mấy ngày trước. Có lần sóng mạnh như muốn hất tung chiếc ghe lên trời, tôi phải bắt đàn bà con nít nằm mọp dưới đáy ghe, lấy mấy cuộn dây dừa ra ràng chằng chịt qua lại bên trên để giữ họ khỏi bị hất văng xuống nước.
Thấy tài công không rành coi hải bàn ngòai biển lớn, tôi dành lấy, soi đèn pin coi, nhờ ở tù nhiều năm học được của anh em bạn tù hải quân, hướng dẫn lái ghe tắp vô Phi. Nhưng thấy bờ biển Phi trước mặt không xa mà không tới gần được, ghe cứ quay tròn chứ không đi thêm được, coi lại bản đồ thì ra có cái hố nước xoáy sâu, đường kính dài tới mười cây số nên ghe cứ lòng vòng mắc kẹt ở đó hoài. Tôi phải cho lái lên phía bắc, tắp vô chùm đảo Hoàng sa tụi Tàu chiếm đóng từ 1974. Tui bảo anh em quăng mấy cây súng xuống biển, sợ Tàu thấy nó nả súng bắn mình oan mạng. Lúc đó Tàu với VN là kẻ thù, nên họ cho một chiếc tàu tới ghe tụi tôi nhảy xuống tra hỏi khám xét, nói tiếng Tàu xì xồ nên chẳng ai hiểu gì. Vợ tôi sợ, muốn quăng mấy lượng vàng đem theo xuống nước, tôi bảo đừng, cứ dấu trong mình, tụi này đâu phải hải tặc cướp biển. Viên chỉ huy toán lính gọi máy liên lạc với trên đồn chở tới một thông dịch viên, hỏi tụi này bằng tiếng Việt rồi dịch lại tiếng Tàu cho tên chỉ huy tàu lớn. Biết dân VN vượt biên, họ có vẻ an tâm, thông dịch viên bảo ghe đi theo họ vô đồn trong những con đường nước có thả phao đỏ hai bên, không được đi ra ngoài, sẽ bị đá ngầm đâm lủng ghe. Họ cho thức ăn, xì dầu, đồ hộp thừa mứa. Tụi tôi ở lại gần đồn họ đêm đó, tờ mờ sáng họ đã ra dấu đuổi đi, cho mấy thùng dầu để đi tiếp lên phía bắc.
- Tụi lính Tàu tử tế quá nhỉ...
- Tôi cũng nghĩ vậy... nhưng chính vì mấy thùng dầu đó mà ghe tôi tắt máy giữa biển sau đó. Loại dầu đó dành cho tàu lớn xài, ghe nhỏ xài loại dầu khác. Thế là chạy mới được một ngày, ghe khọt khẹt một lúc rồi tắt máy, nổi lênh đênh giữa vùng nước tối đen bao la... Mà bão thì ở đâu ngay lúc đó ầm ầm kéo tới... Lênh đênh giữa trời tối như mực, gió tung ghe lên xuống liên hồi... Bị nhồi xóc liên tục, ai cũng lăn ra ói mửa nằm đài la liệt... Tôi là người cuối cùng kiệt sức lăn ra lịm đi, mơ mơ màng màng không biết là đang ở trên vùng biển nào, phó mặc cho số mệnh, nghĩ có lẽ ghe đang trên đường lên Đài Loan hay lạc lõng vô vịnh Bắc Việt, gần đảo Hải Nam. Thình lình không hiểu sao, tôi cảm thấy như gió bão đẩy ghe vùn vụt, hay như có bàn tay Ơn Trên phù hộ, nâng ghe lên cho gió thổi ào ào đẩy ghe thật nhanh...
Không biết bao lâu, khi tôi tỉnh cơn mê ngồi dậy thì thấy ghe đã dập dềnh tắp vô bờ biển, xa xa hàng trăm ghe đánh cá thắp đèn sáng rực. Mọi người lục đục quanh tôi ngồi dậy ngó dáo dác, tháo dây dừa ra, vì bể lặng, sóng êm, ghe nổi bềnh bồng... Có vài chiếc ghe nhỏ tụi thanh niên Bắc kỳ vượt biên từ mạn Hải phòng tới, lảng vảng ở bờ, gần ghe tôi, nói tiếng Bắc kỳ rổn rảng. Tôi gọi hỏi thăm, tụi nó nói đây là bờ biển Trung quốc, giữa Hải nam và Hongkong, chúng nói tụi Tàu biên phòng không cho lên bờ, cũng không bắt giữ ghe vượt biên từ Việt Nam, chỉ xua tay đuổi đi tiếp về phía bắc. Ghe tui mừng quá, coi như thoát chết, đám thanh niên lấy mấy cây chèo ra, cứ men theo bờ biển mà chèo đi.
