Thursday, 20 February 2014

Ukraine Moves Closer to Civil War

Thỏa thuận hòa hoãn tạm thời có nguy cơ tan vỡ vì bạo lực tiếp tục xảy ra với số thương vong ở Kiev tăng.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych nói ông đã chấp thuận hòa hoãn với các lãnh đạo đối lập sau khi ít nhất 26 người chết trong các cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình.

Một lãnh đạo đối lập là Arseniy Yatsenyk đã xác nhận điều này. Ông yêu cầu cảnh sát không được tấn công tiếp vào trại biểu tình ở Quảng trường Độc lập, tức Maidan, ở thủ đô Kiev.Trong một thông cáo, ông Yanukovych cho biết ‘các cuộc đàm phán’ sẽ bắt đầu ngay lập tức để chấm dứt tình trạng đổ máu trong hai ngày qua.
Theo phóng viên BBC Kevin Bishop từ khách sạn Ukraine nhìn ra quảng trường Maidan sáng 20/2, có tiếng súng nổ và cảnh "12 người bị được chuyển đi trên cáng, không rõ còn sống hay chết".
Hôm thứ Ba ngày 18/2 là ngày đẫm máu nhất kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng phát hồi cuối tháng 11 năm ngoái khi cảnh sát tìm cách dẹp trại biểu tình ở Maidan.

Phương Tây cảnh báo

Trong diễn biến khác, Tổng thống Yanukovych đã sa thải Tướng Volodymyr Zamana, người đứng đầu các lực lượng vũ trang, và thay thế ông này bằng Tư lệnh Hải quân Yuriy Ilyin. Lý do không được công bố.
Trong lúc này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo sẽ có ‘hậu quả’ đối với bất cứ ai vượt qua lằn ranh ở Ukraine – bao gồm cả quân đội nước này nếu như họ can thiệp còn Nga thì mô tả cuộc đụng độ ở Maidan là ‘âm mưu đảo chính’ của ‘những kẻ cực đoan’.
Ngoại trưởng các nước Pháp, Đức và Ba Lan sẽ đối thoại ở Kiev vào hôm nay ngày 20/2 trước khi hội nghị ở Brussels để quyết định có áp đặt cấm vận đối với Kiev hay không.
Thông báo ngừng bắn được đưa ra vào cuối ngày 19/2 sau khi ông Yanukovych gặp các thành viên của một nhóm giải quyết khủng hoảng bao gồm ba lãnh đạo đối lập chính, chủ tịch Quốc hội và các quan chức cấp cao trong chính quyền.
Thông cáo trên trang web của tổng thống cho biết các bên đồng ý bắt đầu đàm phán để chấm dứt đổ máu, ổn định tình hình trong nước và đạt được an bình xã hội.
Tuy nhiên, thông cáo này lại không nói chi tiết về ý nghĩa cũng như cách thực thi lệnh ngừng bắn này.
“Kế hoạch tấn công Maidan của chính quyền vào hôm nay sẽ không diễn ra,” lãnh đạo đối lập Yatsenyuk phát biểu trong một thông cáo trên trang mạng của Đảng Tổ quốc của ông.
“Lệnh ngừng bắn đã được ban bố. Điều cốt yếu là phải bảo vệ nhân mạng,” ông nói.
Bộ phận truyền thông của Đảng Udar, đảng của một lãnh đạo đối lập khác là nhà cựu vô địch quyền Anh Vitali Klitschko, cho biết vòng đàm phán kế tiếp với Tổng thống Yanukovych sẽ được tổ chức ngày 20/2.

