Sĩ phu Bắc kỳ (Lettrés annamites) ảnh của bác sĩ quân y Charles-Édouard Hocquard. Tonkin 1883-1886. Nguồn : Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nationale de France)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
Cuộc triển lãm miễn phí của Viện Lưu trữ Quốc Gia Pháp với sự bảo trợ của Viện hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp gồm hai phần : phần đầu là các đoạn video thu hình từ những tấm panneaux từng được trưng bày ở Hà Nội và Viện bảo tàng Mỹ thuật ở Sài Gòn. Phần thứ nhì có thể được xem như bổ sung cho phần đầu, gồm 150 bức ảnh chụp của những người Pháp từng đặt chân đến Việt Nam vào thế kỷ XIX.
Các nhà ‘‘nhiếp ảnh’’ Pháp, tiêu biểu nhất là Emile Gsell (1838-1879), Gustave Ernest Trumelet-Faber (1852-1916), Charles-Edouard Hocquard (1853-1911), Aurélien Pestel (1855-1897), Firmin-André Salles (1860-1929), Pierre Dieulefils (1862-1937) … đã thu vào ống kính những hình ảnh về Việt Nam dưới nhiều góc độ : danh lam thắng cảnh, nếp sống sinh hoạt, văn hóa xã hội, đất nước con người.
Chị Loan de Fontbrune là chuyên gia đặc trách việc tổ chức và điều hành cuộc triển lãm tại Paris. Chị đã từng làm việc với hai viện bảo tàng châu Á nổi tiếng của Paris là bảo tàng Guimet và bảo tàng Cernuschi. Lần này, chị có nhiệm vụ tuyển lựa 150 tấm ảnh chụp trong số hàng ngàn bức ảnh đầu tiên mà người Pháp đã thực hiện tại Việt Nam. Chị Loan de Fontbrune là khách mời của chương trình văn hóa hàng tuần của ban Việt ngữ RFI.
***
Các thông tin liên quan đến các cuộc triển lãm :
‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’ : Centre d’accueil et de recherche des Archives nationales - CARAN, 11 rue des Quatre-Fils 75003 Paris, từ 20/03 đến 20/05/2014. Vào cửa miễn phí từ 10 giờ đến 17giờ 30, ngoại trừ thứ Bảy và Chủ Nhật.
Triển lãm "Objectif Vietnam", ảnh chụp Việt Nam vào thế kỷ XX của trường Viễn Đông Bác Cổ tại viện bảo tàng Cernuschi, 7 avenue Velasquez 75008 Paris, từ 14/03 đến 29/06/2014
Hội thảo quốc tế "De l'Indochine coloniale au viet Nam actuel" (Từ thuộc địa Đông Dương đến Việt Nam hiện thời) với sự tham gia của các trường đại học Paris IV, Lyon III và dậi học Nantes, từ 20/03 đến 22/03/2014.
Chân dung người Đông Dương 140 năm trước
Thứ hai - 10/02/2014 22:36
Đàn ông An Nam, người đẹp Campuchia, người Ấn Độ ở Sài Gòn... là những bức chân dung ấn tượng về các cư dân ở Đông Dương trước năm 1880. Hình ảnh được trích từ bộ sưu tập ảnh "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de l'Égypte à l'Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880. Bản điện tử được giới thiệu trên trang Gallica.bnf.fr.
Bé gái Sài Gòn
Người đẹp Campuchia
Thiếu nữ Campuchia
Công chúa Campuchia
Đàn ông An Nam
Chân dung đàn ông người Hoa ở Sài Gòn
Đốc phủ Phương ở Hạt Chợ Lớn
(Tổng Đốc Phương, tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841 - 1914), là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định. Căn cứ theo lời truyền này, thì ông được xếp ở vị trí thứ hai trong số bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy.)
Gia đình Lãnh Binh Tấn
Lãnh Binh Tấn (1837 –1874) tên thật Huỳnh Tấn hay Huỳnh Văn Tấn, còn gọi là Huỳnh Công Tấn; là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào những năm gần cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ - Việt Nam.
Hai thiếu nữ quý tộc An Nam
Hoa khôi An Nam
Chân dung một cậu bé quý tộc Campuchia
Người phụ nữ An Nam (trái) đứng canh phụ nữ người Hoa
Chân dung một vị Hoàng Thân
Đàn ông Ấn Độ tại Sài Gòn
Phụ nữ Ấn Độ tại Sài Gòn
Người gánh than củi An Nam
Người Hoa gánh nước
Chân dung nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký
(Pétrus Trương Vĩnh Ký (張永記, 1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải (士載); là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng vào vị trí "toàn cầu bác học thập bát quân tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo).)
Ông Ba Thương - Đốc phủ sứ tại Sài Gòn
(Đốc phủ; chức quan lại cao cấp thời Pháp thuộc, trên phủ và huyện, có thể làm quận trưởng hay phó tỉnh trưởng, hoặc đầu phòng ở Soái phủ)
Phụ nữ quý tộc An Nam
Chân dung phụ nữ An Nam
Chân dung phụ nữ quý tộc An Nam
Đàn ông người dân tộc S'Tiêng tại Tây Nguyên
Thiếu nữ Campuchia
Người tiều phu An Nam
Phụ nữ quý tộc An Nam
Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương
(Tổng đốc là một chức quan của chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính gồm nhiều tỉnh thành. Tổng đốc coi mọi mặt về dân sự lẫn quân sự trong địa hạt mình quản lý. Chức Tổng đốc được áp dụng tại Trung Quốc (hai triều Minh - Thanh) và một số nước Đông Á lân cận Trung Quốc, trong đó có Việt Nam (triều nhà Nguyễn).)
Giới thượng lưu An Nam
Hai thiếu nữ quý tộc An Nam
Giới thượng lưu An Nam hút thuốc phiện
Một người đàn ông giàu có Campuchia ngồi võng 4 người khiêng
Thiếu nữ Campuchia đánh đàn Chapey
Trò bài bạc của người Hoa
Tác giả bài viết: Thế Phiệt
Nguồn tin: Sưu tầm trên Internet