Có lần thấy một bãi biển vắng, tụi tôi lén tắp vô, xách can nhựa chạy lên kiếm mấy cái giếng múc lấy nước uống, ai dè công an ở đâu xuất hiện, xách súng ra la ó, xua đuổi. Nhưng thấy múc nước họ cũng chờ, để yên cho múc đầy, rồi đi theo xuống chỗ ghe đậu coi có ai trốn ở lại không. Một ngày sau thì ghe tắp vô Macao, thành phố sòng bạc nổi tiếng Á châu. Cảnh sát xuống ghi số ghe, tịch thu các giấy tờ cá nhân coi từ đâu tới. Sợ họ đuổi đi, tụi tôi phá hư máy, để được tiếp nhận. Coi giấy tờ xong, biết từ Việt Nam tới, họ nói bằng tiếng Anh, "Ở đây, chúng tôi một tuần chỉ có một ngày nhận dân tỵ nạn tới, đó là ngày thứ sáu, hôm nay mới thứ năm, chúng tôi buộc lòng phải đuổi các anh đi. Đi thêm nửa ngày nữa, các anh sẽ tới Hongkong, ở đó họ nhận tỵ nạn... Nhưng nếu họ hỏi,không được nói ở đây đẩy qua đó.
Họ tử tế cho một chiếc ghe tốt hơn, nhận chìm ghe cũ, bắt chúng tôi dời qua ghe mới, rồi cho một tàu nhỏ kéo đi qua Hongkong. Thấy Hongkong hiện ra xa xa là tàu tháo dây cáp, vẫy tay chào chúng tôi, bỏ quay về lại Macao. Khi ghe tụi tôi cập bến, cảnh sát tới tịch thu giấy tờ, hỏi ai là chỉ huy. Tôi bảo Hà để tôi nhận là chỉ huy, vì có giấy tờ làm cho CIA của Mỹ trước kia. Giấy tờ này, gồm cả hình ảnh mặc đồ lính, bằng cử nhân luật trước 75, vợ tôi chuẩn bị sẵn một phong bì bao bịch nylon, đưa tôi lúc gặp nhau dưới ghe ở bờ biển Phan thiết. Họ hỏi đi từ đâu tới. Tôi nói từ Việt Nam. Họ hỏi sao đi ghe của Macao. Tôi nói tại ghe tôi hư máy tắp vô Macao, Macao cho ghe khác rồi đuổi đi. Họ ghi chép tên họ cấp bậc chức vụ tôi, báo ngay cho phái đoàn Mỹ biết... Phái đoàn điện về Washington, và ba hôm sau ông boss Mỹ cũ của tôi bay qua Hongkong gặp tôi, gửi gấm cho phái đoàn Mỹ tại Hongkong. Tôi trở nên cố vấn tin cậy của họ, làm việc trực tiếp với một bà xếp Mỹ. Bất cứ vấn đề gì liên quan tới nhân sự làm cho Mỹ trước kia, họ đều hỏi ý kiến tôi.
Trong mấy tháng ở Hongkong, tôi đã giúp biết bao nhiêu người tỵ nạn tình ngay mà lý gian, chỉ vì họ vô tình khai gian, hay giấy tờ không đầy đủ. Tôi bắt họ nói thật, nếu đúng là cựu quân nhân mới bảo đảm với bà boss, để giữ uy tín mình... Anh biết, người ta đã tin mình, mình không nên vì tình cảm cá nhân, hay mủi lòng thương hại mà làm chuyện gian dối, Mỹ sẽ khinh cả đám. Ở đây tôi gặp anh Hùng, đại úy Hải, Thiện, anh... thằng Danh. Anh nhớ thằng Danh, cái thằng láu cá, nó đâu có đi lính ngày nào mà xưng là thiếu úy. Nghe có người mách nó lấy giấy tờ anh nó là thiếu úy nhảy dù qua đây, mặt hai anh em giống nhau y hệt, nên không ai biết. Lúc đó, tôi nghĩ tới hoàn cảnh chính tôi, em thì bạc phước bị VC giết, còn mình thì có phước được qua đây như nó, công trình vượt biên một lần đi chín phần chết, một phần sống chứ đâu phải dễ, nên làm ngơ... Nó mới 22 tuổi, còn cả một tương lai trước mặt, cho nó có cơ hội giúp đỡ mẹ già, anh khổ ở lại…
- Hồi đó tôi được chuyển qua Phi học ESL mấy tháng không gặp anh. Hình như anh đi thẳng Mỹ.