Thận trọng

Tình hình chính trị ở Ukraine vẫn chưa có lối ra
Tuy nhiên phóng viên Daniel Sandford của BBC ở Kiev lại tỏ ra thận trong khi ông nói rằng không có ai trong số thành phần cứng rắn tham gia đối thoại với tổng thống.
Lệnh ngừng bắn được đưa ra sau khi xảy ra bạo lực khốc liệt nhất trong ba tháng khủng hoảng chính trị ở Ukraine – biến Kiev thành chiến trường giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động.
Xung đột đã bùng nổ vào sáng thứ Ba hôm 18/2 khi người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Quốc hội đòi thay đổi Hiến pháp để hạn chế cái mà họ gọi là ‘sự độc tài’ của Tổng thống Yanukovych.
Bạo lực leo thang khi cảnh sát chống bạo động tìm cách giành lại Maidan vốn bị người biểu tình chiếm giữ trong vài tháng qua.
Đến ngày 19/2 mặc dù bạo lực đã tạm lắng những vẫn còn những vụ đụng độ lẻ tẻ. Người biểu tình cũng đã chiếm bưu điện trung tâm nằm liền kề với Maidan.
Hôm 19/2, cơ quan an ninh Ukraine thông báo họ đang chuẩn bị cho một chiến dịch ‘chống khủng bố’ trên toàn quốc để đối phó với ‘mối đe dọa khủng bố’ ngày càng tăng. Có người cho rằng quân đội sẽ được triển khai lần đầu tiên trong cuộc khủng hoảng chính trị này.

Thêm về tin này

Armed protestors fight back against security forces in Kiev and other cities

Anti-government protesters prepare to advance over a burning barricade in Kiev's Independence Square
Anti-government protesters prepare to advance over a burning barricade in Kiev's Independence Square February 20, 2014.
As the sun rose, it became all too apparent that lethal weapons – not merely stun grenades, rocks and Molotov cocktails, but rifles and pistols – had entered the fray on both sides. The conflict appeared to be spiraling toward a civil war, as deadly clashes between armed protestors and police were also reported in at least three other cities. Both sides blamed each other for the escalation. “Protesters broke the truce,” the President said in a statement posted on his website. “The opposition used the negotiation period to mobilize and get weapons to protesters.”By mid-morning in Kiev, the bodies of dead Ukrainians were piled up in two crooked rows at the edge of Independence Square, the protest camp known as the Maidan, which now resembles a war zone. Only the previous night, President Viktor Yanukovych had called a truce in the fighting that had taken dozens of lives earlier this week. But before the night was over, the death toll had climbed at least by another 20 amid renewed clashes. The truce was off.
Around the Maidan in Kiev, TIME saw groups of masked and helmeted “self-defense units” searching the surrounding buildings for snipers, whom they blamed for most of the dead bodies that had been loaded into waiting ambulances. Some of the revolutionaries were armed not only with their usual clubs but with rifles and pistols, which they had used to fire at retreating lines of police throughout the morning.
As the lines of riot troops pulled back, protestors reoccupied the government buildings that they had lost to the police in the last round of violent clashes on Tuesday. But police appeared to be regrouping around the square by the afternoon, and the conflict looked set for more street-to-street fighting as evening approached. For both sides, one thing was clear – the fragile ceasefire was off.
Read more: Ukraine Moves Closer to Civil War | TIME.com http://world.time.com/2014/02/20/ukraine-closer-to-civil-war/#ixzz2ts9gDSzw

Mỹ, EU lên án bạo động ở Ukraina, xem xét việc trừng phạt

Người biểu tình chống chính phủ khiêng người bị thương trên cáng sau cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Quảng trường Ðộc lập tại Kyiv, ngày 20/2/2014.
Người biểu tình chống chính phủ khiêng người bị thương trên cáng sau cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Quảng trường Ðộc lập tại Kyiv, ngày Hình ảnh/Video
Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu đang xem xét tới những biện pháp chế tài đối với các giới chức cao cấp Ukraina để đáp lại vụ đổ máu ngày thứ Ba vừa qua tại thủ đô nước này. Có ít nhất 26 người thiệt mạng trong những vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát được phái đến để giải tán các trại của người biểu tình tại trung tâm Kyiv. Theo tường thuật của thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA, nhiều người cáo buộc chính phủ đã sử dụng vũ lực quá đáng giữa lúc có tin về hưu chiến giữa chính phủ và các lãnh tụ đối lập.