-Tôi và anh Hùng được đi thẳng Mỹ vì tình cảnh đặc biệt, kể ra dài lắm. Ông boss CIA cũ của tôi bên Mỹ nhờ một ông bạn đại tư bản ở Boston bảo trợ tôi, cho vợ chồng tôi ở nguyên một cái nhà to khỏi trả tiền rent, đưa tôi đi làm ngay trong hãng của ổng. Tôi qua đó tháng 8/84, mấy tháng sau mùa đông tới... ôi chao là lạnh, tuyết rơi, lạnh chịu không nỗi, thời gian đó tôi liên lạc được với bạn bè bên Nam Cali nên tính chuyện lén dọn về Cali ở, tính thầm trong bụng chứ không dám cho ông sponsor hay, sợ ổng buồn. Ổng tốt quá, nên mình ngại, sợ ổng nghĩ mình chê tiểu bang của ổng, được voi đòi tiên. Qua Little Saigon được hai tuần tôi có gọi phone về xin lỗi ổng. Ổng nói, "OK, nếu mày không có việc làm, cứ qua trở lại đây, tao sẵn sàng tiếp đón". Nhưng nói vậy chứ mặt mũi nào mình chạy qua đó lại. Tôi làm cho nhà hàng, rồi ghi danh đi học trường tư, học điện, plumbing, contruction... rồi sau cùng lấy bằng thầu khoán contractor luôn. Làm chỗ này chỗ kia vùng Orange County, Long beach, Los.... Tôi làm ăn cũng được, mua chung cư cho thuê, nhà ở, đất nhà... đầu tư... lu bù bây giờ chỉ còn có cái nhà đang ở ở Santa Ana là trả off, mấy cái kia tiêu hết.
- Cái đất 3 acres có nhà ở Peris họ tịch thu bán short sale anh nhờ tôi làm đơn mua giùm lúc trước, tới đâu rồi, sao thấy im lìm...
- Họ bán cho người khác rồi. Người đó qualified hơn anh.
- Anh giỏi thật, đủ nghề, lăn lộn chìm nỗi nhiều phen mà cũng không khá được. Rõ ràng con người có số. Những người ở tù CS như mình qua đuợc Mỹ, coi như đã trả xong cộng nghiệp, tưởng thoát khổ, bắt đầu ăn nên làm ra, coi vậy mà không phải vậy. Đâu phải ai tới Mỹ cũng thành triệu phú. Anh chịu khổ tám năm tù, lẽ ra giờ này bù lại phải được an nhàn phè phỡn, mà tới giờ con cái vẫn chưa thành đạt, còn phải đi làm. Tôi ở tù ít hơn, qua đây học hành, lao động, năm chìm bảy nỗi, đôi phen mất job mất nhà, về hưu mấy năm sau mới trả off cái nhà này, rồi được tiền hưu, medicare...
- Số tôi cực hơn anh nhiều...
- Mà thôi, so với các dân tộc khác qua Mỹ tìm cơ hội, nhiều người Mễ vượt biên qua Mỹ đói khát chết khô ở biên giới, nhiều người Hoa bỏ tiền qua đây đi làm lậu, có bầu, du lịch đẻ con để lấy quốc tịch Mỹ, người Trung đông qua ở lậu bị INS sau truy ra có liên hệ quân khủng bố trục xuất về nước, hay dân Phi châu vượt biên ngang biển Ý đại lợi tới Âu châu chết chìm liên tục... mình được như vầy là may mắn lắm rồi.
- Tất nhiên...
- Lại so với bao nhiêu người giờ này còn ở VN, cướp giật, làm điếm, bán thức ăn độc hại để kiếm lời, bệnh viện bê bối, giáo dục nhồi sọ, tương lai con cái đen tối, thì mình còn hơn nhiều, phải không anh Khoa...
- Tất nhiên rồi chứ còn gì nữa...
Phạm Hoàng Chương