Hình ảnh của những vụ xung đột gây chết người và Kyiv chìm trong biển lửa tối thứ Ba làm cho cả thế giới bị sốc. Hai bên đổ lỗi cho nhau về việc bạo động leo thang gây chết chóc và tàn phá; nhưng Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo nhiều nước Châu Âu đã nói rõ là chính phủ Ukraina phải chịu trách nhiệm.

Tổng thống Obama nói: “Cùng với các đối tác Châu Âu, chúng tôi tiếp tục tiếp xúc với tất cả các bên. Và chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh với Tổng thống Viktor Yanukovych và chính phủ Ukraina là họ có trách nhiệm chính để ngăn chặn những hành vi bạo động khủng khiếp mà chúng ta đã chứng kiến, rút cảnh sát chống bạo động, làm việc với phe đối lập để phục hồi an ninh và phẩm giá con người và thúc đẩy đất nước tiến tới.”

Các nhà lãnh đạo Đức và Pháp lên án bạo động tại một cuộc họp báo chung ở Paris hôm thứ Tư, vài giờ sau khi có tin về một cuộc hưu chiến giữa chính phủ Ukraina và phe đối lập.

Các bộ trưởng ngoại giao Liên hiệp Châu Âu tham dự một cuộc họp khẩn cấp vào ngày hôm nay tại Brussels để ứng phó với tình hình Ukraina và thảo luận về những biện pháp chế tài.

Chủ tịch Ủy hội Châu Âu Jose Manuel Barroso chuyển một thông điệp cho các nhà lãnh đạo Ukraina.

“Chúng tôi tin là giới lãnh đạo chính trị tại nước này có trách nhiệm để bảo đảm cho sự bảo vệ những quyền căn bản và tự do của người dân.”

Có hàng trăm người bị thương, nhiều người bị đánh đập tàn nhẫn. Trong số đó có ông George Sayevich, một công dân Mỹ và là người cựu nhân viên của Đài VOA, đến Ukraina để tham gia các cuộc biểu tình. Ông Sayevich thuật lại như sau.

“Tôi bị đánh khắp nơi trên thân thể, trên đầu, tay tôi bị gãy tại hai chỗ. Cuối cùng tôi ngã xuống và theo nguyên tắc bạn không thể đánh một người đã nằm trên mặt đất. Việc này trái với qui định của các nước, ngay cả của Liên hiệp quốc.”

Ông Ivan Simonovic, một viên chức về nhân quyền của Liên hiệp quốc, nói rằng tình hình tại Ukraina gây ra những sự bất bình rất lớn.

“Lập trường kiên quyết của chúng tôi là bởi vì có thể đã xảy ra việc sử dụng vũ lực quá đáng, cho nên cần phải có những cuộc điều tra quốc tế đáng tin cậy và vô tư .”

Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych cách chức người đứng đầu lực lượng vũ trang, ông Volodymyr Zamana, một ngày sau khi những cuộc đối đầu gây chết người biến thủ đô thành một bãi chiến trường.

Những cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa sau khi Tổng thống Yanukovych vào tháng 11 năm ngoái từ chối ký một thỏa thuận chính trị và kinh tế với Liên hiệp Châu Âu, với lý do là khối này không đề nghị trợ giúp đủ cho Ukraina đang thiếu thốn tiền bạc. Vào tháng 12, ông đạt được thỏa thuận với Nga để vay 15 tỉ đô la.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho phe đối lập Ukraina về vụ bạo động ngày thứ Ba. Ông gọi đây là một âm mưu của các phần tử cực đoan nhằm lật đổ chính phủ.

Hình ảnh từ Kyiv

  • Người biểu tình chống chính phủ hát quốc ca trong lúc tụ tập bên cạnh các chướng ngại vật tại trung tâm thủ đôKiev, ngày 19/2/2014.

Xem: Tòa nhà Công đoàn ở Kyiv bị đốt cháy: